OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ đề thi HSG môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Quất Lâm có đáp án

25/03/2021 2.01 MB 621 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210325/951241907050_20210325_110132.pdf?r=9010
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em cùng tham khảo:

Nội dung Bộ đề thi HSG môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Quất Lâm có đáp án do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức cơ chế di truyền và biến dị, sinh thái,... ở mức độ vận dụng để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.

 

 
 

SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH

TRƯỜNG THPT QUẤT LÂM

ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020 - 2021

MÔN SINH HỌC

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

1. ĐỀ 1

Câu 1:

     a. Trong tế bào có các đại phân tử sinh học: xenlulôzơ, lipit, ADN và prôtêin. Liên kết hiđrô có trong những phân tử nào? Vai trò của liên kết hiđrô trong cấu trúc của các hợp chất đó?

      b. Đồ thị sau đây biểu diễn hàm lượng ADN trong một tế bào của quá trình phân bào:

     - Đây là quá trình phân bào gì? Xác định các giai đoạn tương ứng với I, II, III trên đồ thị.

     - Tiến trình thực hiện các giai đoạn I, II, III ở các tế bào của người diễn ra như thế nào?

Câu 2:

     a) Ở trạng thái chưa bị đột biến, nhiễm sắc thể có trình tự các gen ABCD MN. Từ nhiễm sắc thể này đã phát sinh một thể đột biến mới có trình tự các gen CD MN. Thể đột biến trên thuộc dạng nào? Nêu hậu quả của dạng đột biến trên.

     b) Ở một loài thực vật, cơ thể bình thường có kiểu gen AABBDD. Một thể đột biến thuộc loài này có kiểu gen AABBBDD. Hãy xác định loại đột biến và bộ NST của thể đột biến này.        

Câu 3:

     Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng. Trong một thí nghiệm khi cho những cây hoa đỏ tự thụ phấn người ta thu được ở F1 có tỉ lệ kiểu hình 5,25 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai kiểm chứng.

Câu 4:

     Ở một loài thú, khi cho con đực lông đen thuần chủng giao phối với con cái lông đốm thuần chủng thu được F1 toàn lông đen. Tiếp tục cho F1 giao phối tự do với nhau, ở F2 thu được 158 con lông đen và 53 con lông đốm. Biết rằng tất cả các con lông đốm ở F2 đều là cái và tính trạng do một gen quy định.

     a) Hãy giải thích kết quả phép lai và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

     b) Chọn ngẫu nhiên 2 cá thể đực và cái đều có lông màu đen ở F2 cho giao phối với nhau, xác suất xuất hiện cá thể có lông đốm ở F3 là bao nhiêu ?

Câu 5:

     a) Làm thế nào để xác định được một tính trạng nào đó là do gen nằm trên nhiễm sắc thường, nhiễm sắc thể giới tính hay gen trong tế bào chất quy định?

     b) Ở một loài thực vật, cho phép lai  P :  ♀ cây lá đốm          ♂ cây lá xanh  

                                                           F1:  100% cây lá đốm   F1

                                                           F2:                 100% cây lá đốm.

     Quy luật di truyền nào chi phối tính trạng màu lá trong phép lai trên?

Câu 6:

     a) Nguồn biến dị di truyền của quần thể vật nuôi được tạo ra bằng những cách nào?

     b) Từ một cặp cá thể ban đầu có kiểu gen: AABBddeeFF và aabbDDEEff, có thể tạo ra bao nhiêu dòng thuần mới? Xác định kiểu gen của cá thể có ưu thế lai cao nhất và tỉ lệ của nó ở F2?       

Câu 7:

     a) Kích thước của quần thể là gì và phụ thuộc vào những yếu tố nào?

     b) Giải thích tại sao khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ rơi vào trạng thái bị suy thoái?

Câu 8:

     Sự đa hình di truyền của quần thể sinh vật giao phối được biểu hiện như thế nào và do những yếu tố nào quy định?

Câu 9:Năm hòn đảo (A, B, C, D, E) trong sơ đồ dưới đây có kích thước và khoảng cách đến các lục địa khác nhau:

     a) Đảo nào có tốc độ biến mất của các loài nhỏ nhất, đảo nào có tốc độ nhập cư thấp nhất? Giải thích.

     b) Đảo nào có đa dạng loài cao nhất và thấp nhất? Giải thích.

Câu 10:

      Ở một loài thực vật, cho một cây F1 có kiểu hình hạt vàng, trơn tự thụ phấn được F2 có 4 loại kiểu hình khác nhau: hạt vàng, trơn; hạt vàng, nhăn; hạt xanh, trơn; hạt xanh, nhăn. Trong đó có 51% hạt vàng, trơn.

Biết rằng 1 gen quy định một tính trạng và quá trình sinh  giao tử đực  và giao tử cái diễn ra như nhau.

     a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

     b) Cho các cây hạt vàng, trơn ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau, ở F3 kiểu hình hạt xanh, nhăn mong đợi chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

 

 

 

 

 

a.- Những phân tử có liên kết hidro: Xenlulôzơ, ADN và protein.

- Vai trò của liên kết hidro trong cấu trúc:

+ Xenlulôzơ: Các liên kết hidro giữa các phân tử ở các mạch hình thành nên các bó dài dạng vi sợi sắp xếp xen phủ tạo nên cấu trúc dai và chắc.

+ ADN: Các nucleotit ở hai mạch của ADN liên kết với nhau bằng liên kết hidro theo NTBS đảm bảo cấu trúc không gian của ADN ổn định và bền vững.

+ Protein: Liên kết hidro được hình thành giữa nhóm C – O với N – H ở các vòng xoắn gần nhau tạo nên các bậc cấu trúc không gian của protein.

b. - Là quá trình phân bào giảm phân: Hàm lượng ADN trong các tế bào con cuối cùng bị giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu từ 2a xuống còn a.

- Các giai đoạn tương ứng: I: kì trung gian; II: giảm phân I; III: giảm phân II.

- Quá trình giảm phân ở người:

+ Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh các giai đoạn I, II, III diễn ra một cách liên tục.

+ Còn trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh trứng các giai đoạn diễn ra không liên tục: quá trình thực hiện ở giai đoạn phôi đến kì đầu của giảm phân I thì dừng lại nhiều năm sau khi tế bào trứng chín lại mới tiếp tục và chỉ kết thúc sau khi thụ tinh.

 

2

 

 

a)

- Thể đột biến trên thuộc dạng đột biến mất đoạn NST, vì NST của thể đột biến bị mất gen AB, các trình tự còn lại không bị thay đổi so với NST lúc bình thường.

- Hậu quả: làm rối loạn sự liên kết của các cặp NST tương đồng trong giảm phân, làm thay đổi tổ hợp gen trong giao tử, dẫn đến biến đổi kiểu gen và kiểu hình. Nhiều đột biến có hại cho cơ thể, thường gây chết hoặc làm giảm sức sống,

b) Loại đột biến và bộ NST của thể đột biến:

- Do trong nghiên cứu di truyền khi nói đến kiểu gen của một cơ thể người ta chỉ chú ý đến những gen đang xét. Kiểu gen của thể đột biến so với kiểu gen của cơ thể bình thường nhiều hơn một gen B nên có thể có 2 trường hợp:

- Đột biến thuộc dạng đột biến lặp đoạn NST chứa gen B và có bộ NST 2n, nếu trong hệ gen chỉ có gen B có 3 chiếc còn các gen đều bình thường.

- Đột biến thuộc dạng đột biến thể ba và có bộ NST (2n + 1) nếu tất cả các gen cùng nhóm liên kết với gen B đều có 3 chiếc giống gen B → NST mang gen B có 3 chiếc, các NST còn lại bình thường.

{-- Nội dung đáp án câu 3 đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

4

 

 

 

 

 

 

a.

- Vì 1 gen qui định 1 tính trạng, nên kết quả kiểu hình ở F1 cho thấy tính trạng lông đen là trội hoàn toàn so với lông đốm.

               Quy ước: gen A quy định lông đen;  gen a quy định lông đốm.

- Ở F2 kiểu hình lông đốm chỉ có ở con cái nên tính trạng không phân bố đều ở hai giới  → gen này nằm trên NST giới tính.

- Ở F2 tỉ lệ phân li kiểu hình 158 lông đen : 53 lông đốm  3 : 1 và kiểu hình lông đốm đều là con cái. Điều này chỉ có thể xảy ra khi gen nằm trên vùng tương đồng của X và Y mới thoả mãn kết quả phép lai.

Kiểu gen của P:  XAYA   x     XaXa

- Ta có sơ đồ lai:

                     P:                   ♂ lông đen       x       ♀   lông đốm

                                                  XAYA                         XaXa

                                                 XA = YA                          Xa

                     F1                          XAXa; XaYA (100% lông đen)

                     F1 x F1                   XAXa                   x                XaYA

                     F2                              XAXa :  XAYA : XaYA :  XaXa

                                                         3 lông đen  : 1 lông đốm (con cái).

b. Ở F2: 100% con cái lông đen có kiểu gen XAXa; con đực lông đen 50% XAYA : 50%  XaYA.

Để F3 xuất hiện con lông đốm thì con đực phải có kiểu gen XaYA. Tỉ lệ con đực có kiểu gen XaYA là 1/2.

Xác suất xuất hiện cá thể lông đốm ở F3: 1/2 x 1/2 x 1/2  = 1/8.

5

 

 

 

a) Dùng phép lai thuận, nghịch để xác định:

- Nếu kết quả phép lai thuận, nghịch mà giống nhau, tính trạng phân đều ở 2 giới thì tính trạng được quy định bởi gen nằm trên nhiễm sắc thể thường;

- Nếu kết quả khác nhau theo kiểu tính trạng không phân đều ở 2 giới, tính trạng lặn phổ biến ở giới dị giao tử (XY), thì tính trạng do gen  nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X đoạn không tương đồng; Nếu di truyền trực tiếp từ bố cho 100% con trai thì tính trạng do gen nằm trên NST Y quy định.

- Nếu kết quả khác nhau theo kiểu con lai luôn mang đặc điểm của mẹ thì tính trạng do gen tế bào chất quy định.

b) Nhận thấy, con lai F1 và F2 đều có lá đốm giống mẹ, chứng tỏ màu lá được quy định bởi gen trong lục lạp của tế bào chất của tế bào sinh dục cái. Vậy tính trạng di truyền tuân theo quy luật di truyền tế bào chất.

6

 

 

 

 

 

a) Nguồn biến dị di truyền ở quần thể vật nuôi:

- Được tạo ra chủ yếu là biến dị tổ hợp và được tạo ra bằng cách lai giống (lai các dòng thuần của các giống).

- Phương pháp tạo biến dị bằng tác nhân gây đột biến ít được sử dụng vì phần nhiều tác nhân gây đột biến gây hại đối với động vật.

b) Số dòng thuần mới được tạo ra

- Số dòng thuần mới : 25 – 2 = 30.

- Theo giả thuyết siêu trội, cá thể có ưu thế lai cao nhất là cá thể mang kiểu gen AaBbDdEeFf. Tỉ lệ của kiểu gen đó ở F2 là: (1/2)5 = 1/32.

{-- Nội dung đáp án câu 3 đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

8

 

 

* Biểu hiện về sự đa hình di truyền của quần thể sinh vật giao phối:

Quần thể có rất nhiều kiểu gen khác nhau cùng tồn tại. Sự đa hình di truyền thường được nhận biết bằng tần số các kiểu gen dị hợp tử cao.

 * Các yếu tố duy trì sự đa hình di truyền trong quần thể:

- Trạng thái lưỡng bội của sinh vật: Các sinh vật giao phối thường tồn tại chủ yếu ở trạng thái lưỡng bội, do vậy đột biến gen dễ dàng tồn tại ở trạng thái dị hợp tử mà không bị đào thải bởi chọn lọc tự nhiên làm tăng sự đa dạng di truyền.

- Ưu thế dị hợp tử: Khi các cá thể dị hợp  tử có sức sống và khả năng sinh sản tốt hơn cá thể đồng hợp tử thì quần thể dễ dàng duy trì sự đa dạng di truyền.

- Các đột biến trung tính: các đột biến trung tính không bị chọn lọc tự nhiên tác động nên góp phần tạo nên sự đa dạng di truyền,

9

 

 

a) * Đảo A có tốc độ biến mất của các loài là nhỏ nhất, vì: đảo này kích thước lớn nhất → có nhiều ổ sinh thái nên chúng có thể thích nghi hoặc tiến hoá để thích nghi với một trong các ổ sinh thái đó.

* Đảo C có tốc độ nhập cư thấp nhất, vì: Đảo này xa lục địa nên ít loài di trú tới nơi; nhỏ nên ít ổ sinh thái, vì vậy các loài có đến cũng khó trụ lại được vì điều kiện sống không đa dạng.

 b) Đảo có đa dạng loài cao nhất và thấp nhất:

- Đảo A có đa dạng loài lớn nhất, vì: Đảo này gần lục địa nhất và lớn nhất → có nhiều loài di cư tới và ít loài bị biến mất.

- Đảo C có đa dạng loài thấp nhất vì nó nhỏ và xa lục địa nhất → ít loài di cư tới và dễ bị biến mất.          

10

 

 

 

 

 

a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2

* Biện luận:

- Theo quy luật phân li Men đen, hạt vàng, trơn là 2 tính trạng trội hoàn toàn so với hạt xanh, nhăn.

Quy ước: Gen A quy định hạt vàng, alen a quy định hạt xanh; gen B quy định hạt trơn, alen b quy định hạt nhăn.  F1 có kiểu gen là AaBb.

- F2 gồm 4 loại kiểu hình khác nhau, trong đó tỉ lệ  hạt vàng, trơn (A-B-) là  51% khác tỉ lệ kiểu hình cơ bản của quy luật phân ly độc lập  các gen nằm trên cùng 1 NST và đã xảy ra HVG trong quá trình tạo giao tử của F1. Kiểu hình hạt vàng, trơn do 5 kiểu gen tạo ra:

\(\frac{{Ab}}{{aB}},\frac{{AB}}{{aB}},\frac{{AB}}{{AB}},\frac{{AB}}{{Ab}},\frac{{AB}}{{ab}}.\)

  • Gọi x là tỉ lệ giao tử AB = ab của F1

(50% - x) là tỉ lệ giao tử Ab = aB của F1.

 Ta có phương trình:

                 2.(50% - x)2 + 2.x.(50% - x) + x2 + 2.x.(50% - x) + 2x2 = 51%

 Giải ra ta có x = 10%  => AB = ab = 10%; Ab = aB = 40%.

 Kiểu gen của F1: \(\frac{{Ab}}{{aB}}\), tần số hoán vị gen là 20%.

* Chứng minh bằng sơ đồ lai:

b) Kiểu hình hạt xanh, nhăn mong đợi ở F3

- Để F3 có kiểu hình hạt xanh, nhăn thì các cây vàng, trơn đem lai đều phải dị hợp tử về 2 cặp gen với tỉ lệ: (0,32/0,51) \(\frac{{Ab}}{{aB}}\); (0,02/0,51) \(\frac{{AB}}{{ab}}\)

→ Tỉ lệ giao tử ab = \(\frac{{0,32\,.\,0,1\, + \,0,02\,.\,0,4}}{{0,51}}\).

- Tỉ lệ KH xanh, nhăn ở F3 là  = \(\frac{{ab}}{{ab}} = \frac{{0,32\,.\,0,1\, + \,0,02\,.\,0,4}}{{0,51}} \times \frac{{0,32\,.\,0,1\, + \,0,02\,.\,0,4}}{{0,51}}\).  = 0,61%

2. ĐỀ 2

Câu 1:                                  

     a) Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về cấu trúc giữa phân tử mARN với phân tử tARN ở tế bào nhân thực.

     b) Trong kì đầu của giảm phân I, xảy ra sự kiện ở các cặp NST tương đồng mà trong kì đầu của nguyên phân hiếm khi xảy ra. Em hãy cho biết đó là sự kiện nào và ý nghĩa của sự kiện đó?

Câu 2:

     a) Giải thích cơ chế phát sinh Hội chứng Đao ở người.

     b) Vì sao Hội chứng Đao là loại phổ biến nhất trong số các hội chứng do đột biến nhiễm sắc thể đã gặp ở người?

Câu 3: Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người do một trong hai alen của một gen quy định.

     Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Tính xác suất sinh con đầu lòng bị bệnh này của cặp vợ chồng III13 – III14 .

Câu 4: Cho các gen trội là trội hoàn toàn so với các gen lặn. Cho phép lai:  P: AaBbDd  x  AabbDd →F1. Tính tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở F1.

Câu 5: Một quần thể giao phối gồm 680 cá thể có kiểu gen AA, 400 cá thể có kiểu gen Aa và 120 cá thể có kiểu gen aa.

     a) Tính tần số các alen A và a.

     b) Quần thể này có cân bằng di truyền không? Giải thích.

Câu 6:

     a) Từ một giống lúa ban đầu có đặc điểm chín muộn người ta muốn tạo ra một giống mới có đặc điểm chín sớm bằng phương pháp gây đột biến. Em hãy nêu quy trình tạo giống nói trên.

     b) Để gây đột biến tạo ra các cây trồng thể đa bội người ta thường dùng loại tác nhân nào?

Câu 7: Nêu thực chất của quá trình hình thành loài mới và vai trò của các nhân tố tiến hóa, các cơ chế cách ly đối với quá trình hình thành loài mới.

Câu 8:

     a) Tại sao quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở?

     b) Giải thích tại sao đại đa số đột biến gen là có hại nhưng lại được xem là nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa?

Câu 9: Nêu các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể và vai trò của các mối quan hệ đó.

Câu 10: Cho P thuần chủng khác nhau về 2 cặp gen, F1 xuất hiện cây chín sớm, quả trắng. Cho F1 tự thụ F2 thu được 4 kiểu hình với 37500 cây. Trong đó cây chín muộn, quả xanh có 375 cây.

     a) Tìm qui luật di truyền chi phối 2 cặp tính trạng trên.

     b) Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2.

Câu

Nội dung

1

 

 

 

 

 

a.   – Điểm giống nhau:

+ Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân từ 4 loại đơn phân là A, U, G, X; mỗi đơn phân cấu tạo gồm 3 thành phần giống nhau.

+ Cấu trúc 1 mạch poliribonucleotit.

      - Khác nhau:

+ Phân tử mARN có cấu trúc dạng mạch thẳng còn phân tử tARN có cấu trúc cuộn xoắn.

+ Phân tử mARN không có các ribonucleotit liên kết bổ sung với nhau, còn phân tử tARN ở một số vị trí có các ribonucleotit liên kết bổ sung với nhau bằng liên kết hidro.

b. - Sự kiện ở các cặp NST tương đồng xảy ra trong giảm phân I còn hiếm xảy ra trong kì đầu của nguyên phân là sự tiếp hợp và trao đổi chéo những đoạn tương ứng trong cặp NST kép tương đồng.

- Ý nghĩa: dẫn đến hiện tượng HVG, tạo nên các loại giao tử khác nhau về tổ hợp gen làm phát sinh nhiều biến dị tổ hợp cung cấp nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.

2

 

 

a) Giải thích cơ chế phát sinh Hội chứng Đao ở người.

- Trong giảm phân tạo giao tử ở mẹ hoặc bố (chủ yếu ở mẹ) do tác động của tác nhân gây đột biến của môi trường trong hoặc môi trường ngoài, cặp NST 21 không phân li trong giảm phân I, đã tạo ra 2 loại giao tử dị bội, một loại 2n + 1 = 24 mang cả 2NST số 21, giao tử kia khuyết NST này (2n - 1 = 22); còn cơ thể bố, hoặc mẹ giảm phân bình thường cho giao tử n = 23.

- Sự thụ tinh giữa giao tử dị bội (2n + 1) mang 2 NST 21 với giao tử bình thường → hợp tử 2n + 1 = 47 mang 3NST 21→ Phát triền thành cơ thể mang Hội chứng Đao.

b) Hội chứng Đao là loại phổ biến nhất trong số các hội chứng do đột biến nhiễm sắc đã gặp ở người, vì  NST 21 rất nhỏ, chứa ít gen hơn phần lớn các NST khác nên sự mất cân bằng gen do thừa NST 21 là ít nghiêm trọng hơn nên người bệnh thường sống được.

3

 

 

   Ta thấy bệnh này là do gen lặn nằm trên NST thường quy định vì cặp vợ chồng I3 và I4 bình thường sinh con gái II9  bị bệnh.

 Quy ước: Gen A-  bình thường: a- Bị bệnh.

- III13 có kiểu gen A a; III14 có kiểu gen AA hoặc Aa.

- Để con sinh ra bị bệnh III14 phải có kiểu gen Aa với xác suất 2/3.

- Xác suất sinh con đầu lòng bị bệnh này của  cặp vợ chồng III13 và  III14 : 1/4 x 2/3 = 1/6

4

 

 

Tách riêng từng cặp gen có tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở

F1 A – B- D-  = ¾(A-) x ½(B-) x ¾ ( D-) = 9/32.

{-- Nội dung đáp án câu 5 đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

6

 

 

a) Quy trình tạo giống:

- Xử lí hạt của giống cây chín muộn bằng tác nhân gây đột biến để gây đột biến tạo ra các biến dị đột biến.

- Lấy các hạt đã xử lí tác nhân đột biến đem gieo và theo dõi thời gian sinh trưởng rồi chọn lọc ra những cây chín sớm như mong muốn.

- Đem các cây chín sớm lai với nhau hoặc tự thụ phấn để tạo dòng thuần chủng chín sớm.

b) Để gây đột biến tạo ra các cây trồng thể đa bội người ta thường dùng loại tác nhân gây đột biến là cônsixin.

7

 

 

* Thực chất của quá trình hình thành loài mới là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.

* Vai trò của các nhân tố tiến hóa trong quá trình hình thành loài mới:

- Đột biến và giao phối cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.

- Các yếu tố ngẫu nhiên, di- nhập gen làm thay đổi đột ngột tần số tương đối của các alen à Làm tăng tốc quá trình hình thành loài mới.

- CLTN quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi tần số các alen trong quần thể, sàng lọc những tổ hợp gen thích nghi với môi trường.

* Vai trò của các cơ chế cách li : tăng cường sự phân hóa, vốn gen của quần thể gốc, làm cho quần thể nhanh chóng phân li thành những quần thể mới ngày càng khác xa nhau. Khi có sự cách ly sinh sản thì tạo ra loài mới.

8

 

 

a) Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở vì:

- Quần thể là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên.

- Các cá thể trong quần thể khi khác nhau về kiểu hình và kiểu gen nhưng quần thể vẫn có tính toàn vẹn về mặt di truyền, phân biệt với các quần thể khác trong loài bởi các dấu hiệu đặc trưng, chủ yếu ở tần số tương đối  các alen ở một hoặc một số gen.

- Giữa các quần thể trong loài vẫn trao đổi vốn gen với nhau được.

- Do có trao đổi vốn gen nên cấu trúc di truyền có thể biến đổi qua các thế hệ.

b) Đa số đột biến gen là có hại nhưng lại được xem là nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa vì:

- Giá trị thích nghi của một đột biến gen có sự thay đổi tùy sự tương tác trong từng tổ hợp gen, tùy sự thay đổi của môi trường.

- Tuy đột biến gen có hại nhưng phần lớn đột biến gen là gen lặn và khi ở trạng thái dị hợp thì không biểu hiện ra kiểu hình.

- Tần số đột biến gen của từng gen là rất nhỏ, nhưng trong cá thể có rất nhiều gen nên tần số đột biến gen là lớn.

- Đột biến gen ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sức sinh sản của cá thể so với đột biến nhiễm sắc thể.

9

 

 

Giữa các cá thể trong quần thể xảy ra các mối quan hệ:

- Quan hệ hỗ trợ: Các cá thể trong quần thể hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như kiếm ăn, bảo vệ, sinh sản...

- Quan hệ cạnh tranh: Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau để giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở...

Ngoài ra trong các điều kiện đặc biệt còn xảy ra quan hệ kí sinh cùng loài hoặc ăn thịt đồng loại.

* Vai trò:

- Quan hệ hỗ trợ: Đảm bảo quần thể tồn tại ổn định và khai thác được tối đa nguồn sống, tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

- Quan hệ canh tranh: Giúp số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp với nguồn sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.

Các mối quan hệ kí sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giúp quần thể vượt qua điều kiện bất lợi để tồn tại và phát triển.

{-- Nội dung đáp án câu 10 đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

3. ĐỀ 3

Câu 1: Một số loài sinh vật có vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là ARN. Hãy viết sơ đồ và giải thích về mối quan hệ giữa ADN, ARN, Protein ở những loài sinh vật này.

Câu 2: Một đột biến điểm xảy ra nhưng không làm thay đổi chiều dài của gen. Hãy cho biết đây là dạng đột biến nào? Viết sơ đồ mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến trên trong trường hợp có tác nhân gây đột biến và không có tác nhân gây đột biến.

Câu 3: Cho phép lai P:  ♂AaBbDd    x    ♀AabbDd

     Quá trình giảm phân xảy ra sự không phân ly của cặp nhiễm sắc thể chứa cặp gen Aa ở lần giảm phân I (giảm phân II diễn ra bình thường), các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường. Biết rằng các loại giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh tương đương. Không viết sơ đồ lai, hãy xác định số lượng kiểu gen tối đa có thể có và tỉ lệ kiểu gen AaBbDd ở F1 trong các trường hợp sau:

     a) Trường hợp 1: rối loạn giảm phân xảy ra ở một giới.

     b) Trường hợp 2: rối loạn giảm phân xảy ra ở cả hai giới.

Câu 4:

     Ở một loài động vật, alen A quy định chân dài trội hoàn toàn so với alen a quy định chân ngắn, alen B quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng. Cho cá thể dị hợp về hai cặp gen trên giao phối với cá thể khác thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình như sau: 30% chân dài, mắt đỏ : 20% chân dài, mắt trắng : 45% chân ngắn, mắt đỏ : 5% chân ngắn, mắt trắng. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai của phép lai trên.

Câu 5:

     Gen trong tế bào chất của sinh vật nhân thực có tồn tại thành cặp alen hay không? Sự di truyền của các gen trong tế bào chất tuân theo quy luật di truyền nào? Vì sao? Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 6:

     Một quần thể động vật ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là 0,1AA : 0,2Aa : 0,7aa; ở giới đực là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể:

     a) ở thế hệ F1.

     b) khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.

Câu 7:

     a) Nêu điểm giống nhau cơ bản của tạo giống động vật bằng phương pháp cấy truyền phôi và phương pháp nhân bản vô tính.

     b) Trình bày các cách chuyển gen tạo giống động vật. Tạo giống động vật bằng kĩ thuật chuyển gen có ưu thế gì hơn so với tạo giống mới bằng các biện pháp thông thường?

Câu 8:

     a) Trong tiến hóa, mức độ giống nhau và khác nhau về cấu trúc ADN và Protein giữa các loài có ý nghĩa như thế nào?

     b) Biết trình tự các nuclêôtit trong mạch mang mã gốc của đoạn gen mã hóa enzim   đêhiđrôgenaza ở người và các loài vượn người như sau:

Loài

Trình tự các nuclêôtit trong mạch mang mã gốc

Người

XGA – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG 

Đười ươi

TGT – TGG – TGG – GTX – TGT – GAT

Tinh tinh

XGT – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG

Gôrila

XGT – TGT – TGG – GTT – TGT – TAT

     Hãy xác định mối quan hệ từ gần đến xa giữa người với các loài vượn người nói trên. Giải thích tại sao?

Câu 9:

     Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một gen có hai alen qui định và các quá trình sinh học đều diễn ra bình thường:

     a) Hãy biện luận để xác định gen gây bệnh là gen trội hay gen lặn, nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính.

     b) Người IV1 lấy chồng có kiểu gen giống người II3. Hãy tính xác suất cặp vợ chồng này sinh con bị bệnh.

Câu 10:

     Tiến hành các phép lai ở ruồi giấm và cừu, người ta thu được kết quả như sau:

Pt/c:  ♀ Ruồi mắt đỏ  x  ♂ Ruồi mắt trắng

Pt/c: ♀ Cừu có sừng  x  ♂ Cừu không sừng

F1:     100% ♀,  ♂ mắt đỏ

F1: 100%♀  không sừng: 100% ♂  có sừng

F2:   100%♀ mắt đỏ:

        50% ♂ mắt đỏ: 50% ♂ mắt trắng

F2: 25%♀ có sừng: 75%♀ không sừng:

     25% ♂ không sừng: 75% ♂ có sừng

     Giải thích vì sao kết quả lai biểu hiện ở giới đực và giới cái trong hai phép lai trên lại có sự khác nhau?

Câu

Nội dung

1

- Sơ đồ:

- Giải thích:

+ Trình tự các Nu trên ARN qui định trình tự các Nu trên ADN.

+ Trình tự các Nu trên  ADN qui định trình tự các Nu trên mARN.

+ Trình tự các Nu trên mARN qui định trình tự các a.a trên phân tử protein

2

- Đây là đột biến thay thế một cặp nu.

- Sơ đồ:

+ Khi có tác nhân gây đột biến:  A-T à A- 5BU à G- 5BU à G-X

+ Khi không có tác nhân gây đột biến: G-X à G*- X à G* - T à A- T

3

→ Trường hợp 1: rối loạn giảm phân xảy ra ở một giới

- xét riêng từng cặp gen:

            Aa x Aa: cho 4 loại kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen Aa = 0

            Bb x bb: cho 2 loại kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen Bb = ½

            Dd x Dd: cho 3 loại kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen Dd = ½

- Vậy số kiểu gen tối đa = 4 x 2 x 3 = 24

- Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd = 0 x ½ x ½ = 0

→ Trường hợp 2: rối loạn giảm phânxảy ra ở cả hai giới.

- xét riêng từng cặp gen:

            Aa x Aa: cho 3 loại kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen Aa = 1/2

            Bb x bb: cho 2 loại kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen Bb = ½

            Dd x Dd: cho 3 loại kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen Dd = ½

- Vậy số kiểu gen tối đa = 3x2x3 = 18

- Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd =1/2x ½ x ½ = 1/8

4

Xét riêng sự phân ly từng cặp tính trạng ở F1:

- Về chiều dài chân: Chân dài / chân ngắn = (20%+30%)/(45%+5%)= 1 dài: 1 ngắnà Aa x aa

- Về màu mắt: Đỏ/ trắng = (30% + 45%)/ (20%+ 5%) = 3 đỏ: 1 trắng à Bb x Bb

Xét chung sự phân ly các tính trạng ở F1:

F1 có tỉ lệ 30% chân dài, mắt đỏ: 20% chân dài, mắt trắng: 45% chân ngắn, mắt đỏ: 5% chân ngắn, mắt trắng khác với (1 dài: 1 ngắn)( 3 đỏ: 1 trắng) và khác với tỉ lệ của phép lai 1 cặp tính trạng è đã xảy ra hiện tượng hoán vị gen.

Ở F1 có tỉ lệ chân ngắn, mắt trắng chiếm 5% à ab/ab = 0.05 = 0.1ab( F1) x 0.5ab( cá thể khác)

Do đó F1 có kiểu gen Ab/aB( f = 0.1 x 2 = 0.2)

Cá thể khác có kiểu gen: aB/ab

Sơ đồ lai:

P: Ab/aB                       x                       aB/ab

Gp: Ab = aB = 0.4

       AB = ab = 0.1                        aB = ab = ½

F1: 0.3A-B- :0.2 A-bb: 0.45aaB-: 0.05aabb

KH: 30% chân dài, mắt đỏ: 20% chân dài, mắt trắng: 45% chân ngắn, mắt đỏ: 5% chân ngắn, mắt trắng

{-- Nội dung câu 5, 6 của đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

 

 

 

7

 

a) Tạo giống có vốn gen ổn định, không bị biến dị tổ hợp, bảo đảm nhân nhanh giống ban đầu.

b) Cách chuyển gen ở động vật là:

-  Phương pháp vi tiêm:  ADN chứa gen cần chuyển được bơm thẳng vào hợp tử ở giai đoạn nhân của tinh trùng và trứng chưa hòa hợp.

- Phương pháp sử dụng tê bào gốc: Các tế bào phôi có khả năng phân chia mạnh được lấy ra và được chuyển gen rồi lại cấy trở lại vào phôi.

- Phương pháp sử dụng tinh trùng như véc tơ mang gen: Bơm AND chứa gen cần chuyển vào tinh trùng và tinh trùng sẽ mang ADN cần chuyển vào trứng khi thụ tinh.

Ưu thế: nhanh và có hiệu quả hơn, thay gen đúng mục tiêu.

8

a)

- Phản ánh mức độ quan hệ họ hang giữa chúng

- Các loài có quan hệ họ hang càng gần thì trình tự, tỉ lệ các nucl ê ootit và các axit amin càng giống nhau và ngược lại.

b)

- Người – tinh tinh – Goorila- đười ươi

- Vì: Tinh tinh khác người 1 bộ ba

         Grrila khác người 2 bộ ba

         Đười ươi khác người 4 bộ ba

9

 Từ sơ đồ cho thấy:

- Bố, mẹ III4 và III5 đều bị bệnh nhưng sinh được cả con bị bệnh và không bệnh → gen gây bệnh là gen trội.

- Bố I1, III4 đều bị bệnh nhưng sinh được con trai không bệnh → gen gây bệnh không nằm trên NST Y.

- Bố III4 bệnh nhưng sinh được con gái IV3 không bệnh → gen gây bệnh không nằm trên NST X.

Vậy gen gây bệnh nằm trên NST thường.

Xác suất họ sinh con bị bệnh là:

1/3 + 2/3 x 3/4 = 1- 2/3 x1/4 = 5/6

10

- Ở ruồi giấm tính trạng mắt đỏ là trội, tính trạng mắt trắng là lặn. Gen qui định màu mắt nằm trên NST giới tính và di truyền liên kết với giới tính.

- Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, hh – không sừng. Gen này nằm trên NST thường. Kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Giới tính ảnh hưởng đến sự biểu hiện kiểu hình của kiểu gen.

4. ĐỀ 4

Câu 1:         

     a. Mối quan hệ giữa ADN và protein trong cấu trúc và cơ chế di truyền? Tính đặc trưng của protein do yếu tố nào quy định?

     b. Một phân tử ARN tổng hợp nhân tạo chứa 60%U và 40%A. Xác suất của các bộ ba ribônuclêôtit có thể có được tạo thành ngẫu nhiên trong ARN đó là bao nhiêu?

Câu 2:

     a. Nêu cơ chế làm phát sinh đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể? Vai trò của loại đột biến này?

     b. Phân biệt giữa thể tứ bội với thể song nhị bội (về nguồn gốc bộ nhiễm sắc thể, cơ chế hình thành và sự tồn tại của cặp nhiễm sắc thể)? Vì sao thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh sản hữu tính?

Câu 3:       

     1. Ở một người đàn ông, xét cặp NST thứ 22 (chỉ quan tâm hai cặp gen) và cặp NST thứ 23 trong tế bào sinh tinh. Cho rằng khi giảm phân cặp NST thứ 23 không phân li ở giảm phân II, cặp NST thứ  22 phân li bình thường. Tính số loại giao tử tối đa được tạo thành trong các trường hợp sau:

     - Trường hợp1: Cặp NST thứ 22 cả 2 cặp gen đều đồng hợp.

     - Trường hợp 2: Cặp NST thứ 22 cả 2 cặp gen đều dị hợp.

     2. Những trường hợp  nào dẫn đến sự thay đổi vị trí gen trong phạm vi một cặp NST tương đồng?

Câu 4:

     a. Chứng minh cấu trúc siêu hiển vi của NST giúp thực hiện chức năng sinh học?

     b. Bộ NST của loài được đặc trưng bởi những yếu tố nào?

Câu 5:

     a. Dòng thuần là gì? Phương pháp tạo dòng thuần và ý nghĩa của dòng thuần trong chọn giống?

     b. Cho hai loài thực vật: loài A (2n = 20)  và loài B (2n = 22).  Trình bày các phương pháp tạo thể song nhị bội có số NST = 42

Câu 6:

     1. Mức độ giống và khác nhau trong cấu trúc ADN và prôtêin giữa các loài được giải thích thế nào?

     2. Dựa vào trình tự các nuclêôtit trong mạch mang mã gôc của đoạn gen mã hoá enzim đehydrogenaza ở những loài sinh vật dưới đây:            

                        + Người:      -  XGA – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG –

                        + Tinh tinh:  - XGT – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG –

                        + Gôrola:     - XGT – TGT – TGG – GTT – TGT – TAT –

                        + Đười ươi: - TGT – TGG – TGG – GTX – TGT – GAT –

            Hãy xác định mối quan hệ từ gần đến xa giữa người với các loài vượn người ? Tại sao?

     3. Sự đa dạng phong phú của sinh vật trong thiên nhiên được giải thích bằng các quy luật biến dị như thế nào?

Câu 7:

     a. Bằng cách nào có thể biết được cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối đạt trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec?

    b. Một quần thể ngẫu phối chưa cân bằng thì sau bao nhiêu thế hệ sẽ đạt trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec? Giải thích? (Biết rằng gen nằm trên nhiễm sắc thể thường).

c. vì sao trong nghiên cứu tiến hóa của quần thể, người ta thường sử dụng tần số alen chứ không phải là tần số kiểu gen?

Câu 8:

     Trong 1 thí nghiệm lai ruồi giấm con cái cánh dài, mắt đỏ x đực cánh ngắn, mắt trắng àF1: 100% cánh dài-mắt đỏ. Cho F1x ngẫu nhiên → F2 ♀: 306 Dài -đỏ : 101 Ngắn-Đỏ và  ♂: 147 Dài- đỏ :152 Dài trắng :50 Ngắn đỏ :51 Ngắn Trắng. Mỗi gen quy định 1 tính trạng.

     Giải thích kết quả thu được và viết sơ đồ lai.

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Nội dung trả lời

1

a

* Mối quan hệ giữa ADN và protein trong cấu trúc di truyền:

- Thành phần cáu trúc nên NST

- Liên kết với ADN và đóng xoắn theo nhiều cấp độ của NST

- Theo các cơ chế nhân doi, PM và DM thì trình tự nu. trong ADN quy định trình tự aa trong protein.

 * Mối quan hệ giữa ADN và protein trong cơ chế di truyền:

- ADN làm khuôn tổng hợp mARN từ đó tổng hợp pro

- ADN chứa nhiều gen cấu trúc, mõi gen tạo 1 loại protein

- Theo cơ chế điều hòa, pro ức chế có thể làm các gen hoạt động haowjc ức chế...

- Enzim có bản chất là pro, có thể ức chế hoặc hoạt hóa quá trình tổng hợp ADN và ARN

- Pro cấu trúc bộ máy phân bào -> giúp NST và ADN nhân đôi hoặc phân ly về các cực, nhằm ổn định vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.

* Tính đặc trung của protein do:

- Về cấu trúc hóa học: do gen quy định

- Về cáu tạo KG: do chức năng sinh học của các loại pro trong tế bào quy định.

b

Xác suất của các bộ ba ribônuclêôtit có thể có được tạo thành ngẫu nhiên trong ARN

+ UUU = (0,6)3                                                                                                          

+ UUU = UAU = AUU = (0,6)2 x (0,4)                                                         

+ AAA = (0,4)3                                                                                                          

+ UAA = AUA = AAU = (0,6) x (0,4)2.        

2

a

* Các cơ chế có thể phát sinh đột biến cấu trúc NST:

- Tác nhân đột biến cắt đứt trực tiếp 1 đoạn NST...............................

- Trao đổi chéo không cân.......................................................................

* Ý nghĩa:

- Dùng để loại bỏ những gen không mong muốn ở 1 số giống cây trồng............

- Dùng để xác định vị trí gen trên NST............................................................

b

* Phân biệt:

Tiêu chí so sánh

Thể tứ bội

Thể song nhị bội

Nguồn gốc

Từ cùng 1 loài (Cùng nguồn)

Từ 2 hay nhiều loài khác nhau ( khác nguồn)

Cơ chế hình thành

Bộ NST của tế báo không phân li trong nguyên phân hoặc không phân li trong giảm phân kết hợp với thụ tinh

Thông qua lai khác loài kết hợp đa bội hóa

Tồn tại cặp NST trong tế bào

Tồn tại thành bộ 4 chiếc

Tồn tại thành bộ 2 chiếc

* Thể đa bội thường không có khả năng sinh sản hữu tính vì: Thể đa bội lẻ NST không tồn tại thành từng cặp tương đồng -> Không có khả năng sinh giao tử

3

a

Trường hợp 1:               1 x 5 = 5 loại tinh trùng

Trường hợp 2:               4 x 5 = 20 loại tinh trùng

b

- Đột biến đảo đoạn NST

- Đột biến chuyển đoạn trong 1 NST

- Đột biến lặp đoạn

- Hiện tượng hoán vị gen

4

a

Cấu trúc siêu hiển vi của NST giúp thực hiện chức năng:

- Mang thông tin di truyền (TTDT):

 + Chứa ADN (ADN mang TTDT ở cấp độ phân tử).

 + Xoắn nhiều cấp bậc→ chứa được nhiều TTDT.

- Bảo quản TTDT:

 + Xoắn nhiều cấp bậc→ xuất hiện thêm các liên kết yếu (liên kết hiđro) nhưng số lượng nhiều→ tránh các tác nhân ĐB.

- Truyền đạt TTDT

 + Tháo xoắn dễ dàng, xoắn có tổ chức→ tháo không rối.

 + NST xoắn cực đại ở kỳ giữa→ tạo điều kiện cho NST tập hợp trên mặt phẳng xích đạo, bám vào dây tơ vô sắc, phân ly về 2 cực của tế bào.

b

Tính đặc trưng của bộ NST của loài:

- Đặc trưng về số lượng: Vd...

- Đặc trưng về hình dạng, kích thước: Vd...

- Đặc trưng về cấu trúc NST: số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các gen trên NST.

{-- Nội dung đáp án câu 5 của đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

6

1

- Mức độ giống và khác nhau trong cấu trúc ADN và prôtêin giữa các loài phản ánh mức độ quan hệ họ hàng giữa chúng

- Các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự, tỉ lệ các axit amin và các nuclêôtit càng giống nhau và ngược lại  

2

- Sắp xếp: Người  - Tinh tinh – Gorila - Đười ươi      

 - Vì :

+ Tinh tinh khác người :1 bộ ba

+ Gorila khác người      :2 bộ ba               

+ Đười ươi khác người  : 4 bộ ba           

3

a, Giải thích bằng các hiện tượng đột biến. (Các dạng đột biến gen và đột biến NST khẳng định đột biến gen phổ biến và ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sức sinh sản của cá thể nên nó là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình chọn lọc)

b, Giải thích bằng các biến dị tổ hợp. ( Khái niệm, biến dị tổ hợp và khẳng định nó là nguồn nguyên liệu thứ cấp là cơ sở để giải thích sự đa dạng phong phú của loài.

c, Thường biến. Tuy không làm biến đổi kiểu gen nhưng nó tạo ra kiểu phản ứng khác nhau trước những thay đổi của môi trường, hình thành nhiều kiểu thích nghi của sinh vật. Điều này góp phần giải thích sự đa dạng phong phú của sinh giới.

7

a

Để biết quần thể đạt trạng thái cân bằng:

- Đối với gen nằm trên NST thường sẽ đạt trạng thái cân bằng khi thỏa mãn công thức Hacđi-Vanbec.....................................................................................

- Đối với gen nằm trên NST giới tính: Sẽ đạt trạng thái cân bằng khi tỉ lệ các loại giao

tử A và a ở phần đực và phần cái là bằng nhau: p(A) của đực = p(A) của cái; q(a) của đực = q(a) của cái.............................

b

Quần thể cân bằng:

- Nếu tỉ lệ giao tử đực và cái bằng nhau thì sau 1 thế hệ ngẫu phối thì quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng.....................................................................................

- Nếu tỉ lệ các loại giao tử đực và cái không bằng nhau thì phải qua 2 thế hệ: ở thế hệ đầu có sự san bằng tần số các alen, ở thế hệ thứ 2 mới có sự cân bằng....

c

Vì:

- Ở sinh vật sinh sản hữu tisnh, các kiểu gen phân ly thành các alen khi tạo giao tử, vì vậy các alen chứ không phải các kiểu gen được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Số lượng alen ít hơn số kiểu gen nên sử dụng tần số alen sẽ không phức tạp trong nghiên cứu khi xác định vốn gen của cả quần thể.

{-- Nội dung đáp án câu 8 của đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ đề thi HSG môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Quất Lâm có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra, các em còn có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF