OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HSG môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Duy Tân có đáp án

25/03/2021 1.94 MB 800 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210325/308283188986_20210325_103137.pdf?r=1547
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với nội dung Bộ 5 đề thi HSG môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Duy Tân có đáp án do HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức đã học để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

TRƯỜNG THPT DUY TÂN

ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020 - 2021

MÔN SINH HỌC

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

1. ĐỀ 1

Câu I.

1) Gen điều hòa là một trong những thành phần cấu trúc của opêron Lac đúng hay sai? Nêu vai trò của gen điều hòa trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac.

2)  Phân biệt gen cấu trúc và gen điều hoà?

3)  Nêu các đặc điểm của mã di truyền.

4) Nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản trong nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.

Câu II.

Một loài thực vật giao phấn có alen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với alen a qui định hạt dài; alen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được 1425 hạt tròn, đỏ; 475 hạt tròn, trắng; 6075 hạt dài, đỏ; 2025 hạt dài, trắng.

1) Hãy xác định tần số các alen A, a; B, b .

2) Viết cấu trúc di truyền của quần thể.

Câu III.

1) Trình bày cơ chế phát sinh thể tam bội, thể tứ bội .

2) Trình bày 2 quy trình khác nhau cùng tạo ra thể song nhị bội ở thực vật.            

Câu IV.

1) Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho lai giữa hai cây tứ bội AaaaBbbb x AaaaBbbb kết quả thu được tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình như thế nào?

2)Trong quá trình phát triển phôi sớm ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Cho rằng phôi đó phát triển thành thể đột biến, thì nó có bao nhiêu dòng tế bào khác nhau về số lượng nhiễm sắc thể? Hãy viết ký hiệu  bộ NST của các dòng tế bào đó.

3) Phát biểu định luật Hacđi-Vanbec và viết công thức tổng quát về cấu trúc di truyền của một quần thể (chỉ xét một gen có 2 alen). Nêu điều kiện nghiệm đúng và ý nghĩa của định luật.

Câu V.

1) Nêu cơ chế tác dụng của enzim giới hạn. Để tạo được 1 ADN tái tổ hợp thì cần sử dụng mấy loại enzim giới hạn? Vì sao? Nêu các tiêu chuẩn cần có của một thể truyền.

2) Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Khi giao phấn giữa cây thân cao, hoa đỏ với cây thân cao, hoa đỏ thu được đời con có tỉ lệ 75% cây thân cao, hoa đỏ : 25% cây thân thấp, hoa đỏ. Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai.( Biết các gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau).

ĐÁP ÁN

CÂU

NỘI DUNG

CâuI

1) Gen điều hòa là một trong những thành phần cấu trúc của opêron Lac đúng hay sai? Nêu vai trò của gen điều hòa trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac.

2)  Phân biệt gen cấu trúc và gen điều hoà?

3)  Nêu các đặc điểm của mã di truyền.

4)  Nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản trong nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân

1

  - Gen điều hòa không phải là thành phần của opêron Lac……………………………………

  - Gen điều hòa tổng hợp Protein ức chế, protein này liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc…………………………………………………………….

2

  - Gen điều hoà mã hóa cho các loại protein là các yếu tố điều hoà biểu hiện của các gen

    khác trong hệ gen……………………………………………………………………………..

  - Gen cấu trúc mã hoá cho các chuỗi polypeptit tham gia thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào (cấu trúc, bảo vệ, hoocmôn, xúc tác…)…………………………………..

3

 -  Mã di truyền được đọc……………………………………………………………………….

 -  Mã di truyền có tính phổ biến……………………………………………………

 -  Mã di truyền có tính đặc hiệu………………………………………………

 -  Mã di truyền có tính thoái hóa……………………………………………………

4

  - Ở sinh vật nhân thực, trên một phân tử ADN (mạch thẳng, kích thước dài) có nhiều đơn vị sao chép. Ở sinh vật nhân sơ, trên phân tử ADN mạch vòng, kích thước nhỏ chỉ có một đơn vị sao chép.  ………………………………………………………………………………………………………………………………

- Các tế bào sinh vật nhân thực có nhiều loại enzim và protein khác nhau tham gia thực hiện quá trình tái bản ADN hơn so với sinh vật nhân sơ………………………………………

- Tốc độ sao chép của sinh vật nhân sơ nhanh hơn sinh vật nhân thưc…………………………

- ADN dạng mạch vòng của nhân sơ không ngắn lại sau mỗi chu kỳ sao chép, trong khi hệ gen của sinh vật nhân thực ở dạng mạch thẳng ngắn lại sau mỗi chu kỳ sao chép.  ……..

CâuII

            Một loài thực vật giao phấn có alen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với alen a qui định hạt dài; alen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thụ được 1424 hạt tròn, đỏ; 475 hạt tròn, trắng; 6075 hạt dài, đỏ; 2025 hạt dài, trắng.

            1) Hãy xác định tần số các alen A, a; B, b .

            2) Viết cấu trúc di truyền của quần thể.

1

 *Xét từng tính trạng  trong quần thể:

- Dạng hạt: 19% hạt tròn : 81% hạt dài → tần số alen a = 0,9; A = 0,1 → cấu trúc di truyền gen qui định hình dạng hạt là: 0,01AA : 0,18Aa : 0,81aa………………………………………

- Màu hạt: 75% hạt đỏ : 25% hạt trắng → tần số alen b = 0,5; B = 0,5. → cấu trúc di truyền  gen qui đinh màu hạt là:  0,25BB :  0,5Bb: 0,25bb……………………………………………..

2

-Cấu trúc di truyền của quần thể :

(0,01AA : 0,18Aa : 0,81aa) (0,25BB :  0,5Bb: 0,25bb) =

(0,0025 AABB : 0,005 AABb : 0,0025Aabb : 0,045 AaBB : 0,09AaBb: 0,045Aabb :    

0,2025aaBB : 0,405aaBb : 0,2025 aabb)……………………………………………………….

CâuIII

1) Trình bày cơ chế phát sinh thể tam bội, thể tứ bội .

2) Trình bày 2 quy trình khác nhau cùng tạo ra thể song nhị bội ở thực vật.      

1

 Cơ chế phát sinh thể tam bội:

- Trong giảm phân : tế bào sinh giao tử (2n) giảm phân không bình à giao tử (2n)------------

- Qua thụ tinh giữa giao tử (2n) này với giao tử bình thường (n) à Hợp tử (3n) phát triển thành thể tam bội………………………………………………………………………………..

 Cơ chế phát sinh thể tứ bội:

- Trong nguyên phân: Ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử(2n), tất cả các NST không phân ly à tạo thành hợp tử (4n) phát triển thành thể tứ bội……………………………

- Trong giảm phân: tế bào sinh giao tử (2n) giảm phân không bình à giao tử (2n).

- Qua thụ tinh giữa giao tử (2n) này với nhau à Hợp tử (4n) phát triển thành thể tứ bội………………………………………………………………………………………………

2

* Lai xa kết hợp với đa bội hóa : ………………………………………………………

  - Cho lai giữa 2 loài lưỡng bội, tạo ra hợp tử lai F1 (có bộ NST gồm 2 bộ đơn bội của 2 loài).

  - Gây đột biến đa bội hợp tử lai F1 tạo ra thể song nhị bội………………………………

* Dung hợp tế bào trần :

  - Loại bỏ thành xenlulôzơ của tế bào sinh dưỡng bằng enzim hoặc vi phẫu để tạo ra tế bào. trần, sau đó nuôi các tế bào trần khác loài trong cùng môi trường nuôi để tạo ra các tế bào lai.

  - Dùng hooc môn kích thích các tế bào này thành cây lai………………….           ………

{-- Nội dung đáp án câu 3 đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

CâuV

            1) Nêu cơ chế tác dụng của enzim giới hạn. Để tạo được 1 ADN tái tổ hợp thì cần sử dụng mấy loại enzim giới hạn? vì sao? Nêu các tiêu chuẩn cần có của một thể truyền.

            2) Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Khi  giao phấn giữa cây thân cao, hoa đỏ với cây thân cao, hoa đỏ thu được đời con có tỉ lệ 75% cây thân cao, hoa đỏ : 25% cây thân thấp, hoa đỏ. Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai. (Biết các gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau).

1

* Cơ chế tác dụng của enzim giới hạn:

    - Nhận biết một đoạn trình tự nu xác định…………………………………………

    - Cắt 2 mạch đơn của phân tử ADN ở vị trí nucleotit xác định, tạo nên các đầu dính. …..

 * Để tạo được 1 ADN tái tổ hợp thì cần sử dụng một loại enzim giới hạn (restrictaza).

- Vì: Việc cắt ADN của tế bào cho và cắt thể truyền do cùng một loại enzim giới hạn thì mới tạo ra các đầu dính phù hợp với nguyên tắc bổ sung………………………………………….

* Các tiêu chuẩn cần có của một thể truyền.

    - Tồn tại độc lập với NST, có khả năng tự nhân đôi………………………………

    - Có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu ………………………………………

     2

 -Kết quả thu được tỉ lệ KH (3cao, đỏ : 1 cao, đỏ) = (3 cao :1 thấp)(100% đỏ) …………

- KQ (3 cao :1 thấp) = 4 tổ hợp = 2 loại giao tử x 2 loại giao tử → ( Aa  x  Aa)   (1)…………

- KQ ( 100% đỏ) → ( Bb  x  BB) hoặc ( BB  x  BB)……………………………(2)………….

-  (1) và (2) : phép lai  AaBb  x   AaBB → KQ (3 A-B-) : (1aaB-) = 3 cây thân cao, hoa đỏ : 1cây thân thấp, hoa đỏ……………………………………………………………………

 - (1) và (2) : phép lai  AaBB  x   AaBB → KQ (3 A-BB) : (1aaBB) = 3 cây thân cao, hoa đỏ : 1cây thân thấp, hoa đỏ………………………………………………………………………….

2. ĐỀ 2

Câu I:

1) Gen điều hòa là một trong những thành phần cấu trúc của opêron Lac đúng hay sai? Nêu vai trò của gen điều hòa trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac.

2) Nêu vai trò của các thành phần cấu trúc của opêron Lac.

3)  Nêu các đặc điểm của mã di truyền.

Câu II:

Ở một loài thực vật, alen A quy định cây cao trội hoàn toàn so với alen a quy định cây thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qua định hoa trắng. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể.

1) Cho cây cao, hoa đỏ tự thụ phấn, kết quả thu được tỉ lệ 3 cây cao, hoa đỏ : 1 cây thấp, hoa trắng, giải thích kết quả và viết sơ đồ lai.

2) Cho cây cao, hoa đỏ lai phân tích, kết quả thu được 4 kiểu hình có tỉ lệ như sau: 40% cao,đỏ : 40% thấp, trắng : 10% cao, trắng : 10% thấp, đỏ , giải thích kết quả và viết sơ đồ lai.

Câu III:

1) Trình bày cơ chế phát sinh thể tam bội và thể ba nhiễm .

2) Nêu đặc điểm của thể đa bội.

Câu IV:

1) Nêu ý nghĩa của quy luật di truyền phân ly độc lập.

2) Mooc gan đã làm thí nghiệm như thế nào để phát hiện hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen ? 

Câu V:

1) Thế nào là mức phản ứng của kiểu gen? Mức phản ứng có di truyền không? Vì sao?

2) Cho biết các gen trội là trội hoàn toàn so với các gen lặn.

Cho phép lai P: AaBbDd   x   AaBbdd  ( không viết sơ đồ lai), Hãy tính.

a)

- Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở F1.

- Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng lặn ở F1.

b)   Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd và AaBbdd  ở  F1.

ĐÁP ÁN

CÂU

NỘI DUNG

CâuI

1) Gen điều hòa là một trong những thành phần cấu trúc của opêron Lac đúng hay sai?

   Nêu vai trò của gen điều hòa trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac.

2) Nêu vai trò của các thành phần cấu trúc của opêron Lac.

3)  Nêu các đặc điểm của mã di truyền.

1

  - Gen điều hòa không phải là thành phần của opêron Lac……………………………………

  - Gen điều hòa tổng hợp Protein ức chế, protein này liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc………………………………………………………….

2

 - Các gen cấu trúc quy định tổng hợp các enzim tham gia vào các phản ứng phân giải đường lactôzơ có trong môi trường để cung cấp năng lượng cho tế bào………………………………

 - Vùng vận hành là trình tự nucleotit đặc biệt, tại đó protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã……………………………………………………………………………….

 - Vùng khởi động là nơi mà ARN polimeraza bám vào và khởi động quá trình phiên mã…..

3

 - Mã di truyền là mã bộ ba………………………………………

 - Mã di truyền được đọc theo một chiều từ 5’  3’ một cách liên tục………….

 -  Mã di truyền có tính phổ biến………………………………………………

 -  Mã di truyền có tính đặc hiệu…………………………………………………

 -  Mã di truyền có tính thoái hóa………………………………………………

 -  Mã di truyền có mã mở đầu và mã kết thúc xác định…………………………

CâuII

  Ở một loài thực vật, alen A quy định cây cao trội hoàn toàn so với alen a quy định cây thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qua định hoa trắng. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể.

 1) Cho cây cao, hoa đỏ tự thụ phấn, kết quả thu được F1 có tỉ lệ  3 cây cao, hoa đỏ : 1 cây thấp, hoa trắng. Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai.

 2) Cho cây cao, hoa đỏ lai phân tích, kết quả thu được 4 kiểu hình có tỉ lệ như sau : 40% cao,đỏ : 40% thấp, trắng : 10% cao, trắng : 10% thấp, đỏ. Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai.

1

* Xét riêng từng tính trạng:

 - Kích thước cây:       Cao : thấp = 3 : 1  →   Aa  x  Aa    (1)… ……….....

 - Màu sắc hoa:            Đỏ : trắng = 3 : 1  →  Bb  x  Bb    (2)………………

* Xét chung:

 - F1 có tỉ lệ : 3 : 1   ( 3 : 1) x ( 3: 1) → Cây cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen LKG HT…

 - KQ: \(\frac{1}{4}\) thấp, trắng (\(\frac{{ab}}{{ab}}\)) = \(\frac{1}{2}ab\) x \(\frac{1}{2}ab\) → KG cây cao, hoa đỏ \(\frac{{AB}}{{ab}}\) ……

 - SĐL :  P: \(\frac{{AB}}{{ab}}\)\(\frac{{AB}}{{ab}}\) →   F1 : ( 3 \(\frac{{AB}}{{ - - }}\) : 1 \(\frac{{ab}}{{ab}}\))   = 3 cây cao, đỏ : 1 cây thấp, trắng….

2

 -  KQ lai phân tích thu được 4 KH có tỉ lệ # (1 : 1 : 1 : 1) → cây cao, đỏ xảy ra hiện tượng HVG……………………………

 - KQ Fa  xuất hiện 40% \(\frac{{ab}}{{ab}}\)( cao, trắng)  =  40% \(\underline {ab} \)x 100%\(\underline {ab} \) → \(\underline {ab} \) = 40% > 25% là giao tử liên kết → TSHVG (f) = 100% - 2 x 40% = 20%..........

SĐL:  P: \(\frac{{AB}}{{ab}}\)x \(\frac{{ab}}{{ab}}\)→ Fa : ( 40% \(\frac{{AB}}{{ab}}\) : 40% \(\frac{{ab}}{{ab}}\) : 10% \(\frac{{Ab}}{{ab}}\) : 10% \(\frac{{aB}}{{ab}}\) )  ……………..

  ( 40% cao,đỏ : 40% thấp, trắng : 10% cao, trắng : 10% thấp, đỏ)

CâuIII

    1) Trình bày cơ chế phát sinh thể tam bội và thể ba nhiểm.

     2) Nêu đặc điểm của thể đa bội.  

1

 * Cơ chế phát sinh thể tam bội:

- Trong giảm phân : tế bào sinh giao tử (2n) giảm phân không bình → giao tử (2n) 

- Qua thụ tinh giữa giao tử (2n) này với giao tử bình thường (n) → Hợp tử (3n) có thể phát triển thành thể tam bội………………………………….

 * Cơ chế phát sinh thể ba nhiễm:

- Trong giảm phân : tế bào sinh giao tử (2n) giảm phân không bình à giao tử thiếu 1 NST (n-1) và giao tử thừa 1 NST ( n+1)

- Qua thụ tinh giữa giao tử (n+1)  với giao tử bình thường (n) → Hợp tử (2n + 1) có thể phát triển thành thể ba nhiễm………………………………………

2

 - Tế bào của thể đa bội có số lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mạnh, kéo dài……………………..

 - Thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt…

 - Các thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường……

 - Các thể đa bội cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa …………

{-- Nội dung đáp án câu 4 đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

CâuV

1) Thế nào là mức phản ứng của kiểu gen? Mức phản ứng có di truyền không, vì sao?

2) Cho biết các gen trội là trội hoàn toàn so với các gen lặn.

Cho phép lai P: AaBbDd   x   AaBbdd  ( không viết sơ đồ lai), Hãy tính.

a) Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội  và Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng lặn ở F1.

c) Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd và AaBbdd  ở  F1.

1

  - Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương tác với các môi trường khác nhau được goi là mức phản ứng của kiểu gen………………………………

  - Mức phản ứng di truyền được………………………

  - Vì : Mức phản ứng do gen quy định…………………

2

 

a

  - P : Aa  x  Aa  → F1 ( 1/4 AA : 2/4Aa : 1/4aa) = (3/4A- : 1/4aa)………

  - P : Bb  x  Bb  → F1 ( 1/4 BB : 2/4Bb : 1/4bb) = (3/4B- : 1/4bb)………

  - P : Dd  x  dd  → F1  ( 1/2 Dd : 1/2dd) = (1/2D- : 1/2dd)…………

→ Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở F1(A-B-D-) = 3/4 x 3/4 x 1/2  = 9/32…

→ Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng lặn ở F1(aabbdd) = 1/4 x 1/4 x 1/2  = 1/32…

b

  -  Tỉ lệ KG:   AaBbDd  = 2/4 x 2/4 x 1/2 = 1/8…………………………

  -  Tỉ lệ KG : AaBbdd  =   2/4 x 2/4 x 1/2 = 1/8……………………………

3. ĐỀ 3

Câu 1:

     a) Hãy giải thích tại sao:

      - Ở đáy biển sâu rất phong phú vi khuẩn hoá tự dưỡng nhưng lại rất ít vi khuẩn quang hợp?

     - Vi khuẩn gây viêm loét dạ dày không ưa axit nhưng lại sống được trong dạ dày có độ pH thấp?

     - Khi hoạt động thể dục thể thao thì các tế bào cơ lại sử dụng đường glucôzơ trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ra nhiều ATP hơn?

     b) Nguyên nhân virut  HIV chỉ kí sinh trong tế bào lim phô T-CD4 ở người? Hiện nay có nhiều loại thuốc được dùng cho bệnh nhân nhiễm HIV, em hãy cho biết một số cơ chế tác động của các loại thuốc đó?

Câu 2:

     a) Tại sao khi dùng phương pháp nhuộm màu tế bào bằng Iôt ở các tiêu bản giải phẫu lá, người ta có thể phân biệt được đó là thực vật C3 hay C4?

     b) Quá trình quang hợp ở thực vật C3 và thực vật CAM đều bị kìm hãm do hàm lượng O2 cao nhưng ở thực vật C3 xảy ra hô hấp sáng mà thực vật CAM lại không có, giải thích.

Câu 3:

     a) Hãy giải thích tại sao hai nửa quả tim của người có cấu tạo không giống nhau ở các buồng tim? Ở người, trong 1 chu kỳ tim, khi tâm thất co thì lượng máu ở hai tâm thất tống đi có bằng nhau không? Giải thích.

     b) Khi ta kích thích liên tục trên nơron thì sự dẫn truyền xung qua xinap có liên tục không, tại sao? Giả sử ta bơm Ca2+ vào dịch bào trong chùy xinap thì có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích.

Câu 4:

     a) Vì sao một số đột biến gen gây hại cho thể đột biến nhưng vẫn được di truyền qua các thế hệ?

     b) Đột biến mất đoạn xảy ra đối với 1 nhiễm sắc thể ở vùng không chứa tâm động. Hãy cho biết những thay đổi có thể xảy ra trong cấu trúc của hệ gen và nhiễm sắc thể.

     c) Dựa vào cơ chế di truyên phân tử hãy giải thích tại sao tương tác gen là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên?

Câu 5:

     Khi cho 2 con gà đều thuần chủng đối lập nhau về 2 cặp tính trạng lai với nhau được F1 toàn lông xám, có sọc. Cho gà mái F1 lai phân tích thu được thế hệ Fa có:  

10 gà mái lông vàng, có sọc                           

10 gà mái lông vàng, trơn

8 gà trống lông xám, có sọc                            

8 gà trống lông vàng, trơn

2 gà trống lông xám, trơn                   

2 gà trống lông vàng, có sọc

     Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai, kiểu gen có thể có ở F1? Biết rằng lông có sọc hoặc trơn là tính trạng đơn gen.

Câu 6:

     Khi lai ruồi giấm mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng thu được F1 có kiểu hình phân ly theo tỷ lệ: 50% mắt đỏ: 50% mắt trắng. Cho các con F1 giao phối tự do với nhau. Xác định tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F2.

Câu 7:

     Cho biết tính trạng màu hoa do hai cặp gen A,a và B,b nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể cùng tương tác quy định. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì hoa màu đỏ, khi chỉ có một gen A hoặc B thì hoa màu vàng và kiểu gen đồng hợp lặn aabb thì hoa màu trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số A là 0,5 và tỷ lệ cây hoa trắng là 12,25%.

     - Hãy xác định tần số của alen B trong quần thể.

     - Xác định tỷ lệ các loại kiểu hình còn lại trong quần thể.

Câu 8:

     a) Tại sao tốc độ tiến hóa của các nhóm loài khác nhau lại khác nhau?

     b) Xét một quần thể trong đó các cá thể dị hợp tử về một locus nhất định có kiểu hình to lớn hơn rất nhiều so với cá thể có kiểu gen đồng hợp tử (thứ tự kiểu hình ứng với kiểu gen như sau: Aa>AA>aa). Khi môi trường sống chuyển lạnh kéo dài thì kiểu hình nào sẽ được chọn lọc tự nhiên giữ lại? Trường hợp này thể hiện hình thức chọn lọc vận động, chọn lọc phân hóa hay chọn lọc ổn định? Giải thích.

     c) Cân bằng di truyền theo định luật Hacdi-Vanbec sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi xảy ra các tình huống sau:

     - Trong công viên: 1 vịt nhà đã giao phối với 1 vịt trời.

     - Một đột biến làm xuất hiện 1 con sóc đen trong đàn sóc xám.

     - Chim ưng mắt kém sẽ bắt được ít chuột hơn những con chim ưng tinh mắt.

     - Ruồi giấm cái thích giao phối với ruồi giấm đực mắt đỏ.

Câu 9:

     a) Tại sao trong quần xã sinh vật: có những loài có mật độ cao nhưng độ thường gặp thấp, ngược lại có những loài mật độ thấp nhưng độ thường gặp lại cao?

     b) Giải thích vì sao độ đa dạng của hệ sinh thái phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng sơ cấp tinh của hệ sinh thái đó? Sự chuyển hóa sản lượng này cho bậc dinh dưỡng tiếp theo có sự khác nhau như thế nào đối với hệ sinh thái trên cạn và  hệ sinh thái dưới nước?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a)

- Nước biển giàu CO2 và kẽ nứt từ đáy biển là nơi thải ra nhiều Fe, S, CH4… là nguồn cung cấp năng lượng và C cho vi khuẩn hoá tự dưỡng.

Đáy biển sâu là nơi ánh sáng ít có thể xuyên tới được, nên không thích hợp cho vi khuẩn quang hợp sinh sống.

- Trong dạ dày, vi khuẩn gắn vào tế bào tiết chất nhầy của dạ dày và tiết ra enzim ureaza phân giải ure thành NH4+ để nâng cao độ pH tại chỗ chúng trú ngụ.

- Tế bào cơ sử dụng glucôzơ trong hô hấp hiếu khí vì:

+ Năng lượng được giải phóng từ mỡ chủ yếu là axit béo.

+ Axít béo có tỷ lệ O/C rất thấp so với đường.

+ Khi hô hấp hiếu khí: Axit béo của các tế bào cơ tiêu tốn rất nhiều O2.

+ Khi hoạt động mạnh thì hàm lượng O2 từ hệ tuần hoàn bị giới hạn

à do đó mặc dù phân giải mỡ tạo nhiều ATP nhưng không sử dụng làm nguyên liệu.

b)

- HIV chỉ xâm nhập vào tế bào lim phô T-CD4  ở người vì:

+ Tương tác giữa virut với tế bào vật chủ  là tương tác đặc biệt giữa gai vỏ virut với thụ quan màng tế bào mang tính đặc hiệu.

+ Chỉ có lim phô T-CD4 mới có thụ quan CD4 nên phù hợp với virut HIV.

- Một số cơ chế tác động của các loại thuốc dùng cho bệnh nhân bị nhiễm HIV:

+ Ức chế sự gặp gỡ của thụ thể bề mặt tế bào bạch cầu và gai glycoprotein virut

+ Ức chế quá trình phiên mã ngược.

+ Ức chế quá trình tổng hợp protein virut.

+ Ức chế sự gắn kết gen virut vào hệ gen tế bào chủ....

{-- Nội dung đáp án câu 2 đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

3

a)

- Cấu tạo của hai nửa quả tim khác nhau do:

+ Vòng tuần hoàn nhỏ xuất phát từ tâm thất phải đến hai lá phổi rồi trở  về tâm nhĩ trái của tim. Đoạn đường này tương đối ngắn nên áp lực đẩy máu của tâm thất phải không cao (khoảng 30mmHg), do đó thành tâm thất phải tương đối mỏng

+ Vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ tâm thất trái  đến tất cả các cơ quan trong cơ thể./ Đoạn đường này dài, cần 1 áp lực đẩy máu rất cao của tâm thất trái (khoảng 120mmHg), do đó thành tâm thất rất dày

-  Lượng máu đi vào hai vòng tuần hoàn:

+ Là ngang nhau trong trường hợp bình thường,/ vì máu lưu thông trong một vòng tuần hoàn kín nên đẩy đi bao nhiêu thì sẽ thu về bấy nhiêu (theo quy luật Frank – Starling)

+ Trong trường hợp bệnh lí (hở van tim, suy tim..), lượng máu đẩy đi từ hai tâm thất có thể không bằng nhau.

b)

- Sự dẫn truyền không liên tục vì:

+ Bóng xinap trong cúc tận cùng có giới hạn.

+ Chất trung gian hóa học được giải phóng hết và không tổng hợp lại kịp

+ Dù vẫn còn kích thích nhưng ko có chất trung gian hóa học nên màng sau xinap ko đáp ứng.

- Ca2+ vào dịch bào trong chùy xinap làm bóng xinap vỡ giải phóng chất TGHH à tăng truyền xung qua xinap

4

a)

- Đột biến gen thường là gen lặn, khi ở trạng thái dị hợp không biểu hiện kiểu hình à không bị chọn lọc tự nhiên đào thải.

- Một số tính trạng do gen đột biến quy định nhưng biểu hiện ở giai đoạn muộn, sau tuổi sinh sản à vẫn được di truyền cho thế hệ sau.

- Gen đột biến liên kết chặt với gen có lợi trong nhóm liên kêt.

- Gen đột biến có tác động đa hiệu, quy định nhóm tính trạng có lợi và có hại cho thể đột biến.

b)

- Hệ gen sẽ bị mất gen, nếu đoạn mất đó không gắn vào nhiễm sắc thể và bị tiêu biến à đột biến mất đoạn.

- Đoạn đứt ra có thể được gắn vào 1 nhiễm sắc tử chị em làm dư thừa 1 đoạn NST à đột biến lặp đoạn.

- Đoạn đứt ra có thể gắn trở lại với NST ban đầu của nó theo chiều ngược lại à đột biến đảo đoạn.

- Đoạn bị đứt ra gắn với 1 NST không tương đồng à đột biến chuyển đoạn không tương hỗ giữa 2 NST.

c)

- Mỗi phân tử protein thường được cấu tạo từ  hai hay nhiều chuỗi polipeptit do hai hay nhiều gen quy định.

- Một sản phẩm protein quy định tính trạng là kết quả của một chuỗi phản ứng do nhiều enzim (do nhiều gen quy định) xúc tác.

- Ở sinh vật nhân thực, một gen có thể chịu sự điều hòa đồng thời của nhiều Pr điều hòa khác nhau. Vì vậy việc quy định một tính trạng cần sự phối hợp hoạt động của cả nhóm gen.

- Sản phẩm của các gen khác nhau cùng được tạo ra trong tế bào, chúng có thể gây ảnh hưởng (tương tác) lẫn nhau, qua đó tác động đến sự biểu hiện của một tính trạng liên quan.

{-- Nội dung đáp án câu 5 đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

6

- NX: tính trạng màu mắt do 1 gen quy định nằm trên NST giới tính X trong đó gen quy định mắt đỏ là trội so với gen quy định mắt trắng.

- Quy ước: A - mắt đỏ, a - mắt trắng

- Kiểu gen P- XAX- x XaY cho F1 tỷ lệ KH 1:1 → P- XAXa x XaY

F1: Ruồi cái: 1XAXa : 1XaXa → TL giao tử 1A: 3a

      Ruồi đực: 1XAY: 1XaY  → TL giao tử 1A: 1a: 2Y

 Cho F1 ngẫu phối, F2 có: TLKH lặn = ¾ x ¾ = 9/16

                        →  TLKH F2 -    7dài: 9 cụt

7

- Tần số alen B:

+ Vì  pA = 0,5 nên qa = 0,5 và q2 aa = 0,5 x 0,5 = 0,25

+  Tần số aabb là 12,25 % →  tần số bb =  0,1225 : 0,25 = 0,49 → tần số b = 0,7  và B = 0,3

- Tỉ lệ các loại kiểu hình còn lại:

+ Hoa đỏ: (A_B_) = (1- %aa) (1 – bb) =  (1 –  0,25) (1- 0,49) = 0,3825

+ Hoa vàng : 1 – %hoa đỏ - %hoa trắng = 1- 0,1225 – 0,3825 = 0,495

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

a)

- Các loài khác nhau có tiềm năng sinh học khác nhau (thời gian thế hệ, tuổi sinh sản lần đầu, số con/ lứa …)/ vì vậy, có tốc độ phát sinh và tích lũy biến dị cung cấp nguyên liệu cho cho chọn lọc rất khác nhau.

- Các nhóm loài có môi trường sống khác nhau, mức độ thay đổi của điều kiện môi trường khác nhau, chịu áp lực của chọn lọc khác nhau,/ hướng chọn lọc khác nhau.

b)

-  Khi môi trường lạnh kéo dài thì những cá thể có kích thước lớn hơn sẽ được giữ lại và kiểu hình có kiểu gen Aa sẽ được giữ lại.

-  Kiểu chọn lọc này là chọn lọc vận động.

- Vì khi thời tiết lạnh kéo dài, những cá thể có kích thước lớn có tỷ số S/V nhỏ, khả năng mất nhiệt hạn chế => Khả năng chống chịu nhiệt độ thấp tốt hơn.

c)

- Nếu con vịt nhà là con đực: thì không ảnh hưởng gì tới vốn gen của quần thể vịt nhà.

- Nếu vịt nhà là con cái:

     + TH1: giao phối không sinh con: không ảnh hưởng gì tới vốn gen của quần thể

 vịt nhà.

     + TH2: giao phối sinh con: do lai khác loài nên con lai F1 bất thụ à có sự du nhập gen vịt trời vào quần thể vịt nhà nhưng không gây biến đổi lớn trong tần số tương đối của các alen trong quần thể vịt nhà.

- Đột biến đã làm xuất hiện alen mới, nhưng tần số đột biến gen thường rất thấp à cân bằng di truyền không bị ảnh hưởng ngay ở thế hệ đó (không có tác dụng của chọn lọc tự nhiên).

- Chim ưng mắt kém sẽ bắt được ít mồi hơn à khả năng sinh sản kém hơn à chọn lọc tự nhiên sẽ làm cho tần số tương đối của alen mắt kém giảm dần.

- Sự giao phối có lựa chọn sẽ làm cho tần số tương đối của alen mắt đỏ tăng dần.                                                                                                             

 

 

 

 

 

 

9

a)

 - Loài có mật độ cao nhưng độ thường gặp thấp:

+ Nguồn sống của loài phân bố không đều trong môi trường

+ Loài có tập tính sống tập trung theo nhóm.

- Loài mật độ thấp nhưng độ thường gặp lại cao:

+ Nguồn sống của loài phân bố đồng đều trong môi trường

+ Loài có tập tính sống tập riêng lẻ.

b)

- Độ đa dạng của hệ sinh thái phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng sơ cấp tinh của hệ sinh thái đó vì:

+ Sản lượng sơ cấp tinh là sản lượng mà SVSX tích lũy được có thể dùng làm thức ăn cho SVTT.

+ Sinh khối của SVSX càng lớn thì nguồn thức ăn cho SVTT càng dồi dào, chuỗi thức ăn dài, lưới thức ăn phức tạp à Độ ĐD cao.

- Sự chuyển hóa sản lượng này cho bậc dinh dưỡng tiếp theo có sự khác nhau:

+ Hệ sinh thái trên cạn: SVSX là thực vật, một phần đáng kể SLSCT của thực vật không được SVTT sử dụng hoặc không tiêu hóa được...nên hiệu quả chuyển hóa thường thấp.

+ Hệ sinh thái dưới nước: SVSX chủ yếu là  tảo, SLSCT được SVTT sử dụng khá triệt để nên hiệu quả chuyển hóa cao hơn.

4. ĐỀ 4

Câu 1: Xét 3 cặp gen trong tế bào của một cá thể như sau: Aa; Bb; Dd

         a. Kiểu gen của cá thể trên có thể được viết như thế nào?

         b. Cho rằng kiểu gen của cá thể này là , qua giảm phân cá thể nói trên có thể tạo bao nhiêu kiểu giao tử?

Câu 2:

         a. Phân biệt quá trình đột biến với quá trình chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại.

         b. Tại sao ngày nay bên cạnh những nhóm sinh vật có tổ chức cao vẫn song song tồn tại các nhóm có tổ chức thấp?

Câu 3:

         Ở một loài thực vật 2n, do đột biến đã tạo cơ thể có kiểu gen AAaa.

         a. Xác định dạng đột biến và giải thích cơ chế hình thành.

         b. Để gây đột biến dạng nêu trên, cần sử dụng loại hóa chất nào và tác động vào giai đoạn nào của chu kì tế bào?

Câu 4: A và a là hai alen của một locus gen thuộc một loài động vật có vú, hãy xét quan hệ của các alen đó trong các quy luật di truyền.

Câu 5: Trong công nghệ gen, để có gen cần thiết cho việc chuyển gen, em hãy nêu các cách thu nhận gen ?

Câu 6:

         a. Trong rừng nhiệt đới thường có cấu trúc phân tầng thẳng đứng. Nguyên nhân nào dẫn đến cấu trúc phân tầng đó?

         b. Vai trò của cấu trúc phân tầng thẳng đứng trong việc duy trì sự ổn định của quần xã sinh vật.

Câu 7:

         Xét 4 gen ở một quần thể ngẫu phối lưỡng bội: gen 1 quy định màu hoa có 3 alen A1; A2; a  với tần số tương ứng là 0,5; 0,3; 0,2; gen 2 quy định chiều cao cây có 2 alen: B quy định thân cao trội hoàn toàn so với b quy định thân thấp, trong đó tần số alen B ở giới đực là 0,6, ở giới cái là 0,8 và tần số alen b ở giới đực là 0,4, ở giới cái là 0,2; gen 3 và gen 4 đều có 4 alen, các gen này nằm trên các cặp NST thường khác nhau.

         Hãy xác định:

         a. Số loại kiểu gen tối đa trong quần thể.

         b. Thành phần kiểu gen về gen quy định màu hoa khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền.

         c. Thành phần kiểu gen về gen quy định chiều cao cây ở thế hệ F1 khi quần thể ngẫu phối và khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.

         d. Lấy ngẫu nhiên hai cây thân cao trong quần thể ở trạng thái cân bằng cho lai với nhau. Tính xác suất suất xuất hiện cây thân thấp ở đời con.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

 

 

 

 

 

 

Câu 1

a. Nếu 3 cặp gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng: Kiểu gen có thể  hoặc  hoặc  hoặc

- Nếu 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng:

Kiểu gen có thể Aa  hoặc Aa  hoặc Bb  hoặc Bb  hoặc Dd  hoặc Dd  

- Nếu 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST tương đồng: Kiểu gen của cá thể là AaBbDd

b. - Nếu các gen liên kết hoàn toàn: 2 kiểu giao tử

- Nếu hoán vị gen tại một điểm: 4 kiểu giao tử

- Nếu hoán vị gen tại hai điểm (không đồng thời): 6 kiểu giao tử

- Nếu xảy ra trao đổi chéo kép: 8 kiểu giao tử

{-- Nội dung đáp án câu 2 đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

 

 

 

 

 

Câu 3

a. AAaa:

* Lệch bội thể 4 nhiễm (2n + 2)

- Cơ chế: Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, 1 cặp NST nào đó không phân li tạo 2 loại giao tử (n + 1) và (n - 1)

Qua thụ tinh giao tử (n+1) của cặp NST này kết hợp với giao tử (n + 1) của NST khác

* Tứ bội 4n:

- Cơ chế: NST nhân đôi, nhưng thoi phân bào không hình thành nên bộ NST tăng gấp đôi.

Quá trình nguyên phân: Hợp tử 2n 4n

Quá trình giảm phân: Tạo giao tử 2n, giao tử 2n  giao tử 2n  hợp tử 4n

b. Giai đoạn tác động:

- Thường xử lí consixin vào pha G2 của chu kì tế bào vì sự tổng hợp các vi ống để hình thành thoi phân bào xảy ra ở pha G2.

- NST đã nhân đôi, xử lí consixin lúc này sẽ ức chế sự hình thành thoi phân bào tạo thể đa bội với hiệu quả cao.

 

 

 

 

 

 

Câu 4

* Xét trường hợp A và a nằm trên NST thường :

- Quan hệ trội lặn hoàn toàn : Khi có mặt A thì a không biểu hiện được tính chất của mình.

- Quan hệ trội lặn không hoàn toàn : A không át hoàn toàn a, kiểu gen Aa biểu hiện kiểu

 hình trung gian.

- A và a cùng biểu hiện (đồng trội) : Khi có mặt cả hai alen, cả 2 alen đều biểu hiện được tính chất của mình làm xuất hiện một kiểu hình mới.

- Gen gây chết ở trạng thái đồng hợp trội

* Xét trường hợp gen nằm trên NST giới tính :

- Gen nằm trên đoạn tương đồng giữa NST X và NST Y : Sự di truyền biểu hiện của A và a tuân theo các quy luật di truyền giống như gen nằm trên NST thường.

- Gen nằm trên NST X, đoạn không có tương đồng trên Y :

+ Ở giới đồng giao tử XX, quan hệ giữa A và a giống như trên NST thường.

+ Ở giới dị giao tử XY, chỉ cần một gen lặn trên NST X thì tính trạng lặn được biểu hiện ra kiểu hình.

- Gen nằm trên NST Y ở đoạn không có tương đồng trên NST X : Tính trạng chỉ biểu hiện ở giới mang NST giới tính XY.

* A và a có thể có tính đa hiệu (quy định đồng thời nhiều tính trạng) 

{-- Nội dung đáp án câu 5 đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

 

 

 

 

 

Câu 6

a. Nguyên nhân dẫn đến cấu trúc phân tầng thẳng đứng:

 - Do sự phân bố không đồng đều của các nhân tố sinh thái (ánh sáng, nhiệt độ, không khí...) theo chiều cao và độ sâu.

 - Mỗi loài sinh vật có nhu cầu và thích nghi khác nhau với các nhân tố sinh thái.

b. Vai trò của cấu trúc phân tầng thẳng đứng trong việc duy trì sự ổn định của quần xã sinh vật:

- Phân bố hợp lí khoảng không gian phù hợp cho các quần thể trong quần xã với điều kiện sống và kiếm thức ăn của chúng nhằm khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.

- Phân bố khả năng sử dụng các nguồn sống trong quần xã làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể nhờ vậy mà duy trì được sự ổn định của quần xã.

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 7

a. Số kiểu gen trong quần thể: 6.3.10.10 = 1800 kiểu gen

b. Thành phần kiểu gen quy định màu hoa khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền:

0,25A1A1 + 0,3 A1A2 + 0,2 A1a + 0,09 A2A2 + 0,12 A2a + 0,04 aa = 1

c. Thành phần kiểu gen quy định chiều cao cây ở F1 khi ngẫu phối:

(0,6.0,8)BB  + ( 0,6.0,2 + 0,8.0,4)Bb + (0,4.0,2)bb = 1 =  0,48BB + 0,44Bb + 0,08 bb = 1

- Thành phần kiểu gen quy định chiều cao cây khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền: pB = 0,48 + 0,44/2 = 0,7    ;  qb = 1 -  0,7 = 0,3     

(Hoặc tính theo công thức: pB = (pđực + p cái)/2 = (0,6 +0,8)/2 = 0,7 ; qb = 0,3)  

→ Cấu trúc di truyền: 0,49BB + 0,42Bb + 0,09bb = 1

d. Thành phần kiểu gen quy định chiều cao cây khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền: 0,49BB + 0,42Bb + 0,09bb = 1

- Để đời con xuất hiện cây thân thấp thì bố, mẹ thân cao đều có kiểu gen Bb. Xác suất bố mẹ có kiểu gen Bb trong quần thể ở trạng thái cân bằng là: 0,42/0,91=0,462

=> Xác suất đời con xuất hiện cây thân thấp = 0,462 x 0,462 x 1/4 = 0,0533

5. ĐỀ 5

Câu 1:

     a) Các nhà khoa học nhận thấy chỉ khoảng 1,5% số nuclêôtit trong hệ gen người tham gia vào việc mã hóa các chuỗi polipeptit, vậy số nuclêôtit còn lại có thể giữ vai trò gì?

     b) Phân biệt ADN plasmit và ADN là vật chất di truyền ở vi khuẩn.

     c) Nguyên tắc một chiều và nguyên tắc ngược chiều được thể hiện trong các cơ chế di truyền nào ở cấp độ phân tử, giải thích.

Câu 2:

     a) Một đột biến câm không làm thay đổi kiểu hình của cơ thể mang gen đột biến. Làm thế nào để có thể phát hiện được dạng đột biến này?

     b) Dạng đột biến nào dùng để xác định vị trí gen trên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực? Cho ví dụ về các dạng đột biến này ở người?

     c) Có thể nhận biết một thể dị hợp về chuyển đoạn nhiễm sắc thể bằng những dấu hiệu nào? Vai trò của loại đột biến này trong tiến hóa và chọn giống?

Câu 3:

     a) Ở một loài thực vật, cây có kiểu gen AA khi trồng ở 20oC cho hoa màu đỏ, nhưng đem trồng ở 35oC thấy xuất hiện màu trắng. Đây là loại biến dị nào? Nêu đặc điểm và ý nghĩa của loại biến dị này.

     b) Trong quá trình tự nhân đôi ADN, sự lắp ráp nhầm các nuclêôtit có thể dẫn đến đột biến gen. Sự lắp ráp nhầm các ribônuclêôtit trong quá trình phiên mã cũng có thể tạo ra các mARN đột biến. Giải thích mức độ và hậu quả do sai sót trên gây ra giữa quá trình tự sao với quá trình phiên mã.

Câu 4:

     a) Có thể dùng những phép lai nào để xác định khoảng cách giữa hai gen trên một nhiễm sắc thể? Phép lai nào hay được dùng hơn, vì sao?

     b) Sự di truyền của tính trạng do gen trên nhiễm sắc thể giới tính qui định luôn phân bố không đều ở 2 giới đúng hay sai, giải thích.

     c) Khi gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường thì kết quả phép lai thuận nghịch sẽ như thế nào, cho ví dụ minh hoạ?

Câu 5:

     a) Cho F1 lai với cơ thể khác được thế hệ lai có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:2:1. Xác định các qui luật di truyền có thể có chi phối phép lai trên?

     b) Ở một loài động vật, gen A quy định tính trạng tai bình thường là trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng tai xẻ. Khi tiến hành các phép lai, người ta thu được kết quả như sau:

     - Phép lai 1: Cho con cái thuần chủng tai xẻ lai với con đực thuần chủng tai bình thường, F1 thu được tất cả các con đều tai bình thường. Cho F1 giao phối với nhau, F2 thu được những con cái có kiểu hình tai xẻ và tai bình thường, những con đực chỉ có tai bình thường.

     - Phép lai 2: Lấy con đực F1 ở phép lai trên cho lai với con cái tai xẻ thu được kiểu hình tai xẻ chỉ có ở con cái, còn kiểu hình tai bình thường chỉ có ở con đực.

     Dựa vào kết quả 2 phép lai trên, hãy xác định quy luật di truyền gen quy định tính trạng hình dạng tai ở loài động vật đó. Viết sơ đồ lai minh họa?

Biết rằng cặp nhiễm sắc thể giới tính của loài động vật trên ở con đực là XY, con cái là XX; tính trạng nghiên cứu không chịu ảnh hưởng của môi trường và không có đột biến mới xảy ra.

Câu 6:

     a) Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền được thể hiện như thế nào khi xét locut gen gồm 2 alen?

     b) Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Giả sử một quần thể đang cân bằng di truyền và cứ 100 người bình thường thì có một người mang gen bệnh.

- Hai người bình thường trong quần thể trên kết hôn, theo lý thuyết hãy tính xác suất để họ sinh 2 con đều bình thường?

- Nếu cặp vợ chồng trên đều có kiểu gen dị hợp thì khả năng họ sinh 3 người con trong đó có cả trai lẫn gái và có ít nhất một người bình thường là bao nhiêu?

Câu 7:

     a) Trong các bằng chứng tiến hoá, bằng chứng nào là chính xác nhất; bằng chứng trực tiếp nào có tính thuyết phục nhất, vì sao?

     b) Cánh chim và cánh dơi là cơ quan tương tự hay cơ quan tương đồng, giải thích.

     c) Vì sao thú có túi bay ở châu Đại dương và sóc bay ở Bắc Mĩ có đặc điểm giống nhau là đều bay được nhưng chúng lại không có quan hệ họ hàng với nhau?

Câu 8:

     a) Tại sao chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen có hại ra khỏi quần thể, điều này có ý nghĩa gì?

     b) Ở một loài cá, số lượng cá bụng đốm đỏ chiếm ưu thế nhưng dễ bị kẻ thù phát hiện, cá bụng xám thì khó bị kẻ thù phát hiện. Các con cá cái lại thích chọn giao phối với những con cá bụng đốm đỏ. Tại sao những con cá bụng đốm đỏ dễ bị kẻ thù phát hiện nhưng vẫn chiếm ưu thế?

Câu 9:

     a) Thực vật và động vật có biến đổi gì về hình thái để thích nghi với điều kiện gió mạnh?

     b) Cây xoài của miền Nam đưa ra trồng ở miền Bắc thì ít quả hơn, quả nhỏ, chua và nhiều xơ,... Bằng các kiến thức về sinh thái hãy giải thích tại sao lại có hiện tượng trên?

     c) Hãy giải thích tại sao những loài động vật hoang dã trong rừng mặc dù ít bị con người khai thác nhưng vẫn có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Câu 10:

     a) Phân biệt cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài.

     b) Trong thực tế trồng trọt cây ăn trái, người ta thường dùng một loại kiến để tiêu diệt sâu hại lá cam, đây là một ví dụ để minh họa cho việc ứng dụng một khái niệm trong sinh thái học vào sản xuất nông nghiệp.

     - Hãy trình bày khái niệm này?

     - Giải thích để cho thấy việc ứng dụng khái niệm nói trên không phải lúc nào cũng đưa đến kết quả tốt.

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Đáp án

1

 

a

- Cấu tạo các vùng đặc biệt của NST: tâm động, đầu mút, khoảng cách giữa các gen.

- Cấu tạo nên các intron, tham gia điều hòa hoạt động gen

- Nhiều trình tự chưa rõ có chức năng gì: gen giả, các đoạn lặp,…

b

ADN của plasmit

ADN là vật chất di truyền

- Kích thước nhỏ

- Có thể có nhiều bản sao/1 tế bào

- Nằm trong TBC

- Mang gen qui định một số

 đặc tính (khả năng thích nghi)

- Có khả năng nhân lên độc lập

- Kích thước lớn

- Chỉ có 1 phân tử

- Nằm trong vùng nhân

- Mang gen qui định các tính trạng và đặc tính của cơ thể

- Chỉ nhân lên khi tế bào phân chia

 

c

- Nguyên tắc 1 chiều:

+ Trong tự sao: chuỗi polynu luôn tăng trưởng theo chiều 5/  3/

+ Trong phiên mã: chuỗi polyribonu luôn tăng trưởng theo chiều 5/  3/

+ Trong dịch mã: chuỗi polypeptit luôn tăng trưởng theo chiều 5/  3/ trên mARN.

- Nguyên tắc ngược chiều:

 + Trong tự sao:

    Mạch gốc và mạch đang tổng hợp ngược chiều.

    Hai mạch đang tổng hợp ngược chiều nhau.

  + Trong phiên mã: Mạch khuôn và mARN ngược chiều.

  + Trong dịch mã: Chiều của mARN từ 5/  3/, chiều của bộ ba đối mã  từ 3/  5/

2

 

a

- Giải mã trình tự nucleotit

- Lai phân tử

b

- ĐB mất đoạn: VD: Bệnh ung thư máu, hội chứng tiếng mèo kêu, ...

- ĐB dị bội: VD: Hội chứng Đao, Claiphentơ, Tơcno,...      

c

- Nhận biết qua các biểu hiện:

+ Làm tiêu bản tế bào và quan sát dưới kính hiển vi (thay đổi hình thái NST)

+ Làm thay đổi nhóm gen liên kết

+ Làm giảm khả năng sinh sản của cơ thể sống (bán bất thụ).          

- Vai trò của chuyển đoạn NST:

+ Trong tiến hóa: cung cấp biến dị di truyền; tạo sự cách ly sinh sản giữa dạng bình thường với dạng chuyển đoạn; là con đường hình thành loài mới.

+ Trong chọn giống: thay đổi nhóm gen liên kết theo ý muốn hoặc chuyển gen từ loài này sang loài khác.

3

 

a

- Loại biến dị: thường biến

- Đặc điểm:

+ Biến đổi kiểu hình không liên quan đến biến đổi kiểu gen

+ Mang tính đồng loạt theo hướng xác định thích nghi với môi trường

+ Thường có lợi

+ Không di truyền được

- Ý nghĩa:+ Là đặc điểm thích nghi của sinh vật.

                + Có ý nghĩa gián tiếp trong tiến hoá.

b

- Mức sai sót: Phiên mã sai sót nhiều hơn tự sao do tự sao có cơ chế sửa sai còn phiên mã thì không có

- Hậu quả:

+ Sai sót trong tự sao sẽ nhân lên và có thể di truyền cho thế hệ sauà nghiêm trọng hơn

+ Sai sót trong phiên mã không di truyền cho thế hệ sau; phiên mã thường tạo ra nhiều

phân tử mARN, trong đó mARN đột biến liên tiếp là rất ít so với bình thườngà số chuỗi polipeptit bị đột biến rất ít so với số chuỗi bình thường à không ảnh hưởng nhiều tới chức năng chung của prôtêinà ít nghiêm trọng hơn

4

 

a

- Dùng các phép lai: lai phân tích, lai F1 x F1 trong trường hợp có hoán vị gen.                         

- Phép lai phân tích hay được dùng hơn vì:

+ Sự trao đổi chéo có thể xảy ra ở một giới àdùng phép lai F1 x F1 có thể không phát hiện ra. Nếu trao đổi chéo xảy ra ở hai giới với tần số thấp thì phải cần một lượng rất lớn cá thể F2 mới có thể phát hiện được những tổ hợp gen mới xuất hiện do hoán vị gen.                                                                                      

+ Nếu dùng lai phân tích: cơ thể kiểu gen đồng hợp lặn chỉ tạo một loại giao tử lặn à dễ dàng phát hiện các tổ hợp gen mới ở Fa.               

b

- Sai, sự phân bố tính trạng có thể đều hoặc không đều ở 2 giới tuỳ từng thế hệ và từng trường hợp

- Giải thích:

+ Gen trên NST giới tính ở đoạn tương đồng: F2 mới biểu hiện sự phân bố không đều tính trạng ở 2 giới.

+ Gen trên NST X ở đoạn không tương đồng:

• Gen trội nằm trên XX, gen lặn trên XY→ F1 tính trạng phân bố đều ở 2 giới, đến F2 mới biểu hiện tính trạng phân bố không đều ở 2 giới

• Gen trội nằm trên XY, gen lặn nằm trên XX→ F1 biểu hiện sự phân bố không đều tính trạng ở 2 giới, nhưng F2 tính trạng biểu hiện đều ở 2 giới.

c

- Giống nhau: phần lớn các trường hợp (QL phân ly, PLĐL, TTG,...)

- Khác nhau: VD quy luật hoán vị gen xảy ra ở 1 giới

{-- Nội dung đáp án câu 5 đề số 5 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

6

 

a

- Gen trên NST thường: Cấu trúc di truyền thỏa mãn đẳng thức:

                         p2AA + 2pqAa + q2aa = 1

- Gen trên NST giới tính: Tần số alen phân bố đều ở 2 giới:

              p2/2XAXA + pq XAXa + q2 /2 XaXa  + p/2XAY + q/2 XaY = 1

b

- Xác suất để gặp bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp: 1% x 1% = 0,01%

- Xác suất để sinh con trai là 1/2, xác suất để sinh con gái là 1/2

- Xác suất để bố mẹ đã có kiểu gen dị hợp sinh con bình thường là 3/4, xác suất sinh con bạch tạng là 1/4

+ Khi hai người bình thường trong quần thể trên kết hôn:

à xác suất để 2 người bình thường trong quần thể sinh 2 con bình thường: 1- XS 2 con bệnh- XS 1con bình thường, 1 con bệnh = 1- 1%.1%.(1/4)2-1%.1%.3/4.1/4.2 = 0,99995625

+ Nếu cặp vợ chồng đều có kiểu gen dị hợp:

à xác suất để sinh 3 con có cả trai lẫn gái: 1- 2(1/2)3 = 3/4

     xác suất để sinh 3 con có ít nhất 1 người bình thường: 1- (1/4)3 =63/64

à xác suất cần tìm: 3/4.63/64  = 189/256

7

 

a

- Bằng chứng sinh học phân tử là chính xác nhất; Còn hoá thạch là bằng chứng trực tiếp có tính thuyết phục.

- Bằng chứng sinh học phân tử chính xác nhất vì:

+ Vật chất di truyền của các đối tượng  sinh vật khác nhau đều có thành phần cấu tạo, nguyên lý sao chép, biểu hiện, ... về cơ bản giống nhau.

+ Phần lớn các đặc tính khác (giải phẫu so sánh, sự phát triển phôi, tế bào,...) đều được mã hóa trong hệ gen.

- Hoá thạch được coi là bằng chứng trực tiếp có tính thuyết phục vì:

+ Hoá thạch là di tích sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái đất.

+ Hoá thạch là cầu nối về nguồn gốc của các loài hiện đang sống; Phản ánh lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của các loài sinh vật.

b

- Cánh chim và cánh dơi vừa là cơ quan tương đồng vừa là cơ quan tương tự

+ Là cơ quan tương đồng: Vì cùng có nguồn gốc từ chi trước của ĐV thuộc siêu lớp Tetrapoda. Có thể thức cấu tạo chung giống nhau về sự phân bố xương, cơ, thần kinh, mạch máu,.... nhưng khác biệt về chi tiết.

     Ở cánh dơi: xương ngón phát triển tạo thành khung căng màng da để tạo lực cản không khí trong khi bay.

     Ở cánh chim: cánh hình thành do sự liên kết của nhiều lông vũ mọc ra từ biểu bì nên một số xương ngón thoái hoá.

+ Là cơ quan tương tự: Vì cùng có chức năng bay, thích nghi với lối sống bay lượn trong không trung. Cánh dơi có cấu tạo thứ sinh từ chi trước của thú có thể từ 1 đột biến lại tổ tương tự cánh ở khủng long bay.

c

+ Chúng không cùng nguồn gốc: thú có túi bay thuộc nhóm thú bậc thấp, sóc bay thuộc nhóm thú bậc cao                                 

+ Cả hai đều sống trong môi trường giống nhau nên chọn lọc tự  nhiên đã giữ lại những đặc điểm tương tự (tiến hoá hội tụ hay tiến hoá đồng qui).       

8

 

a

- Vì:

+ Alen lặn không biểu hiện kiểu hình ở thể dị hợp à không chịu tác động của chọn lọc

+ Alen đó liên kết chặt với các gen có lợi

+ Gen biểu hiện ở giai đoạn muộn sau sinh sản

- Ý nghĩa:

+ Tích lũy các BDDT cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc khi môi trường thay đổi

+ Tổ hợp các kiểu gen mới tạo ra làm thay đổi giá tri thích nghi của alen à trở nên có lợi.

b

- Đặc điểm đó đem lại sự thành đạt sinh sản và một khi lợi ích lớn hơn hiểm họa thì đặc điểm đó vẫn được CLTN lựa chọn.

9

a

- Thực vật: phấn nhiều, nhẹ; quả, hạt có lông, cánh,…à phát tán nhờ gió; cây thân thấp, bò, rễ bám sâu hoặc có thân rễ (đước), rễ phụ (đa, si,…), bạnh rễ (lim, sấu…) à bám chắc

- Động vật: tiêu giảm cánh à khỏi bạt ra biển; nhiều loài chim cánh rộng, sải cánh dài, khoẻ à bay giỏi, lượn giỏi,…

b

- Cây xoài ở miền Nam đã chịu tác động của các nhân tố sinh thái ở đó qua một thời gian lịch sử àhình thành đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí thích nghi với môi trường đó.

- Khi chuyển cây ra miền Bắc à chúng gặp điều kiện sinh thái không phù hợp (điều kiện đất đai và khí hậu thay đổi), những nhân tố cần thiết cho sự ra hoa của nó chưa thực sự phù hợp à cho ít quả  hơn, chất lượng của quả bị biến đổi.

 

-  Bản thân quần thể có số lượng quá ít (dưới mức tối thiểu) à khó có khả năng tự phục hồi, dễ bị diệt vong. Nguyên nhân là do:

+ Sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm à giảm khả năng thích ứng trước sự thay đổi của môi trường

+ Gặp gỡ đực - cái khó khăn à khả năng sinh sản của quần thể giảm

+ Giao phối gần xảy ra thường xuyên à nguy cơ thoái hóa giống

c

- Do hoạt động khai thác tài nguyên của con người đã dẫn đến sự thu hẹp, phân cắt và hủy diệt nơi sống của chúng

{-- Nội dung đáp án câu 10 đề số 5 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HSG môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Duy Tân có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra, các em còn có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF