OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Phan Chu Trinh

22/04/2021 929.78 KB 1450 lượt xem 9 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210422/255530573921_20210422_101858.pdf?r=6217
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em học sinh lớp 10 có thêm tài liệu ôn tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi học kì II sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 Trường THPT Phan Chu Trinh dưới đây được biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 10

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, hệ tư tưởng nào được tiếp nhận và nâng cao thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Việt Nam?

A. Phật giáo.                

B. Nho giáo.

C. Đạo giáo.                 

D. Hinđu giáo.

Câu 2: Sự sụp đổ của nhà Lê sơ và sự thành lập nhà Mạc được đánh dấu bằng sự kiện nào?

A. Năm 1527, Mạc Đăng Dung được vua Lê nhường ngôi.

B. Năm 1527, Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung được nhân dân suy tôn lên làm vua.

C. Năm 1527, thế lực phong kiến nhà Mạc hợp quân tiến đánh nhà Lê sơ, giành được chính quyền.

D. Năm 1527, nhận thấy sự bất lực và suy sụp của dòng họ Lê, Mạc Đăng Dung đã bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập ra nhà Mạc.

Câu 3: Khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” được nêu trong

A. bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.

B. “ Tinh thần luật pháp” của Mông-te-xki-ơ.

C. Hiến pháp năm 1791 của Pháp.

D. Hiến pháp năm 1793 của Pháp.

Câu 4: Ngoại thương ở nước ta hưng thịnh trong các thế kỉ XVI- XVII vì

A. nhà nước cho xây dựng nhiều hải cảng mới.

B. nhiều thợ thủ công lập xưởng để sản xuất và buôn bán.

C. nền sản xuất trong nước rất phát triển, tạo điều kiện cho sự phát triển của ngoại thương.

D. chủ trương mở cửa giao lưu buôn bán với nước ngoài của các chính quyền Trịnh- Nguyễn.

Câu 5: Khoa thi đầu tiên ở nước ta được tổ chức dưới triều đại nào?

A. Nhà Tiền Lê.                 

B. Nhà Lí.

C. Nhà Trần.                      

D.  Nhà Hồ.

Câu 6: Trận chiến quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm là

A. Bạch Đằng.

B. Chi Lăng - Xương Giang.

C. Rạch Gầm - Xoài Mút. 

D. Ngọc Hồi - Đống Đa.

Câu 7: Thành phần chủ yếu của quốc hội Anh là

A. tư sản và quý tộc mới.

B. tư sản và quý tộc phong kiến.

C. tư sản vừa và nhỏ. 

D. quý tộc phong kiến.

Câu 8: Ý không phản ánh đúng sự phát triển của Phật giáo ở nước ta thời Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần là

A. chùa chiền được xây dựng khắp nơi.

B. nhiều nhà sư đã tham gia tích cực vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước và rất được coi trọng.

C. một số vị vua thời Lí, Trần đã tìm đến với Phật giáo.

D. một số cao tăng Phật giáo Việt Nam đã đến tận Ấn Độ để tu nghiệp giáo lí đạo Phật.

Câu 9: Sau cách mạng tư sản, thể chế chính trị mới được thiết lập ở Anh là

A. quân chủ lập hiến.

B. dân chủ đại nghị.

C. nền cộng hòa. 

D. độc tài quân sự.

Câu 10: Kết cục của chiến tranh Trịnh - Nguyễn là

A. thế lực phong kiến họ Nguyễn giành và giữ chính quyền trong cả nước.

B. thế lực phong kiến họ Trịnh giành và giữ chính quyền trong cả nước.

C. chia lãnh thổ nước Đại Việt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài.

D. đất nước thống nhất dưới quyền cai trị của vua Lê.

Câu 11: Văn bản công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là

A. hiệp ước Pa-ri.

B. hòa ước Véc-xai.

C. Hiến pháp năm 1787.

D. bản Tuyên ngôn Độc lập.

Câu 12: Địa danh nào không phải là đô thị của nước ta trong các thế kỉ XVI- XVIII?

A. Thăng Long.            

B. Phố Hiến.

C. Vân Đồn.                 

D. Thanh Hà.

Câu 13: Trận thắng có ý nghĩa quyết định buộc thực dân Anh phải đầu hàng Bắc Mĩ là ở

A. Phi-la-đen-phi-a.          

B. Bô-xtơn.

C. I-oóc-tao.                     

D. Xa-ra-tô-ga.

Câu 14: Đặc điểm nổi bật về tình hình xã hội Pháp trước cách mạng năm 1789 là

A. phân chia thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

B. phân chia thành ba giai cấp: tư sản, công nhân và nông dân.

C. phân chia thành ba giai cấp: địa chủ, tư sản và nông dân.

D. phân chia thành ba đẳng cấp: Quý tộc, tư sản và Đẳng cấp thứ ba.

Câu 15: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn?

A. Chế độ phong kiến Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc.

B. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

C. Phong trào nông dân bị đàn áp.

D. Đất nước được thống nhất nhưng chính quyền mới lại suy thoái.

Câu 16: Loại máy giữ vai trò quan trọng, có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất ở Anh thời kì cách mạng công nghiệp là

A. máy kéo sợi.            

B. máy hơi nước.

C. máy dệt.                 

D. máy kéo.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Hãy đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước.

Câu 2: Nêu tình hình kinh tế- xã hội Pháp trước cách mạng năm 1789.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

1

B

5

B

9

A

13

C

2

D

6

C

10

C

14

A

3

A

7

A

11

B

15

D

4

D

8

D

12

C

16

B

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

- Phong trào Tây Sơn có vai trò to lớn

+ Năm 1773- 1777, lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong.

+ Năm 1785, đánh tan quân xâm lược Xiêm với chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút.

+ Năm 1786- 1788, lật đổ chính quyền Lê- Trịnh ở Đàng Ngoài, làm chủ đất nước.

+ Năm 1789, đánh tan quân xâm lược Thanh với chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa.

→​ Sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu hoàn thành.

Câu 2.

* Tình hình kinh tế:

- Nông nghiệp: lạc hậu, phương thức sản xuất thô sơ...

- Công thương nghiệp phát triển: Máy móc nhiều, xí nghiệp được mở rộng...

- Ngoại thương có bước tiến mới: buôn bán với Châu Âu và phương Đông...

* Tình hình xã hội:

- Chia thành 3 đẳng cấp:

+ Đẳng cấp Tăng Lữ và đẳng cấp Quý tộc: chiếm số ít, có nhiều đặc quyền, đặc lợi...

+ Đẳng cấp thứ ba: tư sản, nông dân và bình dân thành thị. Chiếm số đông, bị lệ thuộc...

- Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc ngày càng gay gắt.

→ Xã hội Pháp khủng hoảng sâu sắc.

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đất nước chính thức bị chia cắt sau cuộc chiến tranh

A. Trịnh – Nguyễn.          

B. Lê – Mạc.

C. Lê – Trịnh.                

D. Trịnh – Mạc.

Câu 2: Chiến thắng nào quyết định cuộc kháng chiến chống quân Xiêm giành thắng lợi?

A. Bạch Đằng.

B. Chi Lăng - Xương Giang.

C. Rạch Gầm - Xoài Mút.

D. Ngọc Hồi - Đống Đa.

Câu 3: Kết quả của các cuộc cách mạng tư sản là gì? 

A. Hình thành liên minh tư sản và vô sản.

B. Thiết lập sự cầm quyền của vô sản.

C. Thiết lập sự cầm quyền của giai cấp tư sản.

D. Thiết lập sự cầm quyền của phong kiến.

Câu 4: Vì sao năm 1870, Phổ tiến hành cuộc chiến tranh với Pháp?

A. Pháp cản trở quá trình thống nhất đất nước của Phổ.

B. Phổ muốn sáp nhập Pháp vào lãnh thổ của mình.

C. Phổ muốn Pháp suy yếu về kinh tế.

D. Pháp có những hành động khiêu khích, xâm lấn đất đai của Phổ.

Câu 5: Điều không phản ánh đúng tình hình nước ta thế kỷ XVI?

A. Các vua triều Lê quan tâm, chăm lo cho dân.

B. Quan lại, địa chủ hoành hành, hạch sách nhân dân.

C. Nhiều thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực.

D. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra.

Câu 6: Hình thức của cách mạng tư sản Anh là gì?

A. Nội chiến cách mạng. 

B. Đấu tranh chính trị, hòa bình.

C. Chiến tranh xâm lược.

D. Chiến tranh giải phóng.

Câu 7: Những tiến bộ về khoa học - kỹ thuật góp phần

A. thay thế lao động chân tay bằng máy móc.

B. thay đổi cơ cấu sản xuất và kinh tế.

C. thay đổi cơ cấu dân cư.

D. đẩy nhanh các cuộc chiến tranh.

Câu 8: Tôn giáo được độc tôn ở thế kỷ XIX là

A. Phật giáo.             

B. Đạo giáo.

C. Nho giáo.      

D. tín ngưỡng dân gian.

Câu 9: Năm 1830-1831, vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính, chia cả nước thành

A. 30 đạo thừa tuyên.

B. 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.

C. hai vùng: Bắc thành, Gia Định thành.

D. ba vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các trực doanh.

Câu 10: Cách mạng tư sản Pháp được đánh giá

A. Là cuộc chiến tranh chống xâm lược.

B. Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

C. Là cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.

D. Là cuộc cách mạng tư sản triệt để.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 29 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM 

1

A

8

C

15

D

22

D

2

C

9

B

16

B

23

B

3

C

10

D

17

D

24

D

4

A

11

B

18

C

25

C

5

A

12

D

19

D

26

A

6

A

13

D

20

C

27

C

7

B

14

B

21

B

28

D

 

PHẦN II: TỰ LUẬN

1. Tư tưởng, tôn giáo.

Ở thời kỳ độc lập Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.

* Nho giáo

- Thời Lý, Trần, Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị (những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ), chi phối nội dung giáo dục thi cử.

- Nho giáo không phổ biến trong nhân dân.

* Đạo Phật

- Thời Lý - Trần được phổ biến rộng rãi và giữ vị trí đặc biệt quan trọng.

+ Các nhà sư được triều đình tôn trọng và có lúc đã tham gia bàn việc nước.

+ Vua quan nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí Phật.

+ Chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông.

* Đạo giáo:

- Không phổ cập, hòa lẫn trong tín ngưỡng dân gian.

- Một đạo quán được xây dựng.

2. Giáo dục:

- Năm 1070, Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.

- Năm 1075, tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành

- Thế kỉ X – XV, giáo dục được hoàn thiện và phát triển, là nguồn đào tạo quan chức và người tài.

+ Thời Lê sơ, cứ ba năm có một kỳ thi hội, chọn tiến sĩ.

+ Năm 1484, dựng bia ghi tên tiến sĩ => Giáo dục được tôn vinh, quan tâm phát triển.

- Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí, giáo dục nho học không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

3. Phát triển văn học

- Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo.

- Từ thế kỷ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.

- Đặc điểm, ý nghĩa:

+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

+ Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp là gì?

A. Chế độ phong kiến Pháp tồn tại lâu đời và ngày càng khủng hoảng.

B. Nước Anh tư sản là tấm gương cổ vũ tư sản Pháp làm cách mạng.

C. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chế độ phong kiến.

D. Nền kinh tế TBCN ra đời nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm.

Câu 2: Ý không phản ánh đúng những biện pháp mà chính quyền phong kiến Anh đã thực hiện nhằm cản trở sự phát triển kinh doanh của tư sản và quý tộc mới là gì?

A. Nhà nước độc quyền thương mại, thu thuyền bè.

B. Nhiều đặc quyền phong kiến vẫn được duy trì.

C. Cấm tư sản và quý tộc mới kinh doanh một số ngành công nghiệp.

D. Đặt ra nhiều thứ thuế mới.

Câu 3: Tháng 8 – 1789, phái Lập hiến trong Cách mạng Pháp đã

A. đánh bại liên quân phong kiến Áo – Phổ.

B. thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

C. xử tử vua Lui XVI.

D. ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới trên 21 tuổi.

Câu 4: Điểm giống nhau cơ bản của tình hình nước Anh và nước Pháp trước cách mạng tư sản là gì?

A. Vấn đề tài chính là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng.

B. Xã hội đều phân chia thành các đẳng cấp.

C. Đều xuất hiện tầng lớp quý tộc mới.

D. Đều có sự xâm nhập của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp.

Câu 5: Vua Sáclơ I bị xử tử là do đâu?

A. Ý muốn của giai cấp tư sản.

B. Quyết định của những người đứng đầu Quốc hội.

C. Theo quy định của Hiến pháp nước Anh vì nhà vua phạm tội phản quốc.

D. Nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân.

Câu 6: Ngày 4 – 7 – 1776 trở thành ngày Quốc khánh của nước Mĩ vì

A. là ngày thực dân Anh công nhận độc lập ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ.

B. là ngày cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa giành thắng lợi.

C. đại hội lục địa thông qua Tuyên ngôn độc lập, thành lập Hợp chúng quốc Mĩ.

D. là bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa.

Câu 7: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa là

A. mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính phủ Anh ngày càng sâu sắc.

B. 13 thuộc địa bị cấm không được khai hoanh những vùng đất ở miền Tây.

C. 13 thuộc địa bị cấm phát triển sản xuất.

D. 13 thuộc địa bị cấm không được buôn bán với nước ngoài.

Câu 8: Tháng 9 – 1791, Hiến pháp được thông qua, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức

A. Cộng hòa tư sản.

B. Dân chủ tư sản.

C. Quân chủ lập hiến.

D. Dân chủ.

Câu 9: Nhà vua Anh đã dựa vào lực lượng nào để chống lại Quốc hội?

A. Giáo hội Anh.

B. Nông dân và công nhân.

C. Quý tộc mới.

D. Quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh.

Câu 10: Tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Mĩ là:

A. G. Oasinhtơn.          

B. Phranklin.

C. Ru-dơ-ven.              

D. A. Lincôn.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 18 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

1

C

5

D

9

D

13

D

2

C

6

C

10

A

14

B

3

B

7

A

11

D

15

A

4

A

8

C

12

B

16

B

 

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1:

1. Tư tưởng, tôn giáo

- Thế kỷ XVI - XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.

- Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.

- Thế kỷ XVI - XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.

- Tín ngưỡng truyền thống phát huy: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.

=> Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.

2. Giáo dục và văn học

* Giáo dục:

- Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.

+ Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.

+ Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.

+ Thời Quang Trung: Đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.

- Giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng giảm sút. Nội dung giáo dục Nho học hạn chế sự phát triển kinh tế.

 * Văn học:

- Nho giáo suy thoái.

- Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước

- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Hoan

- Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.

- Thế kỷ  XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.

3. Nghệ thuật và khoa học - kĩ thuật

* Nghệ thuật:

- Kiến trúc điêu khắc: Chùa Thiên Mụ(Huế), tượng Phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay, tượng La Hán chùa Tây Phương.

- Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.

* Khoa học - kỹ thuật:

 - Sử học: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên...

 - Địa lý: Bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.

 - Quân sự: Hổ trướng khu cơ.

 - Triết học: Tập sách Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.

 - Y học: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

- Đúc súng đại bác theo phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.

Câu 2:

1. Xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước, chính sách ngoại giao:

- Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long). Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

* Tổ chức bộ máy nhà nước:

- Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê.

- Thời Gia Long chua nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các trực doanh (Trung Bộ) do Triều đình trực tiếp cai quản.

- Năm 1831 - 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình.

- Tuyển chọn quan lại: thông qua giáo dục, khoa cử.

- Luật pháp ban hành Hoàng triều luật lệ với 400 điều hà khắc.

- Quân đội: được tổ chức quy củ trang bị đầy đủ song lạc hậu, thô sơ.

* Ngoại giao:

- Thần phục nhà Thanh (Trung Quốc).

 - Bắt Lào, Cam-pu-chia thần phục.

- Với phương Tây “đóng cửa, không chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại giao của họ”.

2. Đánh giá chính sách ngoại giao của triều Nguyễn:

- Tích cực: Mặc dù triều đình nhà Nguyễn chịu phục tùng nhà Thanh và bắt Lào, Chân Lạp phải thần phục, song quan hệ thân thiện với các nước láng giềng vẫn được duy trì.

- Hạn chế: Trước sự nhòm ngó của các nước phương Tây, nhà Nguyễn chủ trương “đóng cửa”, không chấp nhận việc đặt quan hệ với họ. Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu, không tạo điều kiện cho đất nước giao lưu với các nước và các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới, dẫn đến tụt hậu và trì trệ.

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Từ nửa sau thế kỉ XVII, tình hình nông nghiệp nước ta có điểm gì nổi bật?

A. khủng hoảng trầm trọng.

B. phát triển vượt bậc.

C. dần ổn định trở lại.

D. suy yếu nghiệm trọng.

Câu 2. Các chúa Nguyễn ở Đảng Trong đã thực hiện chính sách gì để mở rộng ruộng đồng?

A. tăng cường xâm lược lãnh thổ.

B. tiến hành chiến tranh với Đảng Ngoài.

C. khuyến khích mua bán ruộng đất.

D. khuyến khích nhân dân khai phá đất hoang.

Câu 3. Các nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam trong thế kỉ XVI – XVIII bao gồm

A. làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức.

B. làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm tranh sơn mài, làm đồ trang sức.

C. làm đường trắng, làm gốm sử, dệt vải lụa, làm giấy.

D. khắc in bản gỗ, dệt vải lụa, rèn sắt, đúc đồng.

Câu 4. Ngành nào từ thế kỉ XVI đến XVIII trở thành ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đảng Ngoài?

A. đúc đồng.

B. làm gốm sứ.

C. khai mỏ.

D. làm giấy.

Câu 5. Thương nhân Hà Lan mỗi lần vào nước ta phải mua tơ xấu của chúa Trịnh đến hàng vạn lạng bạc, trong lúc đó “nợ cũ thì hầu như tuyệt vọng mà bọn quan lại thì ít khi trả tiền ngay, trong khi những việc này không đem trình lên chúa được nếu như không thông qua các bà phi dẫn đến tệ hà làm nặng nề”.

Đoạn trích trên thể hiện điều gì về tình hình ngoại thương nước ta giữa thế kỉ XVIII?

A. nguyên nhân đưa đến sự suy yếu của ngoại thương.

B. sự khủng hoảng của chính quyền Đảng Ngoài.

C. sự suy yếu của chính quyền Đảng Trong.

D. sự phát triển của tệ tham những ở địa phương.

Câu 6. Biểu hiện nào chứng tỏ buôn bán nước nước ta phát triển mạnh ở miền xuôi từ các thế kỉ XVI – XVII?

A. nhiều phường hội được thành lập.

B. chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi.

C. thương nhân nước ngoài đến buôn bán lâu dài.

D. nhà nước đóng nhiều thuyển để thuận tiện buôn bán.

Câu 7. Người Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan đến nước ta để mang hàng hóa của họ đổi lấy những gì?

A. vũ khí, thuốc súng, len dạ.

B. tơ lụa, đường, nông sản quý.

C. bạc, đồng, đồ sứ.

D. vũ khí, len dạ, đồ sứ.

Câu 8. Nhân tố nào tạo điều kiện cho sự hình thành và hưng khởi của các đô thị ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?

A. Chính sách cải cách của nhà nước.

B. Nhiều thương nhân đến Việt Nam buôn bán.

C. Những đô thị cũ trước đây được phục hồi.

D. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa.

Câu 9. Ý nào sau đây phản ánh không chính xác về đặc điểm của nông nghiệp nước ta cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI?

A. Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ, quan lại

B. Nhà nước không quan tâm nhiều đến sản xuất

C. Thiên tai, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra

D. Ở vùng đất mới Đàng Trong, nông nghiệp tương đối phát triển

Câu 10. Điểm mới nào sau đây thể hiện sự phát triển của thương nghiệp ở nước ta từ thế kỉ XVI – XVIII?

A. Xuất hiện các chợ họp theo phiên

B. Xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của các vùng

C. Thợ thủ công đem hàng đến các đô thị, cảng thị buôn bán

D. Có sự giao lưu buôn bán với một số nước trong khu vực.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1C

2D

3A

4C

5A

6B

7B

8D

9D

10B

11A

12D

13C

14D

15A

16B

17C

18B

19B

20A

21C

22A

23C

24B

25A

26A

27D

28A

29B

30C

31D

32D

33D

34C

35C

36C

37B

38C

39B

40A

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Cư dân của nền văn hóa nào đã mở đầu cho nền nông nghiệp sơ khai ở Việt Nam?

A. Bắc Sơn.

B. Sa Huỳnh.

C. Hòa Bình.

D. Óc Eo.

Câu 2. Nền chính trị của Cham-pa không mang đặc điểm nào sau đây?

A. Vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo.

B.  Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn.

C. Giúp việc cho vua có Tể tướng và các đại thần.

D. Cả nước chia thành 15 bộ do Tể tướng đứng đầu.

Câu 3. Đặc trưng nào khiến các làng xóm người Việt trở thành nơi xuất phát của các cuộc đấu tranh giành độc lập dưới thời kì Bắc thuộc?

A. Tính khép kín và có tính bền vững.

B. Tính mở rộng và có sự lỏng lẻo nhất định.

C. Tính cố hữu và ảnh hưởng từ bên ngoài.

D.  Tình phát triển và là trung tâm buôn bán quan trọng.

Câu 4. Bộ luật nào được ban hành dưới thời Lê sơ?

A. Hình luật.

B. Quốc triều Hình luật.

C. Luật Lê Thánh Tông

D. Hoàng triều Luật lệ.

Câu 5. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê có điểm gì khác so với thời Đinh – Tiền Lê?

A. Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ.

B. Bộ máy nhà quân chủ chuyên chế nhưng còn sơ khai.

C. Cả nước chia thành 10 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti.

D. Dưới vua có ba ban: ban văn, ban võ và tăng ban.

Câu 6. Nội dung nào thể hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV?

A. Sự phong phú của các mặt hàng mỹ nghệ

B. Sự ra đời của đô thị Thăng Long

C. Hệ thống chợ làng, chợ huyện phát triển

D. Sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống

Câu 7. Để đối phó với quân giặc quân dân nhà Trần đã thực hiện kế sách gì?

A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”

B.  “Vườn không, nhà trống”

C. “Ngụ binh ư nông”

D. “Tiên phát chế nhân”

Câu 8. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Trong buổi lễ mừng chiến thắng quân Tống

B. Đang lúc diễn ra trận đánh ác liệt ở phòng tuyến sông Như Nguyệt

C. Khi vua Tống đầu hàng Đại Việt

D. Trong cuộc tập kích lên đất Tống của quân ta

Câu 9. Thời kì nào Nho giáo, Phật Giáo, Đạo giáo được du nhập vào nước ta

A. Thời Trần.

B. Thời Lý.

C. Thời Bắc thuộc.

D. Thời Văn Lang -Âu Lạc.

Câu 10. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra từ

A. năm 1627 đến năm 1672. 

B. năm 1945 đến năm 1592.

C. năm 1545 đến năm 1627. 

D. năm 1672 đến năm 1592.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1. C

2. D

3. A

4. B

5. A

6. D

7. B

8. B

9. C

10. A

11. B

12. A

13. D

14. A

15. C

16. C

17. D

18. A

19. A

20. B

21. A

22. C

23. B

24. D

25. B

26. C

27. C

28. A

29. B

30. B

31. C

32. C

33. A

34. C

35. B

36. C

37. B

38. D

39. C

40. A

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Phan Chu Trinh Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF