OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Đề cương ôn thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2017

24/04/2017 840.87 KB 4592 lượt xem 57 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20170424/390185729477_20170424_161449.pdf?r=8837
ADMICRO/
Banner-Video

Bộ đề cương ôn thi môn Lịch sử, là hệ thống kiến thức trọng tâm của chương trình Lịch sử cơ bản lớp 7. Là tài liệu giúp các em ôn thi học kì dễ dàng. Ngoài ra, bộ đề cương ôn thi học kì 2 này còn hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi liên quan đến các nội dung của bài học của Lịch sử Việt Nam từ năm thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XIX.

 

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ LỚP 7

 

CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ THẾ KỈ XV ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427)

Nội dung 1: Những sự kiện chính, chiến thắng lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Thời gian khởi nghĩa, Hội thề Đông Quan, chiến thắng Tốt Động – Chúc Động…

Nội dung 2: Những nét chính những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa: Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII

BÀI 23: KINH TẾ, VĂN HÓA CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII

Nội dung 1:  Nét chính về nông nghiệp các thế kỉ XVI-XVIII

Nội dung 2: Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán ở các thế kỉ XVI-XVIII

  1. Các làng nghề thủ công nổi tiếng ở thế kỉ XVII. Liên hệ các làng thủ công ngày nay (Trong nước, địa phương)
  2. Các đô thị mới Ở Đàng Ngoài, Đàng Trong. Liên hệ sự phát triển của đô thị ngày nay

Các câu hỏi liên quan:

Câu 1:Trình bày những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn?

  • Những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa, quân ta gặp nhiều khó khăn về lực lượng, quân Minh nhiều lần truy đuổi, nhiều lần quân ta phải rút lên núi Chí Linh.
  • Nhiều tấm gương yêu nước đã hy sinh, tiêu biểu là Lê Lai đã liều mình cứu chủ tướng Lê Lợi.
  • Năm 1421, quân Minh lại mở cuộc vây quét, buộc quân ta phải rút lên núi Chí Linh.
  • Năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa và được quân Minh chấp thuận.
  • Cuối năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công ta.

⇒ Cuộc khởi nghĩa bước sang giai đoạn mới.

Câu 2: Trình bày cuộc chiến trận Chi Lăng–Xương Giang (10/1427)?

  1. Chuẩn bị:
  • Quân Minh chuẩn bị 15 vạn viện binh từ Trung Quốc tiến vào nước ta.
  • Ta quyết định tiêu diệt cánh quân của Liễu Thăng trước.
  1. Diễn biến:
  • 10/1427: Hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia thành 2 đạo tiến vào nước ta.
  • 8/10/1427: Liễu Thăng dẫn binh ào ạt tiến vào biên giới nước ta bị quân ta phục kích và bị giết ở ải Chi Lăng.
  • Lương Minh lên thay, bị quân ta phục kích và bị giết ở ải Xương Giang.
  • Nghe tin Liễu Thăng, Lương Minh bị giết, Mộc Thạch vội vã rút quân về nước.
  1. Kết quả:
  • Vương Thông xin hòa tổ chức hội thề Đông Quan, rút quân về nước.

⇒ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang.

Câu 3: Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử.

  1. Nguyên nhân:
  • Do nhân dân đoàn kết, tham gia đánh giặc.
  • Do có bộ chỉ huy tài giỏi, đứng đầu là: Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
  1. Ý nghĩa:
  • Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh.
  • Mở ra thời kì mới của dân tộc.

Câu 4: Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1424 đến cuối 1426?

  • 12/10/1426 hạ đồn Đa Căng
  • 12/1424 hạ thành Trà Lân, tiến đến giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hoá.
  • 8/1425 nghĩa quân giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá.
  • Khu vực hoạt động của nghĩa quân ( từ tháng 10/1424 đến tháng 8/1425) từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân.
  • 9/1426 nghĩa quân Lam Sơn tiến ra Bắc

Câu 5: Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn?

  1. Nguyên nhân thắng lợi:
  • Lòng yêu nước, ý chí bất khuất đấu tranh giành độc lập tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu.
  • Đường lối đánh giặc đúng đắn, sáng tạo của Ban chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

        b. Ý nghĩa lịch sử:

  • Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh.
  • Mở ra một thời kỳ phát triển mới: Thời Lê Sơ.

Câu 6: Tổ chức quân đội và luật pháp của nước Đại Việt thời Lê sơ như thế nào?

  1. Tổ chức quân đội
  • Chế độ: Ngự binh ư nông.
  • Bộ phận: Quân triều đình, quân địa phương.
  • Binh chủng: Bộ binh, thủy binh, kị binh, tượng binh.
  • Vũ khí: Đao, kiếm, giáo, mác, hỏa đồng, hỏa pháo.

       b. Luật pháp

  • Lê Thánh Tông ban hành Luật Hồng Đức.
  • Nội dung:
    • Bảo vệ quyền lợi của Vua, Hoàng tộc, giai cấp thống trị.
    • Bảo vệ chủ quyền quốc gia.
    • Khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp.
    • Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.

CHƯƠNG VI: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

BÀI 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN

 Nội dung 1: Trình bày việc nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền

Nội dung 2: Tình hình kinh tế, xã hội dưới triều Nguyễn như thế nào.

Nội dung 3: Các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới triều Nguyễn

BÀI 28

 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC CUỐI THẾ KỈ XVIII – NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Nội dung 1: Tìm hiểu sự phát triển của văn học dân gian

Nội dung 2: Tìm hiểu sự phát triển của văn học viết bằng chữ Nôm

Nội dung 3: Tìm hiểu các tảc giả, tác phẩm nổi tiếng

Câu 15: Hãy cho biết tình hình sản xuất nông nghiệp Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII như thế nào? Tại sao các chúa Nguyễn ban đầu lại chú ý phát triển nông nghiệp?

  1. Đàng Ngoài:
  • Nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng do chính quyền Lê - Trịnh không quan tâm sản xuất và ruộng đất công bị bao chiếm, bỏ hoang. Nhân dân chịu tô thuế, binh dịch, mất mùa, đói kém
  1. Đàng Trong:
  • Nông nghiệp phát triển rõ rệt nhờ chính sách khai hoang và tự nhiên thuận lợi
  • Chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh kinh lý Nam bộ , đặt phủ Gia Định
  • Hình thành tầng lớp địa chủ lớn, có nhiều ruộng đất

c. Các chúa Nguyễn ban đầu chú ý phát triển nông nghiệp vì đó là 1 trong những kế sách xây dựng Đàng Trong thành cơ sở cát cứ lâu dài chống lại chúa Trịnh

Câu 16: Quân Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê  như thế nào?

  • Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh đem quân vào đánh Phú Xuân. Chúa Nguyễn chạy vào Gia Định.
  • Nguyễn Nhạc tạm hoà với Trịnh để đánh Nguyễn.
  • Năm 1777, quân Tây Sơn bắt giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền phong kiến Đàng Trong.
  • 6/1786 Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân , sau đó tiến thẳng ra Đàng Ngoài với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”
  • Giữa năm 1786, bắt chúa Trịnh, giao chính quyền cho vua Lê
  • Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Vũ Văn Nhậm, lật đổ chính quyền vua Lê, tự xây dựng chính quyền mới.
  • Quân Tây Sơn đã lật đổ được các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê thối nát và đã hoàn thành được sứ mệnh lịch sử mà người dân giao phó

Câu 17: Em hãy trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỷ Dậu?

  1. Hoàn cảnh:
  • Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh. Cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân chia làm 4 đạo tiến vào nước ta.
  • Quân ta rút khỏi Thăng Long, lập phòng tuyến Tam Điệp -Biện Sơn đồng thời sai người báo tin cho Nguyễn Huệ.
  1. Quá trình đại phá quân Thanh:
  • Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (1788), lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc.
  • Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỷ Dậu:
  • Đêm 30 tết hạ đồn tiền tiêu
  • Đêm mồng 3 tết hạ đồn Hà Hồi.
  • Mờ sáng mồng 5 tết ta đánh đồn Ngọc Hồi và Đống Đa -> Sầm Nghi Đống tự tử, Tôn Sĩ Nghị vượt sông Hồng chạy sang Gia Lâm.
  • Trưa mồng 5, Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long.

Câu18: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn là gì?

  1. Nguyên nhân thắng lợi:
  • Do ý chí đấu tranh chống áp bức và tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
  • Sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy.
  1. Ý nghĩa lịch sử:
  • Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước
  • Đặt nền tản thống nhất quốc gia
  • Đập tan âm mưu xâm lược của .quân Xiêm, quân Thanh, bảo vệ độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

 Câu 19: Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hoá dân tộc?

  1. Kinh tế:
  • Ban chiếu khuyến nông (để giải quyết nạn lưu vong và ruộng đất bị bỏ hoang).
  • Giảm tô thuế.
  • Mở cửa ải, thông chợ búa.
  1. Văn hoá-giáo dục:
  • Ban hành chiếu lập học(khuyến khích mở trường học)
  • Đề cao chữ Nôm.
  • Lập viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm.

Câu 20: Quang Trung đã đại phá quân Thanh như thế nào? Tại sao vua Quang Trung chọn tấn công quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu?

  • Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, niên hiệu  Quang Trung, tiến quân ra Bắc
  • Đến Nghệ An, Thanh Hóa tuyển thêm quân, duyệt binh, làm lễ tuyên thệ
  • Đến Tam Điệp cho quân ăn tết trước
  • Đêm 30 Tết , ta tiến công quân Thanh trên sông Gián Khẩu
  • Đêm mồng 3, ta tiến công đồn Hà Hồi ( Thường Tín – Hà Tây )
  • Sáng mồng 5 , Quang Trung tiến công đồn Ngọc Hồi. Cùng lúc ấy đô dốc Long tấn công đồn Đống Đa
  • Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy
  • Sau 5 ngày đêm chiến đấu , nghĩa quân Tậy Sơn đã quét sạch 29 vạn quân Thanh
  • Vua Quang Trung tấn công quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu vì vào dịp Tết quân Thanh lo ăn chơi , lơ là, kém phòng bị

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung của bộ đề cương ôn thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7. Để xem đầy đủ bộ đề cương ôn tập này các em có thể để xem online hoặc tải về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 và đáp án chi tiết để củng cố thêm kiến thức và ôn tập nhé. Chúc các em ôn tập và thi tốt!

 --MOD Lịch sử HOC247 (tổng hợp)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF