Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Công nghệ 11 năm 2022-2023 là tài liệu được HOC247 biên soạn và tổng hợp với mong muốn cung cấp thêm tài liệu giúp các em học sinh có tài liệu học tập ôn tập trước kì thi giữa HK1 môn Công nghệ sắp tới. Hi vọng tài liệu này giúp ích cho các em rèn luyện kĩ năng làm giải bài tập Công nghệ và trắc nghiệm Công nghệ. Chúc các em có kết quả học tập tốt.
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật
1. Khổ giấy :
A0 : 1189 x 841 A1 : 841 x 594 A2 : 594 x 420 |
A3 : 420 x 297 A4 : 297 x 210 |
|
2. Tỉ lệ :
- Phóng to : 1 : 1 ; 5 : 1 ; 10 : 1 ; 20 : 1 ; 50 : 1 ; 100 : 1.
- Nguyên hình : 1 : 1
- Thu nhỏ : 1 : 2 ; 1 : 5 ; 1 : 10 ; 1 : 20 ; 1 : 50 ; 1 : 100.
3. Nét vẽ :
- Nét liền đậm : Đường bao thấy, cạnh thấy.
- Nét liền mảnh : Đường kích thước, đường gióng, đường gạch gạch trên mặt cắt.
- Nét lượn sóng : Đường giới hạn một phần hình cắt.
- Nét đứt mảnh : Đường bao khuất, cạnh khuất.
4. Chữ viết :
- Chiều rộng (d) của nét chữ thường lấy bằng . - Trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng kiểu chữ đứng.
5. Ghi kích thước :
a. Đặc điểm đường kích thước : - Vẽ bằng nét liền mảnh.
- Kẻ song song với phần tử cần ghi kích thước. - Ở 2 đầu mút có vẽ mũi tên.
b. Đặc điểm đường gióng kích thước. - Vẽ bằng nét liền mảnh. - Kẻ vuông góc với đường kích thước.
- Khoảng cách cho phép đường gióng vượt qua đường kích thước là 2 à 4mm.
c. Chữ số kích thước :
- Chỉ trị số kích thước thật, không phụ thuộc vào kích thước thật của bản vẽ.
- Có 2 loại chữ số kích thước : kích thước độ dài và kích thước góc.
- Nếu bản vẽ không ghi đơn vị kích thước thì được hiểu đơn vị là mm.
d. Kí hiệu Ø, R.
- Trước số kích thước đường kính của đường tròn, ghi kí hiệu Ø.
- Trước số kích thước bán kính của đường tròn, ghi kí hiệu R.
- Ví dụ :+ Ø12 : Bán kính là 12. + R25 : Đường kính là 25.
- Để biểu diễn hình dạng của vật thể, trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng các hình chiếu vuông góc.
- Có 2 phương pháp chiếu : phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba.
1. Khái niệm hình cắt và mặt cắt :
- Mặt cắt :+ Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.
+ Thể hiện bằng đường gạch gạch. + Dùng để biểu diễn hình dạng tiết diện vuông góc của vật thể.
- Hình cắt : Là hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.
- Mặt phẳng cắt : Là mặt phẳng tưởng tượng, song song với mặt phẳng hình chiếu cắt vật thể ra làm 2 phần.
2. Mặt cắt :
|
Mặt cắt chập |
Mặt cắt rời |
Vị trí vẽ |
Vẽ ngay lên hình chiếu tương ứng |
Vẽ bên ngoài hình chiếu. |
Nét vẽ của đường bao |
Nét liền mảnh |
- Nét liền đậm - Liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh. |
Ứng dụng |
Biểu diễn mặt cắt có hình dạng đơn giản |
Biểu diễn mặt cắt có hình dạng phức tạp. |
3. Hình cắt :
|
Hình cắt toàn bộ |
Hình cắt một nửa |
Hình cắt cục bộ. |
Định nghĩa |
Sử dụng một mặt phẳng cắt, cắt toàn bộ vật thể |
- Là hình biểu diễn gồm một nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu. - Đường phân cách là trục đối xứng, vẽ bằng nét gạch chấm mảnh. |
- Là hình biểu diễn một phần hình cắt với hình chiếu. - Đường giới hạn vẽ bằng nét lượn sóng. |
Ứng dụng |
Dùng để biểu diễn bên trong của vật thể |
Dùng trong trường hợp vật thể đối xứng |
Dùng để biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt. |
---- Còn tiếp -----
B. BÀI TẬP
Câu 1. Có mấy khổ giấy chính?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2. Tên các khổ giấy chính là:
A. A0, A1, A2 B. A0, A1, A2, A3 C. A3, A1, A2, A4 D. A0, A1, A2, A3, A4
Câu 3. Trong các khổ giấy chính, khổ giấy có kích thước lớn nhất là:
A. A0 B. A1 C. A4 D. A3
Câu 4. Trên mỗi bản vẽ có:
A. Khung bản vẽ. B. Khung tên.
C. Khung bản vẽ và khung tên. D. Khung bản vẽ hoặc khung tên.
Câu 5. Các loại tỉ lệ là:
- Tỉ lệ thu nhỏ. B. Tỉ lệ phóng to. C. Tỉ lệ nguyên hình. D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 6. Nét liền mảnh thể hiện:
A. Đường kích thước. B. Đường gióng.
C. Đường gạch gạch trên mặt cắt. D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 7. Kích thước trên bản vẽ kĩ thuật có đơn vị:
A. mm B. dm C. cm D. Tùy từng bản vẽ
Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Đường kích thước thẳng đứng, con số kích thước ghi bên phải.
B. Đường kích thước nằm ngang, con số kích thước ghi bên trên.
C. Đường kích thước nằm nghiêng, con số kích thước ghi bên dưới.
D. Ghi kí hiệu R trước con số chỉ kích thước đường kính đường tròn.
Câu 9. Phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể đặt trong góc tạo bởi:
A. Mặt phẳng hình chiếu đứng và mặt phẳng hình chiếu bằng vuông góc với nhau.
B. Mặt phẳng hình chiếu đứng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau.
C. Mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau.
D. Mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.
Câu 10. Vị trí mặt phẳng hình chiếu trong phương pháp chiếu góc thứ nhất là:
A. Mặt phẳng hình chiếu đứng ở trước vật thể. B. Mặt phẳng hình chiếu bằng ở trên vật thể.
C. Mặt phẳng hình chiếu cạnh ở trái vật thể. D. Cả 3 đáp án đều sai.
------- Còn tiếp -----
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Công nghệ 11 năm học 2022-2023. Để xem phần còn lại của tài liệu và xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231379 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023958 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023342 - Xem thêm