OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi HSG năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Ngô Gia Tự - Đắk Lắk

15/04/2020 86.51 KB 565 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200415/4730248403_20200415_114054.pdf?r=6301
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 chia sẻ đến các em Đề thi HSG năm 2020 môn Ngữ Văn 12 của  Trường THPT Ngô Gia Tự. Tài liệu này giúp các em tham khảo làm quen với cấu trúc ra đề của đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn 12, từ đó đặt ra kế hoạch ôn tập thật tốt cho bản thân. Tin rằng, bằng sự nỗ lực và kiên trì của mình, các em sẽ đem vinh quang về cho trường.

 

 
 

      SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK                                                                          ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ                                                                    NĂM HỌC: 2019 - 2020

                                                                                                                       MÔN: Ngữ Văn 12

Câu 1. (8,0 điểm)

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong đoạn thơ sau:

“Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời

Mỗi số phận chứa một phần lịch sử

Mỗi số phận riêng, dù rất nhỏ

Chắc hành tinh nào đã sánh nổi đâu ?”

(Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời – Evgeny Evtushenko (Nga))

Câu 2. (12,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng:

“Tình yêu đất nước và tình yêu lứa đôi trong giai đoạn văn học 1945-1975 luôn đan xen hài hòa tạo nên tình yêu cao đẹp của con người Việt Nam.”

Bằng kiến thức đã học trong trong bài Sóng – Xuân Quỳnh và đoạn trích Đất nước – Trường ca mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

...........HẾT............

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1.

Yêu cầu: Học sinh hiểu đúng và đưa ra những ý kiến bàn luận hợp lý về vấn đề tư tưởng đặt ra  trong đoạn thơ. Bố cục bài viết rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu; khuyến khích những bài làm sáng tạo.

Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý sau: 

1. Cảm nhận, phân tích ngắn gọn đoạn thơ để phát hiện vấn đề được đặt ra:

  • Tôn trọng và đề cao con người cá nhân vì mỗi cá nhân đều có cuộc đời, số phận riêng phong phú, độc đáo (không tẻ nhạt, không hành tinh nào sánh nổi);
  • Quan hệ giữa cá nhân và xã hội: mỗi cá nhân mang trong nó một phần đặc tính, lịch sử phát triển của cả công đồng và dù hết sức nhỏ bé nhưng mỗi cá nhân góp phần làm nên sự đa dạng cho xã hội. (“chứa một phần lịch sử”,…).

2. Phát biểu suy nghĩ về vấn đề đặt ra trước đoạn thơ

2.1. Giải thích

  • Mỗi con người là một cá thể độc đáo, không lặp lại. Nếu chịu khó tìm hiểu con người, đi sâu vào thế giới nội tâm của họ sẽ thấy mỗi cá nhân – dù thoạt nhìn có vẻ tẻ nhạt, nhàm chán – là một thế giới không cùng, một quyển sách đọc không bao giờ hết. Những nét đặc sắc ấy hợp thành màu sắc phong phú, đa dạng cho xã hội. (dẫn chứng + phân tích)
  • Không có từng cá nhân thì không thể có xã hội, cũng không thể có lịch sử phát triển xã hội. Dù không phải là tướng lĩnh tài ba, lãnh tụ xuất chúng hay nhà bác học lỗi lạc, bất kì cá nhân nào cũng có thể góp sức vì sự phát triển chung. (dẫn chứng + phân tích)

2.2. Rút ra bài học

  • Hiểu đúng về quan hệ giữa cá nhân và xã hội, nhận thức rõ vai trò cá nhân sẽ giúp ta:
  • Tôn trọng giá trị của mỗi con người, dù họ làm những việc rất giản đơn, bình thường hay không có tài năng gì đặc biệt.
  • Mỗi người nỗ lực phấn đấu để sống một cuộc đời phong phú, có ích cho xã hội. Mỗi học sinh phải ra sức học tập, trau dồi kiến thức, tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích, có đóng góp cho xã hội,
  • Tăng cường tinh thần đoàn kết để tạo nên sức mạnh chung. 

Câu 2.

I. Yêu cầu về kĩ năng:

Thí sinh biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng; không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

II. Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo những nội dung sau:

1. Giới thiệu vấn đề (1,0 điểm)

  • Tình yêu là đề tài muôn thuở của thơ ca và là nguồn cảm hứng bất tận của văn học qua các thời kì. Điểm sáng nổi bật trong đề tài tình yêu là sự hòa quyện giữa tình yêu lứa đôi với tình yêu đất nước.
  • Khẳng định sự thống nhất hòa hợp của tình yêu lứa đôi với tình yêu đất nước trong thơ ca giai đoạn 1945- 1975.

2. Khái quát chung (1,0 điểm)

Thơ ca giai đoạn 1945-1975 có nhiều sáng tác đặc sắc về đề tài đất nước như :

  • Trong thơ : Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Mũi Cà Mau của Xuân Diệu, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? của Chế lan Viên... Sóng- Xuân Quỳnh viết vào năm 1967 trong chuyến đi thực tế tại vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968) là những bài thơ tình tiêu biểu có sức sống lâu bền bởi những đóng góp riêng độc đáo.
  • Tình yêu lứa đôi hòa cùng tình yêu nước tạo nên ấn tượng độc đáo chỉ có trong văn học giai đoạn này.

3. Chứng minh tình yêu đất nước và tình yêu lứa đôi luôn đan xen hài hòa tạo nên tình yêu cao đẹp của con người Việt Nam qua các tác phẩm thơ (Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm, Sóng -Xuân Quỳnh, ... (7,0 điểm)

a. Đoạn thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm (3,5 điểm)

  • Từ nhiều bình diện: không gian địa lí, thời gian lịch sử, bề dày văn hóa, cốt cách tâm hồn dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm đã làm sáng lên tư tưởng cốt lõi Đất Nước Nhân Dân đồng thời gửi gắm một tình yêu sâu sắc, mãnh liệt đối với đất nước.(2,0 điểm)
    • Tình yêu đất nước gắn liền với những gì bình dị, thân thuộc, gắn bó trong cuộc sống hàng ngày; tình cảm gia đình, tình yêu nguồn cội (Cái kèo, cái cột, hạt gạo, miếng trầu, gừng cay, muối mặn, bà, cha mẹ, dân mình ...)
    • Tình yêu đất nước gắn liền với tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh sắc quê hương, đất nước từ những không gian hẹp cho đến không gian rộng lớn, từ những cảnh sắc đời thường cho tới những di tích, danh thắng trên khắp mọi miền (nơi anh đến trường, nơi em tắm, nơi dân mình đoàn tụ, núi Vọng Phu, Hòn Trống Mái, Núi Bút, non Nghiên, Cửu Long giang ...)
    • Tình yêu đất nước gắn liền với niềm tự hào về lịch sử, truyền thống cha ông, vẻ đẹp văn hóa, tâm hồn, cốt cách dân tộc thấm nhuần nhận thức Nhân Dân – chủ thể sáng tạo, giữ gìn và bảo vệ đất nước qua trường kì lịch sử (truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết vua Hùng và ngày Giỗ Tổ, sự hóa thân của nhân dân vào hình sông dáng núi, nhân dân sáng tạo và truyền lại cho thế hệ sau những giá trị vật chất và tinh thần, những con người vô danh đã hi sinh để bảo vệ đất nước “Họ đã sống và chết, giản dị và bình tâm / Không ai nhớ mặt đặt tên/ Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”).
    • Tình yêu đất nước còn được thể hiện trong việc vận dụng hiệu quả, sáng tạo chất liệu văn hóa, văn học dân gian: tục ngữ, ca dao, truyền thuyết, cổ tích...
    • Tình yêu đất nước gắn liền với ý thức trách nhiệm với tổ quốc, tinh thần đoàn kết sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do của dân tộc (Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình/ Phải biết gắn bó và san sẻ/ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở/ Làm nên Đất Nước muôn đời ...)

            -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------

Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HSG năm 2020 môn Ngữ Văn 12  của Trường THPT Ngô Gia Tự. Để xem được đầy đủ nội dung, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong kì thi sắp tới.

                                                                                                 --Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF