Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 Kết nối tri thức năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Võ Nguyên Giáp đã được HỌC247 biên soạn. Thông qua tài liệu này sẽ giúp quý thầy, cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng giải trắc nghiệm Lịch sử 10 Kết nối tri thức để làm bài kiểm tra chương và bài thi thật tốt. Chúc các em học sinh đạt kết quả cao trong kì sắp tới!
TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: LỊCH SỬ 10 KNTT Thời gian làm bài: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Ai Cập cổ đại là
A. Kim tự tháp Kê-ốp.
B. Vạn lí trường thành.
C. Lăng Ta-giơ Ma-han.
D. Vườn treo Ba-bi-lon.
Câu 2. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc “Tứ đại danh tác” của văn học Trung Hoa thời trung đại?
A. Hồng lâu mộng.
B. Kim Vân Kiều truyện.
C. Tam quốc diễn nghĩa.
D. Tây du kí.
Câu 3. Phật giáo và Hin-đu giáo là thành tựu của nền văn minh nào?
A. Ai Cập.
B. Lưỡng Hà.
C. Ấn Độ.
D. Trung Hoa.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nội hàm của khái niệm văn minh?
A. Là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người.
B. Văn minh xuất hiện đồng thời cùng với sự xuất hiện của loài người.
C. Là trạng thái phát triển cao của văn hóa, trái với văn minh là “dã man”.
D. Được nhận diện bởi: nhà nước, chữ viết, đô thị, tiến bộ về tổ chức xã hội…
Câu 5. Đặc trưng quan trọng của xã hội Ấn Độ thời kì cổ - trung đại là gì?
A. Người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì chiếm đại bộ phận trong xã hội.
B. Mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội đều bình đẳng về quyền lợi.
C. Sự tồn tại lâu dài và gây ảnh hưởng sâu sắc của chế độ đẳng cấp.
D. Sự phân biệt về chủng tộc giữa người da trắng và da màu diễn ra gay gắt.
Câu 6. So với văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà, nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ có điểm gì khác biệt?
A. Xuất hiện sớm nhưng nhanh chóng tàn lụi.
B. Tiếp tục phát triển sang thời kì trung đại.
C. Đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực.
D. Hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.
Câu 7. Cư dân La Mã cổ đại đã sáng tạo ra hệ chữ viết nào dưới đây?
A. Chữ La-tinh.
B. Chữ tượng hình.
C. Chữ hình nêm.
D. Chữ Phạn.
Câu 8. Quốc gia nào được coi là “quê hương” của phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII)?
A. Anh.
B. I-ta-li-a.
C. Tây Ban Nha.
D. Pháp.
Câu 9. Một trong những nhà soạn kịch kiệt xuất của thời kì Phục hưng ở Tây Âu là
A. Ni-cô-lai Cô-péc-ních.
B. Lê-ô-na đờ Vanh-xi.
C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.
D. Uy-li-am Sếch-xpia..
Câu 10. Vị trí địa lí và địa hình của Hy Lạp – La Mã cổ đại tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế nào?
A. Đóng tàu, thuyền.
B. Nghề thủ công.
C. Thương mại đường biển.
D. Nông nghiệp trồng lúa nước.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng bối cảnh dẫn đến sự ra đời củaPhong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) ở Tây Âu?
A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu.
B. Tầng lớp tư sản Tây Âu tiến hành cách mạng lật đổ chế độ phong kiến.
C. Tư tưởng Hin-đu giáo lũng đoạn nền văn hóa, đời sống xã hội ở các Tây Âu.
D. Những thành tựu văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại được chính quyền đề cao.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng?
A. Góp phần củng cố và mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Cơ Đốc giáo.
B. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc.
C. Là cuộc đấu tranh công khai của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến.
D. Mở đường cho sự phát triển của văn minh Tây Âu trong những thế kỉ kế tiếp.
Câu 13. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
A. Máy kéo sợi Gien-ni.
B. Động cơ hơi nước.
C. Đầu máy xe lửa.
D. Máy tính điện tử.
Câu 14. Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là gì?
A. Đông cơ hơi nước, điện thoại, máy bay.
B. Điện, điện thoại, ô tô, máy bay.
C. Trí tuệ nhân tạo, máy tính, internet.
D. Điện toán đám mây, máy bay, động cơ đốt trong.
Câu 15. Việc phát minh ra loại động cơ nào sau đây đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay?
A. Động cơ sức nước.
B. Động cơ đốt trong.
C. Động cơ hơi nước.
D. Động cơ sức gió.
Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với sự phát triển kinh tế?
A. Tự động hóa hoàn toàn quá trình sản xuất.
B. Góp phần cải thiện cuộc sống con người.
C. Thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển.
D. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất.
Câu 17. Nội dung nàodưới đây không phản ánh đúng điều kiện tiền đề để nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp?
A. Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công.
B. Nước Anh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
C. Tích luỹ tư bản dồi dào (thông qua buôn bán nô lệ, bóc lột thuộc địa).
D. Quá trình tập trung vốn diễn ra cao độ, hình thành các công ty độc quyền.
Câu 18. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại không đưa đến những tác động nào sau đây?
A. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất.
B. Thúc đẩy sự chuyển biến trong nhiều ngành kinh tế.
C. Lối sống và văn hóa công nghiệp ngày càng phổ biến.
D. Giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội tư bản.
Câu 19. Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là gì?
A. Máy tính, rô-bốt, internet, vệ tinh nhân tạo.
B. Máy kéo sợi Gien-ni, internet, vệ tinh nhân tạo.
C. Trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn.
D. Máy bay, động cơ hơi nước, vệ tinh nhân tạo.
Câu 20. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư?
A. Trí tuệ nhân tạo.
B. Internet vạn vật.
C. Máy tính điện tử.
D. Điện toán đám mây.
Câu 21. Học thuyết nào dưới đây đã đặt nền tảng cho các phát minh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
A. Thuyết tương đối.
B. Thuyết tiến hóa.
C. Thuyết “Bàn tay vô hình”.
D. Thuyết “Bàn tay hữu hình”.
Câu 22. Sự ra đời của tự động hóa và công nghệ rô-bốt không đem lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Góp phần nâng cao năng suất lao động.
B. Giải phóng sức lao động của con người.
C. Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp.
D. Thay thế hoàn toàn sức lao động của con người.
Câu 23. Việc sử dụng internet vạn vật không đem lại vai trò nào dưới đây?
A. Mở ra thời kì tự động hóa trong sản xuất.
B. Góp phần hoàn thiện dữ liệu lớn (Big Data).
C. Mang lại hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
D. Mang lại sự tiện nghi cho con người.
Câu 24. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tác động tích cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại?
A. Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
B. Nhiều người lao động đối diện nguy cơ mất việc làm.
C. Phát sinh các vấn đề về: bảo mật thông tin cá nhân, tin rác,…
D. Việc tìm kiếm, chia sẽ thông tin diễn ra nhanh chóng, thuận tiện.
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Theo em, những thành tựu nào của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay?
Câu 2:
Yêu cầu a (1,0 điểm). Theo em, bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại có khác gì so với bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại?
Yêu cầu b (1,0 điểm). Mạng Internet là một trong những thành tựu lớn của con người trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Theo em, thành tựu này có những tác động tích cực và hạn chế nào đến đời sống xã hội hiện nay?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A |
2-B |
3-C |
4-B |
5-C |
6-B |
7-A |
8-B |
9-D |
10-C |
11-A |
12-A |
13-D |
14-B |
15-B |
16-A |
17-D |
18-D |
19-A |
20-C |
21-A |
22-D |
23-A |
24-D |
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm):
- Một số thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã còn được bảo tồn đến ngày nay:
+ Hệ thống mẫu tự La-tinh; hệ thống chữ số La Mã.
+ Dương lịch.
+ Các định lý, định đề khoa học, như: định lí Ta-lét; định lí Pi-ta-go; tiên đề Ơ-cơ-lít…
+ Các tác phẩm văn học, sử học, ví dụ như: 2 bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê…
+ Một số công trình kiến trúc/ tác phẩm điêu khắc. Ví dụ: đấu trường Cô-li-dê; tượng thần Vệ nữ Mi-lô; tượng lực sĩ ném đĩa…
Câu 2 (2,0 điểm):
Yêu cầu a)
- Bối cảnh diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại:
+ Trước đó chưa có cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật nào;
+ Các cuộc cách mạng tư sản vừa nổ ra;
+ Có tích luỹ tư bản.
- Bối cảnh diễn ra các cuộc cách mạng khoa học thời kì cận đại:
+ Trước đó đã có những tiến bộ về kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp…
+ Chủ nghĩa tư bản đã thắng thế hoàn toàn, các nước châu Âu và Bắc Mỹ đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
+ Các nước đế quốc có sự tích lũy, tập trung cao độ về vốn và quá trình sản xuất.
Yêu cầu b)
- Tích cực của mạng Internet:
+ Truy cập internet giúp cho việc tìm kiếm thông tin rất nhanh chóng, tiện lợi;
+ Con người có thể trao đổi, giao tiếp thông qua các ứng dụng trên Internet;
+ Quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực diễn ra dễ dàng và thuận tiện…
- Tiêu cực của mạng Internet:
+ Nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân;
+ Giảm sự tương tác trực tiếp giữa mọi người;
+ Con người bị lệ thuộc vào các thiết bị thông minh có kết nối Internet, như: máy tính, điện thoại…
+ Con người dễ trở thành nạn nhân của các hoạt động lừa đảo hoặc bạo lực mạng.
+ Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI HK1 MÔN LỊCH SỬ 10 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP - ĐỀ 02
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Trung Quốc thời cổ - trung đại là
A. Kim tự tháp Kê-ốp.
B. Vạn lí trường thành.
C. Lăng Ta-giơ Ma-han.
D. Vườn treo Ba-bi-lon.
Câu 2. Cư dân Ai Cập cổ đại không phải là chủ nhân của thành tựu nào dưới đây?
A. Chữ tượng hình.
B. Vườn treo Ba-bi-lon.
C. Phép đếm lấy số 10 làm cơ sở.
D. Kĩ thuật ướp xác.
Câu 3. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo nào?
A. Thiên Chúa giáo và Hin-đu giáo.
B. Nho giáo, Đạo giáo và Hồi giáo.
C. Phật giáo và Ấn Độ giáo.
D. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nội hàm của khái niệm văn hóa?
A. Văn hóa xuất hiện đồng thời cùng với sự xuất hiện của loài người.
B. Được nhận diện bởi: nhà nước, chữ viết, đô thị, tiến bộ về tổ chức xã hội…
C. Tạo ra đặc dính, bản sắc của một xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội.
D. Là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
Câu 5. Nhận xét nào dưới đây không phản ánh đúng về văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại?
A. Là nền văn minh lớn, có nhiều đóng góp quan trọng vào kho tàng tri thức nhân loại.
B. Có ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á.
C. Văn minh Ấn Độ mang tính khép kín, không có sự giao lưu, lan tỏa ra bên ngoài.
D. Cho thấy sự phát triển cao về tư duy sáng tạo và sự lao động miệt mài của cư dân.
Câu 6. Các nền văn minh phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Hoa và Ấn Độ) đều
A. xuất hiện sớm nhưng nhanh chóng tàn lụi.
B. hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.
C. lấy thương nghiệp làm nền tảng phát triển.
D. hình thành trên các bán đảo ở khu vực Nam Âu.
Câu 7. Cư dân Hy Lạp cổ đại là chủ nhân của thành tựu nào dưới đây?
A. Đền Pác-tê-nông.
B. Đấu trường Cô-li-dê.
C. Phép đếm thập tiến vị.
D. Hệ thống 10 chữ số (0 – 9).
Câu 8. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của danh họa Lê-ô-na đờ Vanh-xi là bức tranh
A. Trường học A-ten.
B. Nàng Mô-na Li-sa.
C. Sáng tạo thế giới.
D. Sự ra đời của thần Vệ nữ.
Câu 9. Ở thời kì Phục hưng, nhà khoa học G. Ga-li-lê đã dũng cảm đấu tranh để bảo vệ quan điểm nào?
A. Mặt Trời quay quanh Trái Đất.
B. Trái Đất quay quanh Mặt Trăng.
C. Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời.
D. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh Hy Lạp – La mã cổ đại?
A. Là những nền văn minh lớn, có đóng góp lớn vào kho tàng tri thức của nhân loại.
B. Để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong đời sống xã hội và văn hóa phương Tây sau này.
C. Đặt cơ sở, nền tảng cho sự phát triển của các nền văn minh ở phương Đông.
D. Cho thấy sự phát triển cao về tư duy sáng tạo và sự lao động miệt mài của cư dân.
.....
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI HK1 MÔN LỊCH SỬ 10 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP - ĐỀ 03
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Văn hóa là gì?
A. Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
B. Trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người.
C. Toàn bộ những giá trị vật chất do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
D. Toàn bộ những giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
Câu 2. Thông thường, con người tiến vào thời đại văn minh khi xuất hiện
A. những mầm mống của tôn giáo nguyên thủy.
B. phương thức kinh tế: săn bắt - hái lượm.
C. nhà nước và chữ viết.
D. công cụ lao động bằng đá.
Câu 3. Cư dân Ai Cập cổ đại là chủ nhân của thành tựu văn minh nào dưới đây?
A. Hệ thống 10 chữ số tự nhiên.
B. Kim tự tháp Kê-ốp.
C. Hệ chữ cái La-tinh.
D. La bàn và kĩ thuật làm giấy.
Câu 4. Nhà toán học nào của Trung Quốc thời phong kiến đã tính được số Pi chính xác đến 7 chữ số thập phân?
A. Tô Đông Pha.
B. Lý Thời Trân.
C. Tổ Xung Chi.
D. Tào Tuyết Cần.
Câu 5. Các thành tựu về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của cư dân Ai Cập cổ đại không thể hiện ý nghĩa nào sau đây?
A. Đóng góp lớn vào kho tàng văn minh nhân loại.
B. Phản ánh trình độ tư duy của cư dân Ai Cập.
C. Là phương tiện chủ yếu để lưu giữ thông tin, tri thức.
D. Là biểu hiện của tính chuyên chế, quan niệm tôn giáo.
Câu 6. Phát minh kĩ thuật nào của Trung Quốc được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực hàng hải?
A. Thuốc súng.
B. La bàn.
C. Địa động nghi.
D. Kĩ thuật in.
Câu 7. Biểu tượng trên quốc huy của nước Cộng hòa Ấn Độ hiện nay lấy cảm hứng từ thành tựu nào của người Ấn Độ cổ đại?
A. Đỉnh trụ cột đá A-sô-ca.
B. Đại bảo tháp San-chi.
C. Lăng mộ Ta-giơ Ma-han.
D. Chim bồ câu và cành ô-liu.
Câu 8. Đại hội thể thao nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại là
A. Ôlimpic.
B. World cup.
C. Asian Games.
D. Copa America.
Câu 9. Một trong những thành tựu tôn giáo nổi bật của văn minh La Mã là sự ra đời của
A. Phật giáo.
B. Hin-đu giáo.
C. Hồi giáo.
D. Thiên Chúa giáo.
Câu 10. W. Sếch-xpia là tác giả của vở kịch nào dưới đây?
A. Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
B. Trưởng giả học làm sang.
C. Ơ-đíp làm vua.
D. Sơ-kun-tơ-la.
.....
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
4. ĐỀ SỐ 4
ĐỀ THI HK1 MÔN LỊCH SỬ 10 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP - ĐỀ 04
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng
1. Điểm khác của công nghiệp văn hóa so với các ngành công nghiệp khác là gì?
A. Sản phẩm tạo ra có tính hàng hóa, có giá trị kinh tế vượt trội.
B. Đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
C. Các sản phẩm được tạo ra trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị của di sản văn hóa.
D. Có sự đóng góp quan trọng của máy móc và công nghệ hiện đại.
2. Lĩnh vực/loại hình nào sau đây không thuộc công nghiệp văn hóa?
A. Điện ảnh.
B. Thời trang.
C. Xuất bản.
D. Du lịch khám phá.
3. Vai trò của Sử học trong sự phát triển công nghiệp văn hóa là gì?
A. Cung cấp tri thức, ý tưởng, cảm hứng sáng tạo cho công nghiệp văn hóa.
B. Cung cấp nguồn nhân lực cho công nghiệp văn hóa.
C. Cung cấp nguồn tài chính cho công nghiệp văn hóa.
D. Cung cấp nguồn đề tài cho công nghiệp văn hóa.
4. Lĩnh vực nào dưới đây thuộc công nghiệp văn hóa?
A. Du lịch mạo hiểm.
B. Du lịch văn hóa.
C. Ngành du lịch nói chung.
D. Du lịch khám phá.
5. Điểm chung trong nội dung phản ánh của các tư liệu 2, 3, 4 (Lịch sử 10, tr. 31) là gì?
A. Vai trò của lịch sử - văn hóa trong sự phát triển của ngành du lịch.
B. Nguồn tài nguyên của du lịch văn hóa.
C. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội.
D. Sự hấp dẫn của di sản văn hóa đối với khách du lịch.
6. Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là gì?
A. Phải đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
B. Phải đảm bảo giá trị thẩm mĩ của di sản.
C. Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, vì sự phát triển bền vững.
D. Đáp ứng yêu cầu quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam.
7. Từ thời cổ đại, so với các nền văn minh Ai Cập và Trung Hoa, điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Ấn Độ có điểm gì chung?
A. Được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.
B. Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và cao nguyên.
C. Đất nước ba mặt tiếp giáp biển.
D. Là một bán đảo nên có nhiều vũng, vịnh, hải cảng.
8. Một đặc trưng quan trọng của xã hội Ấn Độ thời kì cổ - trung đại là gì?
A. Người A-ri-a gốc Trung Á chiếm đại bộ phận trong xã hội.
B. Xã hội chia thành nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau.
C. Sự tổn tại lâu dài và gây ảnh hưởng sâu sắc của chế độ đẳng cấp.
D. Sự phân biệt về sắc tộc, chủng tộc rất sâu sắc.
9. Người A-ri-a là chủ nhân của nền văn minh nào ở Ấn Độ?
A. Văn minh sông Ấn.
B. Văn minh sông Hằng.
C. Văn minh Ấn Độ.
D. Văn minh Nam Ấn.
10. Tôn giáo nào không được khởi nguồn từ Ấn Độ?
A. Hồi giáo.
B. Phật giáo.
C. Hin-đu giáo.
D. Bà La Môn giáo.
.....
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
5. ĐỀ SỐ 5
ĐỀ THI HK1 MÔN LỊCH SỬ 10 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP - ĐỀ 05
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Lịch sử là tất cả những gì
A. đang diễn ra ở hiện tại.
B. đã diễn ra trong quá khứ.
C. sẽ xảy ra trong tương lai.
D. do con người tưởng tượng ra.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đối tượng nghiên cứu của sử học?
A. Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ của loài người.
B. Quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người.
C. Quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài động vật.
D. Quá khứ của một quốc gia, khu vực hoặc toàn nhân loại.
Câu 3. Nguyên tắc nào quan trọng nhất khi phản ánh lịch sử?
A. Khách quan.
B. Nhân văn.
C. Tiến bộ.
D. Trung thực.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không thuộc chức năng của sử học?
A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.
B. Giáo dục con người về tư tưởng, tình cảm, đạo đức.
C. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
D. Góp phần dự báo về tương lai của đất nước và nhân loại.
Câu 5. Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?
A. Học trên lớp.
B. Tham quan, điền dã.
C. Xem phim tài liệu, lịch sử.
D. Học trong phòng thí nghiệm.
Câu 6. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?
A. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
B. Cho biết về quá trình biến đổi của môi trường sinh thái qua thời gian.
C. Cung cấp thông tin về quá khứ để hiểu về cội nguồn quê hương, đất nước.
D. Cung cấp tri thức về quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài động vật.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời?
A. Học tập, tìm hiểu lịch sử đưa lại cho ta những cơ hội nghề nghiệp thú vị.
B. Lịch sử là môn học rất khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.
C. Kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng tương lai.
D. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần khám phá.
Câu 8. Kết nối lịch sử với cuộc sống là việc: sử dụng tri thức lịch sử để
A. giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
B. thay đổi quá khứ và dự đoán những gì sẽ xảy ra trong tương lai.
C. điều chỉnh hành động cho phù hợp với xu thế chung của nhân loại.
D. sưu tầm, giải thích và làm sáng tỏ các nguồn sử liệu truyền khẩu.
Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?
A. Khoa học tự nhiên và công nghệ là đối tượng nghiên cứu của sử học.
B. Sử học đi sâu nghiên cứu nội dung của khoa học tự nhiên, công nghệ.
C. Làm rõ thành tựu của từng ngành ra đời trong bối cảnh, điều kiện lịch sử nào.
D. Đánh giá ý nghĩa, tác dụng của thành tựu các ngành đó đối với xã hội đương thời.
Câu 10. Ngành Hóa học có vai trò như thế nào đối với Sử học?
A. Góp phần đoán định niên đại của các di vật lịch sử.
B. Hỗ trợ quá trình tìm kiếm dấu vết của di vật lịch sử.
C. Góp phần trình bày và tái hiện lịch sử một cách sinh động.
D. Thống kê, phân tích, trình bày các thành tựu kinh tế - xã hội.
.....
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Võ Nguyên Giáp. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Bộ 5 đề thi HK1 môn Toán 10 KNTT năm 2022-2023 có đáp án TTrường THPT Trần Quốc Tuấn
- Bộ 5 đề thi HK1 môn Tiếng Anh 10 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Lương Thế Vinh
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024526 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024172 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024248 - Xem thêm