OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lí 11 KNTT năm 2023-2024

10/10/2023 1.14 MB 563 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20231010/105142601294_20231010_093619.pdf?r=9207
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Hãy cùng HỌC247 tham khảo Đề cương ôn tập giữa Học kì 1 môn Địa lí 11 Kết nối tri thức năm 2023-2024 để củng cố các kiến thức cơ bản về sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước, toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế và an ninh toàn cầu, nền kinh tế tri thức, .... Ngoài ra, tài liệu còn có các bài tập trắc nghiệm sẽ giúp các em luyện tập các bài tập thực hành để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi giữa học kì 1 sắp tới. 

 

 
 

1. Kiến thức cơ bản

- Trình bày đượcsự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội của các nhóm nước.

- Sử dụng được bản đồ để xác định sự phân bố các nhóm nước

- Phân biệt đượccác nước trên thế giới theo trình độ phát triển kinh tế: nước phát triển và nước đang phát triển với các chỉ tiêu về thu nhập bình quân (tính theo GNI/người); cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người.

- Phân tích được bảng số liệu về kinh tế -  xã hội của các nhóm nước.

1.2. Toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế và an ninh toàn cầu

- Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế.

+ Các dòng hàng hóa - dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng được tự do dịch chuyển. Trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, các nước kí kết và tham gia vào nhiều Hiệp định hợp tác song phương và đa phương.

+ Các giao dịch quốc tế về thương mại, đầu tư và tài chính tăng nhanh với nhiều hình thức thương mại và đầu tư mới xuất hiện như thương mại điện tử, đầu tư phát triển bền vững,…

+ Hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu như: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), ... 

+ Các công ty đa quốc gia có vai trò quan trọng.

+ Các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng ngày càng rộng rãi trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Trình bày được các biểu hiện của khu vực hoá kinh tế.

+ Gia tăng số lượng và quy mô của các tổ chức khu vực trên thế giới.

+ Hợp tác khu vực ngày càng đa dạng và phát triển: Liên kết kinh tế trong các khu vực ngày càng đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện và mục tiêu của các bên tham gia; Các tổ chức liên kết khu vực đã hình thành như: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Liên minh châu Âu, ...

- Trình bày được một số tổ chức khu vực và quốc tế: Liên hợp quốc (UN), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).

- Trình bày được các hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế.

+ Tăng cường chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong sản xuất, thúc đẩy phân công lao động ⇒ lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.

+ Tạo ra sự dịch chuyển các yếu tố sản xuất.

+ Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước theo hướng phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

+ Gia tăng sự phân hóa trình độ phát triển kinh tế và khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.

- Trình bày được các hệ quả của khu vực hoá kinh tế.

+ Tạo lập một thị trường sản xuất và tiêu dùng rộng lớn, thúc đẩy đầu tư và thương mại nội khối cũng như tăng cường hợp tác, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ trong khu vực.

+ Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường ở các quốc gia, tạo cơ hội việc làm, thu hút các nhà đầu tư.

+ Hình thành các rào cản thương mại (thuế, tiêu chuẩn chất lượng, ...) đối với những nước bên ngoài khu vực.

- Phân tích được ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.

- Phân tích được ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.

- Nêu được một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay và khẳng định được sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình.

+ An ninh toàn cầu chính là trạng thái bình yên, ổn định và hòa bình của toàn thế giới. Nhân tố quan trọng để bảo đảm an ninh toàn cầu chính là đảm bảo an ninh con người.

+ An ninh toàn cầu có thể chia thành hai loại là an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.

+ An ninh truyền thống: là khái niệm đã có từ lâu, liên quan chủ yếu đến an ninh chính trị và quân sự như khủng bố, xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ,...

+ An ninh phi truyền thống: là khái niệm mới xuất hiện trong vài thập niên gần đây, liên quan đến các vấn đề như an ninh kinh tế, lương thực, năng lượng, nguồn nước, .... Cùng với quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, an ninh phi truyền thống trở thành vấn đề toàn cầu đòi hỏi các nước cần chung tay giải quyết.

- Trình bày được cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối với các nước đang phát triển.

1.3. Nền kinh tế tri thức

- Trình bày đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.

1.4. Khu vực Mỹ Latinh

- Trình bày được vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội.

+ Khu vực Mỹ La-tinh có diện tích khoảng 20 triệu km2.

+ Bao gồm: Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, các đảo và quần đảo trong vùng biển Ca-ri-bê, toàn bộ lục địa Nam Mỹ.

+ Lãnh thổ Mỹ La-tinh trải dài từ khoảng vĩ độ 33°B đến gần vĩ độ 54°N, tiếp giáp với ba đại dương: phía đông là Đại Tây Dương, phía tây là Thái Bình Dương và phía nam là Nam Đại Dương.

+ Mỹ La-tinh nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác. Phía bắc giáp khu vực Bắc Mỹ (gồm Hoa Kỳ và Ca-na-đa), là thị trường tiêu thụ rộng lớn và nơi cung cấp nguồn đầu tư quan trọng cho các nước Mỹ La-tinh.

- Trình bày được vấn đề đô thị hoá, một số vấn đề về dân cư, xã hội của khu vực.

- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế -  xã hội.

- Phân tích được ảnh hưởng của vấn đề đô thị hoá, vấn đề dân cư, xã hội của khu vực đến phát triển kinh tế – xã hội.

- Trình bày được tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực.

- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.

- Vẽ đượcbiểu đồ, rút ra nhận xét.

- Giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực.

- Trình bày tình hình phát triển kinh tế Brasil và những vấn đề xã hội cần phải giải quyết.

Bản đồ tự nhiên khu vực Mỹ La tinh

Bản đồ tự nhiên khu vực Mỹ La tinh

2. Trắc nghiệm ôn tập

Câu 1. Các nước trên thế giới phân chia thành nước phát triển và nước đang phát triển dựa theo

A. trình độ phát triển kinh tế - xã hôi.

B. đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội.

C. đặc điểm dân cư, trình độ phát triển kinh tế.

D. đặc điểm tự nhiên, trình độ khoa học kĩ thuật.

Câu 2. Trong các quốc gia sau đây, quốc gia nào là nước đang phát triển?

A. Hoa Kì.

B. Nhật Bản.

C. Bra-xin.

D. Đức.

Câu 3. Ở các nước phát triển, ngành nào sau đây đóng góp nhiều nhất trong GDP?

A. Công nghiệp.

B. Nông nghiệp.

C. Dịch vụ.

D. Lâm nghiệp.

Câu 4. Nhóm các nước đang phát triển thường có quy mô GDP như thế nào?

A. Lớn.

B. Trung bình và thấp.

C. Trung bình cao.

D. Thấp

Câu 5. Để phân biệt các nước phát triển và đang phát triển theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội không sử dụng chỉ tiêu nào sau đây?

A. Thu nhập bình quân GNI/người.

B. Cơ cấu nền kinh tế.

C. Chỉ số phát triển con người.

D. Quy mô dân số và cơ cấu dân số.

Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng với các nước phát triển?

A. Quy mô GDP lớn, tăng trưởng GDP khá ổn định.

B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp.

C. Trong GDP, ngành dịch vụ có tỉ trọng thấp nhất.

D. Trong GDP, ngành nông nghiệp có tỉ trọng thấp nhất.

Câu 7. Nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên sự khác biệt về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển là do

A. trình độ phát triển kinh tế.

B. phong phú về tài nguyên.

C. sự đa dạng về chủng tộc.

D. phong phú nguồn lao động.

Câu 8. Ở nhóm nước phát triển, người dân có tuổi thọ trung bình cao, nguyên nhân chủ yếu là do

A. môi trường sống thích hợp.

B. chất lượng cuộc sống cao.

C. nguồn gốc gen di truyền.

D. làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.

Câu 9. Biểu hiện nào sau đây là của toàn cầu hóa kinh tế?

A. Thị trường tài chính quốc tế thu hẹp.

B. Các giao dịch quốc tế về thương mại bị hạn chế.

C. Các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng rộng rãi.

D. Vai trò của các công ty đa quốc gia giảm sút.

Câu 10. Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế được mở rộng là

A. sự sáp nhập của các ngân hàng lại với nhau.

B. các ngân hàng lớn của các quốc gia kết nối cùng nhau.

C. hàng hóa và dịch vụ lưu thông giữa các quốc gia thuận lợi hơn.

D. giao dịch bằng thẻ điện tử ngày càng trở lên thông dụng.

Câu 11. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thường có những nét tương đồng về

A. thành phần chủng tộc.

B. mục tiêu và lợi ích phát triển.

C. lịch sử dựng nước, giữ nước.

D. trình độ văn hóa, giáo dục.

Câu 12. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập và hoạt động từ năm

A. 1995.

B. 1994.

C. 1989.

D. 1945.

Câu 13. Các tổ chức tài chính quốc tế nào sau đây ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu?

A. Ngân hàng châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế.

B. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng châu Âu.

C. Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế.

D. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng Thế giới.

Câu 14. Mục đích quan trọng nhất của Liên hợp quốc (UN) là

A. thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các nước.

B. phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

C. duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

D. hướng tới nền thương mại toàn cầu tự do.

Câu 15. Khu vực hoá kinh tế không bao gồm biểu hiện nào sau đây?

A. Số lượng của các công ty đa quốc gia và chi nhánh không ngừng tăng.

B. Thương mại nội vùng giữa các quốc gia trong cùng khu vực tăng.

C. Nhiều hiệp định kinh tế, chính trị khu vực được kí kết.

D. Nhiều tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành.

Câu 16. Nhận thức không đúng về xu hướng toàn cầu hóa là

A. quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.

B. quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt.

C. có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới.

D. toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia từ kinh tế đến văn hóa, khoa học.

Câu 17. Mỹ La tinh nằm giữa hai đại dương lớn nào sau đây?

A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

B. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.

C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

Câu 18. Đồng bằng nào sau đây có diện tích lớn nhất ở Mĩ La tinh?

A. Amadôn.

B. Mixixipi.

C. La Plata.

D. Pampa.

Câu 19. Dãy núi nổi tiếng nhất ở Mỹ La Tinh là

A. An-pơ.

B. An-tai.

C. An-đet.

D. Cooc-đi-e.

Câu 20. Phần lớn lãnh thổ Mỹ La Tinh có khí hậu

A. nóng, ẩm.

B. lạnh, khô.

C. nóng, khô.

D. lạnh, ẩm.

Câu 21. Quốc gia có quy mô dân số đứng đầu Mỹ La tinh là

A. Bra-xin.

B. Mê-hi-cô.

C. Đô-mi-ni-ca.

D. Nê-vít.

Câu 22. Đặc điểm xã hội nổi bật ở hầu hết các nước Mỹ La Tinh là

A. điều kiện sống của dân cư đô thị cao.

B. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên rất thấp.

C. phần lớn dân cư sống ở nông thôn.

D. chênh lệch giàu nghèo lớn.

Câu 23. Lợi thế chủ yếu nhất để các nước Mỹ La Tinh có thể phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới là

A. thị trường tiêu thụ rộng lớn.

B. có nhiều loại đất khác nhau.

C. có nhiều cao nguyên bằng phẳng.

D. có khí hậu nhiệt đới điển hình.

Câu 24. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mĩ La tinh?

A. Chính trị không ổn định.

B. Cạn kiệt dần tài nguyên.

C. Thiếu lực lượng lao động.

D. Thiên tai xảy ra nhiều.

Câu 25. Hiện tượng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La tinh gây ra hậu quả là

A. hiện đại hóa sản xuất.

B. thất nghiệp, thiếu việc làm.

C. quá trình công nghiệp hóa.

D. chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Câu 26. Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên của Mĩ La tinh?

A. Cảnh quan thiên nhiên đa dạng.

B. Tài nguyên khoáng sản phong phú.

C. Khoáng sản chủ yếu là kim loại màu.

D. Hầu hết lãnh thổ có khí hậu ôn đới lục địa.

Câu 27. Biểu hiện rõ rệt của việc cải thiện tình hình kinh tế ở nhiều nước Mĩ La tinh là

A. giảm nợ nước ngoài, đẩy mạnh nhập khẩu.

B. xuất khẩu tăng nhanh, khống chế được lạm phát.

C. công nghiệp phát triển, giảm nhanh xuất khẩu.

D. tổng thu nhập quốc dân ổn định, trả được nợ nước ngoài.

Câu 28. Đô thị hóa ở Mỹ La tinh không có đặc điểm nào sau đây?

A. Quá trình đô thị hóa diễn ra từ sớm.

B. Tỉ lệ dân thành thị cao trong tổng dân số.

C. Nhiều đô thị có số dân từ 10 triệu trở lên.

D. Khu vực đô thị tập trung nhiều di sản văn hóa.

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Đáp án

A

C

C

B

D

C

A

B

C

B

B

A

C

C

Câu

15

16

17

18

19

21

21

22

23

24

25

26

27

28

Đáp án

A

B

C

A

C

A

A

D

D

A

B

D

B

D

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lí 11 Kết nối tri thức năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF