OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 7 năm 2020 Trường THCS Bình Minh

15/03/2021 1.13 MB 355 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210315/423739134860_20210315_160636.pdf?r=6967
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 7 năm 2021 trường THCS Bình Minh. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em và quý thầy cô dạng đề thi học sinh giỏi lớp 6 phong phú và đa dạng. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

 

 
 

TRƯỜNG THCS BÌNH MINH

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN: NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (8,0 điểm)

MẸ VÀ QUẢ

Nguyễn Khoa Điềm

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả mọc rồi lại lặn

Như mặt trời khi như mặt trăng.

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?

a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên?

b) Trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn.

Câu 2. (12,0 điểm)

Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh (Sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016) đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.

Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1

a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên?

- Yêu cầu học sinh chỉ ra được 4 biện pháp tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ và câu hỏi tu từ:

+ So sánh: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên/Còn những bí và bầu thì lớn xuống...

+ Ẩn dụ quả xanh non, chỉ sự dại dột hay chưa trưởng thành của người con.

+ Hoán dụ: Bàn tay mẹ mỏi: chỉ sự già nua và sự ra đi của mẹ.

+ Câu hỏi tu từ: Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?

b) Trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn.

* Giới thiệu khái quát về bài thơ: Bài thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết về tình cảm, sự mong đợi của người mẹ với con và lòng biết ơn chân thành của người con với mẹ.

---(Để xem tiếp đáp án của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. (2,0 điểm)

Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt, khi tả cảnh bà con nông dân tuốt lúa trong đêm trăng sáng, nhà thơ Nguyễn Duy có viết:

Mảnh sân trăng lúa chất đầy

Vàng tuôn trong máy tiếng quay xập xình

Theo em, ở dòng thơ thứ nhất, trong hai cách ngắt nhịp dưới đây, em chọn cách ngắt nhịp nào? Vì sao?

- Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy.

- Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy.

Câu 2. (4,0 điểm)

Cho hai câu thơ sau:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Hồ Xuân Hương, Bánh trôi nước)

Hãy chỉ ra và phân tích ý nghĩa của quan hệ từ trong hai câu thơ trên.

Câu 3. (4,0 điểm)

Trong văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan, người mẹ nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Theo em, "thế giới kì diệu" đó sẽ là những gì? Hãy viết một đoạn văn nói lên suy nghĩ của mình về "thế giới kì diệu" đó.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“… Quê hương là vòng tay ấm

Con nằm ngủ giữa mưa đêm

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.”

(Trích bài thơ “Quê hương” - Đỗ Trung Quân)

Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2: (1.0 điểm) Xác định nội dung của đoạn thơ?

Câu 3: (2.5 điểm) Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ?

Câu 4: (2.0 điểm) Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp gì?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)

Câu 1 (4.0 điểm)

Từ nội dung đoạn thơ phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương của mỗi người.

Câu 2 (10.0 điểm)

Hoài Thanh nhận xét: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

Câu 2: Đoạn thơ đã thể hiện được tình cảm yêu thương, gắn bó tha thiết, sâu sắc của nhà thơ với quê hương yêu dấu.

Câu 3:

- Các biện pháp tu từ:

+ Điệp ngữ “quê hương” được lặp lại 4 lần.

+ So sánh: Quê hương là vòng tay ấm, là đêm trăng tỏ, như là chỉ một mẹ thôi.

- Tác dụng: nhấn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thiết.

Câu 4:

- Trình bày thành một đoạn văn (từ 5-7 câu)

- Học sinh xác định thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân

+ Vai trò của quê hương.

+ Giáo dục tình yêu quê hương.

---(Để xem đầy đủ đáp án phần Đọc hiểu và Tạo lập văn bản vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (4.0 điểm):

Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ sau:

CẢNH KHUYA

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(Hồ Chí Minh- Ngữ văn 7, tập I)

Câu 2 (6.0 điểm):

Cảm nhận của em về đoạn văn sau bằng một văn bản ngắn:

“Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

(Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng)

Câu 3 (10 điểm):

Trong văn bản “Lòng yêu nước” (Ngữ văn 6 – Tập 1), nhà văn I. Ê-ren-bua đã viết:

“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.”

Từ việc hiểu nội dung đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương đất nước.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (4 điểm)

HS chỉ ra được các biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ (0,5đ)

- Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người. (1,0đ)

- Điệp từ lồng với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc… (1,0đ)

- Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước. (1,0đ)

=> Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người. (0,5đ)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (1 điểm) Trong đoạn trích sau câu nào là câu đặc biệt?

Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc.Và xóc.

Câu 2: (2 điểm)

Cho đoạn văn:

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của tác phẩm đó? (1đ)

b. Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên.(0,5đ)

Câu 3: (3 điểm) Hãy giải thích vì sao tác giả Phạm Duy Tốn lại lấy nhan đề là “Sống chết mặc bay”.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HSG môn Ngữ văn 7 năm 2020 Trường THCS Bình Minh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF