OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Lịch Sử 12 năm 2019-2020 Trường THPT Lê Văn Thọ

12/12/2019 615.45 KB 191 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191212/900467279283_20191212_102326.pdf?r=8556
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Lịch Sử 12 năm 2019-2020 Trường THPT Lê Văn Thọ. Tài liệu được biên soạn gồm các câu hỏi trắc nghiệm nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý t huyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

TRƯỜNG THPT LÊ VĂN THỌ

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I – KHỐI 12

NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 45 Phút

 

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi nổ ra sớm nhất ở đâu?

A.Bắc Phi.                    B.Nam Phi                  C.Trung Phi.                     D. Tây Phi

Câu 2. Phương án Mao-bát-tơn(1947) tác động đến Ấn Độ như thế nào?

A. Ấn Độ trở thành quốc gia độc lập.

B. Ấn Độ bị tách làm hai quốc gia Ấn Độ và Pa-kix-tan.

C. Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ bùng lên mạnh mẽ.

D. Đất nước Ấn Độ phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Câu 3. Tháng 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế nào?

A. Liên kết khu vực.                                                                B. Hòa hoãn Đông - Tây.

C. Toàn cầu hóa.                                                                     D. Đa cực, nhiều trung tâm.

Câu 4. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là

A. Lục địa bùng cháy                                                               B. Lục địa khai sáng

C. Tiên phong trong phong trào chống thực dân mới              D. Lục địa mới trổi dậy.

Câu 5. Sự kiện nào thúc đẩy cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi?

A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.       

B. Liên Xô tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt.     

D. Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam.

Câu 6. Đặc điểm điểm cơ bản nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay là gì?

A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.   

B. Các phát minh kĩ thuật diễn ra với tốc độ nhanh chóng.

C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

D.Diễn ra trên nhiều nhiều lĩnh vực với  qui mô lớn với tốc độ nhanh.

Câu 7. So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm khác biệt gì?

A. Quá trình hợp tác, mở rộng thành viên diễn ra khá lâu dài.

B. Hạn chế sự can thiệp và chi phối của các cường quốc.

C. Hợp tác, giúp đỡ các nước trong khu vực phát triển kinh tế.

D. Diễn ra quá trình nhất thể hóa trong khuôn khổ khu vực.

Câu 8. I. Gagarin (Liên Xô) là người đầu tiên trên thế giới thực hiện thành công

A. hành trình chinh phục Mặt Trăng.                                       

B. kế hoạch thám hiểm sao Mộc.

C. hành trình khám phá sao Hỏa.                                            

D. chuyến bay vòng quanh Trái Đất.

Câu 9.  Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩlatinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.     

B. chế độ phân biệt chủng tộc.

C. chủ nghĩa thực dân cũ.                                                       

D. giai cấp địa chủ phong kiến.

Câu 10. Thành tựu lớn nhất của Liên Xô trong công cuộc xậy dựng chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là

A. hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế trong 4 năm 3 tháng

B. chế tạo thành công bom nguyên tử

C. phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái đất

D. trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới

Câu 11. Hội nghị Ianta (tháng 2 - 1945) không thông qua quyết định nào?

A. Quy định việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít.

B. Giao cho quân Pháp việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương.

C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

Câu 12. Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do

A. tác động của cuộc Chiến tranh lạnh và cục diện hai cực, hai phe.

B. có nhiều khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia dân tộc.

C. các nước thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau.

D. nguyên tắc hoạt động của ASEAN không phù hợp với một số nước.

Câu 13. Nước được mệnh danh là "Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh"

A. Achentina.               B. Chi lê.                        C. Nicanagoa.                    D. Cuba.

Câu 14. Nước được coi là khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đâị của thế giới

A. Anh                          B. Liên xô.                       C.Mĩ                                  D. Nhật .

Câu 15. Nội dung nào không phải là nguyên nhân làm cho Liên Xô và các nước Đông Âu bị “trì trệ”, khủng hoảng rồi đi đến sụp đổ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

A. Do chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động của tình hình thế giới

B. Do hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xâ hội.

C. Do chậm trễ thích ứng với quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra.

D. Do xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa nhân văn.

Câu 16. Cơ hội lớn nhất khi Việt Nam gia nhập ASEAN là

A. tiếp thu nền văn hóa đa dạng của các nước trong khu vực.

B. củng cố được an ninh, quốc phòng.

C. học hỏi, tiếp thu những thành tựu khoa học- kĩ thuật tiên tiến.

D. tranh thủ sự giúp đỡ về vật chất từ các nước trong khu vực.

Câu 17. Biểu hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt đến năm 2000?

A. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thếgiới.

B. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế.

C. Các quốc gia đều tập trung lấy phát triển kinh tế làm trọngđiểm.

D. Các nước lớn điều chỉnh quan hệ theo hướng đối thoại, thỏahiệp.

Câu 18. Một trong những tác động của cách mạng khoa học –kĩ thuật hiện đại đối với thế giới là?

A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ quốc tế.         

B. Sự phát triển và tác động của các công ty xuyên quốc gia.

C. Sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, chính trị quốc tế. 

D .Hình thành xu thế toàn cầu hóa.

Câu 19.  Đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Tây Âu trở thành

A. trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới.

B. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

C. liên minh kinh tế - tài chính - quân sự lớn nhất thế giới.

D. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

Câu 20. Sự khác nhau về nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN và tổ chức Liên hợp quốc là?

A. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ       

B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

C. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực       

D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Câu 21. Sự ra đời tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, 1949) và tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) là hệ quả trực tiếp của

A. các cuộc chiến tranh cục bộ trên thế giới.              

B. xung đột vũ trang giữa Tây Âu và Đông Âu.

C. chiến lược Ngăn đe thực tế của Mỹ.                      

D. cuộc Chiến tranh lạnh do Mỹ phát động.

Câu 22. Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau thế chiến thứ hai là

A. từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.

B. nhiều nước có tốc độ phát triển khác nhau.

C. sự ra đời khối ASEAN nhằm tăng cường liên kết các lĩnh vực.

D. ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á.

Câu 23. Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách-mở cửa (từ năm 1978) với mục tiêu

A. chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường.

B. đưa Trung Quốc trở thành cường quốc xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

C. đưa Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

D. đưa Trung Quốc trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

Câu 24. Một trong những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa là

A. tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.                   B. hạn chế sự tăng trưởng kinh tế.

C. kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất            D. hạn chế sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế.

Câu 25. Sự ra đời và tham gia đời sống chính trị thế giới của hơn 100 quốc gia độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai

A. đã làm cho mọi tàn dư của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.

B.  đã góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế theo chiều hướng tiến bộ.

C. đã dẫn đến sự giải thể của tất cả các liên minh quân sự trên thế giới.

D.  là yêu tố quyết định sự xuất hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây..

Câu 26. Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc nào của Liên hợp quốc để giải quyết vần đề Biển Đông?

A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc

B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn. 

C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước

D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

Câu 27.  Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn những năm nửa sau thế kỉ XX là

A. cục diện “Chiến tranh lạnh”.              

B. xu thế toàn cầu hóa.

C. sự hình thành các liên minh kinh tế.   

D. sự ra đời các khối quân sự đối lập.

Câu 28.  Lịch sử ghi nhận năm 1960 là năm châu Phi vì:

A. tất cả các nước châu Phi đều giành được độc lập. 

B. hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lựợt tan rã.

C. có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập.           

D. chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi.

Câu 29. Theo Hiến pháp 1993 nước Nga theo thể chế chính trị?

A. Quân chủ chuyên chế.                                             B. Quân chủ lập hiến

C. Tổng thống Liên bang.                                             D. Chủ nghĩa xã hội

Câu 30. Một trong những hệ quả tích cực của toàn cầu hóa là

A. giải quyết căn bản sự phân hóa giàu nghèo.                  B. giải quyết triệt để những bất công xã hội.

C. thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.              D. giúp các nước giữ nguyên cơ cấu kinh tế.

---

Trên đây là phần trích dẫn Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Lịch Sử 12 năm 2019-2020 Trường THPT Lê Văn Thọ, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF