OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021

21/04/2021 842.88 KB 871 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210421/9373284173_20210421_125703.pdf?r=8432
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Đề cương ôn tập HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập trắc ngiệm, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Lịch Sử. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

 

 
 

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Giai đoạn

Nội dung chính

Việt Nam trong những năm 1919 - 1930

- Quá trình hoạt động và công lao của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 - 1930.

- Quá trình ra đời, ý nghĩa lịch sử của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

Việt Nam trong những năm 1930 - 1945

- Hoàn cảnh ra đời, nội dung và ý nghĩa của việc thành lập Đảng.

- So sánh phong trào cách mạng 1930 - 1931 với phong trào dân chủ 1936 - 1939.

- Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.

- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám.

Việt Nam trong những năm 1945 - 1954

- Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám. Ý nghĩa của việc Đảng ta ký “Hiệp định Sơ Bộ” và “Tạm ước Việt - Pháp”.

- Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

- Nội dung cơ bản, ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.

- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954.

Việt Nam trong những năm 1954 - 1975

- Phong trào Đồng Khởi 1959 - 1960.

- Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) ở miền Nam. Những thắng lợi của quân dân miền Nam trong chống “Chiến tranh đặc biệt”.

- Âm mưu và hành động mới của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968). Những thắng lợi tiêu biểu của quân dân ta trong "Chiến tranh cục bộ”.

- Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ - Ngụy trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” . Những thắng lợi của quân dân ta trong chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh”.

- Miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 - 1973) và thứ hai của Mĩ ( 1969 - 1973).

- Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

- Chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam. Các chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.

- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

Việt Nam trong những năm 1975 - 2000

- Đường lối đổi mới của Đảng: hoàn cảnh, nội dung chính, ý nghĩa.

B. BÀI TẬP MINH HỌA

Câu 1. Vì sao nói sau c/m tháng Tám,tình hình đất nước như “Ngàn cân treo sợi tóc”? Cách giải quyết của Đảng?

* Tình hình đất nước sau c/m tháng Tám 1945: khó khăn chồng chất và phức tạp

- Với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch và bọn tay sai phản động tràn vào miền Bắc âm mưu lật đổ chính quyền c/m. Từ vĩ tuyến 16 vào Nam, quân Anh kéo vào, dọn đường và tạo điều kiện cho Pháp trở lại xâm lược nước ta.

- Các thế lực phản động trong nước ngóc đầu dậy tìm cách phá hoại c/m

- Nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu và bị chiến tranh tàn phá. Nạn đói kéo dài, sản xuất đình đốn, giá cả tăng vọt đe dọa nghêm trọng đời sống ND.

- Ngân sách nhà nước trống rỗng, chưa kiểm soát được ngân hàng Đông Dương

- Hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội lan tràn

=> Đất nước rơi vào tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc’’, chính quyền c/m bị đe dọa nghiêm trọng

* Biện pháp giải quyết của Đảng:

- Về chính trị: Củng cố và kiện toàn chính quyền c/m

+ Ngày 6-1-1946, bầu cử qốc hội khóa I có hơn 90% cử tri tham gia

+ Ngày 2-3-1946, quốc hội họp phiên đầu tiên, lập Ban dự thảo hiến pháp và thông qua danh sách chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh đứng đầu

+ Bầu cử Hội đồng ND các cấp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, thành lập Ủy ban hành chính, kiện toàn và củng cố bộ máy chính quyền ND

+ Ngày 29-5-1946, thành lập Hội liên hiệp quốc dân VN

- Diệt giặc đói: Tổ chức quyên góp, lập hũ gạo cứu đói, tổ chức ngày đồng tâm,đẩy mạnh tăng gia sản xuất …

- Diệt giặc dốt:

+ Ngày 8-9-1945, Hồ Chủ Tịch kí sắc lệnh thành lập cơ quan bình dân học vụ

+ Mở lớp học,kêu gọi mọi người dân tham gia xóa nạn mù chữ. Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục theo tinh thần dân tộc và dân chủ

- Giải quyết khó khăn về tài chính: Kêu gọi ND đóng góp xây dựng “Quỹ độc lập”, tổ chức Tuần lễ vàng, ra sắc lệnh phát hành và lưu hành tiền VN.

- Chống bọn Tưởng Giới Thạch và bọn phản c/m:

+ Nhân nhượng một số quyền lợi chính trị và kinh tế cho quân Tưởng: nhường 70 ghế quốc hội và một số ghế bộ trưởng, cung cấp một phần lương thực, thực phẩm ….

+ Ra lệnh trấn áp bọn phản c/m, lập tòa án quân sự trừng trị hành động phá hoại c/m của chúng

- Chống bọn Pháp xâm lược Nam Bộ:

+ Quân dân Miền nam anh dũng chống trả bọn xâm lược bằng nhiều hình thức và bằng mọi vũ khí

+ ND Miền Bắc quyên góp, ủng hộ sức người, sức của cho miền Nam chiến đấu

Câu 2. Hoàn cảnh kí kết hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và tạm ước Việt- Pháp 14-9-1946? Nội dung và Ý nghĩa?

* Hoàn cảnh kí kết Hiệp định sơ bộ (6-3-1946):

- TD Pháp muốn chiếm miền Bắc hoàn thành cuộc xâm lược nước ta lần 2-> Pháp và Tưởng đã kí hiệp ước Hoa-Pháp (28-2-1946) bắt tay chống phá c/m

- Để loại bớt quân Tưởng, ta chủ động đàm phán, hòa hoãn với Pháp nên đã kí với Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946

* Nội dung :

-  Pháp công nhận VN là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối liên hiệp Pháp.

- VN thỏa thuận cho 15 000 quân Pháp vào miền Bắc thay Tưởng giải giáp quân Nhật và rút dần trong 5 năm

- Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ tạo điều kiện cho cuộc đàm phán chính thức ở Pa-ri

-> Cuộc đàm phán chính thức ở Pa-ri thất bại, Hồ Chí Minh đã kí với Pháp bản tạm ước Việt - Pháp ngày 14-9-1946, ta tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở VN

* Ý nghĩa

- Loại bớt kẻ thù cho c/m đó là quân Tưởng, để ta rảnh tay đối phó với quân Pháp

- Tạo thời gian hòa hoãn cần thiết để ta chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài với Pháp mà ta biết trước không thể tránh khỏi.

- Thể hiện thiện chí và diệu kế tuyệt vời của Đảng và Bác

Câu 3. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống TD Pháp xl diễn ra trong hoàn cảnh nào? Đường lối k/c chống Pháp ra sao?

* Hoàn cảnh:

- TD Pháp bội ước, vi phạm Hiệp định sơ bộ và tạm ước đã kí kết, tăng cường khiêu khích tiến công ta ở Nam Bộ, Nam Trung bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn và Hà Nội

- Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng, nếu ta không chấp thuận chúng sẽ hành động ngày 20-12-1946

-> Trước dã tâm đen tối của kẻ thù, Trung ương Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến

- Tôi 19-12-1946, Hồ Chủ Tich ra lời kêu gọi toàn quốc k/c-> 20 giờ ngày 19-12-1946 tiếng súng k/c toàn quốc bùng nổ.

* Đường lối kháng chiến chống TD Pháp XL:

- Nội dung đường lối k/c chống Pháp được thể hiện trong các văn kiện : Lời kêu gọi toàn quốc k/c của Hồ Chủ Tịch, chỉ thị Toàn dân k/c của Đảng và tác phẩm “Kháng chiến  nhất định thắng lơi” của tổng bí thư Trường Chinh

- Đường lối K/c đó là: Chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Câu 4. Trình bày những chiến thắng quan trọng của ta trong cuộc K/c chống TD Pháp lần 2?

* Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947:

- Hoàn cảnh:

+ TD Pháp tấn công Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu nào và lực lượng chủ lực của ta, đồng thời khóa chặt biên giới Việt –Trung

+ Ngày 7-10-1947, Pháp huy động 3 cánh quân ( không quân, quân bộ, quân thủy) tấn công tạo thành 2 gọng kìm bao vây Việt Bắc

- Diễn biến:

+ Quân ta chủ động bao vây, chia cắt, phục kích quân địch ở Bắc Cạn, Chợ Đồn, Chợ Mới tiêu diệt cánh quân dù

+ Tổ chức phục kích, chặn đánh ở đèo Bông Lau, Đoan Hùng và Khe Lau chia cắt và tiêu diệt  lực lượng địch

- Kết quả: Đẩy lùi cuộc tấn công của địch, bảo toàn căn cứ địa Việt Bắc

-Ý nghĩa:

+ Đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

+ Cổ vũ và tạo niềm tin cho quân dân ta, giúp bộ đội ta ngày càng trưởng thành.

* Chiến thắng Biên Giới thu đông 1950:

- Hoàn cảnh :

+ Pháp liên tiếp thất bại trên chiến trường Đông Dương và ngày càng lệ thuộc vào Mĩ

+ Mĩ can thiệp trự tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương

+ C/m Trung Quốc thắng lợi, tình hình thế giới thay đổi có lợi cho ta

-> Pháp âm mưu thực hiện “Kế hoạch Rơ-ve”, khóa chặt biên giới Việt- trung, thiết lập hành lang Đông- Tây, xây dựng tuyến phòng thủ trên đường số 4, chuẩn bị tấn công Việt Bắc lần 2

- Diễn biến:

+ Tháng 6-1950, ta quyết định chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới, mở rộng và củng cô căn cứ dịa Việt bắc

+ Ngày 18-9-1950, quân ta tấn công và tiêu diệt Đông Khê- môt vị trí quan trọng trên đường số 4, cắt đôi tuyến phòng thủ của địch, cô lập Cao Bằng, uy hiếp Thất Khê

+ Quân ta mai phục, chạn đánh địch trên đường rút chạy ở Thất Khê, na Sầm, và trên đường số 4

+ Ngày 22-10-1950, quân địch rút chạy khỏi đường số 4

- Kết quả: Giải phóng biên giới Việt- Trung, khai thông biên giới, chọc thủng hành lang đông- tây, mở rộng vùng giải phóng với 35 vạn dân, phá sản kế hoach Rơ-ve

- Ý nghĩa:

+ Đưa cuộc K/c của ta phát triển thêm một bước mới, giúp ta từng bước giành thế chủ động trên chiến trường.

+ Khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của bộ đội chủ lực

* Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954)

- ĐBP là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương, được Pháp- Mĩ xây dựng 49 cụm cứ điểm chia thành 3 phân khu rất kiên cố. ĐBP được chúng coi là “Pháo đài bất khả xâm phạm” –là khâu chính của kế hoạch Na-Va

- Tháng 12-1953, Đảng quyết định mở chiến dịch tấn công ĐBP, quân dân cả nước tích cực chuẩn bị cho chiến dịch quan trọng này

- Diễn biến: Gồm 3 đợt tấn công

+ Đợt 1: Từ 13-3 đến 17-3-1954: Tấn công phân khu Bắc gồm 3 vị trí Him Lam, Độc Lập và Bản Kéo

+ Đợt 2: Từ 30-3 đến 26-4-1954: Quân ta tấn công tiêu diệt các cứ điểm phía đông phân khu trung tâm Mường Thanh. Đây là đợt tấn công diễn ra giai dẳng, quyết liệt và kéo dài nhất. Ta đã cắt đôi sân bay Mường Thanh, siết chặt vòng vây, cô lập Mường Thanh với Hồng Cúm

+ Đợt 3: Từ 1-5 đến 7-5-1954 : Đồng loạt tấn công các cứ điểm còn lại ở phân khu trung tâm Mường Thanh và phia nam Hồng Cúm. Chiều 7-5, toàn bộ tập đoàn cứ điểm ĐBP bị tiêu diệt, lá cờ chiến thắng đã tung bay trên nóc hầm của tường Đơ Ca-xtơ-ri, toàn bộ ban tham mưu của địch cùng Đơ Ca- xtơ-ri lũ lượt kéo nhau ra hàng, chiến dịch ĐBP toàn thắng.

- Kết quả: Diệt và bắt sống 16 200 tên giặc, bắn rơi 62 máy bay, tịch thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh

- Ý nghĩa:

+ Phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va

+ Buộc Pháp phải kí hiệp định Gơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở bán đảo Đông Dương vào ngày 21-7-1954.

Câu 5. Nêu nội dung chính của kế hoạch Na-va và quá trình phá sản của nó?

* Kế hoạch Na-va:

- Hoàn cảnh: Sau 8 năm trở lại xâm lược VN, Pháp lên tiếp chuốc lấy thất bại, lực lượng bị tổn thất, kinh tế, chính trị khủng hoảng, ngày càng lệ thuộc vào Mĩ

-> Ngày 7-5-1953 Na-va được cử làm tổng chỉ huy quân độ Pháp tại Đông Dương và vạch ra kế hoạch Na-va với hy vọng kết thúc chiến tranh trong danh dự

- Nội dung : Gồm 2 bước

+ Bước 1: Thu đông 1953 và xuân 1954: Giữ thế phòng ngự chiến lược MB, tiến công chiến lược miền Trung và Nam Đông Dương

+ Bước 2: Thu đông 1954 Tiến công chiến lược miền Bắc, giành thắng lợi quân sự quyết định, két thúc chiến tranh 

- Thực hiện:

+ Tăng viện trợ của Mĩ lên 73% chiến phí

+ Tập trung quân ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn, tăng cường ngụy quân.

* Quá trình bị phá sản của kế hoạch Na-va:

- Ta mở hàng loạt các cuộc tiến công trong chiến cuộc đông xuân 1953-1954,từng bước phá sản kế hoạch Na-va:

+ Tiến công Tây Bắc( Tháng 12-1953), giải phóng Lai Châu

+ Tiến công Trung Lào ( tháng 12-1953) giải phóng Thà Khẹt

+ Tiến công Thượng Lào( tháng 1-1954) giải phóng Phong xa-lỳ

+ Tiến công thị xã Kon Tum( tháng 2-1954), uy hiếp Plây-cu

-> Kết quả: Các cuộc tấn công của ta buộc địch phân tán lực lượng thành 5 điểm : Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên phủ, Xê- nô, Luông pha- băng, và Plây-cu -> Kế hoạch Na-va bước đầu bị phá sản ở khâu tập trung quân

- Từ ngày 13-3 đến 7-5-1954, ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ với 3 đợt tấn công đã tiêu diệt tập đoàn cứ điểm này, phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va.

C. LUYỆN TẬP

1. Đến nửa đầu thập kỉ 70, hai cường quốc công nghiệp đứng đầu trên thế giới là:

A. Mĩ và Nhật Bản                             B. Mĩ và Liên Xô        

 C. Nhật Bản và Liên Xô                    D. Liên Xô và các nước Tây Âu.

2. Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã tăng (so với năm 1939) là:

A. 73%                        B. 50%                                    C. 20%                                    D. 92%

3. Mục đích của Mĩ khi phát động chạy đua vũ trang với Liên Xô là:

A. Phá hoại tiềm lực kinh tế của Liên Xô          

B. Phá hoại nền công nghiệp của Liên Xô

C. Gây tình trạng căng thẳng trên thế giới         

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

4. Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực KHKT là:

A. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.

B. Nhiều rô-bốt nhất thế giới, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.

C. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người đầu tiên lên mặt trăng

D. Chế tạo bom nguyên tử, tàu sân bay lớn và nhiều nhất thế giới, du hành vũ trụ.

5. Các nước Đông Âu xây dựng CNXH trong điều kiện:

A. Cơ sở vật chất - kĩ thuật lạc hậu.

B. Các nước đế quốc bao vây kinh tế và chống phá về chính trị.

C. Bọn phản động trong nước phá hoại cách mạng.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

6. Chính sách đối ngoại của Liên Xô Là:

A. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình.

B. Đi đầu và đấu tranh cho nền hoà bình, an ninh thế giới.

C. Giúp đỡ, ủng hộ các nước XHCN và phong trào cách mạng thế giới.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

7. Thời gian tồn tại của chế độ XHCN ở Liên Xô là:

A. 1917-1991          

B. 1918- 1991            

C. 1922- 1991               

D. 1945- 1991

8. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm:

A. 1945                   

B. 1947                  

C. 1949                    

D. 1951

9. Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô và Mĩ là:

A. Mở rộng lãnh thổ.

B. Duy trì nền hoà bình thế giới.

C. ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

D. Khống chế các nước khác.

10. Điểm chung cơ bản của các nước XHCN là:

A. Do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

B. Lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng tư tưởng.

C. Cùng chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội

D. Cả 3 ý trên.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 50 của đề cương ôn tập HK2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF