OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Đề ôn tập HK1 môn Lịch Sử 7 năm học 2019-2020 Trường THCS Long Sơn

29/11/2019 585.69 KB 2252 lượt xem 4 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191129/91614364665_20191129_144135.pdf?r=7986
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Dưới đây là Đề ôn tập HK1 môn Lịch Sử 7 năm học 2019-2020 Trường THCS Long Sơn có đáp án được Học247 sưu tầm và chọn lọc gửi đến các em học sinh lớp 7. Đề thi có cấu trúc gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm có kèm đáp án hướng dẫn chi tiết sẽ giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức đã học, chuẩn bị thật tốt cho các kì thi phía trước. Chúc các em học tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS LONG SƠN

ĐỀ ÔN TẬP HK1

MÔM LỊCH SỬ 7

NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1: Quân Minh tiến vào xâm lược nước ta vào năm nào?

   A. Năm 1400.

   B. Năm 1406.

   C. Năm 1407.

   D. Năm 1408.

Câu 2: Lực lượng nhà Minh vào xâm lược nước ta gồm bao nhiêu quân?

   A. 10 vạn quân và hàng nghìn dân phu.

   B. 20 vạn quân cùng hàng chục vạn dân phu.

   C. 30 vạn quân cùng hàng vạn dân phu.

   D. 40 vạn quân cùng hàng vạn dân phu.

Câu 3: Nguyên nhân nào dẫn tới sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh?

   A. Nhà Hồ không có sự chuẩn bị đầy đủ cho cuộc kháng chiến, lực lượng quân đội nhỏ bé.

   B. Nhà Hồ không có tinh thần kháng chiến.

   C. Do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần nên không được nhân dân ủng hộ kháng chiến.

   D. Do quân Minh được Cham-pa giúp đỡ, nhà Hồ không chống đỡ nổi.

Câu 4: Ý nào sau đây không phải chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta?

   A. Xóa bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao chỉ và xác nhập vào Trung Quốc.

   B. Giữ nguyên bộ máy chính quyền và chính sách cai trị như thời nhà Hồ.

   C. Thi hành chính sách đồng hóa và bóc lột nhân dân ta. Cưỡng bức nhân dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình.

   D. Đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ và trẻ em sang Trung Quốc làm nô tì.

Câu 5: Chiến thắng của nghĩa quân Trần Ngỗi đánh tan 4 vạn quân Minh diễn ra ở đâu?

   A. Yên Mô (Ninh Bình).

   B. Thăng Hoa (Quảng Nam).

   C. Bô Cô (Nam Định).

   D. Thuận Hóa.

Câu 6: Vì sao các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần chống quân xâm lược Minh lại thất bại?

   A. Do nhà Trần đã suy sụp và nhân dân không muốn tầng lớp quý tộc nhà Trần tiếp tục lãnh đạo đất nước.

   B. Do sự mất đoàn kết của những người lãnh đạo, không tập hợp được đông đảo nhân dân cả nước tham gia.

   C. Những người lãnh đạo bất tài.

   D. Có người tạo phản, bán đứng cuộc khởi nghĩa.

Câu 7: Chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta nhằm mục đích:

   A. sáp nhập nước ta vào Trung Quốc.

   B. phát triển kinh tế ở nước ta.

   C. phát triển văn hóa ở nước ta.

   D. ổn định chính trị ở nước ta.

Câu 8: Nguyên nhân nào dẫn tới việc bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần chống quân Minh đầu thế kỷ XV?

   A. Phù Trần diệt Hồ.

   B. Do chính sách cai trị thâm độc và bóc lột tàn bạo của quân Minh.

   C. Chống lại âm mưu đồng hóa của nhà Minh.

   D. Do bị bóc lột thậm tệ, bị đóng hàng trăm thứ thuế.

Câu 9: Biểu hiện nào không thuộc về chính sách đồng hóa của nhà Minh với dân tộc ta?

   A. Thiêu hủy sách quý của ta, mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị.

   B. Đặt hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ, bóc lột nhân dân ta.

   C. Xóa bỏ quốc hiệu của ta, đổi thành quận Giao Chỉ.

   D. Cưỡng bức dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình.

Câu 10 : Hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần chống quân đô hộ Minh là:

   A. Khởi nghĩa Phạm Ngọc và Lê Ngã.

   B. Khởi nghĩa Phạm Trấn và Khởi nghĩa Trần Nguyệt Hồ.

   C. Khởi nghĩa Trần Ngỗi và khởi nghĩa Trần Quý Khoáng.

   D. Khởi nghĩa Phạm Tất Đại và khởi nghĩa Trần Nguyên Thôi.

Câu 11: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

   A. Nguyễn Trãi.

   B. Lê Lợi.

   C. Lê Lai.

   D. Đinh Liệt.

Câu 12: Tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động (1418 – 1423) diễn ra như thế nào?

   A. Gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan và phải ba lần rút lên núi Chí Linh để chống lại sự vây quét của quân giặc.

   B. Đánh bại các cuộc vây quét của quân Minh và làm chủ vùng đất từ Thanh Hóa đến Thuận Hóa.

   C. Liên tiếp tiến công quân Minh ở Đông Quan.

   D. Nghĩa quân nhanh chóng đầu hàng quan địch để bảo toàn lực lượng.

Câu 13: Nghĩa quân Lam Sơn phải rút lên núi Chí linh bao nhiêu lần?

   A. 1      B. 2

   C. 3      D. 4

Câu 14: Kế hoạch giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa của nghĩa quân Lam Sơn do ai đưa ra?

   A. Nguyễn Trãi.

   B. Lê Lợi.

   C. Lê Lai.

   D. Nguyễn Chích.

Câu 15: Ý nào dưới đây không phải nhiệm vụ của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc tấn công ra Bắc?

   A. Tiến sâu vào vũng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai.

   B. Thành lập chính quyền mới.

   C. Quét sạch quân Minh đang chiếm đóng Đông Quan.

   D. Chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang.

Câu 16: Cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn diễn ra vào thời gian nào?

   A. Tháng 8 năm 1425.

   B. Tháng 9 năm 1426.

   C. Tháng 10 năm 1426.

   D. Tháng 11 năm 1426.

Câu 17: Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là:

   A. trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa.

   B. trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng.

   C. trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu.

   D. trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.

Câu 18: Sau thất bại ở Chi Lăng – Xương Giang, tình hình quân Minh ở Đông Quan như thế nào?

   A. Vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan rút quân về nước.

   B. Bỏ vũ khí ra hàng.

   C. Liều chết phá vòng vây rút chạy về nước.

   D. Rơi vào thế bị động, liên lạc về nước cầu cứu viện binh.

Câu 19: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

   A. Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu.

   B. Quân Minh gặp khó khăn trong nước phải tạm dừng cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt.

   C. Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, bộ chỉ huy tài giỏi.

   D. Biết dựa vào nhân dân để phát triển từ cuộc khởi nghĩa thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Câu 20 : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

   A. Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến tranh cho nước ta.

   B. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát triển của đất nước.

   C. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thần phục nước ta.

   D. Đưa nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 21 đến câu 30 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ ÔN TẬP HK1 MÔN LỊCH SỬ 7

1C 2B 3C 4B 5A 6B 7A 8B 9D 10C
11B 12A 13C 14D 15C 16B 17D 18A 19B 20B
21D 22C 23A 24D 25A 26C 27D 28C 29B 30A

 

....

Trên đây là trích đoạn nội dung Đề và đáp án ôn tập HK1 môn Lịch Sử 7 trường THCS Long Sơn có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF