Để giúp các em hiểu hơn về bài thơ Nhớ rừng trong chương trình Ngữ văn 8, Học 245 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu Cảm nhận bài thơ Nhớ rừng của tác giả Thế Lữ dưới đây. Mong rằng, tài liệu sẽ mang đến cho các em những kiến thức bổ ích và thú vị.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về bài thơ Nhớ rừng và tác giả Thế Lữ.
- Dẫn dắt vào vấn đề
b. Thân bài
- Khái quát chung
- Xuất xứ: Bài thơ “Nhớ rừng” được Thế Lữ sáng tác vào nãm 1934, lần đầu đăng báo, sau được n trong tập “Mẩy vần thơ”( 1935).
- Chủ đề: Mượn lời con hổ ở vườn bách thú, tác giả đã thể hiện tâm sự u uất và niềm khao khát tự do mãnh liệt, cháy bỏng của con người bị giam cầm, nô lệ. Bài thơ đã khơi dậy tình cảm yêu nước, niềm uất hận và lòng khát tự do của con người Việt Nam khi cang bị ngoại bang thống trị.
- Nội dung
- Hình tượng chúa sơn lâm trong hiện tại (đoạn 1 và đoạn 4):
- Bị giam cầm trong vườn bách thú.
- Sống một cuộc sống tầm thường, nhân tạo.
- Tâm trạng uất hận và chán ghét cuộc sống bị tù đày.
- Hình tượng chúa sơn lâm trong quá khứ (đoạn 2 và đoạn 3):
- Sống trong cảnh núi non hùng vĩ, đẹp đẽ, cao cả. Tất cả mọi cái đều rộng lớn, phi thường.
- Chúa sơn lâm hiện lên oai phong và lẫm liệt. Đây là đoạn thơ mang tính tạo hình rất cao. Sự hô ứng giữa bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp của chúa sơn lâm làm nổi bật sức mạnh phi thường của hổ.
- Tư thế của chúa sơn lâm được khắc họa như một bức tranh tứ bình lộng lẫy trong tư thế: mơ màng đứng uống ánh trăng tan, lặng ngárn giang sơn ta đổi mới, tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng, ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt.
- Khát vọng tự do của chúa sơn lâm:
- Chúa sơn lâm luôn mơ ước về chốn đại ngàn xưa.
- Luôn nhớ tiếc về cuộc sống tự do.
- Cảm thấy bất lực vì không thể phá tung xiềng xích, trở về với cuộc sống tự do nên chúa sơn lâm chỉ còn biết thốt lên lời ngậm ngùi, ai oán
- Hình tượng chúa sơn lâm trong hiện tại (đoạn 1 và đoạn 4):
c. Kết bài
- Nêu nhận xét chung về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
- Mở rộng vấn đề bằng những suy nghĩ và cảm nhận của cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Cảm nhận bài thơ Nhớ rừng của tác giả Thế Lữ
Gợi ý làm bài
Bài thơ mượn lời một con hổ ở vườn Bách thú, đề tài đầy kịch tính. Cảnh ngộ là một thân tù hèn mọn, bất lực, hồn vía là một chúa sơn lâm. Ông chúa này đã hết thời đập phá hung dữ đòi tự do. ông chúa đã thấm thía sự bất lực và ý thức được tình thế của mình, cam chịu cảnh gặm nhấm một mối căm hờn, nằm dài trông ngày tháng qua, mặc cho thân thế bị tụt xuống ngang cấp với các loài hèn kém. Nhìn bề ngoài, người ta có thể nói con hổ này đã được thuần hóa, chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự. Nhưng đấy chỉ là bề ngoài thôi, còn thế giới bên trong của mãnh thú, tội nghiệp thay, vẫn ngùn ngụt lửa. Bút pháp lãng mạn của Thế Lữ có dịp tung hoành, có dịp chứng tỏ sức diễn đạt phong phú của Thơ mới khi dựng lại khung cảnh kỳ vĩ trong mộng tưởng của chúa sơn lâm.
Mối bi kịch thân ở nơi tù, hồn ở giang sơn cũ đã tạo nên chất men ngưỡng mộ đối với hoài niệm. Qua tâm linh của loài hổ, rừng núi hiện lên trong vẻ kỳ vĩ đắm say. Kỳ vĩ vì thâm nghiêm bóng cả cây già, kỳ vĩ vì dữ dội oai hùng với các từ gào, hét, thét, dữ dội; kỳ vĩ hoang vu bí ẩn: hang tối, thảo hoa không tên tuổi, riêng phần bí mật.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Nỗi lòng của Hi mã lạp sơn trong thơ Xuân Diệu cũng là nỗi lòng con hổ trong cũi sắt của Thế Lữ, nó thuộc về bản chất của chủ nghĩa lãng mạn. Quá nhấn mạnh, đến chỉ thấy ý nghĩa xã hội, e làm hẹp đi chất nhân bản của bài thơ và cũng làm mờ đi qui luật thẩm mỹ của chủ nghĩa lãng mạn. Còn một lý do nhỏ nữa: tự do của con hố là tự do của một ông chúa, ta biết ta là chúa tể của muôn loài, khát
khao tự do của hổ, qua một hình tượng của bài, là khát khao ngự trị, khát khao tước đoạt tự do của kẻ khác. Cho nên coi hổ trong cũi là thân phận của dân tộc ta e có chỗ khó giải thích khi nói tới tính thống nhất của hình tượng.
Hy vọng rằng, tài liệu trên đã giúp các em hệ thống kiến thức trọng tâm và cơ bản nhất của bài thơ Nhớ rừng trong chương trình Ngữ văn 8 để giúp các em ôn tập và hiểu sâu sắc hơn về bài thơ này. Chúc các em có thêm một tài liệu văn mẫu hay và thú vị.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024206 - Xem thêm