OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Hưng Thủy có đáp án

13/05/2021 1.32 MB 396 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210513/858330476634_20210513_103527.pdf?r=9793
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em có thêm tài liệu ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Hưng Thủy có đáp án. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

 

 
 

TRƯỜNG THCS

HƯNG THỦY

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 8

Thời gian: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (1.0điểm):

 Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?

Câu 2 ( 2,5 điểm)

  • Nêu cấu tạo và chức năng sinh lí các thành phần của máu?
  • Giải thích vì sao tim đập lien tục suốt đời mà không mệt mỏi?

Câu 3 ( 2điểm):

  a- Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày?

  b- Vì sao prôtêinthức ăn trong bị dịch vị phân hủy nhưng p rôt ê in của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy?

Câu 4 : ( 2.0 điểm)

  a- Bản chất của sự hô hấp ngoài và hô hấp trong là gì?

  b-Giải thích cơ sở sinh lý của tiếng khóc chào đời?

Câu 5: ( 2,5 điểm)

  a- Cơ chế điều hoà lượng đường trong máu của các hoóc môn tuyến tuỵ xảy ra như thế nào?

  b- Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Chức năng của tế bào là thực hiện trao đổi chất và năng lượng cung cấp mọi hoạt động sống cho tế bàocủa cơ thể. Ngoài ra sự phân chia tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinnh sản của cơ thể. Như vậy mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1

a. Gan đóng vai trò gì đối với tiêu hóa, hấp thụ thức ăn? Tại sao người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật?

b. Khi nuốt ta có thở không? Vì sao? Giải thích tại sao vừa ăn vừa cười nói lại bị sặc?

Câu 2

Cấu tạo của đường dẫn khí phù hợp với chức năng làm ấm, ẩm và lọc sạch không khí trước khi vào phổi như thế nào? Vì sao không nên thở bằng miệng?

Câu 3

Nêu điểm khác nhau giữa nước tiểu ở nang cầu thận với nước tiểu ở bể thận? Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận và sỏi bóng đái? Cách phòng tránh các bệnh đó.

Câu 4

a. Trình bày cấu tạo và chức năng của đơn vị cấu tạo lên hệ thần kinh. Nếu phần cuối sợi trục của nơ ron bị đứt có mọc lại được không? Giải thích?

b. Phân biệt sự thụ tinh với sự thụ thai? Vì sao trong thời kì mang thai không có trứng chín, rụng và nếu trứng không được thụ tinh thì sau khoảng 14-16 ngày lại hành kinh?

Câu 5

Người ta vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa 3 đại lượng là: huyết áp, vận tốc máu, và đ­ường kính chung hệ mạch (hình bên).  Em hãy cho biết đồ thị A, B, C biểu diễn đại lượng nào nói trên? Vì sao?

 

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

* Vai trò của gan:

- Tiết dịch mật để giúp tiêu hóa thức ăn.

- Dự trữ các chất (glicogen, các vitamin: A,D,E,B12).

- Khử độc các chất trước khi chúng được phân phối cho cơ thể.

- Điều hoà nồng độ protein trong máu như fibrinogen, albumin...

* Người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật vì khi gan bị bệnh, dịch mật ít. Nếu ăn mỡ thì khó tiêu và làm bệnh gan nặng thêm.

b.

* Khi nuốt thì ta không thở.

- Vì lúc đó khẩu cái mềm (lưỡi gà) cong lên đậy hốc mũi, nắp thanh quản (tiểu thiệt) hạ xuống đạy kín khí quản nên không khí không ra vào được.

* Vừa ăn vừa cười đùa bị sặc.

Vì: Dựa vào cơ chế của phản xạ nuốt thức ăn. Khi nuốt vừa cười vừa nói, thì nắp thanh không đạy kín khí quản=> thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí làm ta bị sặc.

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1

a. Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp trong hệ mạch càng nhỏ?

b. Ở một người có huyết áp là  120 / 80, em hiểu điều đó như thế nào?

Câu 2

 Nêu cơ chế và giải thích sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào?

Câu 3

Phản xạ là gì? Nêu khái niệm, ví dụ về phản xạ không điều kiện và phản  xạ có điều kiện?

Câu 4

 Hãy giải thích các câu sau:

 “ Trới nóng chống khát, trới mát chống đói”,

  “Rét run cầm cập”

Câu 5

Tại sao trong cùng một loài những động vật có kích thước càng nhỏ thì tim đập càng nhanh?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a. Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch, tính tương đương mmHg / cm2

-  Càng xa tim huyết áp trong hệ mạch lại càng nhỏ vì năng lượng do tâm thất co đẩy máu lên thành mạch càng giảm.

b/Huyết áp là 120 / 80 là cách nói tắt được hiểu là:

- Huyết áp tối đa là 120 mmHg/cm2 ( lúc tâm thất co )

- Huyết  áp tối thiểu là 80 mmHg/cm2 ( lúc tâm thất giãn )

  (Đó là người có huyết áp bình thường)

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1

Giải thích một số bệnh sau:

         a. Bệnh tiểu đường ?

         b. Bệnh hạ đường huyết ?

         c. Bệnh Bazơđô ?

         d. Bệnh bướu cổ ?

Câu 2

Em hãy nêu đặc điểm của bạch cầu, tiểu cầu thích nghi với chức năng của nó đảm nhận

Câu 3.

So sánh trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn: Trong hai trường hợp trên thì trường hợp nào phổ biến hơn? Vì sao?

Câu 4.

So sánh NST thường và NST giới tính về cấu tạo và chức năng?

Câu 5.

Nêu ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a. Bệnh tiểu đường

- Đường huyết ổn định trong cơ thể là 0,12% . khi đường huyết tăng tế bào  → không tiết ra được insulin làm cho Glucozơ không chuyển hóa thành glicogen khi đó đường trong máu nhiều sẽ bị thải ra ngoài qua đường nước tiểu -> bệnh tiểu đường.

b. Bệnh hạ đương huyết

- Khi đường huyết giảm tế bào → không tiết ra được Glucagon khi đó glicogen không chuyển hóa thành glicozơ khi đó ta sẽ bị chứng hạ đường huyết

c. Bệnh Bazơđô

- Bệnh Bazodo do tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmon làm tăng cường trao đổi chất, tăng tiêu dùng ôxi, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh.

d. Bệnh bướu cổ

- Khi thiếu iôt trong khẩu phần ăn hằng ngày, tirôxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến là nguyên nhân của bệnh bướu cổ. Trẻ em bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển. Người lớn, hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1

    Cơ thể đã có cơ chế như thế nào để tự bảo vệ mình khi bị các vết thương gây đứt vỡ mạch máu và làm chảy máu? Hãy trình bày các bước xử lí thích hợp khi gặp một người bị vết thương chảy máu động mạch ở cổ tay?

Câu 2

  1. Hãy cho biết ở dạ dày, biến đổi hóa học hay biến đổi lí học mạnh hơn? Hãy phân tích để chứng minh điều đó?
  2. Một người bị triệu chứng thiếu axít trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non ảnh hưởng như thế nào?

Câu 3

  1. So sánh phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện?

b) Có phải mọi phản xạ không điều kiện đều có ngay sau khi sinh ra và đều tồn tại suốt đời không? Cho ví dụ minh họa.

Câu 4

 Giải thích vì sao nói tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng ?

Câu 5

a) Nêu rõ những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người so với các động vật  (ở lớp thú) theo hướng đứng thẳng và lao động?

b) Giải thích vì sao xương động vật được hầm thì bở?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

- Khi bị các vết thương gây đứt vỡ mạch máu và làm chảy máu cơ thể đã có cơ chế đông máu để tự bảo vệ mình.

       - Cơ chế xảy ra như sau: Trong huyết tương có một chất prôtêin hòa tan và ion Ca2+ . Trong các tiểu cầu có một loại enzim, khi tiểu cầu bị vỡ ra enzim đó được giải phóng, dưới tác dụng của ion Ca2+, làm cho chất prôtêin hòa tan biến thành các tơ máu giữ các hồng cầu, bạch cầu lại thành cục máu đông làm cho máu không chảy nữa

b.

Gồm các bước:

   - Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí các động mạch cánh tay, khi thấy dấu hiệu mạch đập rồi thì bóp mạnh để làm ngừng chảy máu ở vết thương vài ba phút.

   - Buộc garô: dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương (về phía tim) với lực ép đủ cầm máu. Cứ sau 15 phút lại nới dây ra và buộc lại vì các mô ở dưới vết buộc có thể chết do thiếu ôxi và các chất dinh dưỡng.

   - Sát trùng vết thương, đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng lại.

   - Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Hưng Thủy có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE
OFF