OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Chuyên đề Bồi dưỡng HSG Vật Lý 8 - Chủ đề Nhiệt lượng và Nguyên lý truyền nhiệt năm 2021

30/03/2021 516.38 KB 434 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210330/280414976579_20210330_083812.pdf?r=966
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Chuyên đề Bồi dưỡng HSG Vật Lý 8 - Chủ đề Nhiệt lượng và Nguyên lý truyền nhiệt năm 2021 dưới đây tổng hợp lại những kiến thức quan trọng đã học, qua đó giúp các em có thể tự luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập tốt kiến thức, chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho kì thi sắp tới của mình. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VẬT LÝ 8

CHỦ ĐỀ: NHIỆT LƯỢNG VÀ NGUYÊN LÝ TRUYỀN NHIỆT

 

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1/ Nguyên lý truyền nhiệt:

Nếu chỉ có hai vật trao đổi nhiệt thì:

- Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

- Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì dừng lại.

-Nhiệt lượng của vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng của vật khi thu vào.

2/ Công thức nhiệt lượng:

- Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên:

Q = mc∆t (với ∆t = t2 - t1. ­Nhiệt độ cuối trừ nhiệt độ đầu)

- Nhiệt lượng của một vật tỏa ra để lạnh đi:

Q = mc∆t (với ∆t = t1 - t2. ­Nhiệt độ đầu trừ nhiệt độ cuối)

- Nhiệt lượng tỏa ra và thu của các chất khi chuyển thể:

         + Sự nóng chảy - Đông đặc: Q = mλ (λ là nhiệt nóng chảy)

         + Sự hóa hơi - Ngưng tụ: Q = mL (L là nhiệt hóa hơi)

3/ Phương trình cân bằn nhiệt :

Qtỏa = Qthu

II. BÀI TẬP THAM KHẢO

 Bài 1: Trong một bình cao có tiết diện thẳng là hình vuông, được chia làm ba ngăn như hình vẽ. Hai ngăn nhỏ có tiết diện thẳng cũng là một hình vuông có cạnh bằng nửa cạnh của bình. Đổ vào các ngăn đến cùng một độ cao 3 chất lỏng: ngăn 1 là nước ở nhiệt độ t1 = 650C, ngăn 2 là cà phê ở nhiệt độ t2 = 350C, ngăn 3 là sữa nước ở nhiệt độ t3 = 200C. Biết rằng thành bình cách nhiệt rất tốt,nhưng các vách ngăn có dẫn nhiệt không tốt lắm; nhiệt lượng truyền qua các vách ngăn trong một đơn vị thời gian tỉ lệ với diện tích tiếp xúc của chất lỏng và với hiệu nhiệt độ ở hai bên vách ngăn. Sau một thời gian thì nhiệt độ ngăn chứa nước giảm t1 = 10C. Hỏi ở hai ngăn còn lại, nhiệt độ biến đổi bao nhiêu trong thời gian trên? Xem rằng về phương diện nhiệt thì cả ba chất lỏng nói trên là giống nhau. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và với môi trường.

Giải:

Diện tích tiếp xúc của từng cặp chất lỏng trong bài toán là như nhau. Vậy nhiệt lượng truyền qua giữa chúng tỉ lệ với hiệu nhiệt độ với cùng một hệ số tỉ lệ là k.

Nước toả nhiệt sang cà phê và sữa lần lượt là: 

\({Q_{12}} = k({t_1} - {t_2});{Q_{13}} = k({t_1} - {t_3})\)

Cà phê toả nhiệt sang sữa là: 

\({Q_{23}} = k({t_2} - {t_3})\)

Ta có các phương trình cân bằng nhiệt:

          + Đối với nước: 
\({Q_{12}} + {Q_{13}} = k({t_1} - {t_2} + {t_1} - {t_3}) = 2mc\Delta {t_1}\)

          + Đối với cà phê:  

\({Q_{12}} - {Q_{23}} = k({t_1} - {t_2} - {t_2} + {t_3}) = mc\Delta {t_2}\)

          + Đối với sữa:  
\({Q_{13}} + {Q_{23}} = k({t_1} - {t_3} + {t_2} - {t_3}) = mc\Delta {t_3}\)

Từ các phương trình trên ta tìm được:

\(\begin{array}{l}
\Delta {t_2} = 2\Delta {t_1}.\frac{{{t_1} + {t_3} - 2{t_2}}}{{2{t_1} - {t_2} - {t_3}}} = 0,{4^0}C\\
\Delta {t_3} = 2\Delta {t_1}.\frac{{{t_1} + {t_2} - 2{t_3}}}{{2{t_1} - {t_2} - {t_3}}} = 1,{6^0}C
\end{array}\)

Bài 2: Dùng một ca múc nước ở thùng chứa nước A có nhiệt độ tA = 20 0C và ở thùng chứa nước B có nhiệt độ tB = 80 0C rồi đổ vào thùng chứa nước C. Biết rằng trước khi đổ, trong thùng chứa nước C đã có sẵn một lượng nước ở nhiệt độ tC = 40 0C và bằng tổng số ca nước vừa đổ thêm vào nó. Tính số ca nước phải múc ở mỗi thùng A và B để có nhiệt độ nước ở thùng C là 50 0C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường, với bình chứa và ca múc nước.

Giải:

  Gọi : c là nhiệt dung riêng của nước ; m là khối lượng nước chứa trong một ca ;

           n1 và n2 lần lượt là số ca nước múc ở thùng A và thùng B ;

           (n1 + n2) là số ca nước có sẵn trong thùng C.

Nhiệt lượng do n1 ca nước ở thùng A khi đổ vào thùng C đã hấp thụ là :

1 = n1.m.c(50 – 20) = 30cmn1

Nhiệt lượng do n2 ca nước ở thùng B khi đổ vào thùng C đã toả ra là :

2 = n2.m.c(80 – 50) = 30cmn2

Nhiệt lượng do (n1 + n2)  ca nước ở thùng C đã hấp thụ là :

 Q­3 = (n1 + n2)m.c(50 – 40) = 10cm(n1 + n2)

Phương trình cân bằn nhiệt :

1 + Q­3 = Q­ =>   30cmn1 + 10cm(n1 + n2) = 30cmn2 => 2n1 = n2

Vậy, khi múc n ca nước ở thùng A thì phải múc 2n ca nước ở thùng B và số nước đã có sẵn trong thùng C trước khi đổ thêm là 3n ca.

Bài 3: Một bếp dầu đun sôi 1 lít nước đựng trong ấm bằng nhôm khối lượng 300gam thì sau thời gian t1 = 10 phút nước sôi. Nếu dùng bếp trên để đun 2 lít nước trong cùng điều kiện thì sau bao lâu nước sôi ?

Cho nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là C1 = 4200J/kg.K ; C2 = 880J/kg.K. Biết nhiệt do bếp dầu cung cấp một cách đều đặn.

Giải:

Gọi Q1 và Q2 là nhiệt lượng cần cung cấp cho nước và ấm nhôm trong hai lần đun,

Gọi m1, m2 là khối lương nước và ấm trong lần đun đầu.

Ta có:   Q1 = (m1.C1 + m2.C2) Δt

             Q2 = (2.m1.C1 + m2.C2) Δt

Do nhiệt toả ra một cách đều đặn, nghĩa là thời gian đun càng lâu thì nhiệt toả ra càng lớn. Ta có thể đặt:

Q1 = k.t1   ;   Q2 = k.t2  (trong đó k là hệ số tỉ lệ nào đó)

Suy ra:  k.t1  = (m1.C1 + m2.C2) Δt

              k.t2  = (2.m1.C1 + m2.C2) Δt

Lập tỉ số ta được:

\(\begin{array}{l}
\frac{{{t_2}}}{{{t_1}}} = \frac{{(2{m_1}{C_1} + {m_2}{C_2})}}{{({m_1}{C_1} + {m_2}{C_2})}} = 1 + \frac{{{m_1}{C_1}}}{{{m_1}{C_1} + {m_2}{C_2}}}\\
hay\\
{t_2} = \left( {} \right.1 + \frac{{{m_1}{C_1}}}{{{m_1}{C_1} + {m_2}{C_2}}}\left. {} \right).{t_1} = \left( {} \right.1 + \frac{{4200}}{{4200 + 0,3.880}}\left. {} \right).10 = 19,4(phut)
\end{array}\)

Bài 4: Trong ruột của một khối nước đá lớn ở 00C có một cái hốc với thể tích V = 160cm3. Người ta rót vào hốc đó 60gam nước ở nhiệt độ 750C. Hỏi khi nước nguội hẳn thì thể tích hốc rỗng còn lại bao nhiêu? Cho khối lượng riêng của nước là Dn = 1g/cm3 và của nước đá là Dd = 0,9g/cm3; nhiệt dung riêng của nước là:

C = 4200J/kg.K và để làm nóng chảy hoàn toàn 1kg nước đá ở nhiệt độ nóng chảy cần cung cấp một nhiệt lượng là 3,36.105J.

Giải:

Do khối nước đá lớn ở 00C nên lượng nước đổ vào sẽ nhanh chóng nguội đến 00C. Nhiệt lượng do 60gam nước toả ra khi nguội tới 00C là :

Q = 0,06.4200.75 = 18900J.

Nhiệt lượng đó làm tan một lượng nước đá là:

\(m = \frac{{18900}}{{3,{{36.10}^5}}} = 0,05625\)(kg) = 56,25g.

Thể tích của phần nước đá tan ra là:

\({V_1} = \frac{m}{{{D_d}}} = \frac{{56,25}}{{0,9}} = 62,5\)(cm3).

Thể tích của  hốc đá bây giờ là:

\({V_2} = V + {V_1} = 160 + 62,5 = 222,5\)(cm3).

Trong hốc đá chứa lượng nước là : 60 + 56,25 = 116,25(g). Lượng nước này chiếm thể tích 116,25cm3.

Vậy thể tích phần rỗng của hốc đá còn lại là: 222,5-116,25 = 106,25cm3.

...

---(Nội dung tiếp theo của tài liệu, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

Trên đây là trich dẫn một phần nội dung tài liệu Chuyên đề Bồi dưỡng HSG Vật Lý 8 - Chủ đề Nhiệt lượng và Nguyên lý truyền nhiệt năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF