OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Đề thi giữa HK1 môn GDKT&PL 10 CD năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Tô Hoài

29/10/2023 350.01 KB 50 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20231029/28434246338_20231029_190712.pdf?r=7484
ADMICRO/
Banner-Video

Với mong muốn giúp các em có thêm nhiều nguồn tài liệu để ôn tập thật tốt cho kỳ thi giữa HK1 sắp tới ban biên tập HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Đề thi giữa HK1 môn GDKT & PL 10 CD năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Tô Hoài. Mời các em tham khảo nội dung tài liệu dưới đây.

 

 
 

TRƯỜNG THPT TÔ HOÀI

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: GDKT & PL 10 CÁNH DIỀU

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề thi

Câu 1: Chủ thể nào dưới đây là chủ thể trực tiếp tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội?

A. Chủ thể trung gian.     

B. Chủ thể sản xuất.

C. Chủ thể tiêu dùng.      

D. Chủ thể phân phối.   

Câu 2: Các cá nhân, tổ chức nào dưới đây là chủ thể trung gian?

A. Người tiêu dùng hàng hoá.

B. Chủ doanh nghiệp sản xuất.

C. Hộ gia đình sản xuất kinh doanh.

D. Thương nhân, người môi giới.

Câu 3: Sản xuất là hoạt động có vai trò quyết định

A. mọi hoạt động của xã hội.

B. các hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng.

C thu nhập của người lao động.

D. kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 4: Phân phối - trao đổi là hoạt động có vai trò

A. giải quyết lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp.

B. là động lực kích thích người lao động.

C. là cầu nối sản xuất với tiêu dùng.

D. phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng?

A. Động lực cho sản xuất phát triển.

B. “Đơn đặt hàng” cho sản xuất.

C. Điều tiết hoạt động trao đổi.

D. Quyết định phân phối thu nhập.

Câu 6: Chủ thể nào dưới đây có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế khác hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả?

A. Chủ thể trung gian.     

B. Chủ thế nhà nước. 

C. Chủ thể tiêu dùng.      

D. Chủ thể sản xuất. 

Câu 7: Theo em, nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về thị trường?

A. Thị trường xuất hiện cùng với sự ra đời của sản xuất và lưu thông hàng hoá.

B. Thị trường ngày càng mở rộng khi sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển.

C. Thị trường luôn bị tác động và chi phối bởi các quy luật kinh tế khách quan.

D. Thị trường luôn hoạt động theo mệnh lệnh và sự quản lí của Nhà nước.

Câu 8. Nội dung chính của quyền tự do kinh doanh KHÔNG bao gồm:

A. Quyền được bảo đảm sở hữu đối với tài sản.

B. Quyền tự do thành lập doanh nghiệp, tự do hợp đồng, tự do cạnh tranh lành mạnh.

C. Quyền tự định đoạt trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp.

D. Quyền tự do lựa chọn ngành nghề, sản phẩm kinh doanh. 

Câu 9. Đâu KHÔNG thuộc nội dung của pháp luật kinh tế theo nghĩa hẹp?

A. Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh.

B. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh.

C. Pháp luật về phá sản và giải thể doanh nghiệp.

D. Pháp luật về sử dụng lao động trong doanh nghiệp. 

Câu 10. Chủ thể nào sau đây có tư cách thương nhân?

A. Giám đốc công ty.

B. Công ty. 

C. Người quản lý công ty.

D. Người đại diện công ty.

Câu 11: Căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn thì thị trường gia đình bao gồm:

A. Thị trường hối đoái, thị trường liên bang

B. Thị trường tiền tệ, thị trường vốn

C. Thị trường giao ngay, thị trường giao sau

D. Thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp

Câu 12: Các yếu tố nào dưới đây là các yếu tố cơ bản của thị trường?

A. Lãi suất, tiền tệ, giá cả.

B. Giá cả, số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ.

C. Hàng hoá, tiền tệ, giá cả, người mua, người bán.

D. Hàng hoá, dịch vụ, số lượng, chất lượng, chủng loại.

Câu 13: Công cụ nào không phải là công cụ của thị trường tiền tệ:

A. Tín phiếu kho bạc

B. Chấp nhận thanh toán của ngân hàng

C. Hợp đồng mua bán lại trái phiếu của chính phủ

D. Trái phiếu công ty

Câu 14: Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định:

A. Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

B. Số lượng và giá cả hàng hóa, dịch vụ.

C. Chất lượng và mẫu mã hàng hóa, dịch vụ.

D. Lượng tiền và lượng hàng hoá, dịch vụ.

Câu 15: Quan hệ nào dưới đây không phải là quan hệ cơ bản của thị trường?

A. Quan hệ hàng hóa - tiền tệ.     

B. Quan hệ mua - bán.

C. Quan hệ cạnh tranh hợp tác.   

D. Quan hệ cung cầu.

Câu 16: Ở tỉnh T người nông dân chuyển từ trồng lúa sang trồng dưa xuất khẩu, vì loại sản phẩm này có giá cao trên thị trường. Trường hợp này, người nông dân đã căn cứ vào chức năng nào của thị trường để chuyển đổi cơ cấu cây trồng?

A. Chức năng thừa nhận sự phù hợp của hàng hoá với nhu cầu xã hội.

B. Chức năng khuyến khích tính năng động của chủ thể kinh tế.

C. Chức năng điều tiết hoạt động kinh tế của con người.

D. Chức năng điều tiết sản xuất, tiêu dùng.

Câu 17: Nội dung nào dưới đây không thuộc về ưu điểm của cơ chế thị trường?

A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

B. Tạo động lực sáng tạo cho các chủ thể kinh tế.

C. Nâng cao hiệu quả quản lí kinh tế của Nhà nước.

D. Kích thích chủ thể kinh tế cải tiến kĩ thuật.

Câu 18: Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối biểu hiện qua yếu tố:

A. Lợi tức

B. Lãi suất

C. Thu nhập

D. Tất cả đều sa

Câu 19. Cuối tháng Tám hằng năm, thị trường sản phẩm quần áo thời trang có sự thay đổi. Lượng tiêu thụ quần áo thời trang mùa hè của người dân bắt đầu giảm sút, các chủ cửa hàng thời trang trong thành phố chuyển dần sang nhập và bán hàng thời trang thu đông, vì mặt hàng này có lượng khách hàng tăng dần, giá cao, sản phẩm tiêu thụ nhanh. Trong trường hợp này, sự thay đổi chủng loại sản phẩm của những người kinh doanh mặt hàng quần áo thể hiện ưu điểm nào của cơ chế thị trường?

A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

B. Tạo động lực sáng tạo cho người sản xuất kinh doanh.

C. Phân hóa thu nhập giữa người sản xuất và người phân phối.

D. Tạo năng suất lao động cao hơn cho người sản xuất.

Câu 20: Căn cứ vào tiêu thức nào để phân loại thị trường chứng khoán thành thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu, thị trường công cụ chứng khoán phái sinh

A. Sự luân chuyển các nguồn vốn

B. Hàng hoá được giao dịch trên thị trường

C. Phương thức hoạt động của thị trường

D. Đối tượng tham gia vào thị trường

Câu 21. Hiện nay, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nền kinh tế đang vận hành theo cơ chế nào?

A. Cơ chế tự cung tự cấp.

B. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung.

C. Cơ chế chỉ huy của Chính phủ.

D. Cơ chế thị trường.

Câu 22. Cơ chế thị trường điều tiết lưu thông hàng hóa thể hiện thông qua cách thức nào dưới đây?

A. Hàng hóa được lưu chuyển từ nơi có giá cả cao đến nơi có giá cả thấp.

B. Hàng hóa được lưu chuyển từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao.

C. Hàng hóa được lưu chuyển từ thị trường trong nước tới thị trường nước ngoài.

D. Hàng hóa được lưu chuyển từ thị trường nước ngoài vào thị trường trong nước.

Câu 23. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đối mặt với thách thức cạnh tranh từ các nước khác có cùng lợi thế về xuất khẩu hàng dệt may, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần lựa chọn việc làm nào dưới đây để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường?

A. Đầu tư đổi mới công nghệ.

B. Mở rộng quy mô sản xuất.

C. Cắt giảm chi phí xử lí chất thải.

D. Cắt giảm chi phí nhân công.

Câu 24. Cơ chế thị trường có ưu điểm là điều tiết sản xuất một cách tối ưu, thể hiện ở nhận định nào sau đây?

A. Cơ chế thị trường làm cho chi phí sản xuất khác biệt giữa các ngành sản xuất khác nhau.

B. Cơ chế thị trường phân bổ lại các yếu tố của quá trình sản xuất từ ngành này sang ngành khác.

C. Cơ chế thị trường làm cho thu nhập của người sản xuất khác biệt giữa ngành này với ngành khác.

D. Cơ chế thị trường phân phối lại lợi nhuận giữa ngành này với ngành khác.

Câu 25. Để thu được lợi nhuận ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, các chủ thể sản xuất luôn cố gắng tập trung đầu tư vào cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề của người lao động để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Điều này thể hiện ưu điểm nào dưới đây của cơ chế thị trường?

A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

B. Tạo động lực sáng tạo, kích thích cải tiến kĩ thuật.

C. Thúc đẩy liên kết và hội nhập kinh tế giữa các vùng.

D. Tạo sự cạnh tranh giữa những người sản xuất với nhau.

Câu 26. Em hãy cho biết nhận định nào dưới đây không nói về nhược điểm của cơ chế thị trường.

A. Tiềm ẩn rủi ro làm cho nền kinh tế mất cân đối.

B. Có thể gây ra tình trạng người sản xuất bị thua lỗ.

C. Có thể gây ra tình trạng Nhà nước bị thất thu thuế.

D. Tiềm ẩn nguy cơ làm nguồn lực kinh tế suy giảm.

Câu 27. Em hãy cho biết, nhận định nào sau đây nói về nhược điểm của cơ chế thị trường.

A. Làm cho môi trường bị suy thoái.

B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực.

C. Thúc đẩy phát triển kinh tế.

D. Kích thích đổi mới công nghệ.

Câu 28. Hành vi khai thác lâm sản quá mức làm cho rừng bị tàn phá, gây hiện tượng lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng đến môi trường và sản xuất của con người thể hiện nhược điểm nào của cơ chế thị trường?

A. Mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng,

B. Lạm dụng tài nguyên thiên nhiên.

C. Gây suy thoái môi trường xã hội.

D. Phân hoá xã hội về thu nhập.

Câu 29. Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Trường hợp quỹ ngân sách trung ương thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng từ:

A. Quỹ dự trữ tài chính trung ương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý và phải hoàn trả trong năm ngân sách;

B. Ngân hàng thương mại tạm ứng cho ngân sách trung ương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

C. Ngân sách địa phương

D. Tất cả đều đúng

Câu 30: Bạn V khẳng định, dưới góc độ pháp lí, ngân sách nhà nước do Quốc hội quyết định, Chính phủ tổ chức thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của Quốc hội. Khẳng định của V là nói về nội dung nào dưới đây của ngân sách nhà nước?

A. Khái niệm ngân sách nhà nước.

B. Đặc điểm của của ngân sách nhà nước.

C. Chức năng của ngân sách nhà nước.

D. Vai trò của ngân sách nhà nước.

Câu 31. Thảo luận về ngân sách nhà nước, bạn A và B cho rằng ngân sách nhà nước chỉ là một bản tài chính mô tả các khoản thu chi do Quốc hội phê duyệt. Bạn G thì khẳng định ngân sách nhà nước được dùng để điều tiết thu nhập nhằm giảm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Bạn D đồng tình với ý kiến của G. Bạn T còn kể: Tớ xem ti vi còn thấy nói là năm 2020, Nhà nước dành 2,36% GDP cho việc tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh để bảo vệ Tổ quốc. Theo em, ý kiến của bạn nào dưới đây không nói về vai trò của ngân sách nhà nước?

A. Bạn A và B.

B. Bạn T.

C. Bạn D và G.

D. Bạn G. 

Câu 32: Ý kiến nào dưới đây của ông T không đúng khi nói về đặc điểm của ngân sách nhà nước?

A. Ngân sách nhà nước là các khoản thu chi không được dự toán.

B. Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi vì lợi ích chung.

C. Ngân sách nhà nước phải do Quốc hội thông qua và quyết định.

D. Ngân sách nhà nước do Chính phủ tổ chức thực hiện.

Câu 33. Chị N phát biểu rằng, ngân sách nhà nước được dùng để huy động tiền nếu không thì Nhà nước sẽ không thể thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình. Phát biểu của chị N nhằm khẳng định:

A. Vai trò của ngân sách nhà nước.

B. Nhiệm vụ của ngân sách nhà nước.

C. Chức năng của ngân sách nhà nước.

D. Đặc điểm của ngân sách nhà nước.

Câu 34. Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Trường hợp quỹ ngân sách cấp tỉnh thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng từ:

A. Quỹ dự trữ tài chính địa phương

B. Quỹ dự trữ tài chính cấp huyện

C. Ngân hàng thương mại

D. Tất cả đều đúng

Câu 35. Tạo ra sản phẩm (hữu hình hay vô hình) nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người thuộc yếu tố nào của hoạt động kinh tế?

A. Mục đích.

B. Yêu cầu.

C. Động lực.

D. Kết quả.

Câu 36. Mục đích cuối cùng của hoạt động kinh tế là tạo ra

A. sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.

B. các sản phẩm hữu hình phục vụ con người.

C. các sản phẩm vô hình phục vụ con người.

D. các giá trị về mặt tinh thần và vật chất.

Câu 37. Những người sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội được gọi là

A. chủ thể tiêu dùng.

B. chủ thể sản xuất.

C. chủ thể trung gian.

D. Nhà nước.

Câu 38. Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán

A. vật phẩm.

B. sản phẩm nông nghiệp.

C. hàng hoá.

D. lương thực.

Câu 39. Thị trường ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển của

A. kinh tế hàng hóa.

B. kinh tế tự cấp tự túc.

C. kinh tế bộ lạc.

D. kinh tế thời nguyên thủy.

Câu 40. Giá trị của hàng hóa được đo bằng

A. nhu cầu sử dụng.

B. giá cả.

C. giá trị sử dụng.

D. mức độ tiêu dùng.

2. Đáp án

1 B 11 C 21 D 31 A
2 D 12 D 22 A 32 A
3 B 13 C 23 A 33 A
4 C 14 B 24 B 34 A
5 D 15 C 25 B 35 A
6 C 16 D 26 C 36 A
7 D 17 C 27 A 37 B
8 B 18 B 28 B 38 C
9 D 19 A 29 A 39 A
10 B 20 B 30 C 40 D

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi giữa HK1 môn GDKT&PL 10 CD năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Tô Hoài. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF