Vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề thi minh họa các môn năm 2022, HOC247 gấp rút biên soạn và tổng hợp lại bộ đề gửi đến các em lớp 12. Dưới đây là tài liệu Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Ngữ văn Bộ GD&ĐT có đáp án. Nhằm giúp các em có thêm tài liệu luyện đề và ôn tập chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI THAM KHẢO |
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút |
ĐỀ THI
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
một con sông chảy qua thời gian
chảy qua lịch sử
chảy qua triệu triệu cuộc đời
chảy qua mỗi trái tim người
khi êm đểm khi hung dữ
một con sông rì rầm sóng vỗ
trong muốn vàn trang thơ
làm nên xóm thôn, hoa trái, những ngôi nhà
tạo sắc áo, màu cây, và tiếng Việt
luôn tuôn mới đến, luôn luôn ra đi
luôn già nhất và luôn trẻ nhất
sông để lại trước khi về với biển
không phải máu đen độc ác của quân thù
không phải gươm đao ngàn năm chiến trận
không phải nghẹn ngào tiếng nắc
sau sụp lở hưng vong sau thù hận sóng trào
là bãi mới của sông xanh ngát
là đất đai lấn dần ra biển
là tâm hồn đằm thắm phù sa
dâng yêu thương đỏ rực đôi bờ
máu ta mang sắc đỏ sông Hồng
nỗi khổ và niềm vui bất tận
(Trích Sóng Hồng, Lưu Quang Vũ, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, NXB Hội Nhà văn, 2018, tr. 286-288)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Theo đoạn trích, sông Hồng đã để lại những gì trước khi về với biển?
Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gi về vai trò của sông Hồng đối với đời sống con người Việt Nam?
một con sông rì rằm sóng vỗ
trong muôn vàn trang thơ
làm nên xóm thôn, hoa trái, những ngôi nhà
tạo sắc áo, màu cây, và tiếng Việt
Câu 4. Nội dung hai đồng thơ sau có ý nghĩa gì với anh/chị?
máu ta mang sắc đỏ sông Hồng
nỗi khổ và niềm vui bất tận
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Câu 2 (5,0 điểm)
Bà lão củi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiều cơ sự vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con để cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng mước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.
Bà lão khẽ thở dài ngừng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị củi mặt xuống, tay vẫn về tà áo đã
rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta cỏ gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được. Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con.
May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thể nào mà lo cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới ":
- Ử, thôi thì các con đã phải đuyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng.
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tồn tiếp lời:
- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chủng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá. Biết thể nào hở con, ai giâu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 28-29)
Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân được thể hiện trong đoạn trích.
-----------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1: Thể thơ tự do.
Câu 2: Để lại: Bãi mới của sông xanh ngát Đất đai lấn dần ra biển Tâm hồn đằm thắm phù sa/ dâng yêu thương đỏ rực đôi bờ.
Câu 3: Câu thơ trên thể hiện những vai trò của sông Hồng:
- Sông Hồng làm nên giá trị văn hoá, văn học, làm nên đời sống tinh thần, vật chất cho con người.
- Sông hồng làm nên lịch sử dân tộc.
Câu 4: Câu trên có thể hiểu: Sông Hồng của ngày hôm nay mang trong mình cả máu, nước mắt của dân tộc trong những năm oằn mình chiến đấu với giặc. Nhưng sông Hồng của là niềm vui chiến thắng.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
1. Giới thiệu chung: Sự cần thiết trân trọng giá trị văn hoá dân tộc
2. Giải thích: Văn hoá dân tộc là những giá trị tốt đẹp, ý nghĩa về vật chất, tinh thần tồn tại qua hàng nghìn năm. Nét văn hoá ấy làm nên chất riêng, bản sắc riêng của con người Việt.
=> Giữ gìn, trân trọng giá trị văn hoá dân tộc là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi con người.
3. Bàn luận:
* Vì sao cần phải trân trọng giá trị văn hoá dân tộc?
- Biểu hiện của lòng yêu đất nước.
- Bảo vệ giá trị văn hóa là bảo vệ nền tảng tinh thần của dân tộc.
- Những giá trị văn hoá dân tộc tạo nên sức mạnh đoàn kết, nối kết các thế hệ.
* Cần làm gì bảo vệ những giá trị văn hoá dân tộc?
- Nhà nước có chính sách bảo vệ những giá trị văn hoá.
- Mỗi cá nhân cần ý thức được ý nghĩa của những giá trị văn hoá, từ đó bảo vệ, trân trọng những giá trị đó.
* Mở rộng:
- Phê phán những kẻ phá hoại những nét đẹp của văn hoá dân tộc.
- Cần học tập để hiểu rõ giá trị văn hóa dân tộc.
- Tuyên truyền, tham gia giữ gìn, bảo vệ giá trị văn hóa.
4. Tổng kết.
Câu 2:
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Kim Lân là cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Các sáng tác của ông thiên về chủ đề nông thôn và người nông dân nghèo với ngòi bút phân tích tâm lý nhân vật tài tình.
+ Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân viết trong bối cảnh nạn đói năm 1945. Tác phẩm đã ngợi ca giá trị tình thần của con người ngay trên bờ vực cái chết.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận của bài viết: cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích, từ đó bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn trong tác phẩm
Thân bài
1) Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích.
a) Giới thiệu nhân vật
- Bà cụ Tứ là một người đàn bà nghèo khổ, cơ cực, phải tha phương cầu thực, trở thành dân ngụ cư với những thiệt thòi trước định kiến của xã hội. Chồng bà đã mất từ sớm, nhà chỉ còn mẹ góa con côi nuôi nhau đắp đổi qua ngày.
- Cả đời bà lão long đong, lận đận, đến lúc gần đất xa trời mà vẫn không có tiền để thực hiện được ước mơ lớn nhất là lấy vợ cho con. Và giữa lúc đói kém, vào tâm điểm nạn đói năm 1945, người chết như ngả rạ khắp nơi, anh con trai lại lấy được vợ, đúng hơn là “nhặt vợ”.
- Vì quá bất ngờ nên bà lão hết sức ngạc nhiên, đến mức không dám tin vào những gì mình nhìn thấy và nghe thấy. Mãi rồi cuối cùng bà lão cũng hiểu ra “cơ sự”. Đó là tình huống để bắt đầu những dòng cảm xúc của bà cụ Tứ trong đoạn trích.
b) Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích
c) Đánh giá chung:
2) Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
Kết bài
Khẳng định giá trị của tác phẩm và vị trí của tác giả./.
Trên đây là một phần nội dung Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Ngữ văn Bộ GD&ĐT có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:
- Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Khai Nguyên
- Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Nguyễn Tri Phương
- Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Hoa Lư
- Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Lương Văn Can
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024472 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024160 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024235 - Xem thêm