OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 10 CTST năm 2023-2024

27/10/2023 933.29 KB 152 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20231027/465515614226_20231027_114143.pdf?r=959
ADMICRO/
Banner-Video

Mời các em học sinh lớp cùng HOC247 tham khảo nội dung Đề cương ôn tập giữa Học kì 1 môn Sinh học 10 Chân trời sáng tạo năm 2023-2024 bao gồm: các kiến thức được tóm tắt ngắn gọn, đầy đủ và các bài tập vạn dụng sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn tập, hệ thống kiến thức quan trọng cũng như thử sức mình trước các dạng bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo trước kỳ thi giữa Học kì 1 sắp đến. Chúc các em ôn tập tốt và đạt được kết quả cao nhé!

 

 
 

1. Kiến thức cần nhớ

1.1. Giới thiệu chung về thế giới sống

- Nêu được các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống.

- Nêu được các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

- Nêu được khái niệm về giới, các đơn vị phân loại trong mỗi giới và hệ thống phân loại 5 giới.

- Nêu được đặc điểm chính của các giới sinh vật

- Giải thích tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.

- Giải thích được các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

- Nêu được đặc điểm chính phân biệt giới khởi sinh với các giới còn lại.

 - Phân biệt được giới nấm với giới thực vật.

- Nhận dạng các giới sinh vật thông qua đại diện

1.2. Thành phần hoá học của tế bào

- Nêu được các nguyên tố học tham gia cấu tạo tế bào và cơ thể, vai trò của các nguyên tố đại lượng vi lượng.

- Nêu được cấu trúc, đặc tính hoá lí và vai trò của nước đối với tế bào

- Trình bày được cấu trúc hoá học và chức năng của cacbohidrat.

- Nêu được cấu tạo và chức năng của mỡ và photpholipit.

- Nêu được cấu trúc và chức năng của protein.

- Trình bày được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN

- Phân biệt được nguyên tố đại lượng và vi lượng.

- Phân biệt các loại đường.

- Phân biệt được mỡ và dầu.

- Phân biệt mỡ với photpholipit.

- Giải thích tính chất của lipit, đặc tính của photpholipit.

- Hiểu được hiện tượng biến tính protrein

 - Phân biệt được ADN với ARN.

- Nhận dạng được nhóm nguyên tố đại lượng và vi lượng.

- Giải thích hiện tượng thực tế khi đưa tế bào sống vào trong ngăn đá tủ lạnh, và các hiện tượng thực tế liên quan đến tính phân cực của nước

- Nhận dạng thực tế các nhóm đường, các sắc tố có bản chất là lipit.

- Giải thích được hiện tường thực tế là tại sao phải ăn protein từ các nguồn thực phẩm khác nhau và tại sao các loại thịt khác nhau thì lại khác nhau.

- Giải thích được hiện tượng thực tế từ tính đặc trưng của ADN.

- Kết luận đúng về các thành phần hoá học của tế bào

- Lập bảng so sánh ADN với ARN

- Bài tập về ADN

2. Trắc nghiệm ôn tập

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của sinh học là

A. thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm,… và con người.

B. cấu trúc, chức năng của sinh vật.

C. sinh học phân tử, sinh học tế bào, di truyền học và sinh học tiến hóa.

D. công nghệ sinh học.

Câu 2: Đạo đức sinh học là

A. những quy tắc ứng xử phù hợp trong nghiên cứu sinh học liên quan đến đối tượng nghiên cứu là động vật.

B. những quy tắc ứng xử phù hợp trong nghiên cứu sinh học liên quan đến đối tượng nghiên cứu là thực vật.

C. những quy tắc ứng xử phù hợp trong nghiên cứu sinh học liên quan đến đối tượng nghiên cứu là con người.

D. những quy tắc ứng xử phù hợp với đạo đức xã hội trong nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của sinh học vào thực tiễn.

Câu 3: Các nhà sinh học nghiên cứu các sinh vật về các lĩnh vực nào dưới đây?

A. Sinh học phân tử và sinh học tế bào.          

B. Sinh lí học và hóa sinh học.

C. Di truyền học và tiến hóa.

D. Tất cả các lĩnh vực trên.

Câu 4: Hoạt động nào sau đây không ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững?

A. Sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo như than đá, dầu mỏ.                 

B. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như gió, năng lượng mặt trời.

C. Xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường.

D. Sử dụng các loài động, thực vật quý hiếm làm thực phẩm và dược phẩm.

Câu 5: Lĩnh vực khoa học mới nào dưới đây nghiên cứu về khả năng tồn tại của sự sống ngoài Trái Đất?

A. Tin sinh học.    

B. Mô phỏng sinh học.

C. Sinh học vũ trụ.

D. Hóa sinh học.

Câu 6: Tiến trình nào sau đây thể hiện đúng các bước của phương pháp quan sát?

A. Xác định mục tiêu → Tiến hành → Báo cáo.   

B. Báo cáo → Tiến hành → Xác định mục tiêu.

C. Báo cáo → Xác định mục tiêu → Tiến hành.

D. Tiến hành → Xác định mục tiêu → Báo cáo.

Câu 7: Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm là

A. phương pháp sử dụng giác quan để thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu.

B. phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm.

C. phương pháp nghiên cứu sử dụng đối tượng nghiên cứu là các vi sinh vật có kích thước nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường.

D. phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện được tác động có chủ đích.

Câu 8: Bước đầu tiên để nhận ra vấn đề cần giải quyết trong tiến trình nghiên cứu khoa học là

A. Hình thành giả thuyết khoa học.

B. Quan sát và đặt câu hỏi.

C. Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.

D. Kiểm tra giả thuyết khoa học.

Câu 9: Các nhà khoa học đã giải mã thành công bộ gene người nhờ ứng dụng của

A. lĩnh vực dược học.

B. lĩnh vực thống kê.

C. lĩnh vực tin sinh học.

D. lĩnh vực sinh lí học.

Câu 10: Thiết bị nào sau đây được sử dụng để đảm bảo an toàn cho người làm việc trong phòng thí nghiệm?

A. Găng tay, áo bảo hộ, kính bảo vệ mắt.

B. Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật.

C. Phần mềm dạy học, xử lí số liệu.

D. Cân điện tử, bộ cảm biến.

Câu 11: Trong các cấp độ tổ chức sống sau đây, cấp độ tổ chức sống nào là nhỏ nhất?

A. Quần thể.

B. Quần xã – Hệ sinh thái.

C. Sinh quyển.

D. Cơ thể.

Câu 12: Đặc điểm chung nào của cấp độ tổ chức sống thể hiện mối quan hệ tương tác qua lại giữa sinh vật và môi trường?

A. Là hệ thống mở.

B. Có khả năng tự điều chỉnh.

C. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

D. Có khả năng liên tục tiến hóa.

Câu 13: Ruột non thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?

A. Tế bào.

B. Mô.

C. Cơ quan.

D. Cơ thể.

Câu 14: Lịch sử nghiên cứu tế bào gắn liền với lịch sử nghiên cứu và phát triển của

A. kính lúp.

B. kính hiển vi.

C. kính viễn vọng.

D. kính cận.

Câu 15: Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống là

A. nguyên tử.

B. phân tử.

C. bào quan.

D. tế bào.

Câu 16: Học thuyết tế bào có ý nghĩa

A. Làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về sự tiến hóa của sinh vật và định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào, cơ thể.

B. Làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất và định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào, cơ thể.

C. Làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về sự phát sinh tế bào mới và định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào, cơ thể.

D. Làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về cấu tạo của sinh vật và định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào, cơ thể.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về tế bào?

A. Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống.

B. Tế bào là cấp độ tổ chức sống cơ bản biểu hiện đầy đủ các hoạt động của một hệ thống sống.

C. Các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra bên ngoài tế bào.

D. Tế bào chỉ được sinh ra từ những tế bào có trước nhờ phân chia tế bào.

Câu 18: Trong cơ thể người, tế bào hồng cầu có chức năng nào sau đây?

A. Vận chuyển khí O2 và COtrong máu.

B. Bảo vệ cơ thể.

C. Dẫn truyền xung thần kinh.

D. Tạo ra các hoạt chất trong dịch vị.

Câu 19: Các nguyên tố nào sau đây là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các hợp chất chính trong tế bào?

A. C, H, K, P.

B. C, H, O, N.

C. H, O, N, K.

D. N, O, S, K.

Câu 20: Dựa vào tỉ lệ phần trăm khối lượng cơ thể, các nguyên tố trong cơ thể sinh vật được chia thành 2 nhóm gồm

A. nguyên tố chủ yếu và nguyên tố thứ yếu.

B. nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng.

C. nguyên tố kích thước nhỏ và nguyên tố kích thước lớn.

D. nguyên tố cần thiết và nguyên tố không cần thiết.

Câu 21: Vì sao nước có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể?

A. Do nước có sự hấp thụ và giải phóng nhiệt khi liên kết hydrogen bị phá vỡ và hình thành.

B. Do phân tử nước có kích thước nhỏ và dễ bay hơi.

C. Do phân tử nước có kích thước nhỏ và có tính phân cực.

D. Do phân tử nước có kích thước nhỏ và dễ ngưng tụ.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các sinh vật cần các nguyên tố giống nhau với hàm lượng giống nhau.

B. Sắt (Fe) là một nguyên tố đại lượng cho tất cả các sinh vật.

C. Iodine (I) là một nguyên tố mà cơ thể người cần với lượng rất nhỏ.

D. Carbon, hydrogen, oxygen và nitrogen chiếm khoảng 80 % khối lượng cơ thể.

Câu 23: Chất nào sau đây không phải là polymer?

A. Glycogen.

B. Sucrose.

C. Cellulose.

D. Tinh bột.

Câu 24: Protein là polymer sinh học được cấu tạo từ hàng chục đến hàng trăm nghìn gốc amino acid kết hợp với nhau bằng

A. liên kết hydrogen.

B. liên kết ion.

C. liên kết peptide.

D. liên kết kim loại.

Câu 25: Dầu và mỡ thuộc loại lipid nào dưới đây?

A. Phospholipid.

B. Steroid.

C. Cholesterol.

D. Triglyceride.

Câu 26: Chất nào sau đây có nhiều trong trứng, thịt và sữa?

A. Protein.

B. Tinh bột.

C. Cellulose.

D. Glucose.

Câu 27: Lactose, một loại đường trong sữa, bao gồm một phân tử glucose liên kết với một phân tử galactose. Đường lactose thuộc loại

A. monosaccharide.

B. hexose.

C. disaccharide.

D. polysaccharide.

Câu 28: DNA và RNA khác nhau về

A. số loại nitrogenous base.

B. số lượng nhóm phosphate trong một nucleotide.

C. loại đường có trong bộ khung đường – phosphate.

D. loại nitrogenous base thuộc nhóm purine.

Câu 29: Môn Sinh học không có mục tiêu nào sau đây?

A. Góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học.

B. Góp phần hình thành phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.

C. Góp phần hình thành khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.

D. Góp phần hình thành các kĩ năng chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh.

Câu 30: Phát triển bền vững nhằm giải quyết mối quan hệ nào sau đây?

A. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.

B. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

C. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và sức khỏe con người.

D. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề an ninh lương thực và sức khỏe con người.

ĐÁP ÁN

1A

2D

3D

4B

5C

6A

7B

8A

9C

10A

11D

12A

13C

14B

15D

16D

17C

18A

19B

20B

21A

22C

23B

24C

25D

26A

27C

28C

29D

30B

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 10 Chân trời sáng tạo năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF