OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Thanh Tường

20/05/2022 1.49 MB 208 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220520/806013846162_20220520_145053.pdf?r=2609
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 Trường THPT Thanh Tường được HOC247 biên tập và tổng hợp và giới thiệu đến các em học sinh lớp 12, với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em rèn luyện ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THPT THANH TƯỜNG

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN VẬT LÝ

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 50 phút

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1: Cho prôtôn có động năng Kp = 2,25 MeV bắn phá hạt nhân \({}_{3}^{7}Li\) đang đứng yên. Sau phản ứng xuất hiện hai hạt X giống nhau, có cùng động năng và có phương chuyển động hợp với phương chuyển động của prôtôn góc φ như nhau. Cho biết mp = 1,0073u; mLi = 7,0142u; mX = 4,0015u; 1u = 931,5 MeV/c2. Coi phản ứng không kèm theo phóng xạ gamma. Giá trị của góc \(\varphi \) gần nhất với giá trị nào sau đây?

  A. \(41,{{35}^{o}}.\)         

  B. \(83,{{07}^{o}}.\)        

  C. \(39,{{45}^{o}}.\)       

  D. \(78,{{90}^{o}}.\)

Câu 2: Giới hạn quang điện của kẽm là \(0,35\ \mu m.\) Khi chiếu ánh sáng đơn sắc vào mặt một tấm kẽm thì hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra nếu ánh sáng có bước sóng

  A. \(0,2\ \mu m.\)              

  B. \(0,3\ \mu m.\)            

  C. \(0,1\ \mu m.\)            

  D. \(0,4\ \mu m.\)

Câu 3: Chiều của lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều thường được xác định bằng quy tắc

  A. bàn tay phải.                 

  B. bàn tay trái.                 

  C. vào Nam ra Bắc.        

  D. vặn đinh ốc.

Câu 4: Đặt một vật nhỏ tích điện dương vào trong một điện trường đều rồi thả nhẹ. Bỏ qua tác dụng của trong lực. Điện tích sẽ chuyển động

  A. vuông góc với đường sức điện. 

  B. ngược chiều đường sức điện.

  C. theo một quỹ đạo bất kỳ. 

  D. cùng chiều đường sức điện.

Câu 5: Cường độ dòng điện xoay chiều có biểu thức \(i\ =\ 3\cos \left( 10\pi t\ -\ \frac{\pi }{3} \right)\ \left( A \right).\) Pha ban đầu của dòng điện  là

  A. \(-\frac{\pi }{6}\ rad.\) 

  B. \(\frac{\pi }{6}\ rad.\) 

  C. \(\frac{\pi }{3}\ rad.\)

  D. \(-\frac{\pi }{3}\ rad.\)

Câu 6: Ở Việt Nam, mạng điện dân dụng một pha có điện áp hiệu dụng là

  A. \(220\sqrt{2}\ V.\)       

  B. \(220\ V.\)                  

  C. \(110\ V.\)                  

  D. \(110\sqrt{2}\ V.\)

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc?

  A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

  B. Trong cùng một môi trường truyền, vận tốc ánh sáng tím nhỏ hơn vận tốc ánh sáng đỏ.

  C. Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền đi với cùng vận tốc.

  D. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với ánh sáng đỏ lớn hơn chiết suất của môi trường đó đối với ánh sáng tím.

Câu 8: Tia X (tia Rơn-ghen) có

  A. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại.

  B. cùng bản chất với sóng âm.

  C. cùng bản chất với sóng vô tuyến.

  D. điện tích âm.

Câu 9: Tại một nơi trên mặt đất, một con lắc đơn dao động điều hòa tự do với tần số \(1~\ \text{Hz}\text{.}\) Nếu chiều dài của con lắc tăng 4 lần thì tần số dao động điều hòa tự do của con lắc lúc này là

  A. \(4\ \text{Hz}\text{.}\)   

  B. \(0,2\ \text{Hz}\text{.}\)   

  C. \(2\ \text{Hz}\text{.}\) 

  D. \(0,5\ \text{Hz}\text{.}\)

Câu 10: Cho ba hạt nhân X, Y và Z có số nuclôn tương ứng là AX, AY, AZ với AX = 0,2AY = 3AZ. Biết năng lượng liên kết của từng hạt nhân tương ứng là ΔEX, ΔEY, ΔEZ với ΔEY < ΔEX < ΔEZ. Sắp xếp các hạt nhân này theo thứ tự tính bền vững giảm dần là

  A. Y, X, Z.                          B. Y, Z, X.                        C. Z, X, Y.                        D. X, Y, Z.

Câu 11: Một người đeo kính (sát mắt) có độ tụ  thì nhìn xa vô cùng mà không phải điều tiết. Người này mắc tật

  A. viễn thị và điểm cực cận cách mắt 1 m.                  B. viễn thị và điểm cực cận cách mắt 1 cm.

  C. cận thị và có điểm cực viễn cách mắt 1 m.              D. cận thị và có điểm cực cận cách mắt 1 cm.

Câu 12: Một đặc điểm rất quan trọng của các sóng ngắn vô tuyến là

  A. đâm xuyên tốt qua tầng điện li.                               B. phản xạ tốt trên tầng điện li.

  C. phản xạ kém trên tầng điện li.                                 D. phản xạ kém ở mặt biển.

Câu 13: Quang phổ vạch phát xạ do chất nào dưới đây bị nung nóng phát ra?

  A. Chất khí ở áp suất cao.                                            B. Chất rắn.

  C. Chất lỏng.                                                                D. Chất khí ở áp suất thấp.

Câu 14: Một sóng cơ có tần số  truyền trong một môi trường với tốc độ m/s. Bước sóng của sóng này là

  A. 5 m.                                B. 5 cm.                             C. 5 dm.                            D. 5 mm.

Câu 15: Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho

  A. khả năng tích điện cho hai cực của nguồn điện.

  B. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.

  C. khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện.

  D. khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện.

Câu 16: Chọn phát biểu sai. Hai nguồn kết hợp luôn

  A. dao động cùng tần số. 

  B. dao động cùng biên độ.

  C. dao động cùng phương.     

  D. có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

Câu 17: Số nơtron trong \({}_{13}^{27}Al\) là bao nhiêu?

  A. 14.                                  B. 13.                                C. 27.                                D. 40.

Câu 18: Đặt điện áp xoay chiều \(\text{u}\ \text{=}\ {{\text{U}}_{\text{0}}}\text{cos2 }\!\!\pi\!\!\text{ ft}\ \(\(\text{(}{{\text{U}}_{\text{0}}}\) không đổi và \(\text{f}\) thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch có \(\text{R},\text{L},\text{C}\) mắc nối tiếp. Khi \(\text{f}={{\text{f}}_{0}}\) thì trong đoạn mạch có cộng hưởng điện. Giá trị của \({{\text{f}}_{0}}\) là

  A. \(\frac{\text{1}}{\text{2 }\!\!\pi\!\!\text{ }\sqrt{\text{LC}}}\).                      

  B. \(\frac{2}{\sqrt{\text{LC}}}\).     

  C. \(\frac{\text{2 }\!\!\pi\!\!\text{ }}{\sqrt{\text{LC}}}\).     

  D. \(\frac{1}{\sqrt{\text{LC}}}\).

Câu 19: Một vật dao động điều hòa theo phương trình \)\text{x =}\ \text{Acos( }\!\!\omega\!\!\text{ t +  }\!\!\varphi\!\!\text{ )}\ \text{(A}\ \text{}\ \text{0;}\ \text{ }\!\!\omega\!\!\text{ }\ \text{}\ \text{0)}\text{.}\) Đại lượng x gọi là

  A. biên độ dao động.          B. li độ dao động.             C. pha ban đầu.                 D. tần số góc.

Câu 20: Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu lục thì ánh sáng huỳnh quang có thể là ánh sáng nào dưới đây?

  A. Màu lam.                        B. Màu đỏ.                        C. Màu tím.                       D. Màu chàm.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 21 đến câu 40 của đề thi số 1 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

1

B

11

C

21

C

31

B

2

D

12

B

22

C

32

D

3

B

13

D

23

A

33

C

4

D

14

A

24

C

34

A

5

D

15

C

25

C

35

B

6

B

16

B

26

D

36

A

7

D

17

A

27

A

37

A

8

C

18

A

28

A

38

C

9

D

19

B

29

D

39

A

10

C

20

B

30

B

40

D

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ NĂM 2022 TRƯỜNG THPT THANH TƯỜNG - ĐỀ 02

Câu 1: Hạt nhân \({}_{2}^{4}He\) có năng lượng liên kết là 28,4 MeV, hạt nhân \({}_{3}^{6}Li\)có năng lượng liên kết là 39,2 MeV, hạt nhân \({}_{1}^{2}D\) có năng lượng liên kết là 2,24 MeV. Hãy sắp theo thứ tự tăng dần về tính bền vững của ba hạt nhân này.

  A. \({}_{2}^{4}He,\,{}_{3}^{6}Li,\,{}_{1}^{2}D.\)  

  B. \({}_{1}^{2}D,\,{}_{3}^{6}Li,\,{}_{2}^{4}He.\) 

  C. \({}_{1}^{2}D,\,{}_{2}^{4}He,\,{}_{3}^{6}Li.\)   

  D. \({}_{2}^{4}He,\,{}_{1}^{2}D,\,{}_{3}^{6}Li.\)

Câu 2: Một con lắc đơn có dây treo dài 1 m và vật có khối lượng \(m~=1\text{ }kg\) dao động với biên độ góc 0,1 rad. Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật, lấy \(\text{g = 10}\,\,\text{m/}{{\text{s}}^{2}}\text{.}\) Cơ năng của con lắc là

  A. 0,05 J.                            B. 0,01 J.                           C. 0,1 J.                             D. 0,5 J.

Câu 3: Hai hạt nhân đồng vị là hai hạt nhân có

  A. cùng số nuclôn và khác số prôtôn.                          B. cùng số nơtron và khác số nuclôn.

  C. cùng số nơtron và khác số prôtôn.                           D. cùng số prôtôn và khác số nơtron.

Câu 4: Đặt điện áp \(\text{u = U}\sqrt{\text{2}}\text{cos }\!\!\omega\!\!\text{ t}\)vào hai đầu một tụ điện thì cường độ dòng điện qua nó có giá trị hiệu dụng là I. Tại thời điểm t, điện áp ở hai đầu tụ điện là u và cường độ dòng điện qua nó là i. Hệ thức nào sau đây đúng?

 A. \(\frac{{{u}^{2}}}{{{U}^{2}}}+\frac{{{i}^{2}}}{{{I}^{2}}}=2.\) 

 B. \(\frac{{{u}^{2}}}{{{U}^{2}}}+\frac{{{i}^{2}}}{{{I}^{2}}}=\frac{1}{2}.\)   

 C. \(\frac{{{u}^{2}}}{{{U}^{2}}}+\frac{{{i}^{2}}}{{{I}^{2}}}=\frac{1}{4}.\)        

 D. \(\frac{{{u}^{2}}}{{{U}^{2}}}+\frac{{{i}^{2}}}{{{I}^{2}}}=1.\)

Câu 5: Xét hai nguồn kết hợp \(S_{1}\) và \(S_{2}\) trên mặt nước dao động điều hoà với phương trình \(\text{u}=\text{a}\cos \text{ }\!\!\omega\!\!\text{ t}\text{.}\) Dao động của một điểm trong vùng giao thoa có tần số góc là

  A. \(\text{ }\!\!\omega\!\!\text{ }\text{.}\)       

  B. \(\text{2 }\!\!\omega\!\!\text{ }\text{.}\)           

  C. \(\frac{\text{ }\!\!\omega\!\!\text{ }}{\text{2}}.\)        

  D. \(\text{ }\!\!\omega\!\!\text{ t}\text{.}\)

Câu 6: Một máy phát điện xoay chiều một pha có p cặp cực, rôto quay đều với tốc độ \(n\,\text{v }\!\!\grave{\mathrm{o}}\!\!\text{ ng/gi }\!\!\hat{\mathrm{a}}\!\!\text{ y}\) thì tần số của dòng điện do máy tạo ra được xác định bằng biểu thức

  A. \(f=60np.\)                   

  B. \(f=\frac{n}{p}.\)         

  C. \(f=np.\)                     

  D. \(f=\frac{np}{60}.\)

Câu 7: Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x=4c\text{os}\left( \text{20t+}\frac{\pi }{6} \right)\text{ (cm)}\text{.}\) Biên độ dao động của vật là

  A. 2 cm.                              B. 1 cm.                             C. 8 cm.                            D. 4 cm.

Câu 8: Trong chân không, một ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Gọi h là hằng số Plăng, c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đơn sắc này là

  A. \(\frac{\text{hc}}{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}\text{.}\) 

  B. \(\frac{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ c}}{\text{h}}\text{.}\)                

  C. \(\frac{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ h}}{\text{c}}\text{.}\)        

  D. \(\frac{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}{\text{hc}}\text{.}\)

Câu 9: Đặt điện áp \(u=120\cos \left( 100\pi t\text{+}\frac{\pi }{3} \right)\,(V)\) vào hai đầu một đoạn mạch thì dòng điện trong mạch có biểu thức \(i=4cos\left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\,(A).\) Hệ số công suất của mạch điện là

  A. \(0,5.\)                          

  B. \(\frac{\sqrt{3}}{2}.\) 

  C. \(\frac{\sqrt{2}}{2}.\) 

  D. 1.

Câu 10: Tính chất cơ bản của từ trường là

  A. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.

  B. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.

  C. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện khác đặt trong nó.

  D. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

1

B

11

D

21

D

31

C

2

A

12

C

22

B

32

D

3

D

13

D

23

C

33

B

4

A

14

A

24

C

34

C

5

A

15

A

25

B

35

D

6

C

16

B

26

B

36

C

7

D

17

D

27

C

37

A

8

A

18

B

28

A

38

C

9

B

19

B

29

B

39

A

10

C

20

D

30

A

40

D

ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ NĂM 2022 TRƯỜNG THPT THANH TƯỜNG - ĐỀ 03

Câu 1: Thiết bị giảm xóc của ôtô là ứng dụng của dao động

  A. tắt dần.                           B. duy trì.                          C. tự do.                            D. cưỡng bức.

Câu 2: Các đường sức từ của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài có dạng là

  A. các đường tròn đồng tâm nằm trên mặt phẳng vuông góc với dây dẫn, có tâm nằm trên dây dẫn.

  B. các đường tròn đồng tâm nằm trên mặt phẳng song song với dây dẫn có dòng điện.

  C. các đường thẳng vuông góc với dây dẫn có dòng điện.

  D. các đường cong vô hạn hai đầu.

Câu 3: Một con lắc lò xo có độ cứng là k, dao động điều hòa với biên độ A. Trong công thức \(\text{W}\,=\,\frac{1}{2}k{{A}^{2}}\) đại lượng W được gọi là

  A. gia tốc của con lắc.                                                  B. lực kéo về.

  C. động năng của con lắc.                                            D. cơ năng của con lắc.

Câu 4: Một sóng cơ hình sin truyền trên một phương có bước sóng λ . Gọi d là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm mà hai phân tử của môi trường tại đó dao động lệch pha nhau \({{90}^{o}}.\) Tỉ số \(\frac{\lambda }{d}\) bằng

  A. 8.                                    B. 2.                                  C. 1.                                  D. 4.

Câu 5: Biết khối lượng của prôtôn, nơtron, hạt nhân \({}_{8}^{16}O\) lần lượt là 1,0073u; 1,0087u; 15,9904u và \(1u\,=\,931,5\,\text{MeV/}{{\text{c}}^{\text{2}}}.\) Năng lượng liên kết của hạt nhân \({}_{8}^{16}O\) gần nhất với giá trị nào sau đây?

  A. 128,17 MeV.                

  B. 190,81 MeV.              

  C. 14,25 MeV.                

  D. 18,76 MeV.

Câu 6: Một chất phóng xạ có hằng số phóng xạ \(\lambda .\) Ở thời điểm ban đầu có \({{N}_{0}}\) hạt nhân. Số hạt nhân đã bị phân rã sau thời gian t là

  A. \({{N}_{0}}{{e}^{\lambda t}}.\)       

  B. \({{N}_{0}}\left( 1\,-\,{{e}^{\lambda t}} \right).\)

  C. \({{N}_{0}}\left( 1\,-\,{{e}^{-\lambda t}} \right).\)     

  D. \({{N}_{0}}{{e}^{-\lambda t}}.\)

Câu 7: Thí nghiệm nào sau đây dùng để đo bước sóng ánh sáng?

  A. Thí nghiệm về sự tán sắc của Niu-tơn.

  B. Thí nghiệm về hiện tượng quang phát quang.

  C. Thí nghiệm về hiện tượng quang điện.

  D. Thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng.

Câu 8: Biết cường độ âm chuẩn là \({{10}^{-12}}\)W/m2. Khi mức cường độ âm tại một điểm là 80 dB thì cường độ âm tại điểm đó bằng

  A. \({{2.10}^{-10}}\) W/m2

  B. \({{10}^{-4}}\) W/m2

  C. \({{2.10}^{-4}}\) W/m2

  D. \({{10}^{-10}}\) W/m2.

Câu 9: Gọi A và \({{v}_{m}}\) lần lượt là biên độ và vận tốc cực đại của một chất điểm đang dao động điều hòa; \({{Q}_{0}}\)và \({{I}_{0}}\) lần lượt là điện tích cực đại trên một bản tụ điện và cường độ dòng điện cực đại trong mạch dao động LC đang hoạt động. Biểu thức \(\frac{{{v}_{m}}}{A}\) có cùng đơn vị với biểu thức

  A. \(\frac{{{I}_{0}}}{{{Q}_{0}}}.\) 

  B. \({{Q}_{0}}I_{0}^{2}.\)  

  C. \(\frac{{{Q}_{0}}}{{{I}_{0}}}.\)   

  D. \(Q_{0}^{2}{{I}_{0}}.\)

Câu 10: Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường với tốc độ v, bước sóng λ. Tần số  f  của sóng thỏa mãn hệ thức

  A. \(f\,=\,\frac{\lambda }{v}.\)                                   

  B. \(f\,=\lambda v.\)       

  C. \(f\,=\,\frac{v}{\lambda }.\)           

  D. \(f\,=\,\frac{2\pi v}{\lambda }.\)

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

1

A

11

D

21

C

31

D

2

A

12

B

22

C

32

B

3

D

13

D

23

A

33

D

4

D

14

B

24

B

34

C

5

A

15

B

25

B

35

A

6

C

16

A

26

C

36

D

7

D

17

B

27

D

37

B

8

B

18

C

28

C

38

A

9

A

19

C

29

A

39

D

10

C

20

B

30

A

40

C

ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ NĂM 2022 TRƯỜNG THPT THANH TƯỜNG - ĐỀ 04

Câu 1: Khi chiếu ánh sáng có bước sóng 600 nm vào một chất huỳnh quang thì bước sóng của ánh sáng phát quang do chất này phát ra không thể nhận giá trị nào sau đây?

  A. 620 nm.                          B. 580 nm.                        C. 850 nm.                        D. 760 nm.

Câu 2: Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có

  A. màu cam và tần số 1,5f.                                           B. màu tím và tần số f.

  C. màu tím và tần số 1,5f.                                            D. màu cam và tần số f.

Câu 3: Suất điện động cảm ứng do máy phát điện xoay chiều một pha tạo ra có biểu thức \(\text{e = 220}\sqrt{\text{2}}\text{cos(100 }\!\!\pi\!\!\text{ t + 0,25 }\!\!\pi\!\!\text{ ) (V)}\text{.}\) Giá trị hiệu dụng của suất điện động này là

  A. 220 V.                          

  B. 110 V.                        

  C. \(\text{220}\sqrt{\text{2}}\text{ V}\text{.}\)   

  D. \(\text{110}\sqrt{\text{2}}\text{ V}\text{.}\)

Câu 4: Một mạch dao động gồm cuộn dây L thuần cảm và tụ điện C. Gọi I0 là dòng điện cực đại trong mạch, U0 là hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu tụ điện. Công thức liên hệ đúng là

  A. \({{\text{U}}_{\text{0}}}\text{= }\sqrt{\frac{{{\text{I}}_{\text{0}}}\text{L}}{\text{C}}}\text{.}\)    

  B. \({{\text{U}}_{\text{0}}}\text{= }\sqrt{\frac{{{\text{I}}_{\text{0}}}\text{C}}{\text{L}}}\text{.}\)   

  C. \({{\text{U}}_{\text{0}}}\text{= }{{\text{I}}_{\text{0}}}\sqrt{\frac{\text{L}}{\text{C}}}.\)         

  D. \({{\text{U}}_{\text{0}}}\text{= }{{\text{I}}_{\text{0}}}\sqrt{\frac{\text{C}}{\text{L}}}\text{.}\)

Câu 5: Quang điện trở hoạt động dựa trên

  A. hiện tượng nhiệt điện.                                              B. hiện tượng quang điện.

  C. sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ.                   D. hiện tượng quang điện trong.

Câu 6: Theo thứ tự tăng dần về tần số của các sóng vô tuyến, sắp xếp nào sau đây đúng?

  A. Sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn.

  B. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng dài, sóng trung.

  C. Sóng dài, sóng ngắn, sóng trung, sóng cực ngắn.

  D. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung, sóng dài.

Câu 7: Sóng cơ không truyền được trong

  A. chất rắn.                         B. chất lỏng.                      C. chân không.                  D. chất khí.

Câu 8: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện tích Q vào hiệu điện thế U giữa hai bản của một tụ điện \(\text{(U }\le \text{ }{{\text{U}}_{\text{gh}}}\text{)}\) là hình nào trong các hình bên?

  A. Hình 2.                           B. Hình 1.                         C. Hình 4.                         D. Hình 3.

Câu 9: Tia hồng ngoại và tia Rơnghen đều có bản chất là sóng điện từ, có bước sóng dài ngắn khác nhau nên

  A. chúng đều được sử dụng trong y tế để chụp X-quang (chụp điện).

  B. chúng bị lệch khác nhau trong từ trường đều.

  C. chúng bị lệch khác nhau trong điện trường đều.

  D. có khả năng đâm xuyên khác nhau.

Câu 10: Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì

  A. vật dao động với tần số lớn hơn tần số dao động riêng.

  B. vật dao động với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.

  C. năng lượng dao động của vật đạt giá trị lớn nhất.

  D. ngoại lực thôi không tác dụng lên vật.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

1

B

11

C

21

B

31

A

2

D

12

D

22

D

32

A

3

A

13

B

23

B

33

B

4

C

14

B

24

C

34

A

5

D

15

A

25

C

35

D

6

A

16

B

26

A

36

A

7

C

17

C

27

D

37

D

8

D

18

B

28

D

38

B

9

D

19

C

29

A

39

A

10

C

20

B

30

C

40

C

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ NĂM 2022 TRƯỜNG THPT THANH TƯỜNG - ĐỀ 05

Câu 1: Xét hai nguồn kết hợp \(S_{1}\) và \(S_{2}\) trên mặt nước dao động điều hoà với phương trình \(\text{u}=\text{a}\cos \text{ }\!\!\omega\!\!\text{ t}\text{.}\) Dao động của một điểm trong vùng giao thoa có tần số góc là

  A. \(\frac{\text{ }\!\!\omega\!\!\text{ }}{\text{2}}.\)  

  B. \(\text{ }\!\!\omega\!\!\text{ }\text{.}\)  

  C. \(\text{2 }\!\!\omega\!\!\text{ }\text{.}\)   

  D. \(\text{ }\!\!\omega\!\!\text{ t}\text{.}\)

Câu 2: Một chất có khả năng phát ra ánh sáng phát quang với với bước sóng \(0,5\,\mu m.\) Khi dùng ánh sáng có bước sóng nào dưới đây để kích thích thì chất này không thể phát quang?

  A. 0,38 μm.                         B. 0,45 μm.                       C. 0,55 μm.                       D. 0,40 μm.

Câu 3: Sóng điện từ

  A. là điện từ trường lan truyền trong không gian.

  B. không truyền được trong chân không.

  C. có thành phần điện trường và thành phần từ trường tại một điểm dao động cùng phương.

  D. là sóng dọc hoặc sóng ngang.

Câu 4: Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch có biểu thức \(i=4cos\left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\,\,(A).\) Phát biểu nào sau đây đúng?

  A. Pha ban đầu của dòng điện là \(\frac{\pi }{3}.\)    

  B. Cường độ dòng điện cực đại là\(4\,A.\)

  C. Tần số góc của dòng điện là 100 rad/s.                

  D. Pha của dòng điện là \(100\pi t.\)

Câu 5: Trong quá trình truyền tải điện năng, với cùng một công suất và một điện áp truyền đi, điện trở trên đường dây xác định, mạch có hệ số công suất càng lớn thì công suất hao phí

  A. càng lớn.                        B. bằng 0.                          C. không đổi.                    D. càng nhỏ.

Câu 6: Tính chất cơ bản của từ trường là

  A. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.

  B. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.

  C. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện khác đặt trong nó.

  D. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.

Câu 7: Trong  thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng vân giao thoa là i. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là

  A. 0,5i.                                B. 2i.                                 C. 1,5i.                              D. i.

Câu 8: Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây sai?

  A. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.

  B. Tia hồng ngoại có tính chất nổi bật là tác dụng nhiệt.

  C. Tia hồng ngoại là bức xạ nhìn thấy được có màu hồng.

  D. Tia hồng ngoại được ứng dụng để sấy khô, sưởi ấm.

Câu 9: Đặt điện áp \(u=120\cos \left( 100\pi t\text{+}\frac{\pi }{3} \right)\,(V)\)vào hai đầu một đoạn mạch thì dòng điện trong mạch có biểu thức \(i=4cos\left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\,(A).\) Hệ số công suất của mạch điện là

  A. \(0,5.\)                          

  B. \(\frac{\sqrt{2}}{2}.\) 

  C. \(\frac{\sqrt{3}}{2}.\)  

  D. 1.

Câu 10: Một nguồn phát sóng dao động theo phương trình \(u\text{ }=\text{ }acos20\pi t\)(t tính bằng s). Trong khoảng thời gian 2 s, sóng này truyền đi được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng?

  A. 10.                                  B. 20.                                C. 40.                                D. 30.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

1

B

11

D

21

A

31

B

2

C

12

C

22

D

32

C

3

A

13

D

23

A

33

D

4

B

14

D

24

C

34

B

5

D

15

B

25

A

35

B

6

C

16

A

26

B

36

A

7

D

17

D

27

C

37

C

8

C

18

D

28

A

38

A

9

C

19

A

29

C

39

B

10

B

20

D

30

A

40

B.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Thanh Tường. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Thi Online:

Chúc các em học tốt

ADMICRO
NONE
OFF