OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Phước Long

11/05/2020 92.7 KB 440 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200511/915538251633_20200511_165820.pdf?r=1922
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của các em, HOC247 xin gửi đến Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 7 được cập nhật từ Trường THCS Phước Long. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích giúp các em có thêm nguồn tư liệu phong phú phục cụ cho việc ôn luyện của mình. Cùng cố gắng để có kết quả tốt nhé. Chúc các em thành công!

 

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II

(Năm 2019-2020)

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU

PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

1. Tự sự: Trình bày diễn biến sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc.  Cách nhận biết phương thức tự sự: có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật.

2. Miêu tả: Tái hiện cụ thể trạng thái, sự vật, con người như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người. Dấu hiệu nhận biết phương thức miêu tả : Có các câu văn, câu thơ tái hiện lại hình dáng, diện mạo, màu sắc,… của người và sự vật ( tả người, tả cảnh, tả tình,….)

3. Biểu cảm: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu cảm: có các câu văn, câu thơ miêu tả  cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình. (cảm xúc của người viết, chứ không hẳn là cảm xúc của nhân vật trong truyện. )

4. Nghị luận: Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận, bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, quan điểm, tư tưởng, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt,  thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

Dấu hiệu nhận biết phương thức nghị luận: Có vấn đề nghị luận; có quan điểm, tư tưởng của người viết về vấn đề đặt ra trong đời sống, có luận điểm, dẫn chứng và lí lẽ.

                               

PHẦN TIẾNG VIỆT

(HS học thuộc lý thuyết đế vận dụng làm bài tập.)

1. Rút gọn câu:

a. Khái niệm: Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn.

b. Công dụng (mục đích): 

Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin nhanh vừa tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước.

VD: - Bao giờ bạn về quê ngoại?

       - Ngày mai.

Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ)

VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

c. Cách dùng câu rút gọn:

  • Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
  • Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

  -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần tư liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Phước Long. Để xem được đầy đủ nội dung, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em học tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

  ----Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn----

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF