OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Chuyên Hùng Vương

20/03/2022 1.72 MB 417 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220320/216544614162_20220320_111615.pdf?r=7616
ADMICRO/
Banner-Video

Cùng HOC247 luyện tập với Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Chuyên Hùng Vương nhằm đánh giá sự hiểu biết và năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua các câu hỏi đề thi. Để củng cố kiến thức và rèn luyện khả năng giải đề thi chính xác, mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề thi. 

 

 
 

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN VẬT LÝ

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian 50 phút

Đề thi số 1

Câu 1: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình \(x = C\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\), C > 0. Đại lượng C được gọi là

  A. biên độ của dao động.                                B. pha của dao động.

  C. tần số góc của dao động.                           D. pha ban đầu của dao động.

Câu 2: Trong dao động điều hoà của một vật thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây là không thay đổi theo thời gian?

  A. động năng; tần số; lực.                               B. biên độ; tần số; năng lượng toàn phần.

  C. biên độ; tần số; gia tốc                               D. lực; vận tốc; năng lượng toàn phần.

Câu 3: Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp S1 và S2. Hai nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn \({S_1}{S_2}\) sẽ

  A. dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại.     

  B. dao động với biên độ cực tiểu.

  C. dao động với biên độ cực đại.                  

  D. không dao động.

Câu 4: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?

  A. sóng cơ lan truyền được trong chân không.             

  B. sóng cơ lan truyền được trong chất rắn.

  C. sóng cơ lan truyền được trong chất khí.  

  D. sóng cơ lan truyền được trong chất lỏng.

Câu 5: Đặt hiệu điện thế \(u = {U_0}\cos \left( {\omega t} \right)\) (\({U_0}\) không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết điện trở thuần của mạch không đổi. Khi có hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch, phát biểu nào sau đây sai?

  A. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch đạt giá trị lớn nhất.

  B. Hiệu điện thế tức thời ở hai đầu đoạn mạch cùng pha với hiệu điện thế tức thời ở hai đầu điện trở R.

  C. Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở R nhỏ hơn hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch.

  D. Cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch bằng nhau.

Câu 6: Biểu thức liên hệ giữa cường độ dòng điện cực đại Io và điện áp cực đại trên tụ Uo của mạch dao động LC là

  A. \({U_0} = {I_0}\sqrt {LC} \)

  B. \({I_0} = {U_0}\sqrt {\frac{C}{L}} \)

  C. \({U_0} = {I_0}\sqrt {\frac{C}{L}} \)

  D. \({I_0} = {U_0}\sqrt {LC} \)

Câu 7: Trong dao động điều hòa, khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí biên là

  A. một chu kì.                                             

  B. một nửa chu kì.

  C. một phần tư chu kì.    

  D. mai chu kì. 

Câu 8: Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là

  A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn – ghen, tia tử ngoại.

  B. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn – ghen.

  C. tia Rơn – ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.

  D. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn – ghen.

Câu 9: Cho hai dây dẫn thẳng, dài, đặt song song trong cùng một mặt phẳng như hình vẽ. Trong hai dây dẫn có hai dòng điện cùng chiều chạy qua. Gọi M là điểm mà tại đó cảm ứng từ tổng hợp bằng 0. M chỉ có thể nằm tại vùng

  A. (1).

  B. (2).

  C. (3).

  D. cả ba vị trí trên.

Câu 10: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ

  A. các prôtôn.                       B. các nuclôn.    C. các nơtrôn.      D. các electrôn.

Câu 11: Một vật dao động điều hoà khi đi qua vị trí mà động năng bằng thế năng thì vận tốc và gia tốc có độ lớn lần lượt là 10 cm/s và 100 cm/s2. Lấy \({\pi ^2} = 10\), chu kì biến thiên của động năng là

  A. 1 s.                                   B. 2 s.                C. 3 s.                   D. 4 s.

Câu 12: Một sợi dây dài 1 m, hai đầu cố định. Trên dây có sóng dừng với hai nút sóng. Bước sóng của dao động là

  A. 2 m.                                  B. 1 m.               C. 0,25 m.            D. 0,5 m.

Câu 13: Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto gồm 10 cặp cực (10 cực nam và 10 cực bắc). Rôto quay với tốc độ 300 vòng/phút. Suất điện động do máy sinh ra có tần số bằng

  A. 50 Hz.                              B. 5 Hz.             C. 30 Hz.                 D. 3000 Hz.

Câu 14: Ta biết được thành phần chủ yếu của các nguyên tố cấu tạo Mặt Trời dựa vào

  A. quan sát bằng mắt thường.                        B. kính thiên văn.

  C. quang phổ.                                                 D. kính viễn vọng.

Câu 15: Xung quanh dòng điện xoay chiều sẽ có

  A. điện trường.                                               B. từ trường.

  C. điện trường biến thiên.                               D. điện từ trường.

Câu 16: Năng lượng photon của tia Rơnghen có bước sóng \({5.10^{ - 11}}\) là

  A. \(3,{975.10^{ - 15}}\)J.                 

  B. \(4,{97.10^{ - 15}}\)J. 

  C. \(4,{2.10^{ - 15}}\)J.    

  D. \(45,{67.10^{ - 15}}\)J.

Câu 17: Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân X thì

  A. hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.

  B. hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.

  C. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.

  D. năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y.

Câu 18: Các tia không bị lệch trong điện trường và từ trường là

  A. tia \(\alpha \) và tia \(\beta \).               

  B. tia \(\gamma \) và tia \(\beta \).            

  C. tia \(\gamma \) và tia X     

  D. tia \(\alpha \), tia \(\gamma \) và tia X 

Câu 19: Tại hai điểm AB có hai điện tích \({q_A}\), \({q_B}\). Tại điểm M, một electron được thả ra không vận tốc đầu thì nó di chuyển ra xa các điện tích.Tình huống nào sau đây không thể xảy ra?

  A. \({q_A} < 0\), \[{q_A} > 0\).              

  B. \({q_A} > 0\), \({q_A} > 0\).           

  C. \({q_A} < 0\), \({q_A} < 0\).           

  D. \(\left| {{q_A}} \right| = \left| {{q_B}} \right|\).

Câu 20: Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ

  A. hóa năng.                         B. cơ năng.              C. quang năng.                    D. nhiệt năng.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 21 đến câu 40 của đề thi số 1 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

01. A

02. B

03. C

04. A

05. C

06. B

07. C

08. B

09. B

10. B

11. A

12. A

13. A

14. C

15. D

16. A

17. A

18. C

19. B

20. B

21. B

22. A

23. B

24. C

25. D

26. B

27. B

28. B

29. D

30. C

31. B

32. D

33. B

34. C

35. A

36. D

37. A

38. B

39. C

40. D

Đề thi số 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG- ĐỀ 02

Câu 1. Một điện trở R = 3,6 Ω được mắc vào hai cực của một nguồn điện một chiều có suất điện động E = 8 V và điện trở trong r = 0,4 Ω thành mạch điện kín. Bỏ qua điện trở của dây nối. Công suất của nguồn điện là

  A. 14,4 W.                              B. 16 W.                            C. 8 W.                              D. 1,6 W.

Câu 2. Hai điện tích điểm đứng yên trong chân không tương tác với nhau một lực F. Nếu đồng thời tăng độ lớn của mỗi điện tích lên 2 lần và tăng khoảng cách giữa chúng lên 2 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ là

  A. F.                                        B. 4F.                                 C. F/4.                                D. F/2

Câu 3. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm. Đặt vật AB trước thầu kính và cách thấu kính một đoạn 20cm. Ta thu được ảnh

  A. cùng chiều và lớn gấp đôi vật.                                      B. ngược chiều và lớn gấp đôi vật.

  C. cùng chiều và cao bằng vật.                                         D. ngược chiều và cao bằng vật.

Câu 4. Cho dòng điện không đổi có cường độ 1,5A chạy trong dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí. Độ lớn cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại một điểm cách dây dẫn 0,1 m là

  A. \({3.10^{ - 8}}T\)                             

  B. \({2.10^{ - 6}}T\)

  C. \({3.10^{ - 6}}T\) 

  D. \({2.10^{ - 8}}T\)

Câu 5. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ). Tần số góc của dao động là

  A. φ.                                        B. A                                   C. x.                                   D. ω.

Câu 6. Trong các tia: tia X, tia gammma, tia anpha và tia tử ngoại. Tia có khả năng đâm xuyên mạnh nhất là tia

  A. gamma.                               B. X.                                  C. anphA.                          D. tử ngoại.

Câu 7. Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?

  A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian. 

  B. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa.

  C. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.

  D. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh.

Câu 8. Một vật nhỏ khối lượng m dao động điều hòa với phương trình li độ x = Acos(ωt +φ). Cơ năng của vật dao động này là

  A. 1/2mω2A2.                           B. 1/2mωA2.                       C. 1/2mω2A.                       D. 2A.

Câu 9. Trong dao động điều hoà, vận tốc biến đổi điều hoà

  A. Cùng pha so với li độ.                                                  B. Ngược pha so với li độ.

  C. Trễ pha π/2 so với li độ.                                                D. Sớm pha π/2 so với li độ.

Câu 10. Con lắc đơn dao động điều hòa với chu kỳ 2s tại nơi có gia tốc trọng trường g = π2 (m/s2), chiều dài con lắc là:

  A. 1 m.                                    B. 1 cm.                             C. 10 cm.                           D. 10 m. 

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

01. B; 02. A; 03. D; 04. C; 05. D; 06. A; 07. B; 08. A; 09. D; 10. A

11. C; 12. D; 13. C; 14. C; 15. C; 16. C; 17. B; 18. A; 19. B; 20. B

21. B; 22. B; 23. B; 24. D; 25. A; 26. C; 27. D; 28. B; 29. B; 30. D;

31. C; 32. D; 33. D; 34. D; 35. C; 36. D; 37. C; 38. C; 39. D; 40. D

Đề thi số 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG- ĐỀ 03

Câu 1(NB): Cho một vật dao động điều hòa theo phương trình \(x = A\cos (\omega t + \varphi ),{\rm{ }}A > 0{\rm{ v\`a  }}\omega  > 0.\) Trong phương trình dao động đó, \(\omega t + \varphi \) gọi là     

A. pha ban đầu của dao động.         

B. tần số.

C. pha của dao động ở thời điểm t.        

D. tần số góc.

Câu 2( NB):Trong bài thực hành khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn (Bài 6, SGK Vật lí 12), một học sinh đã tiến hành thí nghiệm, kết quả đo được học sinh đó biểu diễn bởi đồ thị như hình vẽ bên. Nhưng do sơ suất nên em học sinh đó quên ghi ký hiệu đại lượng trên các trục tọa độ Oxy. Dựa vào đồ thị ta có thể kết luận trục Ox và Oy tương ứng biểu diễn cho

A. chiều dài con lắc, bình phương chu kỳ dao động.

B. chiều dài con lắc, chu kỳ dao động.

C. khối lượng con lắc, bình phương chu kỳ dao động.

D. khối lượng con lắc, chu kỳ dao động.

Câu 3 (TH): Thực hiện thí nghiệm về dao động cưỡng bức như hình. Hai con lắc đơn có vật nặng A và B được treo cố định trên một giá đỡ nằm ngang và được liên kết với nhau bởi một lò xo nhẹ, khi cân bằng lò xo không biến dạng. Vị trí của vật A có thể thay đổi được. Kích thích cho con lắc có vật nặng B dao động nhỏ theo phương trùng với mặt phẳng hình vẽ. Với cùng một biên độ dao động của vật B, khi lần lượt thay đổi vị trí của vật A ở (1), (2), (3), (4) thì vật A dao động mạnh nhất tại vị trí

A. (2).                 

B. (3)     

C. (1).                      

D. (4).

Câu 4(VD): Cho một con lắc dao động tắt dần chậm trong môi trường có ma sát. Nếu sau mỗi chu kì cơ năng của con lắc giảm 5% thì sau 10 chu kì biên độ của nó giảm xấp xỉ

A. 77%.                      

B. 36%.                      

C. 23%.                      

D. 64%.

Câu 5 (VDC): Hai chất điểm dao động điều hòa cùng tần số, có li độ ở thời điểm t là x1 và x2. Giá trị cực đại của tích x1.x2 là M, giá trị cực tiểu của x1.x2 là \( - \frac{M}{3}\). Độ lệch pha giữa x1 và x2 có độ lớn gần nhất với giá trị nào sau đây?    

A. 1,05 rad       

B. 1,58 rad      

C. 2,1 rad       

D. 0,79 rad

Câu 6(VDC):Đồ thị vận tốc – thời gian của hai con lắc (1) và (2) được cho bởi hình vẽ. Biết biên độ của con lắc (2) là 9 cm. Tốc độ trung bình của con lắc (1) kể từ thời điểm ban đầu đến thời điểm động năng bằng 3 lần thế năng lần đầu tiên là

A. 10 cm/s.  

B. 6 cm/s. 

C. 8 cm/s.    

D. 12 cm/s.

Câu 7 (NB): Đại lượng nào dưới đây không phải là đặc trưng sinh lí của âm?

A. Độ cao của âm.                 

B. Độ to của âm.              

C. Tốc độ truyền âm.        

D. Âm sắc của âm

Câu 8 (NB):Trong sóng cơ học, tốc độ truyền sóng là

A. tốc độ cực tiểu của các phần tử môi trường truyền sóng.

B. tốc độ cực đại của các phần tử môi trường truyền sóng.

C. tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng.

D. tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng.

Câu 9 (TH): Âm của một cái đàn ghi ta và của một cái kèn phát ra mà tai người phân biệt được khác nhau không thể có cùng   

A. mức cường độ âm.  

B. đồ thị dao động âm.  

C. cường độ âm.                                       

D. tần số âm.

Câu 10(VD): Một sóng ngang hình sin truyền trên một sợi dây dài. Hình vẽ bên là hình dạng của một đoạn dây tại một thời điểm xác định. Biên độ của sóng là 20 mm. Trong quá trình lan truyền sóng, khoảng cách lớn nhất giữa hai phần tử M và N có giá trị xấp xỉ bằng

A. 8,7 cm.                            B. 8,2 cm.                         C. 9,8 cm.                         D. 9,2 cm.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

Đề thi số 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG- ĐỀ 04

Câu 1: Điện tích của một notron có giá trị là 

  A. \(1,{6.10^{ - 19}}\)C.                     

  B. \(6,{1.10^{ - 19}}\)C.                 

  C. \( - 1,{6.10^{ - 19}}\)C.              

  D. 0 C.

Câu 2: Một điện trở R được mắc vào hai cực của một nguồn điện một chiều có suất điện động \(\xi \), điện trở trong r thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là I. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn được xác định bởi

  A. \({U_N} = \xi  - Ir\).                   

  B. \({U_N} = \xi  - IR\).               

  C. \({U_N} =  - \xi  + Ir\).             

  D. \({U_N} =  - \xi  + IR\).

Câu 3: Hạt tải điện kim loại là

  A. lỗ trống.                           B. electron.                        C. ion dương.                    D. ion âm.

Câu 4: Hiện tượng cộng hưởng cơ xảy ra khi

  A. Tần số của ngoại lực cưỡng bức gấp đôi tần số dao động riêng của hệ.

  B. Hiệu số giữa tần số ngoại lực và tần số dao động riêng của hệ cực đại.

  C. Hiệu số giữa tần số ngoại lực và tần số dao động riêng của hệ cực tiểu.

  D. Hiệu số giữa tần số ngoại lực và tần số dao động riêng của hệ bằng 0.

Câu 5: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng k và vật nhỏ có khối lượng m Trong dao động điều hòa, thời ngắn nhất để con lắc đi qua vị trí động năng bằng 3 lần thế năng 2 lần liên tiếp là

  A. \(\Delta t = \frac{\pi }{3}\sqrt {\frac{m}{k}} \).                  

  B. \(\Delta t = \frac{\pi }{3}\sqrt {\frac{k}{m}} \)

  C. \(\Delta t = \sqrt {\frac{m}{k}} \)                

  D. \(\Delta t = \frac{1}{3}\sqrt {\frac{k}{m}} \)

Câu 6: Hai dao động điều hòa cùng tần số và vuông pha nhau thì có độ lệch pha bằng

  A. \(\left( {2k + 1} \right)\frac{\pi }{2}\) với \(k = 0,\,\, \pm 1,\,\, \pm 2,...\)

  B. \(2k\pi \) với \(k = 0,\,\, \pm 1,\,\, \pm 2,...\)

  C. \(\left( {2k + 0,5} \right)\pi \) với \(k = 0,\,\, \pm 1,\,\, \pm 2,...\)                   

  D. \(\left( {k + 0,25} \right)\pi \) với \(k = 0,\,\, \pm 1,\,\, \pm 2,...\)

Câu 7: Một sóng cơ hình sin truyền theo chiều dương của trục Ox Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên Ox mà phần tử môi trường ở đó dao động vuông pha nhau là 

  A. hai bước sóng.                                                           

  B. một bước sóng.

  C. một phần tư bước sóng. 

  D. một nửa bước sóng.

Câu 8: Thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước với hai nguồn kết hợp dao động ngược pha. Sóng do hai nguồn phát ra có bước sóng \(\lambda \). Cực đại giao thoa cách hai nguồn những đoạn \({d_1}\) và \({d_2}\) thỏa mãn 

  A. \({d_1} - {d_2} = n\lambda \) với \(n = 0,\,\, \pm 1,\,\, \pm 2,...\)     

  B. \({d_1} - {d_2} = \left( {n + 0,5} \right)\lambda \) với \(n = 0,\,\, \pm 1,\,\, \pm 2,...\)     

  C. \({d_1} - {d_2} = \left( {n + 0,25} \right)\lambda \) với \(n = 0,\,\, \pm 1,\,\, \pm 2,...\)        

  D. \({d_1} - {d_2} = \left( {2n + 0,75} \right)\lambda \) với \(n = 0,\,\, \pm 1,\,\, \pm 2,...\)     

Câu 9: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng Vật Lý của âm? 

  A. Tần số âm.

  B. Độ cao của âm.

  C. Mức cường độ âm.

  D. Đồ thị dao động âm.

Câu 10: Đặt điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 \cos \omega t\,\,\left( {\omega  > 0} \right)\) vào hai đầu một tụ điện có điện dung C thì cường độ dòng điện qua mạch được xác định bằng biểu thức

  A. \(i = \omega CU\cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{2}} \right)\).                                             

  B. \(i = \omega CU\cos \left( {\omega t - \frac{\pi }{2}} \right)\).

  C. \(i = \frac{U}{{C\omega }}\cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{2}} \right)\).                                               

  D. \(i = \frac{U}{{C\omega }}\cos \left( {\omega t - \frac{\pi }{2}} \right)\).

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1D

2A

3B

4D

5A

6A

7C

8B

9B

10A

11D

12D

13A

14B

15B

16C

17C

18C

19B

20B

21A

22C

23C

24A

25A

26A

27B

28B

29C

30A

31D

32A

33D

34B

35A

36D

37A

38A

39D

40C

Đề thi số 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG- ĐỀ 05

Câu 1: Điện tích của một proton có giá trị là 

A. \(1,{6.10^{ - 19}}\)C.                     

B. \(6,{1.10^{ - 19}}\)C.                 

C. \( - 1,{6.10^{ - 19}}\)C.               

D. 0 C.

Câu 2: Trong một điện trường đều có cường độ E, khi một điện tích q dương di chuyển cùng chiều đường sức điện một đoạn d thì công của lực điện là

A. qE/d                               B. qEd.                              C. 2qEd.                            D. E/qd

Câu 3: Trong hệ SI, đơn vị của cường độ điện trường là

A. Vôn trên culông ( V/C).                                          B. Niu-tơn trên mét (N/m).

C. Vôn trên mét (V/m).                                                D. Vôn (V).

Câu 4: Hiện tượng cộng hưởng cơ xảy ra khi

A. Tần số của ngoại lực cưỡng bức gấp đôi tần số dao động riêng của hệ.

B. Hiệu số giữa tần số ngoại lực và tần số dao động riêng của hệ cực đại.

C. Hiệu số giữa tần số ngoại lực và tần số dao động riêng của hệ cực tiểu.

D. Hiệu số giữa tần số ngoại lực và tần số dao động riêng của hệ bằng 0.

Câu 5: Một con lắc đơn có độ dài dây treo bằng l, treo tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khi con lắc đơn dao động điều hòa thì biểu thức tần số là

A. \(f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{\ell }{g}} \).                

B. \(f = 2\pi \sqrt {\frac{g}{\ell }} \).               

C. \(f = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{g}} \).               

D. \(f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{\ell }} \).

Câu 6: Một sóng cơ hình sin truyền theo trục Ox với chu kì T. Khoảng thời gian để sóng truyền được quãng đường bằng một nửa bước sóng là

A. 4T.                                 B. 0,5T.                             C. 2T.                               D. T.

Câu 7: Hai dao động điều hòa cùng tần số và cùng pha nhau thì có độ lệch pha bằng

A. \(\left( {2k + 1} \right)\pi \) với \(k = 0, \pm 1,\, \pm 2,...\)                            

B. \(2k\pi \) với \(k = 0, \pm 1,\, \pm 2,...\) 

C. \(\left( {k + 0,5} \right)\pi \) với \(k = 0, \pm 1,\, \pm 2,...\)                    

D. \(\left( {k + 0,25} \right)\pi \) với \(k = 0, \pm 1,\, \pm 2,...\) 

Câu 8: Sóng siêu âm có tần số

A. lớn hơn 2000 Hz.          

B. nhỏ hơn 16 Hz.

C. lớn hơn 20000 Hz.  

D. trong khoảng từ 16 Hz đến 20000 Hz.

Câu 9: Tai ta phân biệt được hai âm có độ cao (trầm – bổng) khác nhau là do hai âm đó có

A. tần số khác nhau.         

B. biên độ âm khác nhau.

C. cường độ âm khác nhau.   

D. độ to khác nhau.

Câu 10: Cường độ dòng điện trong một đoạn mạch có biểu thức i = 5\(\sqrt 2 \)cos100πt A. Cường độ dòng điện cực đại trong đoạn mạch là

A. 10 A.                      B. 5 A.                        C. 5\(\sqrt 2 \)A.                   D. \(\sqrt 2 \)A.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1-A

2-B

3-C

4-D

5-D

6-B

7-B

8-C

9-A

10-C

11-A

12D

13-C

14-D

15-D

16-D

17-C

18-B

19-C

20-D

21-B

22-A

23-A

24C

25-C

26-D

27-B

28-C

29D

30-C

31-D

32-C

33-C

34-B

35-D

36-A

37-C

38-B

39-B

40-C

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Chuyên Hùng Vương. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Thi Online:

Chúc các em học tốt

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF