OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HSG môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Liễn Sơn có đáp án

25/03/2021 2.24 MB 309 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210325/9574651806_20210325_093307.pdf?r=4444
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bộ 5 đề thi HSG môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Liễn Sơn có đáp án do ban biên tập HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng Sinh học đã học trong chương trình Sinh học 12 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

SỞ GD – ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN

ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020 - 2021

MÔN SINH HỌC

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

1. ĐỀ 1

Câu 1: So sánh cấu trúc và chức năng của ty thể và lạp thể?

Câu 2:

     2.1. Dạ dày của trâu bò được chia thành những ngăn nào?

     2.2. Quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày của trâu bò diễn ra như thế nào?

     2.3. Trong thức ăn của trâu bò (cỏ, rơm rạ...) hàm lượng prôtêin không đáng kể, để có đủ nguồn prôtêin cho các hoạt động sống thì trâu bò lấy prôtêin từ đâu?

Câu 3:

     - Cho nấm men rượu vào ba bình nuôi cấy:

     - Bình 1 và 2 có chứa dung dịch glucôzơ; bình 3 chứa dung dịch tinh bột;

     - Dùng nút cao su đậy kín hai bình 1 và 3; bình 2 cho sục khí liên tục.

     3.1. Sau 72 giờ, rượu êtylic sẽ được sinh ra trong bình nào? Giải thích.

     3.2. Nếu dựa vào nhu cầu về ôxi thì các vi sinh vật được chia thành những nhóm nào? Nấm men rượu được xếp vào nhóm nào trong các nhóm kể trên?

     3.3. So sánh hiệu quả năng lượng mà nấm men rượu thu được trong bình 1 và 2. Giải thích.

Câu 4:

     4.1. Xét hai cặp gen nằm trên NST thường, cho lai 2 cá thể bố mẹ có kiểu di truyền chưa biết, F1 thu được kiểu hình với tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1. Với mỗi quy luật di truyền cho một ví dụ minh họa tỉ lệ trên.

     4.2. Làm thế nào để xác định được một tính trạng nào đó là do gen ngoài nhân quy định?

Câu 5:

     Đột biến điểm là gì? Trong các dạng đột biến điểm dạng nào phổ biến nhất? Vì sao?

Câu 6:

     Ở một loài động vật, con đực có cặp NST giới tính XY, con cái có cặp NST giới tính XX, tỉ lệ giới tính là 1 đực : 1 cái. Cho cá thể đực mắt trắng giao phối với cá thể cái mắt đỏ được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối tự do, F2 thu được tỉ lệ kiểu hình như sau:

     + Ở giới đực: 5 cá thể mắt trắng : 3 cá thể mắt đỏ.

     + Ở giới cái: 3 cá thể mắt đỏ : 1 cá thể mắt trắng.

     Nếu cho con đực F1 lai phân tích thì theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình thu được sẽ như thế nào? Cho biết không có hiện tượng gen gây chết và đột biến.

Câu 7:

      Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd thực hiện quá trình giảm phân, có 10% số tế bào bị rối loạn phân li ở cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử ABbd là bao nhiêu?

Câu 8:

     Ở một loài thực vật, gen quy định màu sắc quả gồm 2 alen, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Lai cây thuần chủng lưỡng bội quả đỏ với cây lưỡng bội quả vàng được . Xử lý  bằng cônsixin, sau đó cho  giao phấn ngẫu nhiên với nhau được . Giả thiết thể tứ bội chỉ tạo ra giao tử lưỡng bội, khả năng sống và thụ tinh của các loại giao tử là ngang nhau, hợp tử phát triển bình thường và hiệu quả việc xử lí hoá chất gây đột biến lên  đạt 55%. Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở .

Câu 9:

     9.1. Ở một loài thực vật trên cạn, xét các cấu trúc sau: tế bào vỏ rễ, tế bào thuộc mạch gỗ của rễ, tế bào lông hút, tế bào nhu mô lá gần khí khổng, nội bì, tế bào thuộc mạch gỗ của thân.

     - Trong các cấu trúc trên, thế nước ở cấu trúc nào thấp nhất? Giải thích?

     - Hãy sắp xếp các cấu trúc trên theo thế nước tăng dần.

     9.2. Giải thích vì sao khi cắt ngắn cành hoa trước khi cho vào bình cắm, người ta thường để vị trí cắt ngập trong nước?

     9.3. Khi cây thiếu nguyên tố nitơ (N) hoặc lưu huỳnh (S) đều có biểu hiện vàng lá. Biểu hiện vàng lá đối với sự thiếu hai nguyên tố này khác nhau thế nào? Giải thích?

Câu 10:

     10.1. Tại sao những người hạ canxi huyết lại bị mất cảm giác?

     10.2. Khí mêtylphôtphonofluoridic axit gây ức chế hoạt động của enzim axêtincôlin-esteraza ở màng sau xináp thần kinh cơ. Nếu hít phải khí này có nguy hiểm cho tính mạng không? Tại sao?

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Nội dung trả lời

1

 

* Giống nhau:

- Cấu tạo gồm 2 lớp mang bao bọc;

- Bên trong đều có chứa ADN vòng;

- Bên trong có chứa ribôxôm giống ribôxôm của vi khuẩn

* Khác nhau:

Ty thể

Lục lạp

- Màng trong gấp khúc ăn sâu vào trong chất nền.

- Có chứa nhiều enzim hô hấp;

 

 

- Thực hiện hô hấp nội bào, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bảo.

- Cả hai màng đều không gấp khúc;

 

- Trong lục lạp có chứa sắc tố, có enzim tham gia vào quá trình quang hợp;

- Thực hiện chức năng quang hợp, tạo ra các chất hữu cơ.

 

2

2.1

Dạ dày của trâu bò được chia thành 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tô ong, dạ lá sách và dạ múi khế.

 

2.2

Quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày của trâu bò:

- Thức ăn (cỏ, rơm rạ..) được nhai qua loa ở miệng rồi đưa xuống dạ cỏ. Tại đây thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật (VSV) cộng sinh trong dạ cỏ tiết enzim phân giải xenlulôzơ và các chất hữu cơ khác;

- Sau khi được vsv lên men, thức ăn chuyển dần sang dạ tổ ong và được ợ lên miệng để nhai lại;

- Thức ăn được nhai kỹ cùng với vsv được chuyển xuống dạ lá sách để hấp thụ bót nước rồi chuyển vào dạ múi khế;

- Dạ múi khế tiết enzim pepsin và HCl để phân giải prôtêin trong thức ăn và trong xác vsv

 

2.3

Trong thức ăn của trâu bò hàm lượng prôtêin không đáng kể, để có đủ nguồn prôtêin cho các hoạt động sống thì trâu bò lấy prôtêin từ xác (sinh khối) vsv cộng sinh trong dạ cỏ.

3

3.1

- Rượu êtylic được sinh ra trong bình 1.

- Giải thích:

+ Nấm men không thể sử dụng trực tiếp tinh bột làm nguyên liệu trong quá trình chuyển hóa nên chúng không thể phát triển trong bình 3 => không thể tạo ra rượu etylic.

+ Trong điều kiện hiếu khí (có O2) ở bình 2, nấm men thực hiện hô hấp hiếu khí => CO2 và H2O (không tạo ra etylic).

+ Trong điều kiện kỵ khí (không có O2) của bình 1, nấm men rượu sử dụng glucôzơ để thực hiện quá trình lên men rượu sinh ra rượu etylic.

3.2

- Nếu dựa vào nhu cầu về ôxi thì các vi sinh vật được chia thành các nhóm: vsv kỵ khí bắt buộc; vsv kỵ khí không bắt buộc; vsv vi hiếu khí; vsv hiếu khí.

- Nấm men rượu được xếp vào nhóm vsv kỵ khí không bắt buộc (kỵ khí tùy tiện).

3.3

- Trong bình nuôi cấy thứ 2 nấm men thu được nhiều năng lượng hơn.

- Bởi vì:

+ Bình 2 có đủ ôxi nên nấm men sẽ thực hiện hô hấp hiếu khí, trong quá trình này năng lượng được tạo ra chủ yếu ở giai đoạn chuyền êlectron, sinh ra nhiều ATP.

+ Bình 1 đậy kín nên nấm men sẽ chuyển hóa kỵ khí (lên men), trong quá trình này glucôzơ bị oxi hóa không hoàn toàn, không có giai đoạn chuyền êlectron, năng lượng còn nằm trong các liên kết của chất hữu cơ.

{-- Nội dung đáp án câu 4 đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

 

5

 

- KN: là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nucleotit.

- Đột biến thay thế một cặp nucleotit phổ biến nhất vì:

+ Dễ xảy ra hơn cả ngay cả khi không có tác nhân đột biến (do các nucleotit trong tế bào tồn tại ở các dạng phổ biến và hiếm).

+ Trong phần lớn trường hợp, đột biến thay thế nucleotit là các đột biến trung tính do chỉ ảnh hưởng đến một codon duy nhất trên gen.

6

 

- Vì trong phép lai, số kiểu tổ hợp giao tử ở giới đực và giới cái bằng nhau → giới cái sẽ có tỉ lệ là: 6 cá thể mắt đỏ : 2 cá thể mắt trắng.

→ F2 có 9 mắt đỏ : 7 mắt trắng → kết quả tương tác bổ sung → F1 dị hợp tử 2 cặp gen.

Quy ước: A-B- mắt đỏ; A-bb, aaB-, aabb mắt trắng

- Ở F2 tính trạng màu mắt phân bố không đồng đều ở hai giới → một trong hai cặp gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X, không có alen trên NST Y.

P  ♂aaXbY  x AAXBXB

F1: ♂AaXBY  x aaXbXb

Fa: 1AaXBXb  1 cái mắt đỏ                          

     1aaXBXb   1 cái mắt trắng

     1AaXbY, 1aaXbY:  2 đực mắt trắng

7

 

- Cặp Aa giảm phân bình thường → 1/2A, 1/2a

- Cặp Dd giảm phân bình thường → 1/2D, 1/2d

- 10%  cặp Bb rối loạn phân li giảm phân I → \(0,1.\frac{1}{2}Bb,0,1.\frac{1}{2}O\)

→ Tỉ lệ giao tử ABbd là: \(\frac{1}{2}A \times \left( {0,1.\frac{1}{2}} \right)Bb \times \frac{1}{2}d = 0,0125\)

8

 

Tính tỉ lệ kiểu hình ở F2:

- Kiểu gen : Aa.

- Áp dụng consixin lên

      + Có hiệu quả → 0,55 AAaa

      + Không hiệu quả → 0,45 Aa                                            

- Khi cho  giao phấn tự do có 3 phép lai:

+ Phép lai 1: (0,55)2.(AAaa x AAaa) → Kiểu hình F2:  0,2941 đỏ : 0,0084 vàng

+ Phép lai 2: (0,45)2.(Aa x Aa) → Kiểu hình F2:  0,1519 đỏ : 0,0506  vàng 

+ Phép lai 3: 2. 0,55.0,45 .( AAaa x Aa) → Kiểu hình F2: 0,4538 đỏ: 0,0410 vàng

  → Phân li kiểu hình ở F2: 0,9 đỏ : 0,1 vàng (9 đỏ : 1 vàng)

{-- Nội dung đáp án câu 9 đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

10

10.1

- Iôn Ca2+ có tác dụng giải phóng chất môi giới thần kinh từ cúc xi náp vào khe xináp, từ đó tác động vào màng sau, kích thích màng sau xi náp.

- Nếu thiếu Ca2+ làm cho quá trình giải phóng chất môi giới thần kinh giảm dẫn đến xung thần kinh không truyền qua các xi nap do đó không có cảm giác.

10.2

- Do enzim axetincolin-esteraza bị ức chế nên axetincolin không bị phân huỷ ở màng sau xináp

- Axêtincôlin liên tục kích thích lên cơ thể, gây co cơ liên tục, cuối cùng gây liệt cơ, có thể gây ra tử vong.

2. ĐỀ 2

Câu 1:

a. Một nhà sinh học đã nghiền nát một mẫu mô thực vật sau đó đem li tâm để thu được một số bào quan sau: ty thể, lizôxôm, lục lạp, không bào và bộ máy Gôngi. Hãy cho biết bào quan nào có cấu trúc màng đơn, màng kép. Từ đó nêu những điểm khác nhau về cấu trúc và chức năng giữa các bào quan có cấu trúc màng kép.

b. Vi khuẩn có thể sinh sản bằng hình thức nào? Dựa vào đặc điểm nào của vi sinh vật để sử dụng chúng làm thức ăn cho người và gia súc.

Câu 2:

a. Trình bày những lợi thế của thực vật C4 so với thực vật C3? Sự thích nghi với môi trường sống của con đường cố định CO2 trong quang hợp ở thực vật C4 được thể hiện như thế nào?      

b. Hãy nêu đặc điểm của ứng động không sinh trưởng ở thực vật.

c. Vì sao tiêu hóa ở ống tiêu hóa có ưu thế hơn tiêu hóa trong túi tiêu hóa?

Câu 3:

a. Những phân tích di truyền cho biết rằng ở cà chua gen A xác định tính trạng màu quả đỏ là trội hoàn toàn so với alen a xác định màu quả vàng. Người ta tiến hành lai cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa với thứ cà chua tứ bội Aaaa. Màu sắc quả 2 thứ cà chua nói trên như thế nào? Có thể tạo ra hai thứ cà chua đó bằng cách nào? Nêu cơ chế phát sinh của hai thứ cà chua nói trên.

b. Người ta đã sử dụng tác nhân hóa học gây đột biến gen A thành gen a. Khi cặp gen Aa nhân đôi liên tiếp 4 lần thì số nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen a ít hơn gen A là 30 nuclêôtit. Dạng đột biến xảy ra với gen A là gì? Hậu quả của dạng đột biến này có thể gây nên đối với phân tử Prôtêin do gen a tổng hợp như thế nào? (đột biến không liên quan đến mã mở đầu và mã kết thúc)

Câu 4.

a. Khi lai hai thứ đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như sau:

Lai thuận:           P ♀ Xanh lục              x          ♂ Lục nhạt     →   F1 : 100%  Xanh lục

Lai nghịch:         P ♀ Lục nhạt               x          ♂ Xanh lục    →   F1 : 100%  Lục nhạt

            Đó là hiện tượng di truyền gì? Giải thích? Nêu đặc điểm của hiện tượng di truyền đó.

b. Theo quan điểm về Operon của Jacop và Mono. Hãy nêu các thành phần cấu tạo của 1 Operon Lac. Gen điều hòa có nằm trong thành phần cấu trúc của Operon không? Trình bày cơ chế điều hòa hoạt động của Operon Lac ở vi khuẩn Ecoli.

Câu 5:

a. Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có những điểm gì khác biệt so với sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ?

b. Nguyên tắc bổ sung (NTBS) được thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử? Hãy giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp gián đoạn?

c. Giả sử có một dạng sống mà axit nucleic của nó chỉ có một mạch đơn và gồm 3 loại nucleotit (A, U, X). Hãy cho biết dạng sống đó là gì? Số bộ ba trên axit nucleic có thể có là bao nhiêu? Số bộ ba không chứa X, số bộ ba chứa ít nhất 1 X?

Câu 6:

Khi giao phấn các cây F1 có cùng kiểu gen thấy xuất hiện hai trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Ở F2 phân ly theo tỉ lệ 3 hoa màu trắng, cánh hoa dài : 1 hoa màu tím, cánh hoa ngắn.

- Trường hợp 2: Ở F2 có 65 % số cây cho hoa màu trắng, cánh hoa dài.

                                    15 % số cây cho hoa màu tím, cánh hoa ngắn.

                                    10 % số cây cho hoa màu trắng, cánh hoa ngắn.

                                    10 % số cây cho hoa màu tím, cánh hoa dài.

a/ Biện luận và viết sơ đồ lai các trường hợp trên.

b/ Cho các cây F1 ở trên lai phân tích thì kết quả như thế nào?

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

Câu 1

a. Một nhà sinh học đã nghiền nát một mẫu mô thực vật sau đó đem li tâm để thu được một số bào quan sau: ty thể, lizôxôm, lục lạp, không bào và bộ máy Gôngi. Hãy cho biết bào quan nào có cấu trúc màng đơn, màng kép. Từ đó nêu những điểm khác nhau về cấu trúc và chức năng của các bào quan có cấu trúc màng kép.

b. Vi khuẩn có thể sinh sản bằng hình thức nào? Dựa vào đặc điểm nào của vi sinh vật để sử dụng chúng làm thức ăn cho người và gia súc.

- Màng đơn: lizôxôm, bộ máy Gôngi, không bào                 

- Màng kép: ty thể và lục lạp                                                 

- Khác nhau:

Ti thể

Lục lạp

- Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp

- Có các enzim hô hấp đính trên màng trong (hay các tấm răng lược crista)

- Năng lượng (ATP) tạo ra được sử dụng cho tất cả các hoạt động sống của tế bào.

- Có mặt hầu hết ở các tế bào.

- Hai lớp màng đểu trơn nhẵn

 

- Có enzim pha sáng quang hợp đính trên các túi tilacoit ở hạt grana.

- Năng lượng (ATP) tạo ra ở pha sáng được dùng cho pha tối để tổng hợp chất hữu cơ.

- Có mặt trong các tế bào quang hợp ở thực vật.

 

- Hình thức sinh sản của vi khuẩn:

   + Sinh sản vô tính : phân đôi , bào tử , nẩy chồi ...            

   + Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp                              

- Đặc điểm:

   + VSV có tốc độ sinh sản nhanh.                                       

   + Dễ phát sinh đột biến và giàu chất dinh dưỡng.             

   + VSV có khả năng chuyển hóa nhanh.                             

Câu 2

a. Trình bày những lợi thế của thực vật C4 so với thực vật C3? Sự thích nghi với môi trường sống của con đường cố định CO2 trong quang hợp ở thực vật C4 được thể hiện như thế nào?

b. Hãy nêu đặc điểm của ứng động không sinh trưởng ở thực vật:

c. Vì sao tiêu hóa ở ống tiêu hóa có ưu thế hơn tiêu hóa trong túi tiêu hóa?

a/ Những lợi thế của thực vật C4 so với thực vật C3 :

 - Quang hợp xảy ra ở nồng độ CO2 thấp                              

 - Sử dụng nước một cách tinh tế hơn thực vật C3 chỉ bằng ½

 - Không xảy ra hô hấp sáng nên năng suất quang hợp cao gấp đôi thực vật C3         

* Sự thích nghi với môi trường sống của con đường cố định CO2 trong quang hợp ở thực vật C4:

- Nhóm thực vật C4 quang hợp trong điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao, nồng độ O2 cao trong khi đó nồng độ CO2 thấp ở vùng nhiệt đới nóng ẩm kéo dài.           

- Để tránh hô hấp sáng và tận dụng được nguồn CO2 thấp thì nhóm thực vật này phải có quá trình cố định CO2 2 lần.

- Lần 1 quá trình cố định CO2 xảy ra ở lục lạp của tế bào mô giậu để lấy nhanh CO2.

- Lần 2 xảy ở tế bào bao quanh bó mạch để tổng hợp chất hữu cơ.

b/ - Là các vận động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây

- Chỉ liên quan đến sức trương nước

- Xảy ra sự lan truyền kích thích, có phản ứng nhanh ở các miền chuyên hóa của cơ quan

- là vận động cảm ứng mạnh mẽ do các chấn động, va chạm cơ học

c/ Vì sao tiêu hóa ở ống tiêu hóa có ưu thế hơn tiêu hóa trong túi tiêu hóa?

    + Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hóa, không bị trộn lẫn với chất thải.

    + Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng, còn trong túi tiêu hóa dịch tiêu hóa hòa loãng với rất nhiều nước

    + Nhờ thức ăn đi theo một chiều nên hình thành các bộ phận chuyên hóa  

{-- Nội dung đáp án câu 3 đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 4

a. Khi lai hai thứ đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như sau:

       Lai thuận:    P ♀ Xanh lục  x  ♂ Lục nhạt   →  F1 : 100%  Xanh lục

      Lai nghịch:  P ♀ Lục nhạt  x        ♂ Xanh lục → F1 : 100%  Lục nhạt

            Đó là hiện tượng di truyền gì? Giải thích? Nêu đặc điểm của hiện tượng di truyền đó.

b. Theo quan điểm về Operon của Jacop và Mono. Hãy nêu các thành phần cấu tạo của 1 Operon Lac. Gen điều hòa có nằm trong thành phần cấu trúc của Operon không? Trình bày cơ chế điều hòa hoạt động của Operon Lac.

a. Di truyền qua tế bào chất (di truyền theo dòng mẹ hay di truyền ngoài nhân)     

* Giải thích:

- Lai thuận: sự di truyền tính trạng xanh lục liên quan với tế bào chất ở tế bào trứng của cây mẹ xanh lục.                                 

- Lai nghịch: sự di truyền tính trạng lục nhạt chịu ảnh hưởng của tế bào chất ở tế bào trứng của cây mẹ xanh lục nhạt 

* Đặc điểm:

- Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ, nghĩa là di truyền theo dòng mẹ.

- Các tính trạng không tuân theo các quy luật di truyền NST, vì tế bào chất không được phân phối đều cho các tế bào con như đối với NST.                      

- Tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác.

b. Các thành phần cấu tạo:

- Nhóm gen cấu trúc liên quan về chức năng nằm kề nhau.

- Vùng vận hành O nằm trước các gen cấu trúc, là vị trí tương tác với chất ức chế.

- Vùng khởi động P nằm trước vùng vận hành, là vị trí tương tác của ARN polimeraza để khởi đầu phiên mã.

- Gen điều hòa không nằm trong thành phần cấu trúc của Operon mà nó nằm trước Operon.

* Trình bày cơ chế:    

- Khi môi trường không có lactozơ: gen điều hòa quy định tổng hợp protein ức chế. Pro này liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt động.

- Khi môi trường có lactozơ: 1 số phân tử lactozơ + pro ức chế → pro ức chế không liên kết với vùng vận hành và do vậy ARN polimeraza có thể liên kết được với vùng khởi động → phiên mã. Sau đó, các phân tử mARN của các gen cấu trúc dịch mã → các E phân giải đường lactozơ.

Câu 5

a. Sự nhân đôi ADN ở sinh vật thực có những điểm gì khác biệt so với sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ?

b. Nguyên tắc bổ sung (NTBS) được thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử? Hãy giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp gián đoạn?

c. Giả sử có một dạng sống mà axit nucleic của nó chỉ có một mạch đơn và gồm 3 loại nucleotit (A, U, X). Hãy cho biết dạng sống đó là gì? Số bộ ba trên axit nucleic có thể có là bao nhiêu? Số bô ba không chứa X, Số bộ ba chứa ít nhất 1 X?

a/ Điểm khác biệt:      

Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ

Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực

1 đơn vị nhân đôi

Nhiều đơn vị nhân đôi

Tốc độ nhanh

Tốc độ chậm

Có ít loại E tham gia

Có nhiều loại E tham gia.

 

Giải thích:

Vì:

- Phân tử ADN có cấu trúc gồm 2 mạch polinucleotit đối song song và ngược chiều nhau.

- E ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3- 5, mạch khuôn 3- 5’  tổng hợp mạch bổ sung liên tục, mạch khuôn 5- 3tổng hợp từng đoạn ngắn sau đó được nối lại nhờ E ADN ligaza → mạch hoàn chỉnh.

b/ NTBS:

- Trong chơ chế nhân đôi ADN: trên mỗi mạch đơn của ADN mẹ, các nuc lắp ráp với Nu tự do của môi trường nội bào theo NTBS: A = T ; G = X → phân tử ADN con giống ADN mẹ.             

- Trong cơ chế tổng hợp ARN: trên mạch đơn có chiều 3 – 5 các nuc lắp ráp với các nuc tự do theo NTBS: A = U ; G = X → ARN mạch đơn có chiều 5 – 3

- Trong cơ chế tổng hợp protein: bộ 3 đối mã trên tARN khớp bổ sung với bộ ba mã sao mARN theo NTBS.

* Dạng sống đó là virut vì axit nucleic của nó là ARN (chứa U)

- Số bộ ba có thể có là 33 = 27                                               

- Số bộ ba không chứa X là 23 = 8

- Số bộ ba chứa ít nhất 1 X: 27 – 8 = 19                                

{-- Nội dung đáp án câu 6 đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

3. ĐỀ 3

Câu 1:

     a- Khi làm sữa chua vì sao sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang đặc sệt và có vị chua?

     b- Hãy giải thích hiện tượng: rượu nhẹ hoặc bia để lâu có váng trắng, vị chua và nhạt.

Câu 2: Thuốc kháng sinh tác động đến các vi khuẩn như thế nào?

Câu 3:

     a- Lipit và cacbohiđrat có điểm nào giống và khác nhau về cấu tạo, tính chất và vai trò?

     b- Trong tế bào có những loại ARN nào? Trong đó loại ARN nào có thời gian tồn tại ngắn nhất? Giải thích?

Câu 4: Nêu những điểm khác nhau giữa:

     a- Hô hấp hiếu khí và quang hợp.

     b- Hai dạng phosphoril hóa quang hợp.

Câu 5:

     a- Trình bày khái niệm áp suất rễ. Giải thích vì sao áp suất rễ thường được quan sát ở cây bụi thấp.

     b- Trong canh tác để cây hút nước dễ dàng cần chú ý những biện pháp nào?

Câu 6: Vì sao bảo quản nông sản cần khống chế cho hô hấp luôn ở mức tối thiểu?

Câu 7: Cơ quan thoái hóa là gì? Trên cơ thể người có những cơ quan thoái hóa nào? Cơ quan thoái hóa ở người có ý nghĩa gì?

Câu 8:

     a- Phân biệt hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở.

     b- Hãy nêu sự tiến hóa của hệ tuần hoàn qua các lớp động vật có xương sống.

Câu 9: Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm những giai đoạn nào?

Câu 10:

     Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn (a) nằm trên nhiễm sắc thể (NST) thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn (m) nằm trên NST X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị mù màu, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng. Bên phía người chồng có bố bị bạch tạng. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định chỉ sinh một đứa con, xác suất để đứa con này không bị cả hai bệnh là bao nhiêu?

Câu 11: Màu sắc vỏ ốc sên do một gen có 3 alen kiểm soát: A1 : nâu, A2: hồng,  A3: vàng. Alen qui định màu nâu trội hoàn toàn so với 2 alen kia, alen qui định màu hồng trội hoàn toàn so với alen qui định màu vàng. Điều tra một quần thể ốc sên người ta thu được các số liệu sau:

Màu nâu có 720 con; màu hồng có 1100 con; màu vàng có 180 con. Biết quần thể này ở trạng thái cân bằng di truyền.

     a- Hãy xác định kiểu gen qui định mỗi màu.

     b- Hãy tính tần số tương đối của các alen trong quần thể trên.

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Nội dung trả lời

1

 

a- Khi làm sữa chua vì sao sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang đặc sệt và có vị chua?

b- Hãy giải thích hiện tượng: rượu nhẹ hoặc bia để lâu có váng trắng, vị chua và nhạt.

 

a

- Có vị chua vì vi khuẩn lactic đã biến đường trong sữa thành acid lactic có vị chua.

- Đặc sệt do các protein phức tạp đã chuyển thành protein đơn giản dễ tiêu, sản phẩm acid và lượng nhiệt sinh ra là nguyên nhân làm sữa đông tụ lại.

b

- Rượu nhẹ hay bia để lâu ngày bị chuyển thành acid acetic tạo thành dấm nên có vị chua, nếu để lâu acid acetic bị oxy hóa thành CO2 và H2O làm dấm bị nhạt.

- Váng trắng là do các đám vi khuẩn acetic liên kết lại        

2

 

Thuốc kháng sinh tác động đến các vi khuẩn như thế nào?

 

 

- Ức chế tổng hợp thành tế bào (penixilin, ampixilin

- Phá hoại màng sinh chất (polimixin B…)   

- Ức chế tổng hợp prôtêin (streptomixin, tetraxiclin…)                         

-Ức chế tông hợp axit nuclêic (ciprofloxacin, rifampin …)                

{-- Nội dung đáp án câu 3 đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

4

 

Nêu những điểm khác nhau giữa:

a- Hô hấp hiếu khí và quang hợp.

b- Hai dạng phosphoril hóa quang hợp.

 

a

Những điểm khác nhau giữa: Hô hấp hiếu khí và quang hợp.

Hô hấp hiếu khí

Quang hợp.

Là quá trình phân giải chất hữu cơ

Tổng hợp chất hữu cơ

Tạo ra CO2, H2O  

Cần O2 và  H2O      

Giải phóng năng lượng

Hấp thu năng lượng    

Là quá trình oxy hóa

Là quá trình khử   

Xảy ra ở mọi tế bào, mọi lúc

Xảy ra ở cây xanh khi có ánh sáng             

Thực hiện ở ti thể

Thực hiện ở lục lạp      

 

b

Sự khác nhau giữa hai dạng phosphoril hóa quang hợp

Phosphoril hóa vòng

Phosphoril hóa không vòng

Sự tham gia của phản ứng sáng I. Không liên quan đến quang phân ly nước

Sự tham gia của phản ứng sáng I và II . Liên quan đến phản ứng quang phân ly nước

Điện tử từ diệp lục bắn đi quay trở lại diệp lục

 

Điện tử từ HSTI, HST II bắn đi không quay trở lại , điện tử cung cấp lại cho HST II là của quang phân ly nước.   

Chất tham gia: ADP, H3PO4

Chất tham gia: ADP, H3PO4, NADP                     

Sản phẩm: ATP

Sảnphẩm: ATP, NADPH2, O2                    

 

5

 

a-Trình bày khái niệm áp suất rễ? Giải thích vì sao áp suất rễ thường được quan sát ở cây bụi thấp.

b Trong canh tác để cây hút nước dễ dàng cần chú ý những biện pháp nào?

 

a

- Áp suất rễ là lực đẩy nước từ rễ lên thân.                                                  

- Thường được quan sát ở cây bụi thấp vì:

+ Áp suất rễ không lớn                                                                              

+ Cây bụi thấp có chiều cao thân ngắn, mọc thấp, gần mặt đất, không khí dễ bão hòa

 trong điều kiện ẩm ướt, do đó áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá, trong điều kiện môi trường bão hòa hơi nước (lúc sáng sớm) thì áp suất rễ đẩy nước lên thân gây hiện tượng ứ giọt ở lá, hoặc rỉ nhựa.                                                                        

b

Làm cỏ, sục bùn, xới đất kỹ để cây hô hấp tốt tạo điều kiện cho cây hút nước chủ động

6

 

Vì sao bảo quản nông sản cần khống chế cho hô hấp luôn ở mức tối thiểu?

 

 

- Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ → giảm số lượng, chất lượng nông sản      

- Hô hấp → nhiệt → nhiệt độ môi trường bảo quản tăng → hô hấp tăng          

- Hô hấp → H2O àtăng độ ẩm nông sản → hô hấp tăng                                 

- Hô hấp → CO2 → thành phần khí môi trường bảo quản đổi: CO2 tăng, O2  giảm. Khi O2  giảm quá mức → nông sản chuyển sang hô hấp kị khí → nông sản bị phân hủy nhanh.

7

 

Cơ quan thoái hóa là gì? Trên cơ thể người có những cơ quan thoái hóa nào ? Cơ quan thoái hóa ở người có ý nghĩa gì?

 

 

Cơ quan thoái hoá:

+ là những cơ quan vốn rất phát triển (hữu dụng) ở các dạng tổ tiên, nhưng nay do điều kiện (tập quán) sống thay đổi (qua quá trình tiến hoá) mà đã bị tiêu giảm đi rất nhiều (về hình thái và mất dần chức năng ban đầu), chỉ còn để lại vài di tích (nhỏ) (ở vị trí xưa kia của chúng) trên các cơ thể con cháu.

+ Các cơ quan thoái hoá ở người : ruột thừa, nếp thịt nhỏ ở mí mắt, mấu lồi ở mép vành tai… (chỉ yêu cầu kể được một).

- Ở người, các cơ quan thoái hoá là những dẫn liệu để chứng minh người có nguồn gốc từ động vật (có xương sống) (hoặc: người và động vật có chung nguồn gốc).

{-- Nội dung đáp án câu 8 đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

9

 

Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm những giai đoạn nào?

 

 

- Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau 

- Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng.                                             

- Giai đoạn thụ tinh (giao tử đực và cái kết hợp nhau thành hợp tử).     

 - Giai đoạn phát triển phôi thai (hợp tử phát triển thành cơ thể mới).   

10

 

Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn (a) nằm trên nhiễm sắc thể (NST) thường  quy định, bệnh mù màu do gen lặn (m) nằm trên NST X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị mù màu, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng. Bên phía người chồng có bố bị bạch tạng. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định chỉ sinh một đứa con, xác suất để đứa con này không bị cả hai bệnh là bao nhiêu?

 

 

- Xét tính trạng bệnh bạch tạng:

+ Bà ngoại của vợ bị bệnh bạch tạng nên mẹ vợ có kiểu gen Aa; Ông nội của vợ bị bệnh bạch tạng nên bố vợ có kiểu gen Aa.                                                         

+ Bố mẹ vợ đều có kiểu gen Aa  x  Aa nên người vợ sẽ có kiểu gen Aa với xác xuất \(\frac{2}{3}\)

+ Bố của chồng bị bạch tạng nên kiểu gen của chồng là Aa.                         

+ Cặp vợ chồng này có kiểu gen \(\frac{2}{3}\)(Aa x Aa) nên khả năng sinh ra đứa con bị bệnh bạch tạng với xác xuất: \(\frac{2}{3}\) x \(\frac{1}{4}\) = \(\frac{1}{6}\)                                                                             

→ Xác xuất sinh con không bị bệnh bạch tạng là: 1 - \(\frac{1}{6}\) = \(\frac{5}{6}\)           

- Xét tính trạng bệnh mù màu:

+ Người chồng không bị bệnh mù màu nên kiểu gen là XMY.

Bố của người vợ bị bệnh mù màu nên kiểu gen của vợ là XMXm.    

+ Kiểu gen của cặp vợ chồng này là: XMY  x  XMXm nên sẽ sinh con bị bênh mù màu với xác xuất \(\frac{1}{4}\) và con không bị bệnh với xác xuất \(\frac{3}{4}\)                                     

- Hai bệnh này do gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định cho nên chúng di truyền phân li độc lập với nhau → Xác xuất sinh con không bị bệnh nào bằng tích xác xuất

 sinh con không bị mỗi bệnh = \(\frac{5}{6}\) x \(\frac{3}{4}\) = \(\frac{5}{8}\)                                                   

11

 

Màu sắc vỏ ốc sên do một gen có 3 alen kiểm soát: A1: nâu, A2: hồng, A3: vàng. Alen qui định màu nâu trội hoàn toàn so với 2 alen kia, alen qui định màu hồng trội hoàn toàn so với alen qui định màu vàng. Điều tra một quần thể ốc sên người ta thu được các số liệu sau:

Màu nâu có 720 con; màu hồng có 1100 con; màu vàng có 180 con. Biết quần thể này ở trạng thái cân bằng di truyền.

a. Hãy xác định kiểu gen qui định mỗi màu.

b. Hãy tính tần số tương đối của các alen trong quần thể trên.

 

a

Các kiểu gen qui định mỗi màu:

A1A1, A1A2, A1A3: màu nâu.

A2A2, A2A3: màu hồng.

A3A3: màu vàng.        

b

- Gọi p là tần số tương đối của alen A1, q là tần số tương đối của alen A2, r là tần số tương đối của alen A3.                                                                       

- Quần thể cân bằng có dạng:

         (p+q+r)2  =  p2A1A1 + q2A2A2 + r2A3A3 + 2pqA1A2 + 2qrA2A3 + 2prA1A3

- Tần số tương đối mỗi loại kiểu hình:

Nâu = 720/2000 = 0,36; Hồng = 1100/2000 = 0,55; vàng = 180/2000 = 0,09.

- Tần số tương đối của mỗi alen, ta có:

+ Vàng = 0,09 = r→ r = 0,3.                                                             

+ Hồng = 0,55 = q2 + 2qr → q = 0,5                                                  

+ Nâu = 0,35 = p2 + 2pq + 2pr → p = 0,2.                                                                

4. ĐỀ 4

PHẦN I: TẾ BÀO HỌC

Câu 1: ADN thỏa mãn các yêu cầu đối với vật chất di truyền như thế nào?

Câu 2: Hãy nêu kết quả và nhận xét - kết luận của thí nghiệm xác định sự có mặt một số nguyên tố khoáng trong tế bào.

PHẦN II: DI TRUYỀN HỌC

Câu 3:

a- Có thể nhận biết một thể dị hợp về chuyển đoạn nhiễm sắc thể bằng những dấu hiệu nào? Vai trò của loại đột biến này trong tiến hóa và trong chọn giống?

b- Một loài thực vật, tế bào lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20; người ta thấy trong một tế bào có 19 nhiễm sắc thể bình thường và một nhiễm sắc thể có tâm động ở vị trí khác thường. Hãy cho biết nhiễm sắc thể có tâm động ở vị trí khác thường này có thể được hình thành bằng những cơ chế nào?

Câu 4: Cho một cặp côn trùng thuần chủng giao phối với nhau được F1 đồng loạt mắt đỏ, cánh dài.

            a- Cho con cái F1 lai phân tích được: 45% con mắt trắng, cánh ngắn: 30% con mắt trắng, cánh dài: 20% con mắt đỏ, cánh dài: 5% con mắt đỏ, cánh ngắn

b- Cho con đực F1 lai phân tích được: 25% con ♀ mắt đỏ, cánh dài: 25% con ♀ mắt trắng, cánh dài: 50% con ♂ mắt trắng, cánh ngắn.

Biện luận để xác định quy luật di truyền chi phối các cặp tính trạng; viết kiểu gen P, F1 và giao tử F1 (Không cần viết sơ đồ lai).

Biết chiều dài cánh do 1 gen quy định.

Câu 5:

          Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen trội cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định, alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng.

Cho cây (P) qủa tròn, hoa trắng giao phấn với cây quả tròn, hoa đỏ thu được F1 đồng loạt quả dẹt, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2  có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả tròn, hoa đỏ : 3 cây quả dẹt, hoa trắng : 1 cây quả tròn, hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ.

Biết rằng cấu trúc nhiễm sắc thể không thay đổi trong giảm phân, hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến  F2 .    

PHẦN III: TIẾN HÓA

Câu 6:

a- Vì sao trong quần thể lưỡng bội giao phối tự do các kiểu hình lặn có hại dù có tần số thấp cũng không bị chọn lọc tự nhiên nhanh chóng đào thải?

b- Tác dụng của chọn lọc tự nhiên đối với một alen lặn trên nhiễm sắc thể X so với một alen lặn có cùng giá trị thích nghi trên nhiễm sắc thể thường có gì khác nhau?

Câu 7: Vì sao nói ở các loài giao phối, đơn vị tiến hóa cơ sở là quần thể chứ không phải là cá thể hay loài?

PHẦN IV: SINH THÁI HỌC

Câu 8: Hãy nêu những dạng quan hệ chủ yếu giữa các cá thể cùng loài. Ý nghĩa sinh học của sự quần tụ và sự cách li giữa các cá thể trong loài?

Câu 9:

a- Hãy nêu nguyên nhân chủ yếu và ý nghĩa của việc hình thành ổ sinh thái trong quần xã sinh vật. Cho ví dụ về nơi mà các sinh vật thường có ổ sinh thái hẹp.

b- Hãy giải thích tại sao năng lượng hóa học lại luôn mất đi sau mỗi mắt xích của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái.

Câu 10: Hiện tượng khống chế sinh học là gì? Cho ví dụ minh họa. Nêu ý nghĩa sinh học và ý nghĩa thực tiễn của hiện tượng đó.

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Nội dung trả lời

1

 

ADN thỏa mãn các yêu cầu đối với vật chất di truyền:

- Chứa và truyền đạt thông tin di truyền              

- Tự sao chép chính xác                     

- Có khả năng  biến dị di truyền                    

- Có tiềm năng cho tự sửa sai        

2

 

Kết quả thí nghiệm và giải thích:  

Ống nghiệm

+ thuốc thử

Hiện tượng xảy ra

Nhận xét – kết luận

1. Dịch mẫu

+ nitrat bạc

Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu trắng, chuyển màu đen lúc để ngoài sáng một thời gian ngắn

Trong mô có anion Cl- nên đã kết hợp với Ag+ tạo AgCl

2. Dịch mẫu

+ clorua bari

Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu trắng

Trong mô có anion nên đã kết hợp với Ba2+ tạo BaSO4       

3. Dịch mẫu

+ amôn –magiê

Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu trắng

Trong mô có  nên đã tạo thành kết tủa trắng phôtpho kép amôn – magiê NH4MgPO4       

4. Dịch mẫu

+ axit picric

Đáy ống nghiệm tạo kết tủa hình kim màu vàng

Trong mô có ion K+ tạo kết tủa picrat kali   

5. Dịch mẫu

+ amôni ôxalat

Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu trắng

Trong mô có Ca2+ tạo kết tủa ôxalat cãni màu trắng                    

 

3

a

Nhận biết qua các biểu hiện:

- Thay đổi hình thái NST qua quan sát dưới kính hiển vi; làm thay đổi nhóm gen liên kết hoặc làm giảm khả năng sinh sản của cơ thể sống ( bán bất thụ).

- Vai trò của chuyển đoạn NST:

+ Trong tiến hóa: cung cấp nguồn biến dị di truyền cho chọn lọc, góp phần tạo ra sự cách ly sinh sản giữa các dạng bình thường và các dạng chuyển đoạn.

+ Trong chọn giống: thay đổi nhóm gen liên kết theo ý muốn hoặc chuyển gen từ loài này sang loài khác.    

b

NST có vị trí tâm động khác thường có thể giải thích do các đột biến cấu trúc NST.

Vị trí tâm động thay đổi do:

- Đột biến đảo đoạn NST mà đoạn bị đảo có chứa tâm động hoặc không chứa tâm động

- Chuyển đoạn NST: chuyển đoạn trên 1 NST, chuyển đoạn giữa 2 NST khác nhau trong đó NST trao đổi cho nhau những đoạn không bằng nhau

4

 

Biện luận để được:

- Cặp tính trạng màu mắt di truyền theo quy luật tương tác gen theo kiểu bổ trợ và một trong 2 cặp gen nằm trên cặp NST giới tính. Quy ước gen: kiểu gen A-B- quy định mắt đỏ, A-bb, aaB-, aabb mắt trắng

- Cặp tính trạng kích thước cánh di truyền theo quy luật phân li và di truyền liên kết với giới tính. Quy ước gen: D cánh dài, d cánh ngắn            

- Hai cặp tính trạng di truyền theo quy luật hoán vị gen với tần số 20% ở con ♀F1 và di truyền theo quy luật liên kết gen ở  con  ♂ F1                                           

- Kiểu gen P:         Ybb                 

- Kiểu gen F1:            Bb      

- Giao tử F1:

    ♀:   XADB = XadB = XADb = Xadb = 20%

           XAdB = XaDB = XAdb = XaDb = 5%

                      ♂:    XADB =XADb = YB =Yb = 25%

{-- Nội dung đáp án câu 5 đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

6

a

Trong quần thể lưỡng bội giao phối tự do các kiểu hình lặn có hại dù có tần số thấp cũng không bị chọn lọc tự nhiên nhanh chóng đào thải vì:

- Kiểu hình lặn có tần số thấp có nghĩa là đa số các alen lặn ở trạng thái dị hợp tử do vậy các alen lặn không chịu tác dụng của chọn lọc.

- Dị hợp tử là nguồn bổ sung đồng hợp tử trong đó các alen lặn biểu hiện ở kiểu hình mới chịu tác dụng của chọn lọc.

b

Tác dụng của chọn lọc tự nhiên đối với một alen lặn trên NST X so với một alen lặn có cùng giá trị thích nghi trên NST thường có khác nhau:

- Nói chung các gen trên X không tương ứng với các gen trên Y. Ở một số loài Y không mang gen do đó alen lặn trên X có nhiều cơ hội được biểu hiện kiểu hình hơn alen lặn trên NST thường (chỉ biểu hiện trong đồng hợp tử lặn).

- Chọn lọc tự nhiên tác động trên kiểu hình của cá thể, thông qua đó mà ảnh hưởng tới tần số tương đối của các alen. Alen lặn trên X dễ được biểu hiện hơn nên chịu tác động của chọn lọc tự nhiên nhiều hơn. Alen lặn trên NST thường tồn tại trong quần thể lâu hơn dưới dạng ẩn náu trong các thể dị hợp.

7

 

* Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở vì:

- Quần thể là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.

- Quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình.            

- Quần thể có cấu trúc di truyền ổn định, cách ly tương đối với các quần thể khác trong loài.

- Quần thể có khả năng biến đổi vốn gen dưới tác dụng của các nhân tố tiến hóa.

* Cá thể không thể là đơn vị tiến hóa vì:

- Mỗi cá thể chỉ có một kiểu gen, khi kiểu gen đó bị biến đổi, cá thể có thể bị chết hoặc mất khả năng sinh sản.                       

- Đời sống cá thể có giới hạn, còn quần thể thì tồn tại lâu dài.

* Loài không thể là đơn vị tiến hóa vì:

- Trong tự nhiên loài tồn tại như một hệ thống quần thể, cách ly tương đối với nhau.

- Quần thể là hệ gen mở, còn loài là hệ gen kín không trao đổi gen với các hệ gen khác

8

 

* Những dạng quan hệ chủ yếu giữa các cá thể cùng loài:

-  Quan hệ hỗ trợ:

+ Các cá thể cùng loài có xu hướng tụ tập thành quần tụ cá thể khi mức độ quần tụ chưa đạt đến mức cực thuận.             

+ Ở mức quần tụ cực thuận, sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của các cá thể là thuận lợi nhất.

+ Mức quần tụ cực thuận thay đổi tùy loài, tùy giai đoạn phát triển và tùy điều kiện cụ thể về nơi ở, khí hậu, thức ăn, ...

- Quan hệ cạnh tranh:

+ Khi sự quần tụ quá mức cực thuận à mật độ cá thể quá cao à khan hiếm thức ăn, chỗ ở ... à sự cạnh tranh giữa các cá thể trong việc tìm kiếm thức ăn, chỗ ở, tranh giành cá thể cái ...

+ Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong loài sẽ dẫn tới sự cách ly giữa chúng, một số cá thể phải tách khỏi quần tụ và phiêu bạt đi nơi khác.             

* Ý nghĩa của sự quần tụ và sự cách ly:

- Ý nghĩa của sự quần tụ:

+ Các cá thể trong quần tụ sinh trưởng và phát triển tốt hơn khi sống đơn độc. Chúng đua nhau tìm mồi và ăn được nhiều hơn, tiêu hóa tốt hơn ...            

+ Quần tụ còn tạo điều kiện duy trì chế độ nhiệt thích hợp.

+ Mức độ quần tụ thích hợp còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ của các cá thể.

+ Sự quần tụ còn giúp các cá thể chống chịu tốt hơn với các điều kiện bất lợi.

- Ý nghĩa của sự cách ly: giảm nhẹ sự cạnh tranh, ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn.

{-- Nội dung đáp án câu 9 đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

10

 

* Hiện tượng khống chế sinh học: trong quần xã sinh vật, hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của một quần thể khác kìm hãm.

* Ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh học:

- Ý nghĩa sinh học: hiện tượng khống chế sinh học phản ánh quy luật về sự phụ thuộc số lượng giữa các loài có mối quan hệ đối địch trong quần xã. Trên cơ sở đó làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong thế cân bằng, đảm bảo cho sự tồn tại của các loài trong quần xã, từ đó tạo nên trang thái cân bằng trong quần xã.

- Ý nghĩa thực tiễn: hiện tượng khống chế sinh học là cơ sở khoa học cho biện pháp đấu tranh sinh học nhằm chủ động kiểm soát số lượng cá thể của mỗi loài theo hướng có lợi cho con người.

5. ĐỀ 5

Câu 1:

a. Cho biết vai trò của các loại enzim tham gia vào quá trình nhân đôi ADN.

b. Sự khác nhau cơ bản giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ (E.coli)?

c. Tại sao trong quá trình ADN nhân đôi 2 mạch đơn mới trong cùng 1 chạc tái bản lại có chiều tổng hợp ngược nhau?

Câu 2:

a. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có những loại nào? Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào dễ xảy ra nhất trong phân bào giảm phân?

b. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể không chứa tâm động xảy ra đối với 1 nhiễm sắc thể. Hãy cho biết những thay đổi có thể xảy ra trong cấu trúc của hệ gen.

Câu 3:

a. Nêu các trường hợp đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác trong vùng mã hóa của gen cấu trúc mà không làm thay đổi chức năng của prôtêin do gen đó mã hóa.

b. Thể đa bội thể khảm thường phổ biến hơn thể đa bội hoàn toàn ở động vật. Các con vật đa bội thể khảm về cơ bản các tế bào có bộ nhiễm sắc thể là lưỡng bội, trừ một số mảng cơ thể có tế bào đa bội. Thể tứ bội khảm (con vật có một số tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n) được hình thành như thế nào?

c. Khoảng 5% cá thể mắc hội chứng Down là do chuyển đoạn nhiễm sắc thể trong đó một bản sao thứ 3 của nhiễm sắc thể số 21 được gắn vào nhiễm sắc thể số 14. Nếu kiểu chuyển đoạn này xảy ra trong giảm phân phát sinh giao tử của bố hoặc mẹ thì sẽ dẫn đến hội chứng Down như thế nào ở người con?

Câu 4:

a. Nêu đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối.

b. Ở người, tính trạng cuộn lưỡi là do 1 gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định trong đó khả năng cuộn lưỡi là do alen trội A qui định, alen lặn a qui định tính trạng không có khả năng cuộn lưỡi. Trong một quần thể người đạt cân bằng di truyền, 64% người có khả năng cuộn lưỡi. Một người có khả năng cuộn lưỡi kết hôn với một người không có khả năng này. Hãy tính:

- Tần số alen qui định khả năng cuộn lưỡi và tần số từng loại kiểu gen trong quần thể.

- Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh con đầu lòng có khả năng cuộn lưỡi.

Câu 5:

Ở một loài thực vật, cho cây thân cao, hoa trắng thuần chủng lai với cây thân thấp, hoa đỏ thuần chủng, F1 thu được toàn cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, ở F2 thu được 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ 24%. Biết mỗi gen qui định một tính trạng và gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong giảm phân ở tế bào sinh hạt phấn và tế bào sinh noãn giống nhau đồng thời không có đột biến phát sinh. Xác định kiểu gen của P, F1 và tỷ lệ các loại giao tử của F1.

Câu 6:

Ở ong mật, alen A quy định cánh dài, alen a quy định cánh ngắn; alen B quy định cánh rộng, alen b quy định cánh hẹp. Hai gen qui định 2 tính trạng trên đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và liên kết hoàn toàn với nhau. Cho ong cái cánh dài, rộng giao phối với ong đực cánh ngắn, hẹp thu được F1 toàn cánh dài, rộng.

     a. Hãy xác định kiểu gen của P.

     b. Nếu cho F1 tạp giao thì tỷ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình của ong cái và ong đực ở F2 như thế nào?

     c. Cũng với giả thiết thực hiện phép lai như trên nhưng ở đối tượng ruồi giấm thì tỷ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở F2 như thế nào?

Câu 7:

a. Khái niệm về plasmit? Vai trò của plasmit đối với vi khuẩn? Điều kiện để 1 plasmit có thể làm vectơ thể truyền trong kỹ thuật cấy gen?

      b. Bằng kỹ thuật di truyền người ta có thể tái tổ hợp 2 gen (gen phân mảnh) nguyên bản, giống nhau ở sinh vật nhân thực với ADN plasmit để tạo ra 2 phân tử ADN plasmit tái tổ hợp. Sau đó người ta chuyển 1 phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào E.coli và 1 phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào nấm men (Sac.cerevisiae) và tạo điều kiện cho 2 gen đều được phiên mã, giải mã tổng hợp ra các chuỗi polypeptit. Hãy cho biết kích thước của chuỗi polypeptit ở tế bào E.coli và tế bào nấm men. Giải thích.

Câu 8:

a. Trong công tác chọn giống người ta áp dụng những phương pháp nào để tạo ra nguồn nguyên liệu cho chọn lọc? Sử dụng phương pháp nào thì đạt hiệu quả cao đối với chọn giống vi sinh vật? Giải thích.

b. Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở vật nuôi ta cần tiến hành như thế nào?

Câu 9:

a. Vì sao sự thay đổi tần số tương đối của 1 alen trong quần thể vi khuẩn diễn ra nhanh hơn so với sự thay đổi tần số tương đối của 1 alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội?

b. Tác dụng của chọn lọc tự nhiên đối với một alen lặn trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y so với một alen lặn có cùng giá trị thích nghi trên nhiễm sắc thể thường có gì khác nhau?

Câu 10:

a. Khái niệm về phiêu bạt di truyền? Tác động của phiêu bạt di truyền đối với 1 quần thể tiến hóa?

b. Giải thích tại sao chọn lọc tự nhiên là cơ chế tiến hóa duy nhất, liên tục tạo nên tiến hóa thích nghi.

c. Giá trị thích nghi tương đối của một con la bất thụ là bao nhiêu? Giải thích.

d. Xét 1 quần thể trong đó các cá thể dị hợp tử về một locut nhất định có kiểu hình to lớn hơn rất nhiều so với cá thể có kiểu gen đồng hợp tử (thứ tự kiểu hình ứng với kiểu gen như sau: Aa > AA > aa). Khi môi trường sống trở lên lạnh kéo dài thì kiểu hình nào sẽ được chọn lọc tự nhiên giữ lại? Trường hợp này thể hiện hình thức chọn lọc định hướng, chọn lọc phân hóa hay chọn lọc ổn định? Giải thích.

ĐÁP ÁN

Câu /ý

Nội dung

1.a

Enzim tham gia vào quá trình tổng hợp ADN

- Enzim tháo xoắn : Tháo xoắn và cắt đứt các liên kết hidro và tách mạch ADN

- Enzim primer : tổng hợp đoạn mồi tạo ra đầu 3’OH

- Enzim ADN polymeraza : tổng hợp bổ sung tạo mạch mới

- Enzim lygaza : nối các đoạn okazaki

1.b

Sự khác nhau cơ bản giữa quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và nhân thực

- Số đơn vị tái bản : 1/ nhiều

- Tốc độ tái bản : nhanh (500nu/s)/ chậm (50-90nu/s)

- Kích thước phân tử ADN con so với ADN mẹ : Không đổi/ ngắn lại

- Kích thước phân đoạn okazaki : dài/ ngắn

1.c

- Trong cấu trúc phân tử ADN hai mạch đơn có chiều liên kết trái ngược nhau

- Do đặc điểm của enzim AND polymeraza chỉ có thể bổ sung các nu mới vào đầu 3’OH tự do

2.a

 

- Các loại đột biến nhiễm sắc thể

+ Mất đoạn

+ Lặp (thêm) đoạn

+ Đảo đoạn

+ Chuyển đoạn

- Loại đột biến lặp đoạn và mất đoạn

2.b

- Hệ gen sẽ bị mất gen, nếu đoạn mất đó không gắn vào nhiễm sắc thể và bị tiêu biến

- Đoạn đứt ra có thể được gắn vào 1 nhiễm sắc tử chị em làm dư thừa 1 đoạn NST tạo nên lặp đoạn

- Đoạn đứt ra có thể gắn trở lại với NST ban đầu của nó theo chiều ngược lại tạo nên đột biến đảo đoạn.

- Đoạn bị đứt ra gắn với 1 NST không tương đồng tạo ra đột biến chuyển đoạn không tương hỗ giữa 2 NST

3a

- Đột biến thay thế ở vị trí không mã hóa cho aa nào (intron)

- Đột biến xảy ra ở vùng exon

+ Đột biến thay thế làm xuất hiện bộ ba mới cùng mã hóa cho 1 aa

+ Đột biến thay thế làm thay đổi ý nghĩa bộ ba làm xuất hiện aa mới cùng tính chất với aa ban đầu (cùng axit, cùng ba zơ, trung tính phân cực. ….)

+ Đột biến thay thế làm thay đổi ý nghĩa bộ ba làm xuất hiện aa mới nhưng aaxit amin mới không làm thay đổi cấu trúc không gian của pr

3b.

Trong quá trình phát triển của phôi, hợp tử và cá thể một tế bào nào đó trong quá trình phân chia NST nhân đôi nhưng thoi vô sắc không hình thành, kết quả là tế bào không phân chia và tạo thành tế bào tứ bội. Trong các chu kỳ tế bào sau tế bào tứ bội này phân chia bình thường tạo ra các dòng tế bào tứ bội => Thể khảm.

3c

Trong giảm phân NST kết hợp giữa 14 và 21 hoạt động như 1 nhiễm sắc thể. Nếu một giao tử nhận được NST 14-21 và một bản sao bình thường của NST 21 thì trong thụ tinh giao tử này kết hợp với 1 giao tử bình thường và tạo thành hợp tử phát triển thành thể ba nhiễm 21.

4a

Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và quần thể giao phối?

* Quần thể tự phối:

-Tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử ngày càng giảm, đồng hợp tử ngày càng tăng, quần thể dần dần phân li thành các dòng thuần đồng hợp về các kiểu gen khác nhau, giảm đa dạng di truyền

- Tần số alen không thay đổi

* Quần thể ngẫu phối:

- Đa hình về kiểu gen, đa hình về kiểu hình ---> duy trì được sự đa dạng di truyền trong quần  thể

- Ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số alen không đổi.

4b

Qui ước: alen A: có khả năng cuộn lưỡi

             alen a: không có khả năng cuộn lưỡi

Tỷ lệ người không có khả năng cuộn lưỡi: 1- 0,64 = 0,36

Gọi tần số alen A = p; tần số alen a = q

Quần thể đạt cân bằng di truyền thì q2 aa = 0,36

                                                       qa = 0,6

                                                      pA = 1-0,6 = 0,4

Tần số từng loại kiểu gen trong quần thể:

KG AA = p2= 0,16,  Aa= 0,48   , aa = 0,36

-Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con có khả năng cuộn lưỡi:

+ Người không có khả năng cuộn lưỡi có KG aa

+ Người có khả năng cuộn lưỡi có thể có kiểu gen Aa hoặc AA. Tần số Aa = 0,48/ (0,16 + 0,48) = 3/4

-Xác suất sinh con không có khả năng cuộn lưỡi:

= 3/4 x1 x 1/2 = 3/8

-Xác suất sinh con có khả năng cuộn lưỡi = 1- 3/8= 5/8 = 62,5%

(nếu học sinh làm cộng xác suất ứng với 2 sơ đồ lai mà có đáp số đúng vẫn cho điểm tối đa)

{-- Nội dung đáp án câu 5 đề số 5 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

6a.

 

Ong có hiện tượng trinh sản: trứng được thụ tinh nở thành ong cái có bộ nhiễm sắc thể 2n, trứng không được thụ tinh nở thành ong đực có bộ nhiễm sắc thể n.

→ Kiểu gen P : Ong cái: ;   Ong đực: ab.

6b.

 

Ở ong, trứng được thụ tinh thì tạo thành ong cái và ong thợ, trứng không được thụ tinh sẽ nở thành ong đực. Vì vậy ta có sơ đồ lai

P:    Ong cái cánh dài, rộng    x  ong đực cánh ngắn, hẹp

                         ♀                         ♂ab

GP:                       AB                            ab

F1

     KG:                    50% AB//ab        50% AB/

     KH:               100% ong cái: Cánh dài, rộng ; 100% ong đực cánh dài, rộng

F1:  ong cái cánh dài, rộng  x  ong đực cánh dài, rộng

                    ♀                        ♂ AB

GF:                             1 AB  : 1 ab              100%  AB

  F2:           1 ♀ :1 ♀      : 1 ♂AB  : 1 ♂ab

Kiểu hình: ong cái: 100% cánh dài rộng; ong đực: 1 cánh dài rộng: 1 cánh ngắn hẹp.

6c

Ruồi giấm: cả đực và cái đều lưỡng bội 2n.

Pt/c:    ♀   x  ♂

F1: 100%   :  xám dài

F1 x F1: ♀   x  ♂

F2: TLKG: 1  : 2 : 1

TLKH: 3 dài rộng : 1 ngắn hẹp

7a

- Khái niệm plasmit: Plasmid là những phân tử ADN, vòng, sợi kép, tự tái bản, được duy trì trong vi khuẩn như các thực thể độc lập ngoài nhiễm sắc thể.

-  Vai trò : Một số plasmid mang thông tin về việc di chuyển chính nó từ tế bào này sang tế bào khác (F plasmid), một số khác mã hóa khả năng kháng lại kháng sinh (R plasmid), một số khác mang các gen đặc biệt để sử dụng các chất chuyển hóa bất thường (plasmid phân huỷ

- Để được dùng làm vector plasmid cần phải có:

+ Vùng nhân dòng đa vị chứa các điểm cắt cho các enzim cắt giới hạn, dùng để chèn các ADN nhân dòng Plasmid chứa gen để chọn (như gen kháng ampicillin)   

+  Điểm khởi động sao chép hoạt động trong E. Coli

7b

- Chuỗi polypep tit ở E.coli dài hơn chuỗi polypeptit ơ nấm men.

- Giải thích :

+ Gen ở tế bào nhân thật có cấu trúc dạng TTDT gián đoạn, xen giữa các đoạn Exon là các đoạn Intron.

+  E.coli là sinh vật nhân sơ, trong dịch tế bào không có enzim cắt bỏ đoạn Intron vì vậy trong phân tử mARN được tổng hợp phản ánh một cách trung thực trình tự các Nu trên mạch gốc của gen cấu trúc tức là các đoạn I không bị loại bỏ nên các nu trên mARN đều được mã hóa cho các axit amin tương ứng => chuỗi polypeptit dài

+  Nấm men là sinh vật nhân thật, trong dịch nhân có enzim cắt bỏ đoạn Intron vì vậy trong phân tử mARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của gen cấu trúc và bị loại bỏ các đoạn I trước khi làm khuôn mẫu cho việc giải mã tổng hợp pr chuỗi polypeptit ngắn.

8a

- Trong công tác chọn giống người ta áp dụng những phương pháp sau để tạo ra nguồn biến dị di truyền là nguyên liệu cho chọn lọc:

+ Sử dụng phương pháp lai để tạo nguồn BDTH

+ Sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo để tạo nguồn đột biến.

+ Sử dụng công nghệ di truyền để tạo ADN tái tổ hợp.

- Sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo đạt hiệu quả cao đối với chọn giống vi sinh vật vì tốc độ sinh sản của chúng rất nhanh nên ta có thể dễ dàng phân lập được các dòng đột biến, cho dù tần số đột biến gen thường khá thấp.

8b

Muốn nghiên mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở vật nuôi ta cần tiến hành như sau:

- Sử dụng nhân bản vô tính hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi để tạo ra nhiều vật nuôi có kiểu gen giống nhau.

- Nuôi các con vật có cùng KG trong các môi trường khác nhau để thu các KH khác nhau.

- Tập hợp các KH khác nhau của cùng một KG ta có mức phản ứng của KG đó

- Dựa vào mức phản ứng để đánh giá KG đó có mức phản ứng rộng hay hẹp

{-- Nội dung đáp án câu 9 đề số 5 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

10a

Khái niệm: tần số tương đối của các alen trong 1 quần thể có thể bị biến đổi đột ngột do một yếu tố ngẫu nhiên nào đó. Hiện tượng này được gọi là phiêu bạt di truyền.

Tác động của phiêu bạt di truyền

- Phiêu bạt di truyền tác động mạnh lên các quần thể có kích thước nhỏ

- Phiêu bạt di truyền làm thay đổi tần số tương đối của các alen một cách ngẫu nhiên

- Làm giảm biến dị của quần thể

- Phiêu bạt di truyền có thể cố định các gen có hại trong quần thể..

10b

Đột biến, dòng gen và phiêu bạt di truyền đều có thể làm tăng, giảm tần số alen có lợi hoặc có hại trong quần thể. Chỉ CLTN mới liên tục làm tăng tần số alen có lợi và do đó làm tăng mức độ sống sót và khả năng sinh sản của những kiểu gen ưu thế nhất. Vì vậy CLTN là cơ chế duy nhất liên tục tạo ra sự tiến hóa thích nghi.

10c.

Bằng không. Vì con la bất thụ không thể di truyền vốn gen cho thế hệ sau

10d

Khi môi trường lạnh kéo dài thì những cá thể có kích thước lớn hơn sẽ được giữ lại và kiểu hình có kiểu gen Aa sẽ được giữ lại. Kiểu chọn lọc này là chọn lọc định hướng (chọn lọc vận động)

Vì khi thời tiết lạnh kéo dài, những cá thể có kích thước lớn có tỷ số S/V nhỏ, khả năng mất nhiệt hạn chế => Khả năng chống chịu nhiệt độ thấp tốt hơn.

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HSG môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Liễn Sơn có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra, các em còn có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

 

 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF