OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 11 năm học 2022-2023

24/10/2022 398.27 KB 378 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221024/769092523655_20221024_105756.pdf?r=5128
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 lớp 11 sắp tới, HỌC247 đã biên soạn, tổng hợp nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 11 năm học 2022-2023 giúp các em học tập rèn luyện tốt hơn. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi Vật lý 11. Chúc các em thi tốt!

 

 
 

1. Tóm tắt lý thuyết

ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG

a) Kiến thức cần nhớ

- Sự nhiễm điện của các vật, điện tích, tương tác điện. Định luật Cu-Lông, hằng số điện môi.

- Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích.

- Điện trường, cường độ điện trường, đường sức điện.

- Công của lực điện. Thế năng của một điện tích trong điện trường.

- Điện thế, hiệu điện thế.

- Tụ điện, điện dung của tụ điện.

b) Kỹ năng vận dụng

- Vận dụng được định luật Cu-Lông để giải thích và giải được các bài tập về tương tác điện. 

- Vận dụng được các công thức xác định lực điện trong điện trường đều, xác định điện trường do điện tích điểm gây ra. Giải được một số dạng toán của điện trường: Tìm điện trường tổng hợp, xác định vị trí cường độ điện trường bằng 0.

- Vận dụng được các công thức tính công của lực điện, công thức tính hiệu điện thế; mối liên hệ giữa E, U; mối liên hệ giữa Q, C, U; mối liên hệ giữa điện thế và hiệu điện thế để giải bài tập.

2. Bài tập tự luyện

Câu 1. Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên ba lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ    

A. tăng lên ba lần.        

B. giảm đi chín lần.             

C. tăng lên chín lần.   

D. giảm đi ba lần.

Câu 2. Công của lực điện làm di chuyển điện tích trong một điện trường đều

A. phụ thuộc vào hình dạng đường đi.       

B. phụ thuộc vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi.  

C. là đại lượng luôn luôn dương.              

D. có đơn vị J/s (Jun trên giây).

Câu 3. Công của lực lạ làm di chuyển điện tích 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là   

A. 0,166V                         

B. 6V                           

C. 96V                                  

D. 0,6V

Câu 4. Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỉ lệ thuận với

A. hiệu điện thế hai đầu mạch.                                

B. nhiệt độ của vật dẫn trong mạch.

C. cường độ dòng điện trong mạch.                        

D. thời gian dòng điện chạy qua mạch.

Câu 5. Đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường lên điện tích q đặt tại một điểm trong điện trường là        

A. điện thế.    

B. hiệu điện thế.     

C. cường độ điện trường.      

D. thế năng.

Câu 6. Có hai điện tích điểm q1 và q2, lực tương tác giữa chúng là lực hút nếu

A. q1 + q2 < 0.              

B. q+ q2 > 0.       

C. q1.q2 > 0.          

D. q1.q2 < 0.                           

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng? Điện trường

A. là dạng vật chất bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích.                 

B. tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong nó.

C. tác dụng lực điện lên mọi vật đặt trong nó.

D. không phụ thuộc vào điện tích q đặt vào trong nó.

Câu 8. Dòng điện không đổi là dòng điện có                 

A. chiều không thay đổi và cường độ thay đổi theo thời gian.                           

B. chiều thay đổi và cường độ không thay đổi theo thời gian.

C. điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian.

D. chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.

Câu 9. Một điện tích q = 2.10-7 C đặt tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm Q, chịu tác dụng của lực F = 4.10-3 N. Cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tại điểm M có độ lớn là

A. 2.10V/m.                 

B. 2.10V/m.                   

C. 2.10V/m.                   

D. 8.10-10  V/m.

Câu 10. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện

A. dương là vật có số electron ít hơn số proton.                         

C. dương là vật thừa proton.

B. dương là vật có số electron nhiều hơn số proton.                  

D. âm là vật thiếu êlectron.

Câu 11. Câu phát biểu nào sau đây chưa đúng?

A. Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ vẽ được một đường sức.       

B. Các đường sức của điện trường không cắt nhau.

C. Đường sức của điện trường có thể là đường thẳng.

D. Đường sức của điện trường tĩnh là đường cong khép kín.

Câu 12. Cho một đoạn mạch có điện trở không đổi. Nếu hiệu điện thế hai đầu mạch tăng hai lần thì trong cùng khoảng thời gian năng lượng tiêu thụ của mạch

A. tăng bốn lần.               

B. tăng hai lần.                 

C. Giảm bốn lần.              

D. giảm hai lần.

Câu 13. Cho 3 quả cầu kim loại tích điện và điện tích các quả cầu lần lượt là là + 3 C,  - 7 C và + 7 C. Khi đó điện tích của hệ                          

A.  + 10 C.        

B.  – 7 C.        

C.  – 17 C.        

D.  + 3 C.

Câu 14. Biết hiệu điện thế UMN = - 3 V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng?

A. VM  > VN.                   

B. VN = 3 (V).                 

C. VM – VN = 3 (V).         

D. VN – VM = 3 (V).

Câu 15. Với điện trường như thế nào thì có thể viết hệ thức U = E.d?

A. Điện trường của điện tích dương                          

B. Điện trường của điện tích âm

C. Điện trường đều                                                    

D. Điện trường không đều

Câu 16. Công của nguồn điện

A. bằng điện năng tiêu thụ trong toàn mạch.

B. bằng công của các lực điện bên trong nguồn.

C. bằng điện năng tiêu thụ trên đoạn mạch.

D. được đo bằng thương số suất điện động và điện tích q di chuyển bên trong nguồn.

Câu 17.Tụ điện 

A. là một hệ hai vật bằng mica đặt gần nhau và ngăn cách nhau bởi lớp cách điện.

B. có nhiệm vụ tích điện và phóng điện trong mạch điện.

C. là một hệ hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp dẫn điện.

D. là một hệ hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.

Câu 18. Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét không đúng ?

A. Điện dung của tụ đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.

B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.

C. Điện dung của tụ không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt giữa hai bản tụ.

D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.

Câu 19. Cho điện tích q = - 3,2.10-19 C  di chuyển dọc theo phương đường sức và ngược chiều vec tơ cường độ điện trường từ M đến N dài 20cm  trong điện trường đều E = 1000 V/m. Công của lực điện trường làm điện tích q di chuyển từ M đến N

A. 6,4. 10-16 J.                   

B. 6,4. 10-17 J.            

C. – 6,4. 10-16 J.                     

D. – 6,4. 10-17 J.

Câu 20. Điện năng tiêu thụ được đo bằng

A. Công tơ điện.             

B. tĩnh điện kế.                 

C. ampe kế.                      

D. vôn kế.

.........

---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 11 năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE
OFF