OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Giải Sinh 11 SGK nâng cao Chương 2 Bài 28 Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190625/.pdf?r=7256
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Hoc247 xin giới thiệu đến các em bộ tài liệu Hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK Sinh 11 nâng cao Chương 2 Bài 28 Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động bao gồm các cách giải bài tập sau SGK cuối bài học theo chương trình SGK Sinh học 11 nâng cao được Hoc247 biên soạn để các em có thể luyện tập các kiến thức sau những giờ học trên lớp với các cách giải bài tập SGK khác nhau. Nội dung chi tiết mời các em xem tại đây.

 

 
 

Bài 1 trang 112 SGK Sinh 11 nâng cao

Điện thế nghỉ là gì? Sự hình thành như thế nào? 

Hướng dẫn giải

  • Điện thế nghỉ là sự chênh lệch hiệu điện thế giữa 2 bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng mang điện âm so với bên ngoài màng điện dương.
  • Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu do 3 yếu tố sau:
    • Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của các ion qua màng tế bào
    • Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion
    • Bơm Na – K
    • Khi tế bào thần kinh không bị kích thích, các ion phân bố không đều giữa hai bên màng tế bào Nồng độ K+ trong tế bào nhiều hơn ngoài tế bào khoảng 30 lần. Nồng độ Na+ ngoài tế bào nhiều hơn trong tế bào khoảng 10 lần. K+ có xu hướng ra khỏi tế bào. Na+ có xu hướng vào tế bào.
    • Tuy nhiên, tính thấm của màng cao đối với K+, cho phép kênh Kmở để K+ đi ra trong khi kênh Na+ vẫn đóng. Khi K+ đi ra mang theo điện tích dương (+) và các anion (-) bị giữ lại bên trong màng đã tạo nên lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu, nên Kcũng không thể đi ra một cách (và cũng không thể đi xa khỏi màng mà nằm ngay sát phía mặt ngoài màng, dẫn đến mặt ngoài màng tích điện dương, mặt trong âm nên duy trì được tính ổn định tương đối của điện thế nghỉ.

Bài 2 trang 112 SGK Sinh 11 nâng cao

Điện thế hoạt động được hình thành trải qua các giai đoạn:

A. Phân cực, đảo cưc, tái phân cực.

B. Phân cực, mất phân cực, tái phân cực.

C. Mất phân cực, đảo cực, tái phân cực.

D. Phân cực, mất phân cực, đảo cực, tái phân cực.

Hướng dẫn giải

Đáp án C


Bài 3 trang 112 SGK Sinh 11 nâng cao

Sự truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin khác với không có bao miêlin như thế nào?

Hướng dẫn giải

Sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin khác với không có bao miêlin ở chỗ (bảng sau):

Trên sợi trục không có bao miêlin Trên sơi truc có bao miêlin

- Dẫn truyền liên tục trên suốt dọc sợi trục, chậm.

- Tiêu tốn năng lượng cho hoạt động của bơm Na+/K+ 

- Dẫn truyền theo lối "nhảy cóc" qua các eo Ranvie nhanh.

- Tiêu tốn ít năng lượng cho hoạt động của bơm Na+/K+ (bơm chỉ hoạt động ở eo Ranvie).

Trên đây là nội dung hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Sinh 11 Chương 2 Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động được trình bày rõ ràng, khoa học. Hoc247 hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 11 học tập thật tốt!

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF