OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 11 năm 2022-2023

14/10/2022 942.29 KB 950 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221014/563564824344_20221014_085928.pdf?r=6916
ADMICRO/
Banner-Video

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 11 năm 2022-2023 là tài liệu được HOC247 biên soạn và tổng hợp với mong muốn cung cấp thêm tài liệu giúp các em học sinh có tài liệu học tập ôn tập trước kì thi giữa HK1 sắp tới. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng giải trắc nghiệm Sinh 11 để làm bài kiểm tra chương và bài thi giữa học kì 1 môn Sinh học 11 thật tốt Hi vọng tài liệu này giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

 

 
 

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ - cơ quan thực hiện, cơ chế, con đường hấp thụ

   * Cơ quan thực hiện :

   - Ở thực vật, rễ là cơ quan chuyên hoá với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng. Nước và muối khoáng xâm nhập vào rễ cây trên cạn chủ yếu qua miền lông hút của rễ.

   * Cơ chế hấp thụ :

   - Nước xâm nhập vào cơ thể theo cơ chế thụ động, nghĩa là di chuyển từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp hơn. Các ion khoáng xâm nhập vào rễ cây theo hai cơ chế : thụ động và chủ động. Trong đó, cơ chế chủ động thì cần đến sự có mặt của ATP.

   * Con đường hấp thụ :

   - Nước và các ion khoáng xâm nhập từ dung dịch đất vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường : con đường gian bào và con đường tế bào chất.

   * Các nhân tố ảnh hưởng :

   - Quá trình hấp thụ nước và ion khoáng của rễ chịu ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh như áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, pH và độ thoáng của đất.

2. Vận chuyển các chất trong cây

   * Phân loại :

   - Có hai dòng vận chuyển vật chất cơ bản trong cây, đó là dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.

   * Cấu tạo và chức năng :

   - Mạch gỗ bao gồm những tế bào chết (quản bào và mạch ống) nối tiếp nhau tạo đường ống kéo dài từ rễ lên lá giúp vận chuyển nước, muối khoáng và một số chất hữu cơ từ rễ lên lá. Động lực của dòng mạch gỗ là sự phối hợp của 3 lực : áp suất rễ (lực đẩy), lực hút do thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau cũng như với thành mạch gỗ.

   - Mạch rây bao gồm những tế bào sống (tế bào kèm và ống rây) nối với nhau thành ống giúp vận chuyển các chất hữu cơ (axit amin, vitamin, saccarôzơ …) và một số ion khoáng từ lá xuống rễ. Động lực của dòng mạch rây chính là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, thân…).

3. Thoát hơi nước ở thực vật - phân loại, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng

   * Phân loại :

    Thoát hơi nước ở thực vật - phân loại, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng diễn ra theo hai con đường : qua cutin và qua khí khổng. Trong đó thoát hơi nước qua khí khổng đóng vai trò chính yếu (khoảng 80%).

   * Vai trò :

   Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, giúp vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên các bộ phận trên mặt đất của cây. Ngoài ra, thoát hơi nước tạo điều kiện cho khí CO2 khuếch tán từ không khí vào lá, cung cấp cho quá trình quang hợp của cây. Không chỉ vậy, thoát hơi nước còn giúp hạ nhiệt cho lá, khiến lá không bị đốt nóng dưới sự chiếu rọi liên tục của ánh sáng mặt trời.

   * Các nhân tố ảnh hưởng :

   Có nhiều tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước nhưng quan trọng nhất phải kể đến : nước, nhiệt độ, ánh sáng, gió và các ion khoáng.

---- Còn tiếp -----

B. BÀI TẬP

Câu 1: Nêu vai trò của nước đối với thực vật?

Vai trò của nước đối với tế bào

- Là thành phần cấu tạo nên tế bào.

- Là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.

- Là môi trường của các phản ứng sinh hoá trong tế bào, giúp cho quá trình trao đổi chất trong tế bào diễn ra bình thường, đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh.

Câu 2: Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?

cơ chế hấp thụ nước

cơ chế hấp thụ ion khoáng

       Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thẩm thấu (thụ động): nước di chuyển từ thế nước cao đến nơi có thế nước thấp.

  • Cơ chế thụ động: Các ion khoáng di chuyển từ đất (nồng độ ion cao) vào trong tế bào lông hút (nồng độ ion thấp).
  • Cơ chế chủ động: Ion đi từ nơi ngoài đất ( nồng độ ion thấp ) vào trong trong tế bào lông hút ( nồng độ ion cao ). Trong trường hợp đất nghèo dinh dưỡng nhưng cây vẫn có nhu cầu bơm các chất. (ví dụ, bơm natri: Na+- ATPaza, bơm kali: K+- ATPaza...)

Câu 3: Cho biết các con đường thoát hơi nước qua lá? Giải thích vì sao thoát hơi nước qua lá là một tai họa tất yếu của thực vật?

  • Thoát hơi nước qua lá có hai con đường:
  • Qua lớp cutin ( mặt trên của lá )
  • Qua khí khổng ( mặt dưới của lá )
  • Khi no nước thành mỏng, tế bào căng ra => thành dầy cong theo => Khí khổng mở.
  • Khi mất nước thành mỏng hết căng => thành dày duỗi thẳng => Khí khổng đóng.
  • Thoát hơi nước qua lá là một tai họa tất yếu của thực vật vì:
  • Tất yếu:
  • Là động lực hút nước lên thân, lá,...theo dòng mạch gỗ.
  • Làm khí khổng mở, CO2 khuếch tán vào trong cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp.
  • Giúp lá giảm nhiệt độ, đảm bảo quá trình sinh lý diễn ra bình thường.
  •  Tai họa:
  • 90 – 98% lượng nước thoát ra.Vì vậy, thực vật phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước đã thoát, mà đây lại là điều không dễ dàng khi điều kiện môi trường luôn thay đổi.

Câu 4: Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển  của thực vật? Trình bày vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con  đường sinh học?

  • Vai trò của nguyên tố nito:
  •  Thiếu nito cây không thể sinh trưởng và phát triển bình thường => là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.
  •  Vai trò cấu trúc: Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, axit nucleic, diệp lục, ATP,...
  •  Vai trò điều tiết: Là thành phần cấu tạo của protein, enzim, coenzim và ATP,...
  • Vì vậy, nito tham gia điều tiết quá trình trao đổi chất thông qua hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm nước của protein trong tế bào chất.
  • Quá trình cố định nito phân tử (Con đường sinh học):
  •  Con đường sinh học cố định nito là con đường cố định nito do các vi sinh vật thực hiện.
  •  Gồm hai nhóm:
  • Vi khuẩn tự do: vi khuẩn lam.
  • Vi khuẩn cộng sinh: vi khuẩn sống trong nốt sần của cây họ Đậu, bèo (Enzim nitrogenaza).
  • Nhờ hệ vi sinh vật cố định nito để chuyển hóa.

------- Còn tiếp -----

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 11 năm học 2022-2023. Để xem phần còn lại của tài liệu và xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF