OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Hóa học 11 năm học 2022-2023

17/10/2022 846.76 KB 588 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221017/573838206570_20221017_162213.pdf?r=5691
ADMICRO/
Banner-Video

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Hóa học 11 năm học 2022-2023 được HOC247 biên soạn chi tiết nhằm phục vụ cho các em học sinh trong quá trình ôn thi môn Hóa học 11. Nội dung tài liệu gồm tóm tắt các kiến thức trọng tâm và các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến kiến thức đã học sẽ giúp các em rèn luyện các kỹ năng và chuẩn bị cho kỳ thi giữa học kì 1 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
MÔN HÓA HỌC 11
NĂM HỌC 2022-2023

1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1.1. Axit, bazơ và muối

- Axit khi tan trong nước phân li ra caction H+; Bazơ khi tan trong nước phân li ra anion OH-

- Chất lưỡng tính vừa thể hiện tính axit, vừa thể hiện tính bazơ.

- Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.

- Nếu gốc axit còn chứa hidro có tính axit, thì gốc đó tiếp tục phân li yếu ra cation Hvà anion gốc axit.

- Tích số ion của nước là KH2O= [H+] [OH] = 1,0.10-14. Một cách gần đúng có thể coi giá trị của tích số này là hằng số cả trong dung dịch loãng của các chất khác nhau.

Giá trị [H+] và pH đặc trưng cho các môi trường :

+ Môi trường trung tính: [H+] = 1,0 . 10-7M hay pH = 7,00

+ Môi trường axit : [H+] > 1,0 . 10-7M hay pH < 7,00

+ Môi trường kiềm : [H+] < 1,0 . 10-7M hay pH > 7,00

- Màu của quỳ, phenolphtalein và chất chỉ thị vạn năng trong dịch ở các giá trị pH khác nhau (xem SGK)

1.2. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau:

+ Chất kết tủa.

+ Chất điện li yếu.

+ Chất khí.

- Phương trình ion rút gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li. Trong phương trình ion rút gọn của phản ứng, người ta lược bỏ những ion không tham gia phản ứng, còn những chất kết tủa, điện li yếu, chất khí được giữ nguyên dưới dạng phân tử.

1.3. Tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ

a) Đơn chất nitơ

- Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p3. Các số oxi hóa: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

- Phân tử N2 chứa liên kết ba bền vững (N ≡ N) nên nitơ khá trơ ở điều kiện thường.

b) Hợp chất của nitơ

Amoniac: 

- Amoniac là chất khí tan rất nhiều trong nước.

- Tính bazơ yếu

Muối amoni

- Dễ tan trong nước, là chất điện li mạnh

- Trong dung dịch, ion NH4+ là axit yếu:

\(N{H_4}^ + \; + {\rm{ }}{H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} N{H_3} + {H_3}{O^ + }\)

- Tác dụng với dung dịch kiểm tạo ra khí amoniac.

- Dễ bị nhiệt phân hủy.

Axit nitric

- Là axit mạnh

- Là chất oxi hóa mạnh.

- HNO3 oxi hóa được hầu hết các kim loại. Sản phẩm của phản ứng có thể là NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3, tùy thuộc nồng độ của axit và tính khử mạnh hay yếu của kim loại

- HNO3 đặc oxi hóa được nhiều phi kim và các hợp chất có tính khử .

Muối nitrat

- Dễ tan trong nước, là chất điện li mạnh.

- Dễ bị nhiệt phân hủy.

2. BÀI TẬP

Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây dẫn được điện?

A. NaCl.                    

B. C6H12O6 (glucozơ).                    

C. C12H22O11 (saccarozơ).  

D. C2H5OH.

Câu 2: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. KNO3.                  

B. NaOH.                              

C. HCl.                                  

D. CH3COOH.

Câu 3: Theo thuyết A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là axit?

A. HCl.                      

B. C6H12O6 (glucozơ).                    

C. K2SO4.                              

D. NaOH.

Câu 4: Chất nào sau đây là hiđroxit lưỡng tính?

A. Ba(OH)2.              

B. Al(OH)3.                          

C. NaOH.                              

D. Ca(OH)2.

Câu 5: Chất nào sau đây là muối trung hòa?

A. NaHCO3.              

B. NaH2PO4.                         

C. NaHSO4.                          

D. Na2SO4.

Câu 6: Môi trường axit có nồng độ ion H+ thỏa mãn điều kiện nào sau đây?

A. [H+] < [OH-].       

B. [H+] = 10-7.                                  

C. [H+] > 10-7.                                  

D. [H+] < 10-7.

Câu 7: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?

A. KOH.                    

B. KNO3.                               

C. H2SO4.                              

D. NaCl.

Câu 8: Dung dịch chất nào sau đây có pH < 7?

A. KNO3.                  

B. CH3COOH.                                  

C. Ba(OH)2.                          

D. Na2SO4.

Câu 9: Trong bảng tuần hoàn, nitơ thuộc nhóm nào sau đây?

A. Nhóm VA.                       

B. Nhóm IIIA.                                  

C. Nhóm IA.                         

D. Nhóm VIIIA.

Câu 10: Trong công nghiệp nitơ, được sản xuất bằng phương pháp nào sau đây?

A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.             

B. Dẫn không khí qua bình chứa Cu dư, đun nóng.

C. Dẫn không khí qua dung dịch HNO3.              

D. Dẫn không khí qua bình chứa photpho dư.

Câu 11: Chất nào sau đây có tính bazơ?

A. N2.                        

B. NH3.                                  

C. HNO3.                               

D. NaNO3.

Câu 12: Muối NH4Cl tác dụng được với dung dịch chất nào sau đây?

A. Ca(OH)2.              

B. NaNO3.                             

C. (NH4)2SO4.                                  

D. KCl.

Câu 13: Amoniac có tính chất vật lí nào sau đây?

A. Tan tốt trong nước.                                                        

B. Có màu nâu đỏ.

C. Không tan trong nước.                                       

D. Có màu xanh tím.

Câu 14: Số oxi hóa của nitơ trong HNO3

A. +2.                        

B. +3.                                    

C. +4.                                    

D. +5.

Câu 15: Chất nào sau đây là axit mạnh?

A. NH3.                     

B. HNO3.                               

C. NH4Cl.                              

D. NaNO3.

Câu 16: Công thức của muối natri nitrat là

A. NaNO3.                

B. Na2CO3.                           

C. NaCl.                                

D. KNO3.

Câu 17: Phương trình điện li nào sau đây đúng?

A. CaCl2 Ca2+ + 2Cl-                                     

B. Na2SO4

C. KNO3 K2+ +                                     

D. K3PO4 K+ +

Câu 18: Cho các chất: Ca(OH)2, NH4Cl, NaHSO4 và KOH. Có bao nhiêu chất là bazơ theo thuyết A-rê-ni-ut trong các chất trên?

A. 1.                           

B. 2.                                       

C. 3.                                       

D. 4.

Câu 19: Giá trị pH của dung dịch HCl 0,01M là

A. 2.                           

B. 1.                                       

C. 3.                                       

D. 4.

Câu 20: Dung dịch chất nào sau đây có pH nhỏ nhất?

A. HCl.                      

B. NaCl.                                

C. K2SO4.                              

D. Ba(OH)2.

Câu 21: Phương trình nào sau đây là phương trình ion rút gọn của phản ứng giữa NaOH với HCl trong dung dịch?

A. Na+ + Cl- NaCl                                         

B. NaOH + H+ Na+ + H2O

C. OH- + H+ H2O                                          

D. NaOH + Cl- NaCl + OH-

Câu 22: Để trung hòa 0,1 mol H2SO4 cần dùng vừa đủ a mol NaOH. Giá trị của a là

A. 0,10.                     

B. 0,05.                                 

C. 0,20.                                 

D. 0,15.

Câu 23: Nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường do nguyên nhân nào sau đây?

A. Trong phân tử N2, liên kết giữa hai nguyên tử N là liên kết ba bền vững.

B. Trong phân tử N2, liên kết giữa hai nguyên tử N là liên kết đơn.

C. Trong các phản ứng hóa học, nitơ chỉ thể hiện tính oxi hóa.

D. Trong các phản ứng hóa học, nitơ chỉ thể hiện tính khử.

Câu 24: Nhỏ 1 hoặc 2 giọt phenolphtalein vào dung dịch NH3, hiện tượng quan sát được là

A. dung dịch từ không màu chuyển sang màu hồng.                  

B. dung dịch từ màu hồng chuyển sang màu xanh.

C. xuất hiện kết tủa làm vẩn đục dung dịch.

D. sủi bọt, tạo chất khí không mùi bay ra.

Câu 25: Cho muối X vào dung dịch NaOH, đun nóng, thu được một chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm. Chất nào sau đây thỏa mãn tính chất của X?

A. K2SO4.                  

B. NH4NO3.                          

C. CaCO3.                             

D. FeCl2.

Câu 26: Cho 0,1 mol NH4Cl tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 đun nóng, thu được a mol NH3. Giá trị của a là

A. 0,05.                     

B. 0,10.                                 

C. 0,15.                                 

D. 0,20.

Câu 27: Cho kim loại Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư, thu được muối sắt nào sau đây?

A. Fe(NO3)2.             

B. Fe(NO3)3.                         

C. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3.  

D. Fe2(NO3)3.

Câu 28: Phương trình nào sau đây đúng?

A. 2KNO3 \(\mathop \to \limits^{{t^o}} \)2KNO2 + O2                              

B. 2KNO3 \(\mathop \to \limits^{{t^o}} \)2K + 2NO2 + O2

C. KNO3 \(\mathop \to \limits^{{t^o}} \) K + NO + O2                                

D. 2KNO3 \(\mathop \to \limits^{{t^o}} \) 2K + N2 + 3O2

Câu 29: Dung dịch X chứa BaCl2 0,05M và HCl 0,10M. Bỏ qua sự điện li của nước.

a. Viết phương trình điện li của các chất trong X.

b. Tính nồng độ mol/l của các ion trong X.

Câu 30: Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:

a. Cho dung dịch NH3 vào dung dịch FeCl3.                               

b. Đốt khí NH3 trong O2 có xúc tác Pt.

c. Cho dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.

d. Nhiệt phân muối NH4NO3.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

A

D

A

B

D

C

A

B

A

A

B

A

A

D

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

B

A

A

B

A

A

C

C

A

A

B

B

B

A

 

Câu 29:

a. Phương trình điện li:

\(\begin{array}{l} BaC{l_2} \to B{a^{2 + }} + 2C{l^ - }\\ HCl \to {H^ + } + C{l^ - } \end{array}\)

b. Tính nồng độ mol/l mỗi ion:

\(\begin{array}{l} {C_{B{a^{2 + }}}} = {C_{BaC{l_2}}} = 0,05(mol/l)\\ {C_{{H^ + }}} = {C_{HCl}} = 0,1(mol/l)\\ {C_{C{l^ - }}} = 2{C_{BaC{l_2}}} + {C_{HCl}} = 0,2(mol/l) \end{array}\)

Câu 30:

a. 3NH3 + FeCl3 + 3H2O Fe(OH)3↓ + 3NH4Cl

b. 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O

c. (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4↓ + 2NH3 + 2H2O

d. NH4NO3 N2O + 2H2O

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Hóa học 11 năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.  

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF