OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2022 môn GDCD Bộ GD&ĐT có đáp án

04/04/2022 889.03 KB 2375 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220404/811176207135_20220404_134257.pdf?r=1300
ADMICRO/
Banner-Video

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố đề thi minh họa các môn năm 2022, HOC247 đã gấp rút biên soạn và tổng hợp lại bộ đề gửi đến các em lớp 12, nhằm giúp các em có thêm tài liệu luyện đề và ôn tập chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Dưới đây là tài liệu Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2022 môn GDCD Bộ GD&ĐT có đáp án. Mời các em cùng tham khảo!

Bên cạnh đó, các em học sinh cũng có thể làm bài thông qua hình thức làm bài thi trực tuyến TẠI ĐÂY.

 

 
 

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐỀ THI THAM KHẢO

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022

MÔN GDCD

Thời gian làm bài 50 phút

 

ĐỀ THI

Câu 1. Theo quy định của pháp luật, việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có dấu vết của tội phạm và cần

A. phát mại tài sản đã thế chấp.

B. ngăn chặn việc người đó bỏ trốn.

C. hủy bỏ mọi hình thức giao tiếp.

D. loại trừ các biện pháp quản chế.

Câu 2. Một trong những nội dung của bình đẳng trong kinh doanh là mọi chủ thể kinh tế khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều được

A. hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

B. chấm dứt tình trạng giàu nghèo.

C. loại bỏ hình thức lao động thủ công.

D. kiểm soát và thâu tóm thị trường.

Câu 3. Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền sáng tạo khi

A. tham chiếu mô hình, kiểu dáng.

B. kiểm tra nguồn gốc, niêm phong.

C. đối sánh mẫu mã, nhãn hiệu.

D. đưa ra phát minh, sáng chế.

Câu 4. Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ là

A. thị trường.

B. nhân tố chủ quan.

C. địa giới hành chính.

D. tiền tệ.

Câu 5. Theo quy định của pháp luật, người thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tự ý khám xét nhà của công dân là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về hộ tịch.

B. bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. được bảo hộ về nhân lực.

D. được bảo hộ về thân thể.

Câu 6. Bất kì công dân nào khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được bình đẳng về hưởng quyền và phải

A. bảo mật thông tin gây quỹ vacxin.

B. chấm dứt mọi nguồn lây lan dịch bệnh.

C. thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước.

D. triệt tiêu tất cả các tệ nạn xã hội.

Câu 7. Những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là pháp luật thể hiện tính

A. cưỡng chế, bạo lực.

B. quy phạm phổ biến.

C. bảo mật tuyệt đối.

D. áp đảo, chuyển quyền.

Câu 8. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là quan hệ giữa vợ, chồng phải dựa trên nguyên tắc dân chủ và không được

A. đấu tranh phê bình.

B. phân biệt đối xử.

C. tư vấn tâm lí.

D. Di chuyển quyền thừa kế.

Câu 9. Công dân không làm những điều pháp luật cấm là

A. tư vấn pháp luật.

B. tuân thủ pháp luật.

C. sửa đổi pháp luật.

D. củng cố pháp luật.

Câu 10. Một trong những nội dung của bình đẳng trong lao động là mọi công dân đều được tự do

A. hủy bỏ thỏa ước.

B. điều phối dư luận.

C. phong tỏa thị trường.

D. lựa chọn việc làm.

Câu 11. Công dân báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ tổ chức nào là thực hiện

A. quyền tố cáo.

B. quyền khiếu nại.

C. việc định danh.

D. việc thẩm vấn.

Câu 12. Hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước là vi phạm

A. thể lệ.

B. hình sự.

C. thỏa thuận.

D. hành chính.

Câu 13. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được Nhà nước và pháp luật

A. đáp ứng mọi nhu cầu.

B. chia đều quỹ phúc lợi.

C. tạo điều kiện phát triển.

D. bãi bỏ thuế thu nhập.

Câu 14. Theo quy định của pháp luật, công dân không được thực hiện quyền bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong trường hợp đang phải

A. điều chuyển nơi công tác.

B. tham gia việc tranh cử.

C. cách li y tế tập trung.

D. chấp hành hình phạt tù.

Câu 15. Trong nền kinh tế thị trường, khi các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất thì lượng cung hàng hóa

A. tăng đột biến.

B. tự triệt tiêu.

C. thường giảm xuống.

D. luôn giữ nguyên.

Câu 16. Pháp luật về sự phát triển kinh tế quy định khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi chủ thể kinh tế đều phải

A. quản lí bằng hình thức trực tuyến.

B. tuân thủ quy định về quốc phòng.

C. sử dụng mọi loại cạnh tranh.

D. đào tạo nguồn lực kế cận.

Câu 17. Một trong những nội dung của quyền học tập là mọi công dân đều được

A. chủ động học vượt cấp, vượt lớp.

B. đặc cách trong kiểm tra, đánh giá.

C. hoàn trả toàn bộ kinh phí đào tạo.

D. đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 18. Công dân bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế của đất nước là thực hiện quyền

A. tự do ngôn luận.

B. quản trị truyền thông.

C. điều phối cộng đồng.

D. chia sẻ kinh nghiệm.

Câu 19. Một trong những dấu hiệu để xác định hành vi vi phạm pháp luật là người vi phạm phải

A. tự vệ.

B. ẩn danh.

C. phản kháng.

D. có lỗi.

Câu 20. Công dân thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở

A. vùng duyên hải.

B. phạm vi cả nước.

C. vùng đồng bằng.

D. phạm vi cơ sở.

Câu 21. Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở trong trường hợp nào sau đây?

A. Tham khảo hình thức, quy trình khen thưởng.

B. Bảo đảm an toàn, an sinh trong cả nước.

C. Giám sát dự toán, quyết toán ngân sách xã.

D. Phản ánh vướng mắc, bất cập của pháp luật.

Câu 22. Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Đăng kí sửa mã định danh.

B. Lan tỏa thông tin nội bộ.

C. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.

D. Bảo mật kĩ năng phòng chống dịch.

Câu 23. Để xác định một vật phẩm là hàng hóa, người ta không căn cứ vào điều kiện nào sau đây?

A. Có những công dụng nhất định.

B. Đáp ứng nhu cầu tự cung, tự cấp.

C. Thông qua việc trao đổi, mua bán.

D. Do quá trình lao động tạo ra.

Câu 24. Trường hợp nào sau đây thể hiện việc công dân được hưởng quyền được phát triển?

A. Chủ động định đoạt quỹ vacxin phòng dịch.

B. Đề xuất miễn phí mọi loại dịch vụ.

C. Hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ.

D. Tự ấn định kinh phí đào tạo nghề.

Câu 25. Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe khi thực hiện hành vi nào sau đây đôi với người khác?

A. Lừa đảo, ủy quyền nhân thân.

B. Đe dọa, đánh gây thương tích.

C. Lợi dụng, cố ý mạo danh.

D. Áp đặt, đề cao uy lực.

Câu 26. Việc Nhà nước tạo điều kiện cho người dân thuộc các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ nhằm tăng thu nhập là bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây?

A. Văn hóa.

B. Quốc phòng.

C. Kinh tế.

D. Giáo dục.

Câu 27. Trong nền kinh tế thị trường, quy luật giá trị có tác động nào sau đây?

A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

B. Chấm dứt tình trạng phá giá hàng hóa.

C. Cân bằng mọi loại cạnh tranh.

D. Triệt tiêu quan hệ cung ứng.

Câu 28. Theo quy định của pháp luật, người làm nhiệm vụ chuyển phát vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện tín của khách hàng khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Phát tán nội dung điện tín.

B. Tiêu hủy biên lai thu phí.

C. Từ chối giải đáp thắc mắc.

D. Gỡ bỏ niêm phong kho hàng.

Câu 29. Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại khi

A. nhận quyết định xử phạt chưa thỏa đáng.

B. bắt gặp đối tượng xuất cảnh trái phép.

C. chứng kiến hành vi phá rừng đầu nguồn.

D. phát hiện người trốn khỏi nơi cách li.

Câu 30. Người đủ năng lực trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật vi phạm hình sự khi cố ý thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Dùng vũ lực để cưỡng đoạt tài sản.

B. Trì hoãn nâng cấp dịch vụ công cộng.

C. Phản bác thông tin nhân chứng cung cấp.

D. Né tránh xâm lấn phạm vi để điều.

Câu 31. Nhận được tin báo ông M trộm cắp cổ vật, ông A là công an viên đến nhà ông M đưa giấy triệu tập, sau đó cùng ông M về trụ sở công an để lấy lời khai. Mặc dù ông M đã cung cấp bằng chứng ngoại phạm nhưng ông A vẫn ép buộc ông M phải ở lại trụ sở hai ngày để phục vụ công tác điều tra. Ông A đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

B. Bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh tính.

D. Được pháp luật bảo hộ về tài sản.

Câu 32. Chị Y là nhân viên tại cửa hàng kinh doanh do bà Q làm chủ. Một lần, chị M là khách hàng dùng tiền giả thanh toán khi mua mỹ phẩm, bà Q yêu cầu chị Y đuổi theo chị M nhằm đòi lại hàng. Chị M định điều khiển xe mô tô vào đường dành cho xe ưu tiên để bỏ trốn nhưng bị chị Y ngăn lại. Việc chị M và chị Y tranh cãi làm ảnh hưởng đến người đi đường nên hai chị bị anh N là cảnh sát giao thông lập biên bản, ra quyết định xử phạt về hành vi điều khiển phương tiện khi chưa có giấy phép lái xe và đi sai làn đường. Một tháng sau, chị Y vô tình phát hiện chị P người yêu anh N là chủ lô đất nằm trong diện giải phóng mặt bằng thuộc địa bàn do bác chị quản lí. Biết chị P chưa hài lòng với mức tiền bồi thường theo quyết định đền bù giải phóng mặt bằng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chị Y đã tìm cách làm quen với chị P rồi dùng danh tính của bác mình hứa giúp đỡ chị P. Sau khi nhận của chị P số tiền 30 triệu đồng, với mục đích chiếm đoạt tiền, chị Y đã bỏ trốn. Những ai sau đây có thể vừa được thực hiện quyền khiếu nại vừa được thực hiện quyền tố cáo?

A. Chị P, chị Y và bà Q.

B. Chị P và chị Y.

C. Chị Y, chị M và anh N.

D. Chị P và bà Q.

Câu 33. Bà M có con gái là chị H, con trai là anh A và con dâu là chị B. Nghi ngờ anh A tham gia đánh bạc trực tuyến, chị B bí mật rút tiền tiết kiệm của hai vợ chồng rồi nhờ mẹ đẻ chị là bà Q giữ hộ. Vốn coi thường anh A không có thu nhập ổn định nên bà Q đã khuyên con gái góp vốn cùng bà kinh doanh nhu yếu phẩm và được chị B đồng ý. Biết chuyện, chị H bịa đặt và đưa thông tin sai lệch về chị B lên mạng xã hội đồng thời cùng bà M đến nhà bà Q vu khống bà Q lừa đảo chiếm đoạt tài sản của vợ chồng anh A nên giữa hai bà xảy ra xô xát. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Anh A, chị B và bà M.

B. Chị B, chị H và bà Q.

C. Bà M, bà Q và chị H.

D. Chị H, chị B và bà M.

Câu 34. Anh A và anh B cùng là nhân viên chuyển phát. Một lần trong giờ làm việc, theo đề nghị của anh A, anh B đã đồng ý giúp anh A chuyển thư của khách hàng gửi cho chị C tại thôn X. Vì chị C đi vắng và không khóa cửa nên anh B đặt thư gửi cho chị tại phòng khách nhà chị. Khi anh B vừa ra về, chị N là tình nguyện viên cùng ông D là trưởng thôn vào nhà chị C tuyên truyền về công tác dân số. Thấy thư gửi cho chị C, chị N tò mò mở ra đọc rồi bí mật dùng điện thoại cá nhân chụp lại nội dung thư và gửi cho nhóm bạn. Ông D phát hiện đã ngăn chặn hành vi của chị N nhưng lại vô tình làm rách thư. Vì lo sợ, ông D vội vã hủy thư đó. Ba giờ sau, chị C trở về nhà, khi biết chị N là người lan truyền thông tin về mình, chị C nhắn tin xúc phạm và yêu cầu chị N phải công khai xin lỗi. Những ai sau đây vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở vừa vi phạm quyền được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A. Anh B, chị C và ông D.

B. Anh A, anh B và chị N.

C. Ông D, anh A và chị N.

D. Chị N, anh B và ông D.

Câu 35. Sau khi cùng nhận bằng cử nhân, chị A trở về quê nhà và được chính quyền địa phương hỗ trợ để thực hiện dự án bảo tồn trang phục đặc trưng của dân tộc mình, anh V được tạo điều kiện phát triển kĩ thuật dệt vải và nhuộm tơ sợi truyền thống. Chị A và anh V cùng được hưởng quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây?

A. An ninh.

B. Quốc phòng.

C. Chính trị.

D. Văn hóa.

Câu 36. Các anh A, B, X, D là công nhân dệt may và mỗi người thuê một phòng khép kín trong khu nhà trọ của bà Q làm nơi ở. Khi đã thân thiết, anh X và anh D bí mật tổ chức cho một nhóm người nhập cảnh trái phép rồi hai anh cùng họ bỏ trốn. Cũng trong thời gian trên, theo đề nghị của anh A, anh B đồng ý cho anh A mượn xe mô tô một ngày để về quê. Trên đường đi, trông thấy anh X từ xa, anh A đã điều khiển xe mô tô ngược chiều của đường một chiều để gặp anh X. Không những không tìm hiểu được lí do anh X bỏ đi, anh A còn bị anh X phá hỏng xe mô tô. Bức xúc vì anh A sai hẹn, lại thấy xe của mình bị hỏng, anh B đã yêu cầu anh A phải hoàn trả hiện trạng của xe như lúc cho mượn. Trong khi đó, vì anh X và anh D chưa nộp tiền thuê nhà dù đã quá thời hạn một tháng so với hợp đồng, lại không gặp được hai anh, bà Q đã thu giữ tài sản của họ rồi cho người khác thuê lại hai căn phòng này. Vô tình gặp và được anh B thông tin toàn bộ sự việc, anh D bức xúc nên đã tạt sơn làm bẩn tường nhà bà Q. Những ai sau đây vừa vi phạm pháp luật hành chính vừa vi phạm pháp luật dân sự?

A. Anh A và anh D.

B. Anh D, anh A và bà Q.

C. Anh X, anh B và bà Q.

D. Anh A và anh X.

Câu 37. Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, bà N là người không biết chữ đã nhờ và được chị H đồng ý viết hộ phiếu bầu theo lựa chọn của bà. Sau khi để chị Q sao chép lại toàn bộ nội dung phiếu bầu của mình, bà N đưa phiếu bầu đó cho chị H bỏ vào hòm phiêu rồi ba người cùng ra về. Bà N và chị H cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?

A. Trực tiếp.

B. Đại diện.

C. Bỏ phiếu kín.

D. Được ủy quyền.

Câu 38. Anh M đã chế tạo thành công ki-ốt thông minh để rà soát, kiểm tra người có nguy cơ nhiễm COVID-19 với độ tin cậy cao, giá thành rẻ. Sản phẩm này bước đầu được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn. Anh M đã thực hiện quyền sáng tạo ở nội dung nào sau đây?

A. Thay đổi cơ cấu ngành nghề.

B. Chuyển giao quy trình kĩ thuật.

C. Tự do nghiên cứu khoa học.

D. Tham chiếu công nghệ số hóa.

Câu 39. Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với anh V là lao động tự do và anh M là chủ một cơ sở cầm cố tài sản về hành vi tổ chức đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá là thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?

A. Tính đa nghĩa, luôn thay đổi.

B. Tính liên hoàn, không gián đoạn.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính đặc thù, được bảo mật.

Câu 40. Chị K là nhân viên một công ty tư nhân đã mua vật tư nông nghiệp của bà A và nợ lại bà 150 triệu đồng rồi bỏ trốn với mục đích chiếm đoạt số tiền trên. Sau nhiều lần không liên lạc được với chị K để đòi nợ, bà A đã làm đơn tố cáo chị với cơ quan chức năng. Chị K phải chịu những trách nhiệm pháp lí nào sau đây?

A. Hình sự và hành chính.

B. Dân sự và hành chính.

C. Hình sự và dân sự.

D. Dân sự và kỉ luật.

-----------------------HẾT------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

B

Câu 21

C

Câu 2

A

Câu 22

C

Câu 3

D

Câu 23

B

Câu 4

A

Câu 24

C

Câu 5

B

Câu 25

B

Câu 6

C

Câu 26

C

Câu 7

B

Câu 27

A

Câu 8

B

Câu 28

A

Câu 9

B

Câu 29

A

Câu 10

D

Câu 30

A

Câu 11

A

Câu 31

B

Câu 12

D

Câu 32

B

Câu 13

C

Câu 33

B

Câu 14

D

Câu 34

D

Câu 15

C

Câu 35

D

Câu 16

B

Câu 36

A

Câu 17

D

Câu 37

A

Câu 18

A

Câu 38

C

Câu 19

D

Câu 39

C

Câu 20

B

Câu 40

C

Trên đây là nội dung Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2022 môn GDCD Bộ GD&ĐT có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF