OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Trung Mỹ

18/05/2022 1.25 MB 1263 lượt xem 4 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220518/948091852248_20220518_172708.pdf?r=3053
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Cùng với việc tham khảo văn mẫu thì đề thi thử sẽ giúp các em học sinh lớp 12 nhớ được các kiến thức trọng tâm trong sách giáo khoa và tiếp cận với các dạng đề thi. Với mong muốn giúp các em củng cố kiến thức, HOC247 xin gửi đến nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Trung Mỹ dưới đây. Mời các em cùng tham khảo. 

 

 
 

TRƯỜNG THPT

TRUNG MỸ

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài: 120 phút

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Trong gió nóng những trưa hè ngột ngạt

Mẹ ru tôi hạt cát sạn hàm răng

Vừa lớn khôn tôi đã biết đào hầm

Dưới bom đạn gió lào vẫn thổi

Và trên cát lại thêm cồn cát mới

Cỏ mặt trời lăn như bánh xe

Cuộc đời tôi có cát chở che

Khi đánh giặc cát lại làm cộng sự

Máu đồng đội và máu tôi đã đổ

Trên cát này mà gió quạt vừa se

Cây tôi trồng chưa đủ bóng che

Bom giặc cắt lá cành tơi tả

Củ khoai ở đây nhỏ hơn củ khoai cánh đồng màu mỡ

Trái mãng cầu rám vỏ - gió đi qua

Đọng nắng thôi, cát chẳng đọng mưa

Bàn chân lún bàn chân thêm bỏng rát

Giữa gió cát, giữa những ngày ác liệt

Tôi nghĩ về tha thiết một màu xanh

Một rừng cây trĩu quả trên cành

Tôi vun gốc và tay tôi sẽ hái

Nhà của tôi, tôi sẽ về dựng lại

Anh ngói hồng những gương mặt mai sau.

(Trích Gió lào cát trắng - Xuân Quỳnh, Xuân Quỳnh tác phẩm và lời bình)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh diễn tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên trong đoạn trích.

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về những dòng thơ sau?

Giữa gió cát, giữa những ngày ác liệt

Tôi nghĩ về tha thiết một màu xanh

Một vườn cây trĩu quả trên cành

Tôi vun gốc và tay tôi sẽ hái

Nhà của tôi, tôi sẽ về dựng lại

Ánh ngói hồng những gương mặt mai sau

Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét vẻ đẹp con người Việt Nam được gợi ra qua đoạn trích trên?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

…Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.

Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió. Cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.

Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới. Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm dám ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút Sông Đà - từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải. Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít, cái máy lia ngược contre-plongée lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thuỷ tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay phim cả người đang xem. Cái phim ảnh thu được trong lòng giếng xoáy tít đáy, truyền cảm lại cho người xem phim kí sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn.

…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.

Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung rít lên như tuyếc-bin thuỷ điện nơi đáy hầm đập. Mặt sông trắng xoá càng làm bật rõ lên những hòn những tảng mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tuỳ theo sở thích tự động của đá to đá bé. Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở, nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng với đánh khuỷu quật vu hồi lại. Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thuỷ thủ ngay ở chân thác. Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hớp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào…

(Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng dòng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 2. Những hình ảnh diễn tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên trong đoạn trích là: gió nóng của trưa hè ngột ngạt; hạt cát sạn hàm răng; gió lào vẫn thổi; trái mãng cầu rám vỏ - gió đi qua; đọng nắng thôi, cát chẳng đọng mưa; bàn chân bỏng rát; gió cát…

Câu 3.  Nhân vật “tôi” đang sống trong sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự ác liệt của chiến tranh nhưng vẫn lạc quan nghĩ về tương lai tươi sáng. - Nhân vật “tôi” có khát vọng biến ước mơ thành hiện thực, sẽ cần cù lao động để xây dựng quê hương giàu đẹp.

Câu 4. Vẻ đẹp con người Việt Nam được gợi ra qua đoạn trích:

- Tinh thần lạc quan, tin tưởng tương lai.

- Tình yêu quê hương, đất nước.

- Phẩm chất anh dũng, kiên cường.

- Có ước mơ, khát vọng cao đẹp.

- Chăm chỉ, cần cù lao động…

II. LÀM VĂN

Câu 1.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

- Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống. Có thể tập trung vào các nội dung:

- Niềm tin là sự tin tưởng vào những điều có thể làm trong cuộc sống dựa trên cơ sở hiện thực nhất định. Sức mạnh niềm tin là sức mạnh tinh thần giúp con người làm được những điều mong ước, hoàn thành những dự định.

- Có niềm tin sẽ tạo ra sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thử thách.

- Niềm tin đem lại niềm tin yêu cuộc sống, giúp con người vững vàng, lạc quan.

- Người có niềm tin sẽ tự tin vào năng lực và phẩm chất của mình, là nền tảng của mọi sự thành công.

- Mỗi cá nhân cần có hoài bão, lí tưởng sống cao cả; biết đặt niềm tin vào những điều tốt đẹp để thấy cuộc sống có ý nghĩa và giá trị hơn.

Câu 2.

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Cảm nhận hình tượng dòng Sông Đà trong đoạn trích và nhận xét về nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

+Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Người lái đò sông Đà, vấn đề cần nghị luận.

+ Cảm nhận hình tượng dòng sông Đà hùng vĩ, hung bạo qua các hình ảnh: Vách đá bờ sông; sự phối hợp giữa nước dữ, đá dữ và gió dữ ở mặt mặt ghềnh Hát Loóng; hút nước; thác nước và thạch trận trên sông… (chú ý bám vào các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, các thủ pháp nghệ thuật...)

* Chú ý các hình ảnh chủ yếu như:

- Cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời…

-> Vách đá bờ sông hùng vĩ

- Mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió…

-> Vừa hùng vĩ vừa hung bạo.

- Có những cái hút nước khổng lồ…

-> Vô cùng hung bạo, muốn lấy đi mạng sống con người.

- Thác nước sông Đà: tiếng nước réo, rống; hình ảnh sóng bọt trắng xóa

-> như một loài thủy quái khổng lồ...

- Thạch trận trên sông, sự kết hợp của nước và đá: Cả một chân trời đá, đá mai phục, dàn trận

-> dữ dội, nham hiểm...

* Đánh giá:

- Con sông Đà không còn là một thực thể vô tri vô giác mà dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân nó trở thành một sinh thể sống động, một nhân vật trữ tình với những cá tính rõ nét: rất hùng vĩ mà cũng rất hung bạo, hiện thân của thứ kẻ thù số một của con người.

- Hình tượng Sông Đà tiêu biểu cho vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc qua cảm nhận của cái tôi uyên bác, giàu tính thẩm mĩ, độc đáo về phong cách, tha thiết trong tình yêu quê hương đất nước của Nguyễn Tuân

Nhận xét về nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân:

- Ngôn ngữ phong phú, điêu luyện; giàu giá trị tạo hình, giàu tính thẩm mĩ; chính xác, súc tích; đặc biệt phóng khoáng, tinh tế và mới mẻ.

- Câu văn trùng điệp, giàu hình ảnh, giàu tính nhạc; giọng văn thiết tha, sôi nổi, hào hứng.

- Sử dụng linh hoạt, đa dạng các biện pháp tu từ; vận dụng linh hoạt các tri thức một cách tài hoa, uyên bác.

- Khai thác triệt để các thủ pháp nghệ thuật như: miêu tả, điện ảnh, hội họa.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội

Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao

Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng

Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông


Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la

Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa

Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư


Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông

Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung

Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

(Lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Nêu tác dụng của phép điệp trong văn bản trên.

Câu 3. Lời bài hát đem đến cho anh/chị cảm xúc gì?

Câu 4.  Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Dựa vào phần Đọc hiểu,  anh/chị hãy viết một bài văn ngắn phát biểu suy nghĩ của mình về lối sống của tuổi trẻ học đường ngày nay?

Câu 2 (5,0 điểm)

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi.

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa” …

 (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12)

Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trên. Từ tấm lòng của Tố Hữu với Việt Bắc, anh/ chị có suy nghĩ gì về tình yêu quê hương của thế hệ trẻ ngày nay.

 

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật.

Câu 2. Điệp ngữ: Hãy sống như, và sao không là…

Phép điệp tạo âm hưởng du dương, nhẹ nhàng, bay bổng cho bài hát, nhấn mạnh về ý, biểu đạt cảm xúc

Câu 3. HS có thể trả lời theo định hướng: Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc phong phú, cảm phục, tự hào về tình yêu cuộc đời tha thiết mà tác giả gửi gắm. Đó là khát vọng hóa thân để cống hiến và dựng xây cuộc đời.

Câu 4. Những câu trong lời bài hát để lại ấn tượng sâu sắc nhất: (HS có thể nêu một trong những câu sau, vấn đề là phải lý giải thuyết phục).

II. LÀM VĂN

Câu 1.

a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

- Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

- Suy nghĩ của bản thân về lối sống của tuổi trẻ học đường ngày nay

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

- Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: lối sống của tuổi trẻ hiện nay. Có thể theo hướng sau:

 - Tuổi trẻ ngày nay phải sống có ý nghĩa, có ích, sống có ước mơ, hoài bão, phải cống hiến cho đời, giúp ích cho người khác…Bên cạch đó cần phê phán một số thanh niên hiện nay chưa xác định được mục đích sống, ăn chơi, đua đòi…

Hướng dẫn chấm:

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm)

- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm)

- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm)

- Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Câu 2.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Nỗi nhớ Việt Bắc của Tố Hữu.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu được tác giả, tác phẩm; giới thiệu nỗi nhớ Việt Bắc của Tố Hữu

* Nội dung

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Tổ quốc gọi, chúng tôi vào tâm dịch

Hăng hái lên đường dẫu biết lắm gian nan

Một khi COVID dịch đã lan tràn

Vì quê hương, toàn dân cùng gắng sức

Là chiến sĩ ngành y không ngại gì khổ cực

Đã bốn đợt rồi! Bảo hộ kín toàn thân

Vệ sinh cá nhân, ăn uống những khi cần

Đều thật khó vì trên người như “phi công vũ trụ”

Bệnh nhân đông, cấp cứu không kịp thở

Tất bật suốt ngày rồi lại trực đêm

Kiệt sức sõng soài lại gắng đứng lên

Đồng đội tự chăm nhau như anh em thân thiết!

Rồi chúng ta sẽ là người chiến thắng

Vaccine phòng ngừa, quyết sách 5K

Nồng ấm tình người tình đồng đội thiết tha

Chúng ta được về nhà với nụ cười chiến thắng!

Sao yêu quá những chiến binh thầm lặng

Từng phút từng giờ giữa sống chết bủa vây

Mang lại màu xanh hạnh phúc sum vầy

Cho Tổ quốc bình yên một ngày không xa nữa.

(Trích “Trong tâm dịch Covid”, GS.TS.BS Nguyễn Đức Công)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh trong đoạn trích diễn tả nỗi khó khăn, vất vả của các chiến sĩ ngành y?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của những dòng thơ sau:

Rồi chúng ta sẽ là người chiến thắng

Vaccine phòng ngừa, quyết sách 5K

Nồng ấm tình người tình đồng đội thiết tha

Chúng ta được về nhà với nụ cười chiến thắng!

Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với những chiến sĩ ngành y?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của những chiến binh thầm lặng trong cuộc chiến phòng chống đại dịch Covid - 19 ở nước ta.

Câu 2. (5,0 điểm)

Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.

Lại như quăng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió. Cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.

Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy; cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới….

(Trích Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân được thể hiện trong tác phẩm.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: Tự do.

Câu 2. Những hình ảnh trong đoạn trích diễn tả nỗi khó khăn, vất vả của các chiến sĩ ngành y: bảo hộ kín toàn thân, vệ sinh cá nhân, ăn uống đều thật khó, bệnh nhân đông, cấp cứu không kịp thở, tất bật suốt ngày, trực đêm, kiệt sức sõng soài.

Câu 3. Nội dung của 04 dòng thơ:

- Thể hiện niềm tin vào tương lai chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc chiến chống đại dịch.

- Nêu cao vai trò của những biện pháp phòng chống dịch bệnh:

+ Tiêm ngừa vaccine.

+ Thực hiện 5K.

+ Đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.

Câu 4. Học sinh bày tỏ ý kiến cá nhân của mình. Có thể đưa ra một vài nhận xét về tình cảm của tác giả đối với những chiến sĩ ngành y: khâm phục/ cảm phục, ngợi ca, tự hào, tin tưởng....

II. LÀM VĂN

Câu 1.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vai trò của những chiến binh thầm lặng trong cuộc chiến phòng chống đại dịch Covid - 19 ở nước ta.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vai trò của những chiến binh thầm lặng trong cuộc chiến phòng chống đại dịch Covid 19 ở nước ta.

Có thể theo hướng sau:

- Nêu vấn đề: Công cuộc phòng chống đại dịch cô vít toàn cầu đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là đội ngũ những “chiến binh thầm lặng”

- Bàn luận:

Câu 2.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

- Vẻ đẹp của hình tượng Sông Đà qua đoạn trích: “…hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực”.  Từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà văn được thể hiện trong tác phẩm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---                                                                                                                                             

ĐỀ THI SỐ 4

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Sáng nay tôi thức dậy với những lời trong một bài hát của ca sĩ Mick Jagger: “Ủy mị chẳng ích gì, chuyện trôi qua nhanh lắm”. Đùng như thế. Cuộc đời thực sự đang trôi nhanh lắm.

(2) Sao lại trì hoãn những việc có thể làm hôm nay cho những lúc rảnh rỗi trong tương lai xa xôi nào đó? Sao không đóng vai một con người vượt trội bây giờ mà lại dành điều đó vào một thời điểm khác mai sau? Sao lại chần chừ thụ hưởng những giờ phút tuyệt vời và chờ đến khi về già? Một ngày nọ tôi đọc cuốn sách về một phụ nữ trẻ suy tư về kế hoạch để dành tiền hưu. Cô nói: “Tôi muốn bảo đảm mình sẽ để dành thật nhiều tiền – như vậy tôi mới có thể vui sống vào cuối đời”. Tôi không nghĩ vậy. Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống?

(3) Tôi không có ý nói rằng bạn nên bỏ qua tầm quan trọng của việc lên kế hoạch cho tương lai. Hãy biết nhìn xa và chuẩn bị cho suốt cuộc đời. Đó là sự quân bình. Hãy lên kế hoạch. Để dành tiền cho tuổi hưu. Hãy dự trù. Nhưng đồng thời cũng cần biết sống cho giây phút này. Sống thật đầy đủ.

(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài – Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Trẻ, 2017, tr.25 – 26)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Nêu tên một biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn (2)

Câu 3: Anh/Chị hiểu thế nào về câu hỏi của tác giả: "Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống"?

Câu 4: Theo anh/chị, việc lên kế hoạch cho tương lai có cần thiết với cuộc đời mỗi người không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: Từ thông điệp của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc.

Câu 2: Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn thơ:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai inh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12)

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Phương thức biểu đạt: nghị luận.

Câu 2: Học sinh nêu tên được một trong các biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ/ lặp cú pháp/ chêm xen.

Câu 3: Câu hỏi của tác giả có thể hiểu là: đừng chờ đợi đến già mới hưởng thụ cuộc sống, hãy biết tận hưởng cuộc sống mỗi ngày.

Câu 4: Nêu rõ quan điểm bản thân; lý giải hợp lý, thuyết phục về sự cần thiết của việc lên kế hoạch cho tương lai. Có thể theo hướng sau:

- Giúp con người có mục tiêu, phương hướng hành động.

- Giúp con người chủ động tìm các giải pháp; tránh được các rủi ro,…

II. LÀM VĂN

Câu 1:          

Yêu cầu về hình thức:

- Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ.

- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.

Yêu cầu về nội dung:

Câu 2:

* Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

II. Thân bài:

* Hình ảnh núi rừng Tây Bắc và con đường hành quân gian khổ của những người lính

* Hình ảnh người lính và kỷ niệm tình quân dân

* Nghệ thuật

III. Kết bài: 

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 5

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

“Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã
Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ
Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.

Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.

Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.”

(Nguyễn Minh Khiêm, Một góc phù sa, NXB Hội Nhà văn 2007, tr 18&19)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2. Chỉ ra các từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ.

Câu 3. Hai câu thơ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Câu 4. Bài học cuộc sống có ý nghĩa nhất với anh/chị khi đọc đoạn thơ trên là gì? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của hòa giải và yêu thương.

Câu 2: Trình bày cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.89)

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

(Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ Văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục, 2008, tr.39)

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm/Phương thức biểu cảm

Câu 2. Các từ ngữ/hình ảnh: phù sa sông Mã, con hến, con trai, hạt thóc, củ khoai, rơm, rạ

Câu 3.

– Hình ảnh người mẹ tần tảo, lạc quan yêu đời– Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý. Kí ức đẹp đẽ đó sẽ theo mãi cuộc sống con người.      

Câu 4. Thí sinh có thể đưa ra những bài học khác nhau nhưng cần lí giải vấn đề phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật (Một số bài học: Trân trọng những người thân yêu xung quanh mình; Gần gũi, gắn bó với quê hương, coi đó là nguồn cội quan trọng đối với bản thân mình…)

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Giới thiệu vấn đề.

Giải thích vấn đề.

Bàn luận vấn đề

Mở rộng vấn đề, liên hệ bản thân

- Bên cạnh những người luôn sống bằng tình yêu thương, luôn nhường nhịn, hòa giải thì vẫn có những người sống trong hận thù, ích kỉ.

- Thù hận sẽ chỉ làm ta thêm mệt mỏi phiền não, gây ức chế ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc.

- Liên hệ bản thân: sống bằng sự hòa giải và tình yêu thương đã mang lại cho em những điều tốt đẹp gì?

Tổng kết vấn đề: Hòa giải và tình yêu thương là hai lẽ sống đẹp đẽ trong cuộc sống hiện đại. Khi sống trong sự bao dung, chia sẻ, vị tha của chúng ta sẽ thấy yêu đời và hạnh phúc hơn, từ những việc làm nhỏ đó của mỗi người mà thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 2.

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Quang Dũng, tác phẩm Tây Tiến và đoạn trích.

- Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử, tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ và đoạn trích.

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

2.1 Khổ thơ trích trong bài "Tây Tiến" – Quang Dũng

2.2 Khổ thơ trong bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" - Hàn Mặc Tử

2.3 Điểm tương đồng và khác biệt trong hai khổ thơ trên

3. Tổng kết

Khái quát lại vấn đề

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Trung Mỹ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF