Bộ GD - ĐT vừa công bố đề thi minh họa môn Lịch sử kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Thí sinh làm bài thi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút với 3 phần thi, bao gồm 2 phần: trắc nghiệm và lựa chọn đúng/sai. HOC247 mời các em học sinh cùng tham khảo Đề kiểm tra minh họa năm 2025 môn Lịch sử 10 Bộ GD&ĐT có đáp án để cập nhập cấu trúc đề thi mới, giúp các em thích nghi và có sự chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THAM KHẢO (Đề thi có 04 trang) |
ĐỀ KIẾM TRA LỚP 10 Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA 2025
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời tửừ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Nội dung nào sau đây không đúng về khái niệm lịch sử?
A. Sự tưởng tượng của con người về xã hội tương lai.
B. Những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
C. Những nhận thức, hiểu biết của con người về quá khứ.
D. Khoa học nghiên cứu về sự tương tác của con người với xã hội.
Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đối tượng nghiên cứu của Sử học?
A. Những hoạt động của con người trong quá khứ.
B. Quá trình hình thành và phát triển của vũ trụ.
C. Những hoạt động của con người trong tương lai.
D. Quá trình tiến hóa của các sinh vật trên Trái Đất.
Câu 3. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòA. Sự kiện này là kết quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình. Đoạn tư liệu phản ánh nội dung nào của khái niệm lịch sử?
A. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.
B. Tư liệu gốc phục vụ việc nghiên cứu và học tập lịch sử.
C. Tất cả những tri thức về lịch sử đã được nhận thức lại.
D. Tất cả những tri thức về quy luật lịch sử được đúc kết lại.
Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ảnh đúng ý nghĩa của trì thức lịch sử đối với cuộc sống?
A. Góp phần hình thành lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.
B. Giúp những người hiểu về lịch sử đều trở thành nhà sử học.
C. Đặt cơ sở cho sự ra đời của mọi ngành khoa học.
D. Giúp giải quyết được mọi mâu thuẫn trong xã hội.
Câu 5. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Sử học là
A. giáo dục, nêu gương.
B. khám phá đại dương.
C. hội nhập quốc tế.
D. chinh phục vũ trụ.
Câu 6. Tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người được gọi là
A. hiện thực lịch sử.
B. nhận thức lịch sử.
C. tư duy lịch sử.
D. khám phá lịch sử.
Câu 7. Một trong những lí do cần khám phá lịch sử suốt đời là giúp mỗi người
A. làm giàu tri thức cho bản thân.
B. hoàn thiện năng lực thẩm mĩ.
C. bắt kịp những công nghệ mới.
D. hoàn thiện năng lực tính toán.
Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng hiện thực lịch sử?
A. Những sự kiện xảy ra trong quá khứ, tồn tại khách quan.
B. Những nhận thức và hiểu biết của con người về quá khứ.
C. Những câu chuyện kế hoặc tác phẩm ghi chép về lịch sử.
D. Ngành khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.
Câu 9. Ngành khoa học nào sau đây góp phần quan trọng trong bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể?
A. Sử học. B. Sinh vật học. C. Y học. D. Giải phẫu học.
Câu 10. Các di tích lịch sử - văn hóa của Việt Nam là một thế mạnh để phát triển
A. du lịch. B. nông nghiệp bền vững. C. chế biến nông sản. D. lâm nghiệp.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện về mối quan hệ giữa Sử học với di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
A. Sử học quyết định sự tồn tại của tất cả các di sản.
B. Di sản là nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử.
C. Sử học góp phần quảng bá hình ảnh di sản tới cộng đồng.
D. Sử học góp phần xác định đúng các giá trị của mỗi di sản.
Câu 12. Tác phẩm nào sau đây không phải thành tựu văn học của Trung Quốc thời cổ - trung đại?
A. l-li-át. B. Tây du kí. C. Hồng lâu mộng. D. Thủy hử.
Câu 13. Thành tựu của nền văn minh Ai Cập được hình thành và phát triển gắn với con sông nào sau dây?
A. Sông Nin. B. Hoàng Hà. C. Sông Hàng. D. Trường Giang.
Câu 14. Kim tự tháp là công trình kiến trúc tiêu biểu của nền văn minh nào sau đây?
A. Ai Cập. B. Trung Quốc. C. Hy Lạp. D. La Mã.
Câu 15. Phật giáo có nguồn gốc từ quốc gia nào sau đây?
A. Ấn Độ. B. Anh. C. Pháp. D. Mianma.
Câu 16. Hệ chữ viết La-tinh là thành tựu của nền văn minh nào sau đây?
A. La Mã. B. Nhật Bản. C. Trung Hoa. D. Thái Lan.
Câu 17. Cư dân quốc gia cổ đại nào sau đây phát minh ra chữ số 07
A. Ấn Độ. B. Ai Cập. C. Trung Quốc. D. La Mã.
Câu 18. Thành tựu nào của Trung Quốc là di sản văn hóa thế giới?
A. Vạn lí trưởng thành. B. Tháp Thạt Luông.
C. Kim tự tháp. D. Đền Pác-tê-nông.
Câu 19. Nội dung nào sau đây là điểm chung của nền văn minh phương Đông và phương Tây thời cổ đại?
A. Có thành tựu phong phú, đa dạng.
B. Có nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo.
C. Cùng theo một tôn giáo, tín ngưỡng.
D. Cùng sử dụng một ngôn ngữ.
Câu 20. Một trong những phát minh lớn về kĩ thuật của người Trung Hoa thời cổ đại là
A. la bàn. B. in 3D. C. động cơ hơi nước. D. máy tính
điện tử.
Câu 21. Đại hội thể thao Ô-lim-pic bắt nguồn từ nền văn minh nào sau đây?
A. Hy Lạp. B. Ấn Độ. C. Ai Cập. D. Trung Hoa.
Câu 22. Cư dân phương Đông cổ đại sáng tạo ra lịch từ yêu cầu của
A. sản xuất nông nghiệp. B. sản xuất thủ công nghiệp.
C. chinh phục vũ trụ. D. ngành thiên văn học.
Câu 23. Nền kinh tế chủ đạo của Ai Cập thời cổ đại là
A. nông nghiệp. B. thương nghiệp.
C. thủ công nghiệp. D. khai thác mỏ.
Câu 24. Đến nay, thành tựu thuộc lĩnh vực nào sau đây của cư dân Ấn Độ từ thời cổ đại còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học?
A. Toán học. B. Văn học. C. Kĩ thuật in. D. Sử học.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c).
d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Vì sao mà làm quốc sử? Vì sử chủ yếu là để ghi chép sự việC. Cô chính trị của một đời tất phải có sử một đời. Mà ngòi bút chép sử giữ nghị luận rất nghiêm, ca ngợi đời thịnh trị thì sáng tỏ ngang với mặt trời, mặt trăng, lên án kẻ loạn tặc thi gay gắt như sương thu lạnh buốt, người thiện biết có thể bắt chước, người ác biết có thể tự răn, quan hệ đến việc chính trị không phải là không nhiều. Cho nên làm sử là cốt để cho được như thế".
(Bài Tựa sách Đại Việt sử ký bản tục biên, Phạm Công Trứ)
a. Bài tựa sách của Phạm Công Trứ tóm tắt lại nội dung một tác phẩm văn học.
b. Phạm Công Trứ khẳng định việc viết quốc sử chỉ nhằm giáo dục và nêu gương.
c. Đoạn trích cung cấp tri thức về chức năng và nhiệm vụ của Sử học.
d. Đoạn trích phản ánh các nội dung khác nhau của khái niệm lịch sử.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Đại cáo bình Ngô là bài cáo được viết bằng chữ Hán, do Nguyễn Trãi soạn thảo năm 1428, thay lời Lê Lợi để tuyên cáo về việc đã giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, khẳng định nền độc lập của quốc gia Đại Việt. Văn bản này vừa có giá trị đặc biệt đối với Văn học, vừa giúp các nhà sử học tìm hiểu và trình bày lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn một cách sống động, chi tiết về thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện.
a. Đại cáo bình Ngô là bài cáo được viết bằng chữ Hán vào thế kỉ XVI.
b. Đại cáo bình Ngô là tài liệu có giá trị lớn về lịch sử, văn học và tư tưởng.
c. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chỉ có thể được khôi phục qua Đại cáo bình Ngô.
d. Đại cáo bình Ngô là đối tượng nghiên cứu của một số ngành khoa học.
Câu 3. Cho bảng dữ kiện về một số thành tựu của các nền văn minh phương Đông thời cổ - trung đại:
Nền văn minh |
Thành tựu |
Ai Cập |
Chữ tượng hình; toán học (nhất là hình học); kiến trúc và điêu khắc: kĩ thuật ướp xác, tín ngưỡng thờ đa thân. |
Trung Hoa |
Chữ tượng hình được viết trên mai rùa, xương thú; văn học (thơ Đường. tiểu thuyết thời Minh - Thanh); toán học (sử dụng hệ số đếm thập phân); kiến trúc và điêu khắc (Di hòa viên, Thập tam lăng...); kĩ thuật (in, giấy, thuốc súng...); tư tưởng, tôn giáo (Nho giáo, Đạo giáo...). |
Ấn Độ |
Văn học (kinh Vê-đa, sử thi Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-y-a-na...); toán học (sáng tạo số tự nhiên); tôn giáo (Bà-la-môn giáo, Hin-đu giáo...). |
a. Cư dân Ai Cập cổ đại viết chữ tượng hình trên mai rùa hoặc xương thú.
b. Ấn Độ và Trung Quốc là quê hương của một số tôn giáo được truyền bá ra thế giới.
c. Các công trình kiến trúc của cư dân phương Đông thời cổ đại gắn liền với thành tựu của khoa học tự nhiên.
d. Trong thời cổ đại, cả ba nền văn minh (Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa) đều có ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam.
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Khoa học - kĩ thuật thời Phục hưng đạt được nhiều thành tựu, tiêu biểu là thuyết Nhật tâm gần với Cô-péc-ních, Bru-nô. Ga-li-lê. Những thành tựu của văn minh thời Phục hưng không những đã thúc đẩy sự phát triển khoa học mà thực sự là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng. Văn minh thời Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản tấn công vào chế độ phong kiến và Giáo hội.
a. Về khoa học - kĩ thuật, văn minh thời Phục hưng đạt được nhiều thành tựu như thuyết Nhật tâm của Cô-péc-ních, định lý Pi-ta-go, chế tạo vũ khí.
b. Tiếp nối văn minh Hy Lạp - La Mã thời cổ đại, văn minh thời Phục hưng đã đặt cơ sở cho khoa học hiện đại.
c. Văn minh thời Phục hưng có tính cách mạng, lên án chế độ phong kiến, đề cao quyền tự do của con người.
d. Văn minh thời Phục hưng do giai cấp tư sản khởi xướng, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
----------HẾT----------
ĐÁP ÁN
Phần I.
(Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)
1 |
A |
9 |
A |
17 |
A |
|
2 |
A |
10 |
A |
18 |
A |
|
3 |
A |
11 |
A |
19 |
A |
|
4 |
A |
12 |
A |
20 |
A |
|
5 |
A |
13 |
A |
21 |
A |
|
6 |
A |
14 |
A |
22 |
A |
|
7 |
A |
15 |
A |
23 |
A |
|
8 |
A |
16 |
A |
24 |
A |
|
Phần II.
Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm.
Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.
- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.
- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm.
- Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.
Câu |
Lệnh hỏi |
Đáp án (Đ/S) |
Câu |
Lệnh hỏi |
Đáp án (Đ/S) |
1 |
a |
S |
a |
3 |
S |
b |
S |
b |
Đ |
||
c |
Đ |
c |
Đ |
||
d |
Đ |
d |
S |
||
2 |
a |
S |
a |
4 |
S |
b |
Đ |
b |
Đ |
||
c |
S |
c |
Đ |
||
d |
Đ |
d |
Đ |
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề kiểm tra minh họa năm 2025 môn Lịch sử 10 Bộ GD&ĐT có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2024 môn Ngữ văn Bộ GD&ĐT có đáp án
- Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2024 môn Vật lí Bộ GD&ĐT có đáp án
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/202459 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/202440 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/202462 - Xem thêm