HOC247 xin giới thiệu với các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Tố Hữu nhằm ôn tập và củng cố các kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kỳ 2 sắp tới. Mời các em cùng theo dõi!
TRƯỜNG THCS TỐ HỮU |
KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: VẬT LÝ 8 Năm học: 2020-2021 Thời gian: 45p |
1. ĐỀ SỐ 1
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau.
Câu 1: Công thức tính công cơ học là:
A. A =F/S
B. A = d.V
C. A =m/V
D. A = F.s
Câu 2: Mũi tên vừa được bắn ra khỏi cung tên, vậy mũi tên lúc này có:
A. Động năng.
B. Thế năng hấp dẫn.
C. Thế năng đàn hồi.
D. Cả động năng và thế năng hấp dẫn.
Câu 3: Đổ 150cm3 rượu vào 100cm3 nước ta thu được hỗn hợp có thể tích:
A. 250cm3
B. Nhỏ hơn 250cm3
C. Lớn hơn 250cm3
D. Không xác định được
Câu 4: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém sau đây, cách nào đúng?
A. Đồng, không khí, nước.
B. Nước, đồng, không khí.
C. Đồng, nước, không khí.
D. Không khí, đồng, nước.
Câu 5: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra chủ yếu ở chất nào?
A. Chỉ ở chất khí.
B. Chỉ ở chất rắn.
C. Chỉ ở chất lỏng .
D. Chất khí và chất lỏng.
Câu 6: Tại sao vào mùa hè nóng bức ta nên mặc quần áo sáng màu:
A. Để dễ giặt.
B. Vì nó đẹp
C. Vì giảm được bức xạ nhiệt từ Mặt Trời.
D. Vì dễ thoát mồ hôi
PHẦN II. TỰ LUẬN ( 7điểm)
Câu 7: (2 điểm) Một học sinh trong 5 phút thực hiện một công cơ học là 9000J. Tính công suất của học sinh đó.
Câu 8: (1 điểm) Tại sao xăm xe đạp còn tốt đã bơm căng để lâu ngày vẫn bị xẹp?
Câu 9: (1 điểm) Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ nhanh sôi hơn ? Vì sao ?
Câu 10: (3 điểm) Thả một quả cầu bằng đồng có khối lượng 0,2kg được đun nóng tới 100oC vào một cốc nước ở 25oC. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 30oC.
a. Tính nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra và nhiệt lượng nước thu vào?
b. Tính khối lượng của nước?
Cho nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.
ĐÁP ÁN
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3điểm) Mỗi câu đúng được 0.5 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
A |
D |
B |
C |
D |
C |
PHẦN II: TỰ LUẬN (7điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
7 |
Tóm tắt: A= 9000J t = 5 phút P = ? Giải: Đổi 5 (phút) = 300(s) Công suất của học sinh đó là: ADCT: P = A/t = 9000/300 = 30(W) |
0.5
0.5
1 |
8 |
Vì giữa các phân tử của chất làm xăm có khoảng cách nên không khí có thể thoát qua đó ra ngoài nên xăm bị xẹp. |
1 |
...
---(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (1,5 điểm)
a) Viết công thức tính công suất.
b) Chỉ rõ các đại lượng, đơn vị của từng đại lượng trong công thức trên.
Câu 2: (1 điểm) Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có thế năng, trường hợp nào vật có động năng:
- Cái tên nằm trong chiếc cung đã được giương.
- Luồng gió đang thổi qua cánh đồng.
- Nước bị ngăn trên đập cao của nhà máy thủy điện.
- Máy bay đang bay.
Câu 3: (2 điểm)
Thế nào là sự dẫn nhiệt? Nêu tính dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.
Câu 4: (2,5 điểm) Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng. Hãy cho ví dụ minh họa cho mỗi cách?
Câu 5: (2 điểm) Một tấm đồng khối lượng 100 g được nung nóng, rồi bỏ vào trong 50 g nước ở nhiệt độ 100C. Khi đạt đến sự cân bằng nhiệt, tấm đồng tỏa ra nhiệt lượng 4200 J. Hỏi nhiệt độ sau cùng của nước bằng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kgK.
Câu 6: (1 điểm) Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen?
ĐÁP ÁN
Câu |
Đáp án |
Biểu điểm |
Câu 1 (1,5đ) |
a) Công thức tính công suất: P = A/t b) Trong đó: - A là công sinh ra (đơn vị: J) - t là thời gian thực hiện công (đơn vị: s) - P là công suất (đơn vị: W) |
1 đ
0,5đ |
Câu 2 (1 đ) |
+ Các trường hợp vật có thế năng là : - Cái tên nằm trong chiếc cung đã được giương. - Nước bị ngăn trên đập cao của nhà máy thủy điện. + Các trường hợp vật có động năng là : - Luồng gió đang thổi qua cánh đồng. - Máy bay đang bay. |
0,25 đ 0,25 đ
0,25 đ 0,25 đ |
Câu 3 (2 đ) |
- Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác. - Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. - Chất lỏng dẫn nhiệt kém nhưng tốt hơn chất khí. |
1 đ
0,5 đ
0,5 đ |
Câu 4 (2,5đ) |
Có hai cách làm biến đổi nhiệt năng của vật đó là: + Thực hiện công. Ví dụ: khi ta cọ xát miếng kim loại trên mặt bàn thì miếng kim loại nóng lên, nhiệt năng của miếng kim loại đã thay đổi do có sự thực hiện công. + Truyền nhiệt. Ví dụ: Nhúng miếng kim loại vào nước sôi, miếng kim loại nóng lên. |
0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ
0,5 đ 0,5 đ |
...
---(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
3. ĐỀ SỐ 3
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau
1. Chọn đáp án sai: Muốn có sự dẫn nhiệt từ vật này sang vật kia thì:
A. Hai vật phải tiếp xúc với nhau.
B.Vật có nhiệt độ cao hơn truyền sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
C.Vật có khối lượng lớn hơn truyền cho vật có khối lượng nhỏ hơn.
D.Vật có nhiệt năng lớn hơn truyền sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
2. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A.Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
B.Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
C.Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua lỗ buộc ra ngoài.
D.Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó để ra ngoài.
3. Tại sao khi pha nước chanh đá phải hòa đường vào trước rồi mới bỏ đá mà không làm ngược lại?
A.Để khi hòa đỡ vướng vào đá
B.Làm như vậy để nước chanh ngọt hơn
C.Nếu cho đá vào trước nhiệt độ của nước giảm làm giảm quá trình khuếch tán, đường sẽ tan lâu hơn.
D.Do một nguyên nhân khác
4. Một ấm nhôm có khối lượng 300g chứa 1 lít nước. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun nước trong ấm từ 250C đến khi nước trong ấm sôi lên.
A.334,8 kJ. B. 178,4 kJ.
C.380 kJ. D.672,12 kJ
5. Động năng của vật phụ thuộc vào:
A. Khối lượng và vị trí của vật |
C. Vận tốc và vị trí của vật |
B. Khối lượng và vận tốc của vật |
D. Vị trí của vật so với mặt đất |
6. Hãy chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau đây:
A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng
B. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
C. Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh
D. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật chuyển động càng nhanh.
7. Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào?
A. Chỉ ở chất khí |
C. Chỉ ở chất rắn |
B. Chỉ ở chất lỏng |
D. Chất khí và chất lỏng |
8. Công thức nào sau đây là đúng với công thức tính nhiệt lượng thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 đến t2
A. Q = m.c.( t2 – t1) |
C. Q = m.c.( t1 – t2) |
B. Q = ( t2 – t1)m/c |
D. Q = m.c.( t1 + t2) |
PHẦN II. TỰ LUẬN
9. Một người thả 300(g) chì ở nhiệt độ 1000C vào 250(g) nước ở nhiệt độ 58,50C làm cho nước nóng lên tới 600C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K và bỏ qua sự hao phí nhiệt ra môi trường bên ngoài. Hãy tính:
a) Nhiệt độ của chì khi có cân bằng nhiệt
b) Nhiệt lượng nước đã thu vào
c) Nhiệt dung riêng của chì?
10. Trình bày hiểu biết của em về cấu tạo chất, nguyên tử, phân tử?
11. Một học sinh quả quyết với bạn mình rằng: “Áo bông chẳng sưởi ấm người ta một chút nào cả”. Theo em, nói như vậy có chính xác không? Tại sao?
12. Tại sao các bể chứa xăng lại được quét một lớp nhũ tráng bạc?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
C |
D |
C |
A |
B |
D |
D |
A |
II. Tự luận
9. Tóm tắt:
Khối lượng chì: m1= 300g= 0,3kg
t1=1000C
Khối lượng nước: m2= 250g= 0,25kg
t2=58,50C ; c2= 4200J/kg.K
t0 = 600C
Hỏi:
a) Nhiệt độ của chì khi xảy ra cân bằng nhiệt?
b) Q2=? (J)
c) c1=? (J/kg.K)
Giải:
a) Sau khi thả chì ở 1000C vào nước ở 58,50C làm nước nóng lên đến 600C. Thì 600C chính là nhiệt độ cân bằng của hệ hai chất đã cho. Đây cũng chính là nhiệt độ của chì sau khi đã xảy ra cân bằng nhiệt.
b) Nhiệt lượng của nước đã thu vào để tăng nhiệt độ từ 58,50C đến 600C là:
Q2 = m2 . c2 .( t0 ─ t2) = 0,25. 4200. (60 – 58,5) = 1575 (J)
c) Nhiệt lượng của chì đã toả ra khi hạ nhiệt độ từ 1000C xuống 600C là:
Q1 = m1 . c1 .( t1 ─ t0) = 0,3. c1 . (100 – 60) = 12. c1
Theo phương trình cân bằng nhiệt: Qtoả = Qthu .
Suy ra: Q1 = Q2 ↔ 1575 = 12. c1
→ c1 = 1575/12 = 131, 25 (J/kg.K )
Đ/s: a) 600C; b) 1575 J; c) 131,25 J/kg.K
10.
-Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là phân tử và nguyên tử
- Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, còn phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại
- Giữa các nguyên tử và phân tử có khoảng cách,các nguyên tử phân tử chuyển động không ngừng
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử,phân tử cấu tạo lên vật chuyển động càng nhanh
...
---(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Ném một quả bóng lên cao, hãy cho biết trong quá trình chuyển động, cơ năng đã được chuyển hóa như thế nào ?
Câu 2. Nêu nội dung của định luật bảo toàn cơ năng. Động năng của mộ: vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Câu 3. Điền vào chỗ trống:
Nhiệt năng có thể truyền từ……………của một vật,……………bằng hình thức dẫn nhiệt .
Câu 4. Một cần trục nhỏ khi hoạt động với công suất P = 1500W thì nâng được một vật nặng m = 200kg lên độ cao 12m trong 20 giây.
a) Tính công mà máy đã thực hiện được trong thời gian nâng vật ?
b) Tính hiệu suất của máy trong quá trình làm việc ?
Câu 5. Một đoàn tàu hỏa chuyển động đều với vận tốc 36km/h. Đầu máy phải thắng một lực cản bằng 0,005 trọng lượng của đoàn tàu. Biết công suất đầu máy là 750kW. xác định khối lượng của đoàn tàu ?
ĐÁP ÁN
Câu 1.
Khi ném quả bóng lên cao, bóng chuyển động theo hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đi lên chậm dần cho đến khi vận tốc bằng không, trong giai đoạn này thì động năng giảm dần và vận tốc giảm dần, thế năng hấp dẫn tăng dần vì độ cao của bóng tăng dần. Đến khi vận tốc của bóng bằng 0. động năng giảm đến giá trị 0 và thế năng đạt giá trị cực đại.
Giai đoạn 2: Đi xuống nhanh dần cho đến khi chạm đất. Trong giai đoạn này động năng tăng dần vì vận tốc tăng dần, thế năng hấp dẫn giảm dẩn vì độ cao của bóng giảm dần. Đến khi chạm đất, vận tốc của bóng là lớn nhất, động năng tăng đến giá trị cực đại còn thế năng giảm đến giá trị nhỏ nhất (nếu chọn mặt đất làm gốc thế năng thì thế năng của bóng bằng 0).
Câu 2.
Nội dung của định luật bảo toàn cơ năng: Trong quá trình cơ học. động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
Động năng của một vật phụ thuộc vào hai yếu tố đó là khối lượng và vận tốc của vật, nếu các đại lượng đó càng lớn thì động năng càng lớn.
Câu 3.
Nhiệt năng có thể truyền lừ phần này sang phần khác của một vật từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
Câu 4.
a) Áp dụng công thức \(P = \dfrac{A }{ t}\)
\( \Rightarrow A = P.t = 1500.20 = 30000\,J\)
b) Công có ích: \(A_1 = P.s = 10.200.12 = 24000\,J\)
Hiệu suất: \(H = \dfrac{{{A_1}}}{A} = 0,8\) hay \(H = 80\%.\)
Câu 5.
Theo giả thiết trong 1 s công của đầu tàu:
\(A = P.t = 750000\, J\)
Công lực cản \(A’ = 0,005.10 .m.s = 0,005.10.m. 10 \)\(\,= 750000\,J\)
Suy ra \(m =\dfrac{{750000}}{{0,5}} = 1500000\,kg \)\(\,= 1500\) tấn.
--(Hết đề thi số 4)--
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi, cơ năng của vật ở những dạng nào ? Chúng chuyển hóa như thế nào?
Câu 2. Một lò xo treo vật mi thì dãn một đoạn x\(_1\) , cũng lò xo ấy khi treo vật m\(_2\) thì dãn đoạn
x\(_2\) , biết khối lượng m\(_1\) < m\(_2\) . Hỏi cơ năng của lò xo ở dạng nào ? Trường hợp nào có cơ năng lớn hơn.
Câu 3. Điền vào chỗ trống :
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà……………được hay……………..trong quá trình truyền nhiệt.
Câu 4. Một máy đóng cọc có quả nặng khối lượng 200kg rơi từ độ cao 5m đến đập vào cọc móng, sau đó cọc bị đóng sâu vào đất 80cm. Lực cản của đất đối với cọc là 10000N. Khi va chạm búa máy đã truyền bao nhiêu % công của nó cho cọc.
Câu 5. Người ta kéo vật khối lượng m = 24kg lên cao bằng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài s = 15m và độ cao h =1,8m. Lực cản do ma sát trên đường là F\(_c\) = 36N. Hãy tính :
a) Công của người kéo, coi vật chuyển động thẳng đều.
b) Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
ĐÁP ÁN
Câu 1.
Khi vật ở độ cao h (lúc chưa rơi), quả bóng chỉ có thế năng hấp dẫn. Trong khi rơi, độ cao giảm dần do đó thể năng hấp dẫn cũng giảm dần. Mặt khác vận tốc của bóng mỗi lúc càng tăng do đó động năng của bóng tăng dần. Như vậy trong quá trình rơi, thế năng hấp dẫn đã chuyển hóa dần thành động năng. Khi rơi đến đất, thế năng đã chuyển hóa hoàn toàn thành động năng.
Câu 2. Vì lò xo bị dãn nên lò xo có thế năng đàn hồi. Vì x\(_1\) < x\(_2\) nên thế năng đàn hồi khi treo vật m\(_2\) lớn hơn.
Câu 3. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
Câu 4. Công toàn phần quả nặng rơi xuống sinh ra.
\(A = P.h = 200.10.5= 10000\, J\)
Công lực cản của đất đối với cọc là: \(A_1 = F.s = 10000.0,8 = 8000\,N\)
Số % cơ năng khi va chạm búa máy đã truyền thành công cho cọc
\(H =\dfrac{{{A_1}} }{ A} =\dfrac{{8000}}{{10000}} =0,8= 80\%\)
Câu 5.
a) Công cửa người kéo: \(A = P.h + F_{ms} .S = 240.1,8 + 36.15\)\(\, = 972\,J\)
b) Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng: \(H =\dfrac{{{A_1}} }{ A} =\dfrac{{432} }{ {972}} = 0,444 = 44,4\%\)
--(Hết đề thi số 5)--
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Tố Hữu. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024106 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/202462 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024120 - Xem thêm