OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Võ Thị Sáu

03/12/2021 1.07 MB 2651 lượt xem 6 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211203/888219435605_20211203_143436.pdf?r=2435
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập chuẩn bị trước kì thi giữa học kì 1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Võ Thị Sáu được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (2 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

“Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi. Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện.Cải sợ kém thế lót trước cho thầy lí năm đồng. Khi xử kiện thầy lí nói :

- Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.

Cải vội xòe tay năm ngón, ngảng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm:

- Xin xét lại , lẽ phải về con mà!

Thầy lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay mặt nói :

- Tao biết mày phải nhưng nó phải bằng hai mày”

(Theo tiếng cười dân gian Việt Nam)

Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?

Câu 2 (0,5 điểm): Hành động xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt có ý nghĩa gì?

Câu 3 (1 điểm): Từ “phải” trong văn bản có ý nghĩa gì? Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật nào qua từ “phải”?

II. PHẦN LÀM VĂN: (8 điểm)

Câu 1. Nghị luận xã hội: (2 điểm)

Suy nghĩ về nhường nhịn trong cuộc sống con người.

Câu 2. Nghị luận văn học: (6 điểm)

Nêu cảm nhận của em về nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt tự sự

Câu 2 (0,5 điểm): Hành động xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt có nghĩa là : số tiền bỏ ra phải gấp đôi

Câu 3 (1 điểm): “Phải” một là lẽ phải, cái đúng

- “Phải” hai: bắt buộc, là số tiền cần phải có

- Nghệ thuật: chơi chữ

II. PHẦN LÀM VĂN TỰ SỰ (8 điểm)

1. Nghị luận xã hội: (2 điểm)

Viết đoạn văn khoảng 100 chữ

- Nội dung: Cần đảm bảo các ý sau:

+ Nhường nhịn được coi là phương châm đối nhân xử thế hàng ngày.

+ Đức tính nhường nhịn được thể hiện ở một con người điềm đạm khoan dung vị tha và họ luôn được mọi người yêu quý nhưng rất kính trọng.

+ Nhường nhịn có nghĩa là cảm thông thông cảm và tha thứ cho nhau.

+ Người biết suy xét kĩ biết nhường nhịn sẽ giúp họ làm chủ được mình “một điều nhịn là chín điều lành”. Họ có những lời nói cử chỉ hành động nhẹ nhàng từ tốn.

2. Nghị luận văn học: (6 điểm) Văn Biểu cảm

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm bài văn biểu cảm

- Kết cấu rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trong sáng ; có chính kiến, có tính biểu cảm. Hạn chế tối đa các lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu…

- Chữ viết rõ ràng, bài sạch sẽ.

* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được các nội dung cơ bản sau:

- Tấm tiêu biểu cho phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương, chịu khó, siêng năng, chăm chỉ,...

- Số phận bất công đã để cho cô Tấm nết na hiếu thảo sớm phải sống cảnh mồ côi, sớm phải chịu đựng những đày đoạ hành hạ của cuộc sống "Mẹ ghẻ con chồng".

- Nhưng đôi khi ta lại lại bắt gặp hình ảnh cô Tấm quá yếu ớt, thụ động.

- Sự thần kì giờ đây đến từ sức mạnh nội tại, chiến đấu giữ vững hạnh phúc, thực thi công lý báo thù. Tấm trở nên mạnh mẽ, quyết liệt bên cạnh bản tính hiền lành, nhân hậu vốn có của mình.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I. Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc bài ca dao sau và trả lời các yêu cầu nêu bên dưới:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”

 (Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa - Ngữ văn 10, tập 1, trang 83, Nxb GD 2006)

Câu 1: Anh (chị) hãy xác định nhân vật giao tiếp trong bài ca dao trên?

Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết nội dung giao tiếp của bài ca dao trên là gì?

Câu 3: Anh (chị) hãy xác định hai phép tu từ được sử dụng trong bài ca dao trên và cho biết hiệu quả biểu đạt của chúng.

Câu 4: Anh (chị) hãy ghi hai bài ca dao có mô-típ mở đầu bằng từ “Thân em” (khác bài ca dao đã cho ở trên).

Phần II. Làm văn (5 điểm)

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc hiểu (4đ)

Câu 1: Nhân vật giao tiếp: Lời người phụ nữ người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu 2: Nội dung giao tiếp: Ý thức về phẩm chất và số phận của người phụ nữ .

Câu 3: Phép tu từ:

- Phép so sánh “Thân em như tấm lụa đào”

- Câu hỏi tu từ “Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

- Từ láy “phất phơ”,

- Ẩn dụ “tấm lụa đào”

- Phép so sánh làm cho lời nói giàu hình ảnh, góp phần miêu tả một cách hình tượng vẻ đẹp của người phụ nữ.

- Câu hỏi tu từ: Góp phần làm tăng sắc thái biểu cảm cho lời than thân .

- Từ láy: thể hiện sự bấp bênh trong thân phận của người phụ nữ góp phân làm cho lời nói giàu hình ảnh .

- Ẩn dụ: có tác dụng làm cho lời than giàu hình ảnh và hàm súc góp phần khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.

Câu 4:

Học sinh lấy ví dụ có mô -típ: “Thân em như”

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.”

“Thân em như quế giữa rừng

Ngát hương ai biết thơm lừng ai hay”.

Phần II: Làm văn (6đ)

Dàn ý:

a. Mở bài:

- Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình đã có được kỉ niệm giàu ấn tượng và sâu sắc (ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô…).

- Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy (trong một lần về thăm quê, trong một lần cùng cả lớp đi chơi, đi học nhóm hoặc trong một lần được điểm tốt, hay một lần mắc lỗi được thầy cô rộng lượng phân tích và tha thứ...).

b. Thân bài:

(1) Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với người mà ta sắp xếp (tình cảm gắn bó lâu bền hay mới gặp, mới quen, mới được thầy (cô) dạy bộ môn hay chủ nhiệm…).

(2) Kể về kỉ niệm.

- Câu chuyện diễn ra vào khi nào ?

- Kể lại nội dung sự việc.

+ Sự việc xảy ra thế nào?

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

"Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.

Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm... Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.

Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn."

       (Tuoitre.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?

Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh"?

Câu 4: Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào?

Phần II. Làm văn (5 điểm)

Câu 1: Viết đoạn văn ngắn khoảng ( 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.

Câu 2: Sáng tác một truyện ngắn (đề tài tự chọn mang ý nghĩa xã hội) có tác dụng thiết thực đối với tuổi trẻ hiện nay.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I: Đọc hiểu:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2: Theo tác giả, người có bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt.

Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh"?

- Bởi vì: khi một cá nhân có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm phương hại đến xã hội thì không ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh...

Câu 4: Theo anh/chị, cần làm thế nào để rèn luyện bản lĩnh sống?

- Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng

- Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

- Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực

- Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.

Phần II: Làm văn

Câu 1:

Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận.

Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.

* Phân tích vấn đề:

- Giải thích:

+ Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.

- Bàn luận ý nghĩa của việc sống bản lĩnh

+ Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống, từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng.

+ Bên cạnh đó, người bản lĩnh cũng dễ dàng thừa nhận những sai sót, khuyết điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới, cái hay.

+ Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được điều cần phải làm.

- Bình luận, mở rộng

+ Là học sinh, bản lĩnh được biểu hiện qua nhiều hành vi khác nhau. Đó là khi bạn cương quyết không để cho bản thân mình quay cóp, chép bài trong giờ kiểm tra. Đó là khi bạn sẵn sàng đứng lên nói những sai sót của bạn bè và khuyên nhủ họ. Khi mắc sai lầm, bạn tự giác thừa nhận và sửa sai.

- Bài học nhận thức và hành động

- Không phải ai sinh ra cũng có được bản lĩnh. Bản lĩnh của mỗi người được tôi luyện qua nhiều gian lao, thử thách. Bằng sự can đảm, học từ những thất bại, đứng dậy từ những vấp ngã, ... mỗi chúng ta đang dần tạo nên một bản lĩnh kiên cường.

* Kết luận:

- Cuộc đời sẽ đẹp và giàu ý nghĩa khi tuổi trẻ biết sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.

Câu 2:

Dàn ý:

a. Mở bài: Tôi là Nam - một đứa trẻ lớn lên trong cô nhi viện.

- Cuộc sống ở cô nhi viện ?

b. Thân bài: 

- Ở đây, những đứa trẻ như chúng tôi – những đứa trẻ không có cha mẹ, bị bỏ rơi rất nhiều.

- Dù được các cô các mẹ chăm sóc nhưng tôi luôn mong mình được có cha mẹ và anh chị em của riêng mình

- Mẹ tôi xuất hiện

+ Một người phụ nữ không có con đã nhận nuôi tôi

+ Mẹ chăm sóc và cho tôi rất nhiều tình yêu thương

- Tôi được đi học vè trở thành một bác sĩ giỏi

- Tôi đã tài trợ cho các cô nhi viện, cùng gây quỹ hỗ trợ các trẻ em nghèo

- Tôi gặp An, một cậu bé đang bị người ta đánh vì ăn cắp một chiếc bánh bao

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi “làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?”. Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

      (Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013)

Câu 1: Nội dung chính của văn bản là gì?

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: Thời gian là thứ duy nhất không thể mua được?

Câu 4: Viết đoạn văn (từ 12 đến 15 dòng) với câu chủ đề: Lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời.

Phần II. Làm văn (5 điểm)

Hãy kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy bằng lời của anh/chị với một cách kết thúc khác với kết thúc của tác giả dân gian.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Khi bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 3: 

- Thời gian là thứ tài sản mà tạo hóa đã chia đều cho mỗi người.

- Không có thứ gì có thể khiến thời gian thay đổi. Một ngày không thể dài hơn 24 tiếng, một năm không thể nhiều hơn 365 ngày…

Câu 4:

- Giải thích: Câu nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian.

- Bàn luận:

+ Nếu biết tận dụng thời gian, con người sẽ tạo ra nhiều giá trị quan trọng, từ vật chất đến tinh thần, phục vụ cho cuộc sống của mình và cho xã hội.

+ Nếu lãng phí thời gian, nghĩa là ta đang lãng phí tất cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần: tiền bạc, sức khỏe, thành công, hạnh phúc…

+ Hơn nữa, cuộc đời hữu hạn nên mỗi giây phút trôi qua là ta đang mất đi một phần đời của chính mình.

- Bài học: Cần biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […] . Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”

(Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10 , tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 tr28)

Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngô ngữ nào ?

Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ?

Câu 3: Người con đã bộc lộ tình cảm, thái độ như thế nào đối với người cha và công việc đưa thư của ông?

Câu 4: Từ văn bản trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 1/2 trang giấy thi ) về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hôm nay

Phần II. Làm văn (5 điểm)

Bà lão hàng nước đã có cuộc gặp gỡ kì lạ với qua thị-nơi nương thân của Tấm. Bà đã giúp Tấm trở lại lốt người và Tấm đã được đoàn tụ với nhà vua trong hạnh phúc. Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đáng nhớ trong cuộc đời của bà hàng nước từ ngôi thứ nhất.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần 1: Đọc hiểu:

Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm

Câu 3: Tình cảm, thái độ của người con đối với người cha : kính yêu “con vô cùng kính yêu cha…”; với công việc đưa thư của ông: khâm phục, tự hào…“khâm phục biết bao nhiêu cái ông việc cha đã làm cho hàng vạn con người, lòng con tràn ngập niềm tự hào ..”. Kính trọng, tự hào.

Câu 4 :

- Ở câu này, giam khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, hợp lí, thuyết phục. Có thể theo định hướng sau:

+ Hiểu và chỉ sau được những biểu hiện của người có tinh thần trách nhiệm ( Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực hoàn thành tốt chức trách và phận sự của mình với gia đình và xã hội..)

+ Khẳng định tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống : là tiêu chí để đánh giá con người, quyết định đến sự thành – bại của cá nhân và sự phát triển bền vững của xã hội...; có thể chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng của cuộc sống do một số người làm việc vô trách nhiệm gây ra.

+ Rút ra bài học nhận thức và hành động : nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi hoàn cảnh, ở mọi nghành nghề, mọi cương vị...

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 Trường THPT Võ Thị Sáu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF