OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Chi Lăng

22/03/2022 1.17 MB 855 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220322/812464859943_20220322_110553.pdf?r=9991
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THPT Chi Lăng, đề thi với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân để có kế hoạch học tập phù hợp.

 

 
 

TRƯỜNG THPT

CHI LĂNG

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 120 phút

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

 Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu

…Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Mất tiền có thể kiếm lại được tiền, mất xe có thể sắm lại được xe nhưng mất thời gian thì chịu, đố ai có thể tìm lại được. Thời gian là một dòng chảy thẳng; không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lui. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến với tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này, nền kinh tế trí thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấn thép; con tầu tốc hành của các nước phát triển trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế hiện nay. Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước…

(Phong cách sống của người đời – nhà báo Trường Giang)

Câu 1. Xác định đề tài của văn bản trên? (0.5 điểm)

Câu 2. Tác giả đã triển khai lập luận (trình bày văn bản) theo cách nào? (0.5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra dẫn chứng mà tác giả dùng để minh họa cho lí lẽ: nền kinh tếtrí thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. (1 điểm)

Câu 4. Tại sao tác giả viết: Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước? (trình bày 3 – 4 câu). (1 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Từ thông điệp của văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của Steve Jobs:

Tương lai được mua bằng hiện tại.

Câu 2: (5 điểm)

Bàn về thơ Tố Hữu, Xuân Diệu từng khẳng định: “Tố Hữu đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình.” (SGK Văn học 12 – NXB Giáo dục 2000 – Tr.151). Anh (chị) hãy phân tích đoạn trích sau để làm sáng tỏ nhận định trên.

…Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng…

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, SGK Ngữ Văn 12, tập I, NXB GD)

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1: 

- Đề tài: Vai trò, tầm quan trọng của thời gian với cuộc sống con người hiện đại.

Câu 2:

- Trình bày theo cách: diễn dịch.

Câu 3:

- Dẫn chứng: Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã sản xuất ra một tấn thép; con tàu tốc hành của các nước phát triển trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilomet.

Câu 4:

- Bởi: Giải trí giúp chúng ta cân bằng lại cuộc sống, cân bằng lại tâm trạng sau những giờ lao động mệt nhọc để ta bắt đầu tiếp công việc. Còn chơi bời lại là sự ăn chơi quá mức, không lo đến tương lai, công việc, để thời gian trôi đi một cách vô nghĩa. Bởi vậy, giải trỉ trong một thời gian nhất định sẽ giúp ta làm việc tốt hơn, còn chơi bời là tiêu tốn thời gian một cách vô ích nên sẽ làm hại tương lai bản thân và đất nước

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Giới thiệu vấn đề:

* Giải thích vấn đề:

- Tương lai là những diễn biến, sự kiện diễn ra ở phía trước, cái mà ta không thể đoán trước, biết trước được

- Hiện tại là bây giờ, thời điểm này, lúc này, không gian và thời gian mà chúng ta đang hít thở, đang sống.

- Vậy tại sao lại nói Tương lai được mua bằng hiện tại?

+ Cuộc sống của mỗi chúng ta không phải ngẫu nhiên mà có, cứ vậy mà diễn ra mà nó là cả một quá trình, là mối quan hệ nguyên nhân, kết quả.

+ Tương lai ngày mai sẽ là kết quả của những cố gắng, nỗ lực của chúng ta trong thời điểm hiện tại.

=> Câu nói hoàn toàn chính xác. Chỉ khi chúng ta cố gắng, nỗ lực ở hiện tại thì kết quả ở tương lai mới tốt đẹp.

* Bàn luận vấn đề:

- Bất cứ một kết quả nào cũng là hệ quả của cả một quá trình mà trong đó sự chuẩn bị là điều quan trọng nhất. Sự chuẩn bị cho tương lai chính là những việc làm của hiện tại. Nếu chúng ta không hành động – không học tập, không lao động thì ở tương lai chúng ta sẽ không có gì cả.

- Để không lãng phí thời gian, chuẩn bị tốt cho tương lai chúng ta cần:

+ Phân bố thời gian hợp lí cho việc học tập và giải trí.

+ Có mục tiêu cụ thể, rõ ràng cho mỗi giai đoạn và phải hoàn thành được các mục tiêu đó.

+ Có ý chí, quyết tâm thực hiện, không ngại khó khăn, gian khổ.

- Chứng minh: học sinh lấy dẫn chứng phù hợp với yêu cầu của đề, có phân tích ngắn gọn.

- Bên cạnh đó còn không ít những bạn trẻ còn ham chơi, hoang phí thời gian, chưa xác định được mục tiêu cuộc đời, chỉ biết lao vào các cuộc chơi và hưởng thụ. Làm như vậy không chỉ ảnh hưởng đến tương lai bản thân mà còn anh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

* Liên hệ bản thân:

- Em đã làm những gì để chuẩn bị cho tương lai của mình?

* Kết thúc vấn đề: Để tương lai không vượt ra khỏi tầm tay, ngay từ hôm nay các bạn trẻ phải biết quý trọng thời gian, lao động, làm việc hăng say, tích lũy tri thức kinh nghiệm. Chỉ có như vậy, tương lai của các bạn mới thực sự tốt đẹp.

Câu 2:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam.Thơ.

- Con đường thơ của Tố Hữu song hành cùng con đường cách mạng nên thơ ông mang đậm cảm hứng sử thi.

- Thơ Tố Hữu hấp dẫn người đọc bởi tiếng thơ trữ tình – chính trị ngọt ngào, đằm thắm. Bàn về thơ Tố Hữu, Xuân Diệu cũng từng khẳng định: “Tố Hữu đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình.”

Việt Bắc (1954) là đỉnh cao thơ Tố Hữu và là một thành tựu xuất sắc của thơ chống Pháp, tiêu biểu cho phong cách thơ độc đáo của ông…

2. Phân tích:

* Giải thích ý kiến:

- Thơ chính trị: là thơ viết về đề tài có tính chất lịch sử, về những sự kiện có ý nghĩa lớn lao với đất nước, dân tộc. Thơ Tố Hữu là thơ chính trị bởi hồn thơ của ông luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.

- Trữ tình: trữ tình là kiểu văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. Thơ là thể loại văn học phù hợp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc, tuy nhiên cũng có thơ tự sự, truyện thơ.

=> “Tố Hữu đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình.” nghĩa là những vấn đề lịch sử được Tố Hữu diễn tả một cách đầy cảm xúc trong thơ của ông.

* Biểu hiện cụ thể trong đoạn thơ trên:

- Chất chính trị:

+ Đoạn thơ trích trong bài thơ Việt BắcViệt Bắc được sáng tác trong hoàn cảnh sau: chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, miền Bắc được giải phóng, tháng 10/1954 các cơ quan trung ương Đảng và Chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội. Sự kiện lịch sử lớn lao này đã được Tố Hữu ghi lại trong bài thơ Việt Bắc nổi tiếng. Cuộc chia tay lịch sử giữa những người cán bộ cách mạng với Việt Bắc được hình tượng hóa bằng một cuộc chia tay đầy lưu luyến, nghĩa tình giữa kẻ ở người đi.

+ Đoạn thơ đã tái hiện khung cảnh Việt Bắc trong chiến đấu, trong chiến thắng với không gian núi rừng rộng lớn; những hình ảnh hào hùng, mạnh mẽ, sôi động, rung chuyển cả núi rừng trước chiến dịch Điên Biên Phủ lịch sử, cả nước cùng ra trận, quyết tâm cao. Không khí chiến thắng lan tỏa khắp nơi nơi. Niềm tự hào chiến thắng bao trùm lên mọi câu chữ.

+ Những con đường Việt Bắc – những con đường ra mặt trận sống động, bừng dậy khí thế hào hùng, mạnh mẽ; những cuộc chuyển quân rầm rập trong đêm như làm rung chuyển cả núi rừng, khuấy động trời đất.

+ Tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện hiện diện đậm nét:

> Những đoàn quân chủ lực hành quân nối tiếp vô tận ra mặt trận với khí thế khẩn trương, đông đảo trùng trùng, điệp điệp. Lí tưởng sống cao đẹp như thăng hoa bay bổng giữa không gian rừng đêm “Ánh sao đầu sung bạn cùng mũ nan”.

> Những đoàn dân công tiếp lương tải đạn suốt ngày đêm, nối tiếp bước chân của những đội  chủ lực vào mặt trận với khí thế hùng hực, ý chí quyết tâm mạnh mẽ, không gì lay chuyển “Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

+ Chiến thắng huy hoàng xua tan màn đêm tăm tôi của kiếp nô lệ, báo hiệu một tương lai tươi sáng cho cả dân tộc.

- Chất trữ tình:Tố Hữu thể hiện đề tài chính trị đó một cách trữ tình. Đặc điểm “rất đỗi trữ tình” này được tạo ra nhờ hình thức nghệ thuật:

+ Tác giả sử dụng thể thơ lục bát – thể thơ dân tộc mang âm điệu nhẹ nhàng, trầm lắng.

+ Cách ngắt nhịp 2/2/2 tạo nên âm điệu hào hùng.

+ Hệ thống từ vui về, vui từ, vui lên… mặc nhiên đã đặt Việt Bắc vào tâm điểm của mọi niềm vui, từ Việt Bắc niềm vui toả đi, và từ khắp nơi tin vui bay lại Việt Bắc… Chiến thắng ấy trải dài khắp mọi miền Tổ quốc tạo nên ngày hội chiến thắng của toàn thể dân tộc ta.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Hồi tháng 4 năm ngoái, cuộc đối thoại toàn cầu “Tương lai công việc là tương lai mà chúng ta muốn” do tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ), quy tụ các nhà kinh tế hàng đầu thế giới, các lãnh đạo các quốc gia và các trường đại học để bàn về tương lai của thị trường lao động trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Theo bản báo cáo tóm tắt các kiến nghị diễn ra trong hai ngày của sự kiện, các nhà kinh tế cho rằng kĩ năng là chìa khóa quan trọng để đảm bảo người lao động không bị đứng bên lề thị trường việc làm trước sự thay đổi do cách mạng công nghệ tạo ra. Tiến bộ về công nghệ sẽ làm gián đoạn thị trường lao động và làm thay đổi tất cả các loại hình công việc hiện nay, cách thức mà công việc đó được vận hành. Do đó, kĩ năng người lao động cần có để thích ứng với nhu cầu tuyển dụng cũng sẽ thay đổi theo. Điều này nhấn mạnh vai trò của các trường đào tạo và các nhà hoạch định chính sách.

Các trường đại học, trường đào tạo nghề cần phải theo kịp tốc độ thay đổi công nghệ, qua đó thay đổi lại chương trình đào tạo nhằm cung cấp cho người lao động những kĩ năng mềm cần thiết như giao tiếp, sáng tạo, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, kỹ năng quản trị doanh nghiệp… Đây là những kỹ năng mà máy móc khó lòng thay thế được và giúp người lao động dễ dàng chuyển đổi từ ngành này sang ngành khác.

Ngoài ra, các trường cũng nên đào tạo cho sinh viên và người lao động các kỹ năng và tin học, số hóa, kỹ năng lập trình máy tính và khoa học máy tính cũng như khả năng tương tác với máy tính. Đây có thể là những kỹ năng phổ biến xuyên suốt hầu hết các công việc trong tương lai.

Nhiều ý kiến cho rằng, đào tạo nghề nên được thực hiện theo hướng cung cấp các kỹ năng rộng thay vì những kĩ năng hẹp chỉ phục vụ cho một vị trí công việc nhất định, những vị trí có thể thay đổi hoặc biến mất trong tương lai.

(Thùy Dung, Đào tạo kỹ năng để không bị mất việc bởi công nghiệp 4.0)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? (0.5 điểm)

Câu 2: Theo tác giả, vì sao các trường đại học, trường đào tạo nghề cần thay đổi lại chương trình đào tạo nhằm cung cấp cho người lao động những kĩ năng mềm? (0.5 điểm)

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến “kỹ năng là chìa khóa quan trọng để đảm bảo người lao động không bị đứng bên lề thị trường việc làm trước sự thay đổi do cách mạng công nghệ tạo ra”? (1 điểm)

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm “đào tạo nghề nên được thực hiện theo hướng cung cấp các kỹ năng rộng thay vì những kỹ năng hẹp chỉ phục vụ cho một vị trí công việc nhất định, những vị trí có thể thay đổi hoặc biến mất trong tương lai” không? Vì sao? Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng. (1 điểm)

II.LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Từ nội dung của đoạn trích ở phần I.ĐỌC HIỂU hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về một kĩ năng mà anh/chị cho rằng trường đại học hoặc trường đào tạo nghề nhất thiết phải đào tạo cho sinh viên để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Câu 2. (5 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân. Từ đó, liên hệ với nhân vật thị Nở trong truyện “Chí Phèo” của Nam Cao để nhận xét về tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn này.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

Các trường đại học cần thay đổi chương trình đào tạo nhằm cung cấp cho người học kĩ năng mềm:

- Kỹ năng là chìa khóa quan trọng để đảm bảo người lao động không bị đứng bên lề thị trường việc làm trước sự thay đổi do cách mạng công nghệ tạo ra.

- Tiến bộ về công nghệ sẽ làm gián đoạn thị trường lao động và làm thay đổi tất cả các loại hình công việc hiện nay, cách thức mà công việc đó được vận hành.

- Do đó, kỹ năng người lao động cần có để thích ứng với nhu cầu tuyển dụng cũng sẽ thay đổi theo.

=> Điều này nhấn mạnh vai trò của các trường đào tạo và các nhà hoạch định chính sách.

Câu 3:

“Kỹ năng là chìa khóa quan trọng để đảm bảo người lao động không bị đứng bên lề thị trường việc làm trước sự thay đổi do cách mạng công nghệ tạo ra” có thể hiểu là:

- Vai trò tầm quan trọng của kĩ năng trong thời điểm hiện tại đối với người lao động.

- Kĩ năng thành thạo là yếu tố đầu tiên để mỗi cá nhân có một công việc tốt, phù hợp với bản thân.

- Sự cần thiết của kĩ năng do cuộc cách mạng công nghệ tạo ra.

Câu 4:

- Nếu đồng ý với quan điểm đó có thể giải thích:

+ Mỗi cá nhân cần có những kĩ năng chung, kĩ năng tổng hợp để có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh.

+ Xã hội luôn biến đổi từng ngày, bởi vậy không chỉ đi chuyên sâu vào một kĩ năng nhất định, cần phải có sự đa dạng trong tất cả các kĩ năng để nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh xã hội thay đổi.

+ Có nhiều kĩ năng làm việc khác nhau, khi gặp một số vấn đề khó giải quyết, có thể kết hợp linh hoạt các kĩ năng để giải xử lí vấn đề nhanh hơn.

- Nếu không đồng ý với quan điểm đó có thể giải thích:

+ Cha ông ta vẫn thường nói “chăm hay không bằng tay quen” chỉ cần làm thành thạo, làm tốt trong một nghề còn hơn là làm nhiều nghề những không làm tốt được việc gì.

+ Sự vận dụng thành thục kĩ năng nào đó sẽ giải quyết công việc nhanh chóng hơn.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Giải thích vấn đề

- Kỹ năng đó là gì? Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.

- Khẳng định tầm quan trọng của kĩ năng đối với mỗi chúng ta.

Bàn luận vấn đề

- Vai trò của kĩ năng đối với người lao động

- Làm thế nào để sử dụng thành thục kĩ năng đó

- Dẫn chứng minh họa

- Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

Tổng kết vấn đề

Câu 2:

1. Giới thiệu tác, tác phẩm

- Kim Lân là cây bút xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam và nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng quê và hình tượng người nông dân – mảng hiện thực mà ông gắn bó và hiểu biết sâu sắc. Ông viết chân thực và xúc động về đời sống người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết, thủy chung với quê hương và cách mạng. Sáng lên trong tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa.

Vợ nhặt là một trong những sáng tác xuất sắc của ông. Có nhà nghiên cứu văn học đã xếp Vợ nhặt vào loại gần như “thần bút”.

- Truyện ngắn được xây dựng trên cái nền hiện thực của nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu (1945) và được in trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

2. Phân tích

2.1 Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật “thị”

2.2 Liên hệ với nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao

2.3 Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn này

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu được:

“Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy bắt đầu bằng việc dọn giường. Nếu bạn hoàn thành công việc mỗi sáng, bạn sẽ hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên của một ngày nó sẽ cho bạn một chút tự hào và điều đó khuyến khích bạn thực hiện một nhiệm vụ khác và một nhiệm vụ khác và khác nữa. Vào cuối ngày nhiệm vụ khác ấy sẽ chuyển thành nhiều nhiệm vụ khác được hoàn thành. Việc dọn giường công cố một sự thật rằng những thứ nhỏ bé trên cuộc đời này đều  quan trọng. Nếu bạn không thể làm việc nhỏ đúng đắn bạn sẽ không bao giờ có thể làm những việc lớn đúng đắn. Và nếu bất chợt bạn có một ngày thống khổ bạn sẽ về nhà với góc ngủ đã được dọn dẹp (do chính bạn dọn dẹp). Một góc ngủ gọn gàng sẽ cho bạn sự khuyến khích rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn (… … … …)

Để vượt qua đợt huấn luyện SEAL (hải quân Hoa Kỳ), có các chuỗi bơi đường dài cần phải hoàn thành và một phần trong số đó là bơi đêm (…). Qua một vài tuần huấn luyện khó khăn lớp huấn luyện của chúng tôi bắt đầu là là 150 người đã xuống chỉ còn 42 người, 6 biệt đội chèo thuyền, mỗi đội chỉ có 7 người. Lúc đó tôi ở cùng thuyền với những anh chàng cao to, nhưng biệt đội giỏi nhất đã tạo ra bởi những anh chàng nhỏ nhất. Chúng tôi gọi họ là biệt đội “chú lùn”, không có ai cao quá 165cm. Biệt đội “chú lùn” có một người Mỹ gốc Ba Lan, một người Mỹ gốc Hy Lạp, một người Mỹ gốc Italya, và hai cậu cứng cựa nữ đến từ Trung Tây. Họ đã vượt lên trong chèo thuyền, chạy nhanh hơn và bơi giỏi hơn so với những biệt đội khác. Những người to con ở biệt đội khác luôn trêu đùa sự hiền lành từ những đôi tay bé nhỏ ấy. Những “chú lùn” dùng đôi tay nhỏ bé của mình trước mỗi phần bơi nhưng bằng cách nào đó những anh chàng nhỏ bé này, từ mọi ngóc ngách của mọi quốc gia trên thế giới đã luôn dành chiến thắng trong những tình huống, luôn bơi nhanh hơn mọi người và chạm tới bờ trước những người còn lại trong số chúng tôi. Khóa huấn luyện SEAL là một sự cân bằng đáng kinh ngạcưng. Chẳng có gì quan trọng hơn ý chí thành công của bạn, không phải màu da, nền tảng đạo đức, không phải học vấn cũng chẳng phải địa vị xã hội. Nếu bạn muốn thay đổi thế giới hãy đo lường một người bởi kích thước trái tim của họ không phải bằng kích cỡ bàn tay họ…”

(Trích, Nếu bạn muốn thay đổi thế giới – William H.MeRaVen – Đô đốc hải quân Hoa Kỳ, bài phát biểu trong lễ tốt nghiệp của sinh viên Đại học Texas, Austin, ngày 17/5/2014)

Câu 1. Thao tác lập luận chính của đoạn văn bản? (0.5 điểm)

Câu 2. Biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong câu “Nếu bạn muốn thay đổi thế giới hãy đo lường một người bởi kích thước trái tim của họ không phải bằng kích cỡ bàn tay họ…” là gì? Nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ đó? (0.5 điểm)

Câu 3. Trong đoạn văn bản, thông điệp mà tác giả muốn truyền tải đến mọi người là gì? (1 điểm)

Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nói “sự thật rằng những thứ nhỏ bé trên cuộc đời này đều quan trọng”. (1 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Hãy viết 1 đoạn văn không quá 200 chữ bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề: “bạn muốn có thành công lớn hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”.

Câu 2: (5 điểm)

Cảm nhận hai đoạn thơ sau:

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

-  Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

(Trích Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ Văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, năm 2012)

“Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

 

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

(Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, năm 2016)

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1:

- Thao tác lập luận phân tích.

Câu 2:

- Biện pháp: ẩn dụ (trái tim, bàn tay)

- Tác dụng: Với hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho hai yếu tố trái ngược nhau: trái tim (tinh thần, ý chí, nghị lực) và bàn tay (thể chất, sức khỏe) tác giả muốn khẳng định rằng điều quyết định đến sự thành công của mỗi con người không nằm ở vẻ thể chất bề ngoài mà quan trọng nhất là niềm tin, ý chí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Câu 3:

Qua đoạn văn bản trên tác giả muốn truyền tải đến người đọc hai thông điệp:

- Sự thành công của mỗi người luôn bắt đầu từ những công việc nhỏ bé.

- Thành công không đến từ màu da, dân tộc, văn hóa mà đến từ chính ý chí, nghị lực của mỗi cá nhân.

Câu 4:

- Với câu nói này các em có thể tùy ý bày tỏ suy nghĩ của bản thân miễn sao có cách lý giải, phản biện phù hợp.

- Nếu đồng ý với ý kiến đó em có thể lý giải như sau: Cuộc sống luôn phải có điểm bắt đầu, đó chính là lý do bạn nên làm những việc nhỏ ngày hôm nay bằng một thái độ nghiêm túc và tận lực.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Giới thiệu vấn đề nghị luận:

“Bạn muốn có thành công lớn hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”.

Giải thích

- Thành công: là thành quả ngọt ngào mà một người gặt hái được sau những ngày tháng nỗ lực, cống hiến hết mình cho một công việc, mục đích nào đó. Nói một cách khác thành công chính là việc ta thực hiện được mục đích ban đầu mà ta đã đặt trong trong công việc, học tập, hay một lĩnh vực cụ thể nào đó.

=> Muốn có được thành công thì phải có bắt đầu; làm tốt việc nhỏ mới có được thành công lớn.

Bàn luận vấn đề

Tổng kết vấn đề.

Câu 2:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Xuân Quỳnh là gương mặt tiêu biểu của thế hệ trẻ thơ ca thời kì chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của  một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.

- Bài thơ Sóng (1967), được ra đời trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền, là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.

- Xuân Diệu là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam, là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo với giọng điệu  sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.

Vội vàng là thi phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu. Tác phẩm được in trong tập Thơ thơ (1938).

=> Cả hai khổ thơ đều thể hiện khát vọng mãnh liệt của nhân vật trữ tình.

2. Phân tích

2.1 Khổ thơ trích trong bài thơ Vội vàng – Xuân Diệu:

- Đoạn thơ thể hiện “cái tôi” ham sống, muốn tận hưởng cuộc đời  mãnh liệt. Như một tuyên ngôn về sự lựa chọn của mình, nhà thơ muốn sống gấp gáp để tận hưởng hết vẻ đẹp của cuộc đời trần thế.

- Chữ “tôi” trong đoạn thơ mở đầu đã chuyển thành chữ “ta” ở đoạn cuối ⟶ cảm xúc của “cái tôi” bỗng hòa nhập vào “cái ta” rộng mở.

- Nhịp thơ sau một hồi ngưng đọng bỗng trở nên hối hả, gấp gáp ->chuyển tải dòng cảm xúc say sưa, ào ạt.

- Tác giả dùng một loạt các động từ mạnh “ôm”, “riết”, “hôn”, “thâu”, “say’, ⟶ diễn tả ước muốn tận hưởng bằng tất cả các giác quan.

- Các bổ ngữ  “mây đưa”, “gió lượn”, “cánh bướm”, “non nước”, “cây”, “cỏ rạng”, “ánh sáng”

=> Bày ra bàn tiệc thịnh soạn của cuộc đời, có đầy đủ thanh sắc, đẹp vô cùng, tràn trề vô cùng.

- Liên từ “và”, “cho” được lặp lại ⟶ nhấn mạnh sự ăm ắp, thịnh soạn của bàn tiệc mùa xuân, bàn tiệc cuộc đời.

- Một loạt tính từ: “chếnh choáng”, “đã đầy”, “no nê” ⟶ diễn tả sự thỏa mãn tận cùng.

- Đoạn thơ khép lại bằng mong muốn:

+ Lời gọi: “hỡi xuân hồng” ⟶ mùa xuân không còn vô hình, trừu tượng mà trở thành con người hữu hình.

+ Biện pháp chuyển đổi cảm giác: “xuân” ⟶ “xuân hồng” ⟶ “muốn cắn” ⟶ mong muốn được hưởng thụ một cách trọn vẹn nhất.

=> Đoạn thơ cho thấy tình yêu tha thiết, cháy bỏng với cuộc đời của Xuân Diệu

2.2 Khổ thơ trích trong bài Sóng – Xuân Quỳnh: Đây là hai khổ thơ cuối trong bài thơ “Sóng” thể hiện khát vọng dâng hiến và bất tử hóa tình yêu.

2.3 Đánh giá, nhận xét:

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 Trường THPT Chi Lăng Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF