OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Giải Sinh 11 SGK nâng cao Chương 2 Bài 27 Cảm ứng ở động vật (tt)

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190624/.pdf?r=3774
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Hãy cùng Hoc247 trải nghiệm bộ tài liệu Hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK Sinh 11 nâng cao Chương 2 Bài 27 Cảm ứng ở động vật (tt) với các phương pháp giải bài tập sau SGK cuối bài học theo chương trình SGK Sinh học 11 nâng cao được Hoc247 biên soạn để các em có thể luyện tập các kiến thức sau những giờ học trên lớp với các cách giải bài tập SGK khác nhau. Nội dung chi tiết mời các em xem tại đây.

 

 
 

Bài 1 trang 107 SGK Sinh 11 nâng cao

Nêu đặc điểm, chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng?

Hướng dẫn giải

  • Hệ thần kinh vận động điều khiển hoạt động của các cơ vân trong hệ vận động đó là những hoạt động có ý thức (theo ý muốn).
  • Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển và điều hoà hoạt động của các nội quan (cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản), đó là những hoạt động tự động, không theo ý muốn. Hệ thần kinh sinh dưỡng bao gồm: bộ phận thần kinh giao cảm và bộ phận thần kinh đối giao cảm. Hai bộ phận này hoạt động đối lập nhau, giúp điều hoà hoạt động của các nội quan, đáp ứng nhu cầu cơ thể, đồng thời giữ thăng bằng cho hoạt động của các cơ quan này. 

Bài 2 trang 107 SGK Sinh 11 nâng cao

Nêu sự giống và khác nhau giữa các thành phần của bộ phận thần kinh giao cảm và đối giao cảm?

Hướng dẫn giải

Sự giống và khác nhau giữa các thành phần của bộ phận thần kinh giao cảm và đối giao cảm:

TT

  Bộ phận thần kinh giao cảm Bộ phận thần kinh đối giao cảm

1

 

Giống

nhau

Đều có bộ phận thần kinh trung ương và bộ phận ngoại biên

Bộ phận ngoại biên đều gồm: hạch thần kinh, nơron trước hạch

(sợi trục có bao miêlin) và nơron sau hạch (không có bao miêlin).

2

Khác

nhau

- Trung ương là các nhân xám ở sừng bên tuỷ sống (từ đốt tuỷ ngực I đến đốt tuỷ thẳng lưng III).

- Phần ngoại biên:

+ Chuỗi hạch nằm gần cột sống xa cơ quan phụ trách

+ Sợi trục ngắn

+ Sợi trục dài

- Trung ương là các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tuỷ sống.

- Phần ngoại biên:

+ Hạch nằm gần cơ quan phụ trách

+ Sợi trục dài

+ Sợi trục ngắn


Bài 3 trang 107 SGK Sinh 11 nâng cao

So sánh đặc điểm PXKĐK và PXCĐK?

Hướng dẫn giải

 

Phản xạ không điều kiện

Phản xạ có điều kiện

- Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện

- Mang tính bẩm sinh

- Bền vững

- Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại

- Số lượng hạn chế

- Cung phản xạ đơn giản

- Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần)

- Tập nhiễm (hình thành trong đời sống cá thể)

- Dễ mất khi không củng cố

- Có tính chất cá thể, không di truyền

- Số lượng không hạn định

- Cung phản xạ phức tạp, hình thành đường liên hệ tạm thời

- Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống

- Trung ương thần kinh chủ yếu có sự tham gia của vỏ não.

Bài 4 trang 107 SGK Sinh 11 nâng cao

Khi trời rét, thấy môi tím tái, sởn gai ốc, ta vội đi tìm áo ấm mặc. Hãy phân tích xem có những bộ phận nào của hệ thần kinh tham gia vào phản ứng trên và đó là phản xạ gì, thuộc những loại nào? 

Hướng dẫn giải

Đó là phản xạ có điều kiện. Các bộ phận tham gia:

  • Bộ phận tiếp nhận kích thích là mắt.
  • Bộ phận xứ lí thông tin và quyết định hành động là não.
  • Bộ phận thực hiện là cơ chân, tay (đi lấy áo mặc).
  • Phản xạ này là phản xạ tự vệkhi trời rét mặc thêm áo để giữ nhiệt đảm bảo cho cơ thể.

Trên đây là nội dung hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Sinh 11 Chương 2 Cảm ứng ở động vật (tt) được trình bày rõ ràng, khoa học. Hoc247 hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 11 học tập thật tốt!

 

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF