OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021 - 2022

02/12/2021 1.03 MB 2238 lượt xem 4 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211202/73916008033_20211202_142949.pdf?r=4754
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021 - 2022 bao gồm phần tóm tắt lý thuyết và các bài tập vận dụng có đáp án sẽ giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về âm học trong chương trình Công nghệ 9. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

1. Kiến thức cần nhớ

1.1. Giới thiệu nghề điện dân dụng

- Nhận biết được môi trường làm việc của nghề điện dân dụng

- Biết được cách phân lọa và cấu tạo của dây dẫn điện

- So sánh được cấu tạo của dây dẫn điện với dây cáp điện

1.2. An toàn lao động, thiết bị, dụng cụ và vật liệu liệu

- Nhận biết được đại lượng đo của đòng hồ đo điện

- Xác định được lượng điện năng tiêu thụ trong 1 tháng thông qua số chỉ công tơ điện

- Biết được vật liệu dùng trong lắp đặt hệ thống dây dẫn điện trong nhà

- Nêu được các bước lắp đặt bảng điện vào mạch điện

- Giải thích được các thông số kĩ thuật ghi trên công tơ điện

1.3. Qui trình nối dây dẫn và kĩ thuật lắp đặt mạch điện cho bảng điện

- Hiểu được qui trình nối dây dẫn điện

- Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn huỳnh quang

2. Bài tập ôn tập

2.1. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động

            A. Về kiến thức           B. Kinh nghiệm          C. Tác phong              D. Ngoại hình

Gợi ý: A

Câu 2. Khi lắp đặt mạng điện, biện pháp an toàn là:

            A. Cách điện tốt giữa phần tử mang điện và phần tử không mang điện

            B. Cách điện tốt với đất

            C. Mang đồ bảo hộ

            D. Cả 3 đều đúng

Gợi ý: D

Câu 3. Vôn kế dùng để đo?

A. Hiệu điện thế          B. Cường độ dòng điện           C. Điện trở                  D. Công suất

Gợi ý: A

Câu 4. Cấu tạo dây dẫn điện:

            A. Lõi và vỏ cách điện                                    B. Lõi và lớp vỏ bằng đồng                           

            C. Vỏ bảo vệ và vỏ cách điện                          D. Lõi đồng và lõi nhôm

Gợi ý: A

Câu 5. Dây dẫn điện trong nhà không dùng dây dẫn trần vì:

          A. Không đạt yêu cầu về mĩ thuật                                B. Không đảm bảo an toàn về điện

          C. Không thuận tiện khi sử dụng                                  D. Không bền bằng dây có vỏ bọc

Gợi ý: B

Câu 6. Vật liệu cách điện là?

            A. Nhựa, sứ, nhôm                                                      B. Nhựa, gỗ, sứ

            C. Tôn, nhựa, sứ                                                         D. Cao su, sứ, đồng

Gợi ý: B

Câu 7. Cầu dao 1 pha là dụng cụ điện dùng để:

           A. Đóng cắt trực tiếp mạch điện có cường độ lớn.

           B. Đóng cắt trực tiếp dòng điện có cường độ lớn.

           C. Đóng cắt gián tiếp mạch điện có cường độ lớn.

           D. Đóng cắt gián tiếp dòng điện có cường độ lớn.

Gợi ý: B

Câu 8. Cấu tạo đèn huỳnh quang gồm có 3 phần chính:

A. Bóng đèn, đuôi đèn, máng đèn.             

B. Bóng đèn, chấn lưu, tắc te.

C. Bóng đèn, đuôi đèn, chấn lưu.                

D. Bóng đèn, đuôi đen, tắc te.

Gợi ý: B

Câu 9. Dây dẫn điện của bản vẽ thiết kế mạng điện kí hiệu: M(3x2) có nghĩa là:

A. Dây dẫn làm bằng nhôm có 2 lõi dây có tiết diện lõi là 3mm2

B. Dây dẫn làm bằng nhôm có 3 lõi dây có tiết diện lõi là 2mm2

C. Dây dẫn làm bằng đồng có 2 lõi dây có tiết diện lõi là 3mm2

D. Dây dẫn làm bằng đồng có 3 lõi dây có tiết diện lõi là 2mm2

Gợi ý: D

Câu 10. Dây cáp điện sử dụng trong mạng điện trong nhà là loại:

A. Ba pha, điện áp thấp                      B. Ba pha, điện áp cao           

C. Một pha, điện áp thấp                    D. Một pha, điện áp cao

Gợi ý: A

Câu 11. Cầu chì, công tắc mắc vào:

A. Dây pha                  B. Dây trung hoà         C. Cả A và B đúng                  D. Cả A và B sai

Gợi ý: A

Câu 12. Hãy chỉ ra vật liệu nào sau đây không cách điện:

A. Sứ                         B. Máng gỗ                   C. Mica                                   D. Dây nhôm  

Gợi ý: D

Câu 13. Dụng cụ dùng để đo đường kính dây dẫn và chiều sâu lỗ là:

            A.Thước dây.             B. Thước cặp.             C.Thước góc.                         D. Thước dài.

Gợi ý: B

Câu 14. Dây dẫn điện trong nhà không nên dùng dây dẫn trần vì nguy hiểm

            A. Tính mạng của con người                          C. Câu A, B đúng

            B. Tài sản của con người trong gia đình         D. Câu A, B sai

2.2. Bài tập tự luận

Câu 1: Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng bao gồm những gì?

Gợi ý:

            - Thiết bị bảo vệ, đóng cắt và lấy điện

            - Nguồn điện 1 chiều và xoay chiều, thiết bị đo lường điện

            - Vật liệu, dụng cụ và các loại đồ dùng điện

Câu 2: Nêu cấu tạo dây dẫn, dây cáp? Phân loại dây dẫn điện?

Gợi ý:

a) Phân loại:

            -  Dựa vào vỏ bọc: dây bọc cách điện, dây trần.

            -  Dựa vào số lõi: dây 1 lõi, dây nhiều lõi.

            - Dựa vào số sợi của lõi: dây lõi 1 sợi, dây lõi nhiều sợi.

b) Cấu tạo dây dẫn điện được bọc chất cách điện: Gồm hai phần chính:

            - Lõi

            - Vỏ cách điện

            - Một số loại dây còn có vỏ bọc bảo vệ bên ngoài

c) Cấu tạo dây cáp điện: Có 3 phần chính:

            - Lõi cáp.

            - Vỏ cách điện.

            - Vỏ bảo vệ.

   Cáp điện của mạng điện trong nhà thường có vỏ bảo vệ mềm chịu được nắng, mưa.

Câu 3: Có mấy loại mối nối dây dẫn điện. Khi nối dây dẫn điện cần có các yêu cầu gì? Nêu quy trình nối dây dẫn điện

Gợi ý:

a) Các loại mối nối dây dẫn điện:

            - Mối nối thẳng

            - Mối nối phân nhánh

            - Mối nối dùng phụ kiện

b) Các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện:

            - Dẫn điện tốt

            - Độ bền cơ học cao

            - An toàn

            - Mỹ thuật

c)  Các quy trình chung nối dây dẫn điện:

      - Bóc vỏ cách điện      

      - Làm  sạch lõi   

      - Nối dây    

      - Kiểm tra mối nối    

      - Cách điện mối nối

Câu 4: Nêu sự khác nhau giữa sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt của mạng điện trong nhà.

Gợi ý:

            - Sơ đồ nguyên lí là sơ đồ chỉ nói lên mối liên hệ điện mà không thể hiện vị trí sản xuất hay cách lắp ráp các phần tử của mạng điện.

            - Sơ đồ lắp đặt biểu thị vị trí lắp đặt, cách lắp ráp giữa các phần tử của mạng điện và cần dùng để dự trù vật liệu, lắp đặt sửa chữa mạch điện.

            - Sơ đồ nguyên lý là cơ sở để vẽ sơ đồ lắp đặt

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021 - 2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

​Chúc các em học tập tốt !

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF