OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Hoàng Hoa Thám

13/12/2021 1022.93 KB 1278 lượt xem 15 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211213/791827635241_20211213_150854.pdf?r=6266
ADMICRO/
Banner-Video

Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Hoàng Hoa Thám được HOC247 biên soạn tổng hợp, hy vọng giúp các bạn dễ dàng lấy tài liệu ôn tập cũng như tự mình bổ sung kiến thức qua các đề kiểm tra học kì 1 hóa 10 này. Nội dung đề thi bám sát kiến thức sách giáo khoa. Đảm bảo đánh giá đúng năng lực.

 

 
 

TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 10

THỜI GIAN 45 PHÚT

NĂM HỌC 2021-2022

 

ĐỀ SỐ 1

A/ TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Số oxi hoá của lưu huỳnh trong H2SO3

A. -2.

B. +5.

C. +4.

D. +6.

Câu 2: Nguyên tố nào sau đây có độ âm điện lớn nhất?

A. Flo.

B. Iot.

C. Liti.

D. Xesi.

Câu 3: Quá trình khử là quá trình

A. nhường electron.

B. thu electron.

C. nhường proton.

D. thu proton.

Câu 4: Lớp electron thứ tư chứa bao nhiêu phân lớp?

A. 18.

B. 4.

C. 10.

D. 32.

Câu 5: Điện hóa trị của Mg trong hợp chất MgO là

A. 2-.

B. 2.

C. 2+.

D. 1.

Câu 6: Cho 2,3 gam kim loại natri phản ứng hoàn toàn với lượng nước dư, thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 1,12.

B. 2,24.

C. 4,48.

D. 3,36.

Câu 7: Hạt không mang điện cấu tạo nên nguyên tử là

A. proton.

B. hạt nhân. 

C. nơtron.

D. electron.

Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p3. Cho các phát biểu sau:

(a) X là phi kim.                                              (b) Oxit cao nhất của X là X2O5.

(c) X là nguyên tố p.                                      (d) Hợp chất khí với hiđro của X là H3X.

Số phát biểu đúng là

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 1.

Câu 9: Một nguyên tử sắt có số hiệu nguyên tử là 26 và số khối là 56. Số electron của nguyên tử đó là

A. 56.

B. 30.

C. 82.

D. 26.

Câu 10: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIIA. Cấu hình electron nguyên tử của X ở trạng thái cơ bản là

A. 1s22s22p63s23p7.

B. 1s22s22p63s23p3.

C. 1s22s22p5.

D. 1s22s22p63s23p5.

Câu 11: Cho X, Y, Z, T là các nguyên tố khác nhau trong 4 nguyên tố: 9F, 8O,  16S, 15P.

Bán kính nguyên tử của chúng được ghi trong bảng sau:

Nguyên tố

X

Y

Z

T

Bán kính nguyên tử (pm) (*)

48

42

98

87

 

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Z là 15P.

B. X là 9F.

C. Y là 16S.

D. T là 8O.

Câu 12: Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử?

A. CaO + CO2 → CaCO3.

B. 2NaOH + CuCl→ Cu(OH)2 + 2NaCl.

C. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

D. 2Fe(OH)3 →  Fe2O3 + 3H2O.

Câu 13: Ion X2- có tổng số hạt p, n, e là 26, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Nguyên tử Y có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử X là 18. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Liên kết của X với Y là liên kết cộng hóa trị.

B. X thuộc chu kì 2, nhóm VIA.

C. Hợp chất khí của Y với hiđro chứa 2,74% hiđro về khối lượng.

D. Oxit cao nhất của Y chứa 52,98% oxi về khối lượng.

Câu 14: Nguyên tử khối trung bình của bạc là 107,87. Cho rằng bạc có hai đồng vị, trong đó 107Ag chiếm 51,84% số nguyên tử. Số khối của đồng vị còn lại là

A. 109.

B. 107.

C. 106.

D. 108.

Câu 15: Liên kết hóa học trong phân tử H2 thuộc loại

A. liên kết cộng hóa trị phân cực.

B. liên kết cộng hóa trị không cực.

C. liên kết ion.

D. liên kết cho nhận.

B/ TỰ LUẬN: 

Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n, e là 34. Trong hạt nhân, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1.

a. Viết kí hiệu nguyên tử của X (Dạng ZAX).

b. Viết cấu hình electron nguyên tử của X. Hãy cho biết X là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao?

Câu 2: Lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron.

a. Mg  +  SiO2 →   MgO  +  Si.

b. KMnO4 + HCl  → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.

Câu 3: Sử dụng bảng HTTH, hãy điền các thông tin vào trong bảng sau:

Yêu cầu

Trả lời

Xác định hiệu độ âm điện giữa cacbon và oxi.

 

Xác định loại liên kết trong CO2.

 

Xác định hoá trị của cacbon trong CO2.

 

Xác định hoá trị của oxi trong CO2.

 

 

Câu 4: Đun nóng 42,9 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, Mg trong không khí thu được a gam hỗn hợp Y gồm các kim loại và các oxit. Hoà tan hoàn toàn lượng hỗn hợp Y trên trong dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít khí H2 (đkc) và dung dịch Z. Cô cạn Z được 149,4 gam muối khan. Xác định giá trị của a.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Trắc nghiệm

1

C

2

A

3

B

4

B

5

C

6

A

7

C

8

B

9

D

10

D

11

A

12

C

13

D

14

A

15

B

 

Tự luận

Câu 1

a. p + n + e= 34

p= e

n- p= 1

→ p= e= 11; n= 12

→ A= 23

816Na

b. 1s22s22p63s1.

X là kim loại vì có 1 electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 2: Hs thực hiện đúng 4 bước mỗi pt được 1 điểm.

Câu 3: Δχ= 0,89.

CO2 có liên kết cộng hoá trị.

Cộng hoá trị của C là 4 và O là 2.

Câu 4: n(H2)= 0,6 mol  → electron H+ nhận: 1,2 mol.

Δm = m(Cl)= 149,4- 42,9= 106,5

→ n(Cl)= 3. Đây cũng là tổng số mol electron kim loại cho.

Bảo toàn electron: Số mol electron oxi nhận: 3- 1,2 = 1,8 mol

→ Số mol oxi trong Y: 1,8/2= 0,9 mol.

Khối lượng Y: m(Kl) + m(O)= 42,9 + 0,9x16= 57,3 g.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Một nguyên tố X mà hợp chất với hidro có công thức XH3. Oxit cao nhất của X chứa 43,66% X về khối lượng. Nguyên tử khối của X là

A. 12 đvc                             

B. 31 đvc                        

C. 14 đvc                        

D. 32 đvc

Câu 2: Trong các chất sau, chất có liên kết ion là

A. HCl.                                

B. H2O.                          

C. Cl2.                            

D. NaCl.

Câu 3: Ion X2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s²2p6. Vị trí, tính chất của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là

A. Chu kì 4, nhóm IVB, kim loại                                

B. Chu kì 3, nhóm VIA, phi kim

C. Chu kì 3, nhóm IIA, kim loại                                 

D. Chu kì 4, nhóm IIIB, kim loại

Câu 4: Trong hợp chất Fe2(SO4)3, điện hóa trị của Fe là

A. 3–                                   

B. 2+                               

C. 1+                              

D. 3+

Câu 5: Brom có 2 đồng vị : \({}_{35}^{79}Br,{}_{35}^{81}Br\). khối lượng nguyên tử trung bình của Br là 80. Phần trăm của 2 đồng vị lần lượt là:

A. 50%, 50%                       

B. 70%, 30%.                 

C. 72%, 28%                  

D. 27%, 73%

Câu 6: Cho phản ứng: Br2 + SO2 + H2O → H2SO4 + HBr. Chất Br2 và SO2 lần lượt có vai trò

A. Chất oxi hóa; chất khử                                           

B. Chất khử; chất oxi hóa

C. Hai chất oxi hóa                                                     

D. Hai chất khử

Câu 7: Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất mà nguyên tố Fe có tính khử là

A. 2                                     

B. 5                                 

C. 3                                 

D. 4

Câu 8: Trong kí hiệu \({}_Z^AX\) thì phát biểu nào sai:

A. Z là số nơtron trong hạt nhân.

B. Z là số proton trong nguyên tử X.

C. A là số khối xem như gần đúng khối lượng nguyên tử X.

D. Z là số điện tích hạt nhân của nguyên tử.

Câu 9: Trong các chất sau, chất có liên kết cộng hóa trị không cực là

A. Cl2.                                 

B. NaCl.                         

C. H2O.                          

D. HCl.

Câu 10: Nguyên tố nào sau đây là kim loại:

A. 1s22s22p63s23p1             

B. 1s22s22p5                   

C. 1s22s22p2                   

D. 1s22s22p6

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Hãy cho biết số hạy electron, số hạt proton, số hạt nơtron và viết cấu hình electron của các ion sau:

a, \(_{16}^{32}{S^{2 - }}\)             

b, \(_{13}^{27}A{l^{3 + }}\)

Câu 2 . Hãy giải thích sự hình thành liên kết ion trong các hợp chất sau:

a.MgCl2                                              

b. Na2S

Câu 3. Viết công thức cấu tạo và công thức electron của các hợp chất sau

a. CO2                                                

b. N2

Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 1,63 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp (nhóm IA) vào nước dư, thu được 0,56 lít H2 (đktc). Xác định tên hai kim loại kiềm.

Biết nhóm IA: Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85, Cs = 133

IIA: Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 88, Ba = 137

Câu 5. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 64,5. Trong tự nhiên, đồng có hai đồng vị bền là \({}_{29}^{63}Cu\) chiếm 25%, còn lại là động vị thứ hai. Viết kí hiệu nguyên tử của đồng vị thứ hai.

Câu 6. Hãy cân bằng các phương trình sau bằng phương pháp thăng bằng electron (Xác định chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa)

a. Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

b. KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

c. CuFeS2-x + O2 → Cu2O + Fe3O4 + SO2

ĐỀ SỐ 4

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM  

Câu 1. Cấu hình electron nào dưới đây là của nguyên tử X (Z = 8)?

A. 1s22s22p63s2                      

B. 1s22s22p4               

C. 1s22s22p63s1                      

D. 1s22s22p6

Câu 2. Cho Cr (Z= 24), cấu hình electron của Cr là

A. 1s22s22p63s23p63d54s1                              

B. 1s22s22p63s23p63d44s2      

C. 1s22s22p63s23p63d6                                    

D. 1s22s22p63s23p63d14s2

Câu 3. Nguyên tử của nguyên tố Y có Z = 17. Cấu hình electron của Y-

A. 1s22s22p63s23p5                

B. 1s22s22p63s23d5    

C. 1s22s22p63s23p6                

D. 1s22s22p53s23p5

Câu 4. Cấu hình electron nào dưới đây là của Fe3+

A. 1s22s22p63s23p63d5                                    

B. 1s22s22p63s23p63d64s2      

C. 1s22s22p63s23p63d6                                    

D. 1s22s22p63s23p63d34s2

Câu 5. Nguyên tử các nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron là

X: 1s22s22p63s23p4                

Y: 1s22s22p63s23p6    

Z: 1s22s22p63s23p64s2

Trong các nguyên tố X, Y, Z nguyên tố kim loại là

A. X                           

B. Y                           

C. Z                            

D. X và Y

Câu 6. Nguyên tử nguyên tố X có electron cuối cùng được điền vào phân lớp 3p1. Nguyên tử của nguyên tố Y có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p3. Kết luận nào dưới đây là đúng?

A. Cả X và Y đều là kim loại                         

B. Cả X và Y đều là phi kim

C. X là kim loại, Y là phi kim                                   

D. X là phi kim, Y là kim loại

Câu 7. Cấu hình electron của nguyên tố X: 1s22s22p6. X là

A. Kim loại                

B. Phi kim                  

C. Khí hiếm   

D. Kim loại hoặc phi kim

Câu 8. Vị trí của nguyên tử nguyên tố 12X: 1s22s22p63s2 trong bảng tuần hoàn là

A. Chu kì 3, nhóm IIA                                  

B. Chu kì 2, nhóm IIIA

C. Chu kì 3, nhóm VIIIA                              

D. Chu kì 2, nhóm IIA

Câu 9. Nguyên tử nguyên tố X thuộc chu kì 2, nhóm IIIA. Vậy cấu hình electron của nguyên tố X là

A. 1s22s22p4               

B. 1s22s22p1               

C. 1s22s22p63s2          

D. 1s22s22p6

Câu 10. Phân tử nào dưới đây có liên kết cộng hóa trị phân cực?

A. HCl                        

B. Cl2                         

C. NaCl                      

D. H2

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

A

C

A

C

C

C

A

B

A

B

B

B

C

A

C

A

C

D

D

 

ĐỀ SỐ 5

I.Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử (trừ Hiđrô) là:

A. Proton                             

B. Proton và Nơtron

C. Proton và electron         

D. Proton, electron và nơtron

Câu 2  Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố,  mà nguyên tử của các nguyên tố này có cùng

A. số electron.                          

B. số lớp electron.    

C. số electron hóa trị.           

D. số electron ở lớp ngoài cùng

Câu  3: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng

A.Số khối      

B. Số nơtron         

C. Số prton      

D. Số nơtron và proton

Câu 4:  Một nguyên tố hóa học X ở chu kỳ 3, nhóm VA. Cấu hình electron của nguyên tử X là :

A. 1s22s22p63s23p2.                          

B. 1s22s22p63s23p4.

C. 1s22s22p63s23p3.                     

D. 1s22s22p63s23p5.

Câu 5..Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố (trừ Franxi) thì :

a) Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là:       

A.  Liti (Li)               

B.  Sắt  (Fe)              

C. Xesi (Cs)           

D.Hiđro (H)

b) Nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là :

A. Flo (F)                 

C.Clo  (Cl)             

B.Oxi (O)         

D. Lưu huỳnh (S)

Câu 6:   Những nguyên tử \(_{20}^{40}Ca\), \(_{19}^{39}K\), \(_{21}^{41}Sc\) có cùng:

A. Số electron

B. Số hiệu nguyên tử 

C. Số nơtron              

D. Số khối

Câu 7 :Nguyên tử nguyên tố X có Z= 13 số e trong nguyên tử:

A. 15              

B. 12                          

C.14            

D.13

Câu 8: Cho 17Cl, cấu hình electron của Clo là:

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2                                                              

B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5           

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4                                                              

D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6

Câu 9: Điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA trong hợp chất với nguyên tố nhóm IA là:

A2-                                  

B.-2                                   

C.2+                                  

D.+1

Câu 10: Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố M là MH3. Công thức oxit cao nhất của M là      

A. M2O                     

B. M2O3                                     

C. M2O5                        

D. MO3

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I.Phần trắc nghiệm:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

B

C

C

C

C

A

C

D

B

A

C

B

C

D

C

B

C

D

C

D.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Hoàng Hoa Thám. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF