Bộ Đề cương ôn tập Vật Lý lớp 7 học kỳ 2 năm học 2016-2017 của chương trình lớp 7 là phần tổng hợp lại những kiến thức quan trọng trong quá trình học. Bên cạnh đó còn gợi ý cho các em một số bài tập tự luyện có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết sau mỗi bài học , cũng như các dạng bài tập trắc nghiệm thường gặp trong đề thi nhằm giúp các em luyện tập và tham khảo thêm, đạt được thành tích cao trong kì thi học kì sắp tới.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 7 - HỌC KỲ II
PHẦN 1: TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
-
Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách đem vật đó cọ xát với vật khác.
-
Vật bị nhiểm điện ( vật mang điện tích ) có khả năng hút các vật khác
-
Để kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không, thử xem vật đó có hút được các vật nhẹ không: Nếu hút chứng tỏ vật đó nhiễm điện .
II. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH .
1 . Có mấy loại điện tích?
-
Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm .
-
Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau ,khác loại thì hút nhau .
-
Người ta quy ước gọi điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát với lụa là điện tích dương ( + ) ; Điện tích của thanh nhựa sẩm màu vào vải khô là điện tích âm ( - ).
-
2. Khi nào vật nhiễm điện âm, vật nhiễm điện dương?
-
Một vật nhiễm điện Âm nếu nhận thêm electron ( thừa electron ); nhiễm điện dương nếu mất bớt electron ( thiếu electron ).
3. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử :
III. CHẤT DẪN ĐIỆN ,CHẤT CÁCH ĐIỆN – DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI .
1. Dòng điện – Nguồn điện .
-
Dòng điện là dòng các điện tích chuyển động có hướng .
-
Mỗi nguồn điện đều có hai cực : cực dương ( + ) và cực âm ( - ).
-
Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây dẫn .
2. Chất dẫn điện và chất cách điện :
-
Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua .Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện .
-
Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua .Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện .
3. Dòng điện trong kim loại – Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện .
IV. CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN .
1. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện :
a. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
-
Dòng điện đi qua một vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên ( dòng điện gây ra tác dụng nhiệt ). Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng .
-
Trong bóng đèn của bút thử điện có chứa khí Nêon. Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng trong khi bóng đèn này nóng lên hầu như không đáng kể .
-
Đèn Điôt phát quang ( Đèn LED ) chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng
b. Ứng dụng:
-
Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện để chế tạo : Bàn là ,bếp điện ,lò nướng ,lò sưởi …..
-
Bóng đèn dây tóc khi có dòng điện chạy qua vừa gây ra tác dụng nhiệt vừa gây ra tác dụng phát sáng ( với ưu điểm giá thành rẻ ) được dùng khá phổ biến ở những vùng nông thôn ( dùng để thắp sáng ).
-
Đèn Điốt phát quang ( rẻ, bền ,ít tốn điện năng ) được dùng làm đèn báo ở nhiều dụng cụ và thiết bị điện như : Tivi, máy tính ,ổn áp ,nồi cơm điện ,điện thoại di động …..
-
Đèn ống ( với ưu điểm ít tiêu tốn điện năng ) được dùng rộng rải trong đời sống hằng ngày .
2. Tác dụng từ :
3. Tác dụng cơ :
4. Tác dụng hóa học :
5. Tác dụng sinh lý :
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
V. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN – HIỆU ĐIỆN THẾ
1. Cường độ dòng điện :
-
Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn
-
Cường độ dòng điện kí hiệu bằng chữ I
-
Đơn vị cường độ dòng điện là ampe,kí hiệu là A.
1mA = 0,001A ; 1A = 1000 mA .
-
Dụng cụ để do cường độ dòng điện là ampe kế .
-
Cách nhận biết ampe kế : Trên ampe kế có ghi chữ A ( thì số đo cường độ dòng điện tính theo đơn vị A.) ; hoặc ghi chữ mA ( thì số đo cường độ dòng điện tính theo đơn vị mA.).
2. Hiệu điện thế :
-
Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một Hiệu điện thế .
-
Trên mỗi nguồn điện có ghi giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch
-
Hiệu điện thế kí hiệu bằng chữ U.
-
Đơn vị Hiệu điện thế là Vôn ,Kí hiệu là V.
1mV = 0,001V ; 1kV = 1000V
3. Đoạn mạch nối tiếp :
4. Đoạn mạch song song :
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
VI. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
-
Cơ thể người là một vật dẫn điện nên dòng điện có thể chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào trên cơ thể .
-
Dòng điện có cường độ 10mA đi qua người làm cơ co rất mạnh ,không thể duỗi tay khỏi dây điện khi chạm phải .
-
Dòng điện có cường độ trên 25mA đi qua ngực gây tổn thương tim .
-
Dòng điện có cường độ từ 70mA trở lên đi qua cơ thể người ,tương ứng với hiệu điện thế từ 40V trở lên đặt lên cơ thể người làm tim ngừng đập
-
Khi bị đoản mạch ,cường độ dòng điện trong mạch tăng lên đáng kể ,dễ gây hỏa hoạn .
-
Cầu chì có tác dụng ngắt mạch khi dòng điện có cường độ tăng quá mức ,đặc biệt khi đoản mạch .
Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện :
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
PHẦN 2: BÀI TẬP TỰ LUYỆN
A . BÀI TẬP TỰ LUẬN
I. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
Câu 1 : Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật bị nhiểm điện có khả năng gì? Để kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không, ta làm thế nào?
Trả lời:
Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách đem vật đó cọ xát với vật khác. Vật bị nhiểm điện có khả năng hút các vật khác
Để kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không, thử xem vật đó có hút được các vật nhẹ không: Nếu hút chứng tỏ vật đó nhiễm điện .
II. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH .
Câu 1: Có mấy loại điện tích? Các vật tương tác với nhau như thế nào?Nêu quy ước về vật mạng điện tích dương và vật mang điện tích âm?
Trả lời
-
Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương.
-
Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
-
Người ta quy ước gọi điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+); Điện tích của thanh nhựa sẩm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-)
III. CHẤT DẪN ĐIỆN ,CHẤT CÁCH ĐIỆN – DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI .
Câu 1: Quan sát dưới các gầm các ôtô chở xăng bao giờ củng thấy có một giây xích sắt. Một đầu dây xích này được nối với vỏ thùng chưa xăng, đầu kia được thả kéo lê trên mặt đường. Hãy cho biết dây xích này được sữ dụng như thế để làm gì? Tại sao?
Trả lời: Để tránh xảy ra cháy, nổ xăng. Vì khi ô tô chạy, ô tô cọ xát mạnh với không khí, làm nhiễm điện những phần khác nhau của ô tô. Nếu bị nhiễm điện mạnh, giữa các phần này phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ xăng. Nhờ dây xích sắt là vật dẫn điện, các điện tích từ ô tô dịch chuyền qua nó xuống đất, loại trừ sự nhiễm điện mạnh.
IV. CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN .
Câu 1: Người ta sử dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết:
-
Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ cao nhất của ấm là bao nhiêu độ?
-
Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xãy ra? Vì sao?
Trả lời:
a. Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao nhất là 1000.(Nhiệt độ của nước đang sôi)
b. Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì ấm điện bị cháy, hỏng.Vì khi cạn hết nước, do tác dụng nhiệt của dòng điện, nhiệt độ của ấm tăng lên rất cao. Dây nung nóng(ruột ấm) sẽ nóng chảy, không dùng được nữa. Một số vật để gần ấm có thể bắt cháy, gây hỏa hoạn.
V. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN – HIỆU ĐIỆN THẾ
Câu 1: Trong tay em có một số ampe kế mà giới hạn đo của chúng lần lượt là 50mA, 100mA,200mA, 0,5A và 1A. Để đo dòng điện trong một đoạn mạch mà cường độ dòng điện ước chừng khoãng 0,08mA nên dùng ampe kế nào là hợp lí nhất? Vì sao?
Trả lời: Nên dùng ampe kế có giới hạn đo 100mA là hợp lý nhất. Vì như thế độ lệch của kim chỉ thị sẽ là lớn nhất, ta vừa dể quan sát vừa thu được kết quả có độ chính xác cao nhất.
VI. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
Câu 1: Trên 1 cầu chì có ghi 1A, số đó có ý nghĩa gì?
Trả lời: Số đó có ý nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này trên 1A trở lên thì cầu chì sẽ bị đứt.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1. Đơn vị đo hiệu điện thế là
A. Vôn ; B. Vôn kế ; C. Am pe ; D. Am pe kế
Câu 2. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện trong mạch
A. bằng cường độ dòng điện qua mỗi đoạn mạch thành phần.
B. bằng tổng cường độ dòng điện qua mỗi đoạn mạch thành phần.
C. bằng tích giữa các cường độ dòng điện qua các đoạn mạch thành phần.
D. bằng hiệu cường độ dòng điện qua mỗi đoạn mạch thàn phần.
Câu 3. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện?
A. Dòng điện qua cái quạt làm cánh quạt quay.
B. Dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn sáng lên.
C. Dòng điện qua bếp điện làm cho bếp điện nóng lên.
D. Dòng điện qua cơ thể gây co giật các cơ.
Câu 4. Khi cầu chi trong gia đình bị đứt, để bảo đảm an toàn cho mạng điện ta có thể áp dụng cách nào sau đây?
A. Lấy sợi dây đồng thay cho dây chì.
C. Thay bằng một dây chì khác cùng loại với dây chì bị đứt.
B. Nhét giấy bạc (trong bao thuốc lá) vào cầu chì.
D. Bỏ, không dùng cầu chì nữa.
Câu 7. Đơn vị đo cường độ dòng điện là
A. Am pe B. Ampe kế C. Vôn D. mili ampe kế
ĐÁP ÁN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
CÂU |
1 |
2 |
3 |
4 |
7 |
ĐÁP ÁN |
A |
B |
D |
C |
A |
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung ôn tập cuối học kỳ 2 môn Vật Lý lớp 7 năm học 2016- 2017.
Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 7 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi học kì sắp tới.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
-
4 đề thi Hoc kì 2 môn Vật Lý lớp 6 có lời giải và đáp án chi tiết năm 2017
-
3 đề thi Hoc kì 2 môn Vật Lý lớp 7 có lời giải và đáp án chi tiết năm 2017.
Chúc các em học tốt!
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024520 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024171 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024246 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)