OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi thử THPT QG lần 1 môn Lịch Sử năm học 2019-2020 Trường THPT Hà Huy tập

13/12/2019 699.57 KB 254 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191213/35748311999_20191213_145135.pdf?r=1691
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. HOC247 xin giới thiệu Đề thi thử THPT QG lần 1 môn Lịch Sử năm học 2019-2020 Trường THPT Hà Huy tập. Tài liệu được biên soạn gồm 40 câu trắc nghiệm có đáp án sẽ giúp các em ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP

ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1

MÔN LỊCH SỬ

NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1. Sự kiện mở đầu cho cuộc Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga là  

A. cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Thủ đô Pêtơrôgrát

B. cuộc tấn công vào Cung điện Mùa Đông.

C. cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân Mátxcơva.

D. cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân Mátxcơva.

Câu 2. Từ năm 1897 đến năm 1914 là khoảng thời gian thực dân Pháp tiến hành

A. bình định Việt Nam.

B. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.

C. chính sách "chia để trị" ở Việt Nam.

D. cướp ruộng đất của nông dân để lập đồn điền.

Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhằm duy trì một trật tự thế giới mới và bảo vệ quyền lợi cho mình, các nước tư bản đã thành lập một tổ chức quốc tế có tên gọi là

A. Liên hợp quốc.                B. Hội quốc liên.               C. Phe liên minh.              D. Liên minh thần thánh.

Câu 4. Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau:

"Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Bắc Á (trừ......) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch. Sau chiến tranh, khu vực này có sự biến đổi to lớn về………………….. ..Đây là khu vực duy nhất ở châu Á có……………….của thế giới."

A. Hàn Quốc……địa – chính trị và kinh tế……trung tâm khoa học – kĩ thuật

B. Trung Quốc……..địa – chính trị…….trung tâm vũ trụ

C. Hàn Quốc…….địa – chính trị………trung tâm kinh tế - tài chính lớn

D. Nhật Bản……địa – chính trị…….trung tâm kinh tế - tài chính lớn

Câu 5. Hội nghị Ianta (1945) diễn ra trong bối cảnh nào?

A. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra ác liệt.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe phát xít.

D. Thế giới phân chia thành hai cực, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.

Câu 6. Năm 1945, ở khu vực Đông Nam Á các quốc gia nào giành được độc lập?

A. Việt Nam, Lào, Campuchia.

C. Việt Nam, Lào, Philíppin.

B. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.

D. Việt Nam, Inđônêxia, Thái Lan.

Câu 7. Phương pháp đấu tranh mà Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 đề ra là

A. đấu tranh bí mật, bất hợp pháp.                             B. đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp

C. đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.                            D. đấu tranh nghị trường.

Câu 8. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, quân đội nước nào thuộc phe Đồng minh kéo vào nước ta?

A. Quân Anh, quân Mĩ.

B. Quân Pháp, quân Anh.

C. Quân Anh, quân Trung Hoa Dân quốc.

D. Quân Liên Xô, quân Trung Hoa Dân quốc.

Câu 9. Để giải quyết nạn dốt, ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành sắc lệnh

A. thành lập một số trường đại học trọng điểm.

B. thành lập Nha bình dân học vụ.

C. thành lập Cơ quan Giáo dục quốc gia.

D. xóa nạn mù chữ

Câu 10. Tiêu biểu nhất trong phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960) là phong trào ở địa phương nào?

A. Quảng Ngãi.                                    B. Bình Định                     C. Bến Tre                         D. Ninh Thuận

Câu 11. Chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1961 - 1965

còn được gọi là

A. "Chiến tranh đơn phương".                                    B. "Chiến tranh đặc biệt".

C. "Chiến tranh cục bộ"                                              D. "Việt Nam hoá chiến tranh".

Câu 12. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ gì?

A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai miền Bắc - Nam.

B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

C. Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.

D. Hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội sau chiến tranh.

Câu 13. Chính sách văn hoá - giáo dục mà thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới

thứ nhất nhằm mục đích gì?

A. Đào tạo đội ngũ trí thức.                            B. "Khai hoá" văn minh

C. Nô dịch, ngu dân.                                       D. Nâng cao dân trí.

Câu 14. Hãy sắp xếp các dữ kiện lịch sử sau theo đúng trình tự thời gian:

1) Kinh tế, xã hội Việt Nam chuyển biến sâu sắc.

2) Xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới - dân chủ tư sản.

3) Thực dân Pháp tiến hành khai thác thụộc địa lần thứ nhất.

4) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới.

A. 3 – 1 – 2 – 4                     B. 3 – 1 – 4 – 2                 C. 3 – 2 – 1 – 4                 D. 2 – 1 – 4 – 3

Câu 15. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô thay đổi ra sao?

A. Từ đồng minh trong chiến tranh chuyển sang đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh.

B. Từ đối đầu chuyển sang đối thoại, là đối tác quan trọng của nhau

C. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn

D. Mâu thuẫn gay gắt về quyền lợi.

Câu 16. Sự kiện có ảnh hưởng tích cực đến phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc

B. Các nước thắng trận họp hội nghị ở Vécxai - Oasinhtơn.

C. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô viết ra đởi.

D. Pháp thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam.

Câu 17. Trong những năm 1929 - 1933, mâu thuẫn nào là chủ yếu trong xã hội Việt Nam?

A. Giữa công nhân với tư sản.

B. Giữa địa chủ phong kiến với nông dân.

C. Giữa tư sản Việt Nam với tư bản nước ngoài

D. Giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động.

Câu 18. Bản chất của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh là

A. chính quyền của dân.

B. chính quyền của dân, do dân, vì dân

C. chính quyền của đảng cách mạng.

D. chính quyền của nhà nước vì nhân dân.

Câu 19. Trước âm mưu và hành động xâm lược của thực dân Pháp trong những năm 1945 - 1946, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì?

A. Kêu gọi sự giúp đỡ của quân Đồng minh.

B. Quyết tâm lãnh đạo kháng chiến, huy động cả nước chi viện cho Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến.

C. Đàm phán, nhường cho Pháp một số quyền lợi để chúng không mở rộng chiếm đóng.

D. Hợp tác chặt chẽ với quân Đồng minh để quân Pháp không có cớ gây hấn.

Câu 20. Đảng và Chính phủ ta có chủ trương như thế nào trong việc đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Quyết tâm đánh quân Trung Hoa Dân quốc ngay từ đầu

B. Hoà hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc để tập trung lực lượng đánh Pháp

C. Dựa vào quân Anh để chống quân Trung Hoa Dân quốc.

D. Chấp nhận tất cả các yêu sách của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai của chúng

Câu 21. Nét nổi bật nhất của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

A. Mĩ thay chân Pháp, đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam.

B. miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.

C. miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và tiến lên CNXH.

D. đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị-xã hội khác nhau.

Câu 22. Nhiệm vụ cơ bản nhất của cách mạng nước ta sau năm 1954 là

A. xây dựng CNXH ở miền Bắc, hỗ trợ cho cách mạng miền Nam

B. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, chống Mĩ - chính quyền Sài Gòn.

C. xây dựng CNXH ở miền Bắc, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.

D. miền Bắc xây dựng CNXH, chi viện cho miền Nam; miền Nam tiến hành cách mạng dân chủ nhân dân, bảo vệ miền Bắc.

Câu 23. Ý nào không phản ánh đúng thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1968?

A. Giành thắng lợi toàn diện qua cả ba đợt tiến công trong năm 1968

B. Tiêu diệt một bộ phận quân Mĩ và đồng minh, giáng đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn.

C. Buộc Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc

D. Buộc Mĩ phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta về chấm dứt chiến tranh

Câu 24. Ý nào phản ánh đúng và đầy đủ quan điểm đổi mới của Đảng ta?

A. Đổi mới về kinh tế, chính trị và văn hoá - xã hội.

B. Đổi mới về kinh tế phải gắn liền với đổi mới về chính trị-xã hội.

C. Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế.

D. Đổi mới để khắc phục những khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng.

Câu 25. Thành tựu lớn nhất mà các nước Tây Âu đạt được trong những năm 50 - 70 của thế kỉ XX là

A. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

B. chi phối toàn bộ thế giới về chính trị và kinh tế.

C. cùng với Liên Xô phóng nhiều vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất.

D. ngăn chặn được sự ảnh hưởng của CNXH lan ra toàn thế giới

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 26 đến câu 40 của đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN LỊCH SỬ

1. A

2. B

3. B

4. D

5. B

6. B

7. A

8. C

9. B

10. C

11. B

12. B

13. C

14. A

15. A

16. C

17. C

18. B

19. B

20. B

21. D

22. C

23. A

24. A

25. A

26. C

27. D

28. A

29. A

30. D

31. D

32. B

33. C

34. D

35. D

36. C

37. C

38. D

39. A

40. D

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề thi thử THPT QG lần 1 môn Lịch Sử năm học 2019-2020 Trường THPT Hà Huy tập, để xem toàn bộ nội dung và đáp án chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF