OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Thái Bình

11/05/2021 1.26 MB 820 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210511/960319287128_20210511_171142.pdf?r=6726
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Ngữ văn Trường THPT Thái Bình. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em và quý thầy cô dạng đề thi thử phong phú và đa dạng. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

 

 
 

TRƯỜNG THPT THÁI BÌNH

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc đoạn trích dưới đây:

Trong bài diễn thuyết tại buổi lễ tốt nghiệp của Đại học Liberty (Mỹ) năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã nhắn gửi:

Đừng từ bỏ, đừng lùi bước, và đừng bao giờ ngừng làm những điều mà bạn cho là đúng [...] Các bạn hãy nhớ không có cái gì đáng giá trên đời này lại đến với ta một cách dễ dàng. Sống đúng theo các giá trị của mình có nghĩa là bạn phải sẵn sàng đối mặt với chỉ trích từ những người không đủ dũng cảm để làm những gì đúng đắn. Họ biết rõ điều gì là đúng, nhưng họ không đủ can đảm và nghị lực để làm điều đó. Đó gọi là con đường hẹp ít người dám đi. Tôi biết các bạn sẽ làm điều đúng, chứ không phải điều dễ dàng, các bạn sẽ sống đúng với bản thân, đất nước và niềm tin của mình,

(Theo tạp chí Time, http://time.com/4778240/donald-trump-liberty-university-speech-transcript)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Anh/chị hiểu “Con đường hẹp ít người dám đi” được nói đến trong đoạn trích là gì?

Câu 3: Theo Tổng thống Donald Trump, khi “sống đúng theo các giá trị của mình”, con người cần phải làm gì?

Câu 4: Anh/chị có cho rằng “sống đúng theo các giá trị của mình” là điều cần thiết không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1. (2,0 điểm). Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Các bạn hãy nhớ: không có cái gì đáng giá trên đời này lại đến với ta một cách dễ dàng".

Câu 2. (5,0 điểm) 

Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi công nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. 

Kết thúc đoạn trích, sau khi Mị cắt dây trói cứu A Phủ, nhà văn viết:

Mị đứng lặng trong bóng tối.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:

Hiểu một cách đơn giản, tư duy phản biện là việc chúng ta không chấp nhận ngay lập tức một vấn đề, dù nó hấp dẫn và có vẻ dễ tin đến đâu. Luôn có nhiều mặt cần xem xét đối với vấn đề ấy và phải trải qua quá trình tư duy, bao gồm các giai đoạn từ thu thập dữ liệu, phân tích, lập luận, đánh giá rồi mới đi đến kết luận cuối cùng. Kết quả của quá trình đó là tính chính xác của vấn được làm sáng tỏ (...) .

Với sự lên ngôi của mạng xã hội, thông tin được chia sẻ rộng rãi trong thế giới phẳng đang thay đổi con người một cách sâu sắc. Trang bị tư duy phản biện trở thành nhu cầu thiết thân để mỗi cá nhân tồn tại được giữa những đợt sóng thông tin khổng lồ, ứng xử hợp lý trước các tác động tích cực lẫn tiêu cực mà thế giới mạng mang lại (...)

Khi nhận được một thông tin, phản ứng đầu tiên trên mạng thường là chỉ trích, thiếu quá trình xác minh thông tin đó đúng hay không, có các mặt tốt và xấu nào. Vì thế mới có các vụ thông tin giả tràn lan. Một tấm ảnh chụp bộ xe hơi đồ chơi đăng tải cũng có thể khiến dư luận dậy sóng truy tìm chủ nhân các “siêu xe”. Một thông tin xào nấu từ bài báo cũ, thêm thắt chi tiết bạo lực, cũng được lan truyền gây hoang mang sợ hãi. Những tin đồn về cái chết của ai đó, dù họ vẫn sống, được chia sẻ mà không cần suy nghĩ.

Trở thành một cư dân mạng (netizen), khá đông người trẻ rơi vào một trong hai thái cực: Hoặc vì thiếu góc nhìn riêng, lười suy xét, cảm thấy khó khăn khi phân biệt đúng sai, chúng ta đã tìm đến một số cá nhân có tiếng nói mạnh hơn, chờ đợi ý kiến và quan điểm của họ. Chính từ đây hình thành nên những đám đông dễ bị kích động, với những vụ “ném đá tập thể” đã và sẽ còn tiếp tục xảy ra. Hoặc trường hợp thứ hai, chúng ta trở thành chính các cá nhân mạnh mẽ có thể dẫn dắt đám đông, gây nên những cuộc tranh cãi ồn ào, Vấn đề là ở đây, khi trình bày quan điểm, các bước phân tích, đánh giá không được dùng đến. Tiêu chí chính xác bị bỏ qua. Mục tiêu tìm kiếm sự thật bị gạt bỏ, nhường bước cho mong muốn bằng mọi giá giành phần thắng trong cuộc chiến”. Và như thế, hầu hết những cá nhân này rơi vào bẫy ngụy biện.

(Theo “Văn hóa phản biện trong thời mạng xã hội”, Tri thức trẻ, 02/12/2017)

Câu 1: Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết: Hiểu một cách đơn giản, tư duy phản biện là gì?

Câu 2: Tại sao tư duy phản biện trở thành nhu cầu thiết thân của mỗi cá nhân trong thế giới phẳng hiện nay?

Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào là “bẫy ngụy biện” được đề cập trong đoạn trích?

Câu 4: Theo anh/chị, tư duy phản biện có đồng nghĩa với sự phản đối không? Vì sao?

Phần II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm) 

Câu 1 (2,0 điểm)

Ngày nay, “cư dân mạng đang trở thành một khái niệm khá phổ biến trong sinh hoạt xã hội. Trên một số tờ báo (nhất là báo/trang tin điện tử), mệnh đề “cư dân mạng bức xúc”, “cư dân mạng xôn xao”, “cư dân mạng phát sốt”,...đang được sử dụng rộng rãi, đôi khi được coi là đại diện cho dư luận xã hội.

Theo anh/chị, cư dân mạng có thật sự là cộng đồng chân chính hay không? (Trình bày trong một đoạn văn khoảng 200 từ).

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về chất thép và chất trữ tình trong hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến qua các đoạn thơ sau:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ...

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

(Trích “Tây Tiến”- Quang Dũng, Ngữ Văn 12, Tập một, NXBGD,2008, tr88)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1: Hiểu một cách đơn giản, tư duy phản biện là việc chúng ta không chấp nhận ngay lập tức một vấn đề, dù nó hấp dẫn và có vẻ dễ tin đến đâu.

Câu 2: Tư duy phản biện trở thành nhu cầu thiết thân của mỗi cá nhân trong thế giới phẳng hiện nay là do sự lên ngôi của mạng xã hội, thông tin được chia sẻ rộng rãi trong thế giới phẳng đang thay đổi con người một cách sâu sắc, cùng với đó là những đợt sóng thông tin khổng lồ khiến chúng ta cần có tư duy phản biện.

Câu 3:

“Bẫy ngụy biện” được đề cập trong đoạn trích chính là khi trình bày quan điểm, các bước phân tích, đánh giá không được dùng đến. Tiêu chí chính xác bị bỏ qua. Mục tiêu tìm kiếm sự thật bị gạt bỏ, nhường bước cho mong muốn bằng mọi giá giành phần thắng trong cuộc chiến

Câu 4: Theo anh/chị, tư duy phản biện có đồng nghĩa với sự phản đối không? Vì sao?

Không. Nhiều người lầm tưởng phản biện là cãi nhau, là vô lý lẽ, đó là ý nghĩa vô cùng sai lầm. Tư duy phản biện giúp chúng ta suy nghĩ đa chiều, đánh giá đúng 1 vấn đề hơn và còn có thêm nhiều bài học mới lạ cho bạn thân chúng ta khi mổ xẻ 1 vấn đề ở mọi góc cạnh.

Phần II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm) 

Câu 1 (2,0 điểm)

Tham khảo bài văn mẫu: 

Ngày nay, cư dân mạng đang trở thành một khái niệm khá phổ biến trong sinh hoạt xã hội. Trên một số tờ báo (nhất là báo, trang tin điện tử), mệnh đề "cư dân mạng bức xúc", "cư dân mạng xôn xao", "cư dân mạng phát sốt",... đang được sử dụng rộng rãi, mà đôi khi được coi là đại diện cho dư luận xã hội! Vì thế, một câu hỏi đặt ra là cư dân mạng có thật sự là cộng đồng chân chính, có quyền phán xét hay không? Bởi nhìn vào hoạt động của nhiều cư dân mạng hiện nay, chỉ thấy họ a dua bình luận, chia sẻ mấy câu chuyện tầm phào, thậm chí là ác ý và để lại hậu quả nghiêm trọng.

Về khái niệm "cư dân mạng", nhiều người chỉ mang máng hiểu là những người sử dụng internet (in-tơ-nét). Theo từ điển mở Wikipedia thì: "Cư dân mạng (netizen) là một thuật ngữ có nguồn gốc bằng từ ghép của các từ tiếng Anh là Internet và citizen (công dân). Cư dân mạng được định nghĩa là một thực thể hay cá nhân tích cực tham gia vào cộng đồng trực tuyến (online) và người dùng (user), thành viên của những mạng xã hội, thông qua các hình thức như giao lưu trực tuyến, trao đổi trực tuyến, trò chuyện trực tuyến, liên lạc trực tuyến và các hình thức khác của mạng xã hội".

---(Để xem tiếp đáp án phần Tạo lập văn bản vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Trong mỗi người chúng ta có chứa đựng hai phần đối lập - bóng tối và ánh sáng. Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người mình. Khi không dám đối diện với nỗi sợ hãi và cơn ác mộng dày vò tâm trí, ta sẽ gián tiếp khước từ những cảm xúc tốt đẹp đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cứ thế bóng tối dần xâm chiếm và bao phủ lên những điều tuyệt vời ta đang có. Ngược lại nếu ta can đảm đương đầu và chiếu rọi ánh sáng vào những vùng tối tăm, bóng tối sẽ lùi lại và tan biến.

Thật vậy, sự trưởng thành của mỗi người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách- những thử thách không chỉ ở thế giới bên ngoài mà còn ở thế giới nội tâm. Bóng tối sẽ không thể tồn tại nếu ta phơi bày nó trước ánh sáng của sự thiện tâm, lòng nhân hậu và sự khoan dung, bởi chẳng có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyền năng to lớn bằng tình yêu.

(Tian- Dayton, Ph, D, Quên hôm qua sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp TPHCM, Tr 129)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả Để hạnh phúc luôn mỉm cười ta phải làm gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không dám đối mặt với nỗi sợ hãi?

Câu 3. Anh / Chị hiểu như thế nào về lời khuyên: “Ta cần không phủ nhận mặt xấu trong con người mình”?

Câu 4. Sự trưởng thành của mỗi con người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách?

Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung của phần Đọc hiểu, anh/chị hãy trình bày đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Chẳng có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyền năng to lớn bằng tình yêu.

Câu 2 (5.0 điểm)

Trong truyện ngắn Rừng xà nu,  nhà văn Nguyễn Trung  Thành hai lần  miêu tả  Tnú  gắn với hình ảnh đôi bàn tay 

Lần thứ nhất: “Một ngón tay Tnu bốc cháy . Hai ngón, ba ngón....Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc....Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu”.

Lần thứ hai:  “Anh đã bóp chết tên chỉ huy đồn bằng đôi bàn tay tàn tật khi nó cố thủ trong hầm”.

Hãy phân tích sự thay đổi trong hành động, phẩm chất, số phận của nhân vật Tnú qua hai lần miêu tả trên. Từ đó rút ra nhận xét, đánh giá về sự vận động của số phận, tính các nhân vật trong tác phẩm văn học giai đoạn 1945-1975.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích: nghị luận

Câu 2.

Theo tác giả

- Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người mình.

- Khi “không đối diện với nỗi sợ hãi” , ta sẽ gián tiếp khước từ những cảm xúc tốt đẹp đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cứ thế bóng tối dần xâm chiếm và bao phủ lên những điều tuyệt vời ta đang có.

Câu 3. Lời khuyên: “Ta cần không phủ nhận mặt xấu trong con người mình” có nghĩa là: Ta cần không phủ nhận mặt xấu trong con người mình nghĩa là dám thừa nhận và đối mặt với những thói xấu cũng như khuyết điểm trong con người mình.

=> Câu nói trên khuyên con người biết nhận ra cái xấu trong con người mình để có ý thức đấu tranh loại bỏ nó, hoàn thiện bản thân.

Câu 4.

Em nêu ý kiến của mình đồng tình hoặc không đồng tình và giải thích.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Bạn có tạo ra cầu chì ngắt cơn tức giận chưa? Hay bạn thường tranh cãi và đánh nhau? Tức giận là một cảm xúc lành mạnh và bình thường, nhưng khi tức giận bùng nổ và thành thói quen mất kiểm soát, sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho mối quan hệ, sức khỏe và tâm trí. Hiểu sâu sắc những lí do thực sự làm mình tức giận và các công cụ để quản lí cơn giận sẽ giúp bạn không bị những cơn cáu kỉnh cướp mất cuộc sống.

Cảm xúc giận dữ không tốt cũng không xấu. Nó hoàn toàn lành mạnh và bình thường nếu bạn tức giận khi bị đối xử tàn tệ hay người khác làm sai. Vấn đề không phải là cảm xúc – mà bạn làm gì khi tức giận mới đáng kể. Tức giận trở thành vấn đề khi nó hại bạn hay hại người khác.

Là người nóng tính, bạn thấy dường như cảm xúc tuột khỏi tay mình và không thể làm gì để thuần hóa con thú ấy. Tuy nhiên bạn có quyền lực trấn áp tức giận nhiều hơn bạn tưởng. Bạn có thể học cách biểu lộ tức giận mà không hại ai – không những bạn cảm thấy tốt hơn mà còn có khả năng khiến người khác đáp ứng nhu cầu của mình. Nắm rõ nghệ thuật điều khiển cơn giận là rất khó, nhưng càng thực hành bạn càng dễ dàng thành thạo. Và lợi ích đem lại rất lớn, Học cách kiểm soát giận dit và bộc lộ một cách thích đáng giúp bạn xây dựng quan hệ tốt hơn, đạt tới mục tiêu, sống lành mạnh và thoải mái hơn. .

(Trích Thêm chút khôn khéo cho đời hanh thông, Xuân Nguyễn dịch,. tr.74-75, Nhà xuất bản Trẻ, 2016)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả, điều gì thực sự đáng quan tâm khi rơi vào cảm xúc tức giận?

Câu 3. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: “Hiểu sâu sắc những lí do thực sự làm mình tức giận và các công cụ để quản lí cơn giận sẽ giúp bạn không bị những cơn cáu kỉnh cướp mất Cuộc sống"?

Câu 4.

Anh/Chị thường làm gì để kiểm soát cảm xúc tức giận của bản thân? (Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng).

 II. LÀM VĂN: (7,0 điểm) 

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ vấn đề được đề cập trong đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của mất kiểm soát giận dữ.

Câu 2. (5,0 điểm)

Trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lưu Quang Vũ đã xây dựng đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt:

Hồn Trương Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vật dậy) Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi (nhìn chân tay, thân thể) Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mỉ tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhi, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!

Xác hàng thịt: Nhưng tôi là cải hoàn cảnh mà ông buộc phải qui phục! Đâu phải lỗi tại tôi ... (buồn rầu) Sao ông có vẻ khinh thường tôi thể nhi? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân... Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi... Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác... Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào có tâm hồn là quỷ, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác... Mỗi bữa tối đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tảm, chỉn bát cơm cho tôi ăn chứ!

Hồn Trương Ba: Nhưng ... Nhưng...

Xác hàng thịt: Tôi thông cảm với những trò chơi tâm hồn của ông". Nghĩa là: những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi. Làm xong điều xấu gì ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Tôi biết: Cần phải để cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện! Hà hả, miễn là... ông vẫn làm đủ mọi việc để thỏa mãn những thèm khát của tôi!

Hồn Trương Ba: Lí lẽ của anh thật ti tiện!

Xác hàng thịt: Ông đừng nên tự dằn vặt làm gì! Tôi đâu muốn làm khổ ông, bởi tôi cũng rất cần đến ông. Thôi đừng cãi cọ nhau nữa! Chẳng còn cách nào khác đâu! Phải sống hòa thuận với nhau thôi! Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi đây này!

Hồn Trương Ba (một mình) Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm đủ mọi cách để lấn át ta.. (sau một lát) Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục này và tự đánh mất mình? “Chẳng còn cách nào khác”! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!

Phân tích bi kịch Trương Ba qua đoạn đối thoại trên. Từ đó bình luận ý kiến: Con người liệu có thể giữ cho mình những giá trị tinh thần cao quý khi phải chấp nhận sống chung với sự dung tục, có tránh được sự tha hóa khi phải thường xuyên thỏa mãn những ham muốn vật chất tầm thường?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU: 

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: Nghị luận

Câu 2. Điều thực sự đáng quan tâm khi rơi vào cảm xúc tức giận: bạn làm gì khi tức giận

Câu 3. “Hiểu sâu sắc những lí do thực sự làm mình tức giận và các công cụ để quản lí cơn giận sẽ giúp bạn không bị những cơn cáu kỉnh cướp mất Cuộc sống"

Nêu ý kiến của em đồng tình hoặc không

---(Đáp án chi tiết của những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.

Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỷ luật. Phải bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới, vì ta là một bộ phận quan trọng của thế giới, mọi việc trong thế giới đều có quan hệ với nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế giới. 

Thanh niên cần phải có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực.

(Trích Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh – NXB Chính trị Quốc gia)

Câu 1. Đối tượng hướng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là ai? (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép liên kết mà tác giả sử dụng. (1,0 điểm)

Câu 3. Người gửi gắm lời dạy nào thông qua đoạn trích? (0,75 điểm)

Câu 4. Nếp sống đạo đức nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (0,75 điểm)

PHẦN II. LÀM VĂN  (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.

Câu 2 (5,0 điểm):

Có ý kiến cho rằng: Với giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc thì dù viết về vấn đề gì, thơ Tố Hữu vẫn luôn dễ đi vào lòng người.

Anh, chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu)

- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

- Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

(Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12 Tập 1, NXB GD, 2010, Tr 109)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: 

Đối tượng hướng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là thanh niên.

Câu 2: 

Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép liên kết mà tác giả sử dụng.

- Phép liên kết:

+ Phép lặp - lặp cấu trúc “Điều gì… thì phải… dù là một điều nhỏ”, lặp từ ngữ “phải…cần”.

+ Phép liên tưởng: trường từ vựng về đạo đức: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, trung thành, thật thà, chính trực.

- Tác dụng của phép liên kết: nhấn mạnh về những bài học đạo đức đúng đắn, cần thiết và gây tác động mạnh mẽ tới nhận thức, hành động của người làm cách mạng đặc biệt với thế hệ thanh niên.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Thái Bình. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF