Học 247 mời các em tham khảo tài liệu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu dưới đây. Hi vọng tài liệu dưới đây sẽ giúp các em hiểu hơn về nhà thơ Nguyễn Khuyến. Chúc các em có thêm tài liệu hay.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ Câu cá mùa thu
- Dẫn dắt vào vấn đề: vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến
b. Thân bài
- Những nét khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác, thể loại..
- Nội dung: Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc bộ. Đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của tác giả.
- Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Khuyến
- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm quê hương, đất nước
- Nhà thơ đã cảm nhận bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác và thường là sự hoà trộn nhiều cảm giác (thị giác với thính giác: Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo; thị giác vói xúc giác: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo).
- Thơ viết về thiên nhiên còn phản ánh tình cảm quê hương đất nước nếu đó là thiên nhiên của quê hương, đất nước mình.
- Phải là người gắn bó sâu sắc và tha thiết vói quê hương, Nguyễn Khuyến mới cảm nhận được vẻ đẹp riêng của cảnh sắc quê hương, đồng thời thể hiện vẻ đẹp ấy bằng nét bút vừa chân thật, vừa tinh tế. Bức tranh Câu cá mùa thu mang được cái hồn dân tộc, vượt khỏi công thức, ước lệ không chỉ bởi bài thơ mà còn bởi tình yêu thiên nhiên đất nước của tác giả.
- Tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao
- Tâm trạng tác giả qua bài thơ là một nỗi u hoài, u hoài nên thì khi trầm ngâm khi lại như giật mình thảng thốt: Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo; Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
- Nỗi u hoài từ tam canh toa lan ra ngoại cảnh, phủ lên cảnh vật vẻ thanh sơ đến hiu hắt. Không gian tĩnh lặng ở Câu cá mùa thu đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Vị Tam nguyên Yên Đổ về sống giữa làng quê, giữa cảnh đời thôn dã nhưng vẫn nặng lòng thời thế, vẫn suy nghĩ về hiện tình đất nước và âm thầm “thẹn” cho sự bất lực của chính mình.
- Mở rộng:
- Đặt Câu cá mùa thu trong chùm thơ thu, với Vịnh mùa thu (Thu vịnh) Uống rượu mùa thu (Thu ẩm) ta càng thấy rõ tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao Nguyễn Khuyến, ở bài Vịnh mùa thu, tác giả sống trong tâm trạng buồn đến thẫn thờ, ngơ ngẩn, mất cả ý niệm không gian, thời gian. Hoa nở năm nay mà ngỡ là hoa năm ngoái. Ngỗng kêu trên trời nước mình mà ngỡ ngỗng nước nào. Buồn đến nhân hứng muốn viết thơ mà “nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”. Nguyễn Khuyến thẹn với Đào Tiềm — danh sĩ đời Tấn vừa có tài thơ, vừa có nhân cách. Đào Bành Trạch không vì năm đấu gạo mà uốn gối khom lưng trước thói tục, đã treo ấn từ quan từ hồi còn trẻ. Tam nguyên Yên Đổ cũng đã vứt miếng đỉnh chung về ở ẩn tại quê nhà, nhưng so với Đào Tiềm ông vẫn tự cho mình là từ quan hơi muộn. Ở bài uống rượu mùa thu, Nguyễn Khuyến nói chuyện uống rượu nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu, để quên đi bao sự đời đau buồn, tủi hổ. Mượn chén rượu để thưởng thức thú ngắm cảnh, ngắm trăng, mượn “say” để nói “tỉnh”. Say thiên nhiên mà tỉnh trước sự đời. Đằng sau cái “say nhè” sau năm ba chén rượu là một tuý ông nặng lòng trước thời thế.
- Như vậy có thể nói, với Câu cá mùa thu, người đọc nhận ra ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.
- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm quê hương, đất nước
c. Kết bài
- Nêu cảm nhận chung về tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ, liên tưởng của bản thân
Bài văn mẫu
Đề bài: Cảm nhận của anh/ Chị về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu
Gợi ý làm bài
Thu Điếu nằm trong chùm thơ của Nguyễn Khuyến. Đây là một trong những bài thơ hay nhất trong hệ thống thơ ca tả về mùa thu và cũng là một trong ba bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Khuyến tả về làng cảnh Việt Nam.
Cũng như Thu Vịnh và Thu Ẩm, bài Thu Điếu, đem đến cho người đọc sự cảm nhận vẻ đẹp của cảnh thu và tâm trạng của nhà thơ. Nếu như ở Thu Vịnh, cảnh thu đựơc đón nhận từ cao, xa đến gần, rồi gần đến cao, xa thì ở Thu Điếu cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao – xa rồi từ cao xa trở lại gần. Điểm nhìn cảnh thu được nhìn từ chiếc thuyền câu đến mặt ao rồi nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi nhìn ra mặt ao. Từ khung ao hẹp tác giả miêu tả mùa thu đựơc cả không gian và thời gian cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Cảnh trong Thu Điếu là một khung cảnh đẹp nhưng mà tĩnh lặng và đượm buồn. Một sự chuyển động đều nhẹ nhàng, rất khẽ sự im lặng này lại tạo thêm sự tĩnh lặng của cảnh. Cái tĩnh bao trùm được gợi lên từ cái động rất nhẹ. Thủ pháp lấy động tả tĩnh là thủ pháp quen thuộc của thơ cổ phương Đông. Tất cả những vầng eo trong bài đều tạo nên sự vắng lặng im lìm trong khung cảnh mùa thu gợi lên cái gì thu hẹp lại, nhỏ lại, lắng vào hư không nó cũng góp phần làm cho không khí vắng lặng được tăng thêm.
Qua bài Thu Điếu ta như cảm nhận được ở tác giả một tâm hồn gắn bó thiết tha với thiên nhiên, một tấm lòng yêu nước thầm kín. Bên cạnh đó còn vẽ ra một khung cảnh mùa thu giản dị, thanh đạm, đơn sơ của làng cảnh Việt Nam, một tâm trạng buồn khép kín phù hợp với tâm trạng của tác giả.
Vừa rồi, các em đã tham khảo sơ đồ tư duy, dàn ý chi tiết và bài văn mẫu về đề tài vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu. Mong rằng, với tài liệu này các em sẽ hiểu hơn tấm lòng, nhân cách nhà thơ Nguyễn Khuyến. Chúc các em có thêm tài liệu hay để ôn tập và củng cố kiến thức đã học về bài thơ Câu cá mùa thu trong chương trình Ngữ văn 11.
Hơn nữa, các em có thể xem thêm bài giảng Câu cá mùa thu và hướng dẫn soạn bài Câu cá mùa thu để ôn tập những kiến thức cơ bản của bài học, nắm được bức tranh thu và tâm tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến rõ hơn. Và để học hỏi thêm kĩ năng, nâng cao khả năng viết văn các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu phân tích bài thơ Câu cá mùa thu. Chúc các em học tốt với những tài liệu hay và bổ ích!
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024180 - Xem thêm