Một trong những thi quan trọng với các em học sinh Lớp 10 là kì thi Học kì 1. Để chuẩn bị ôn tập thật tốt, HOC247 mời các em cùng tham khảo nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Ngô Tất Tố dưới đây. Mỗi đề thi kèm đáp án chi tiết sẽ giúp các em đối chiếu kết quả dễ dàng. Chúc các em học tập tốt và đạt được kết quả cao trong kì thi này nhé!
TRƯỜNG THPT NGÔ TẤT TỐ |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: GDKT & PL 10 KNTT Thời gian: 45 phút |
1. Đề số 1
Câu 1 (3.0 điểm): Thế nào là vận động? Hãy chứng minh rằng: “Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất”?
Câu 2 (3.0 điểm): Thế nào là chất; lượng của sự vật, hiện tượng? Lấy ví dụ về chất và lượng?
Câu 3 (4.0 điểm): Bản thân em đã có việc làm nào gắn học với hành? Việc kết hợp giữa học với hành có tác dụng như thế nào đối với quá trình học tập của em?
ĐÁP ÁN
Câu 1 (3.0 điểm):
- Học sinh nêu đúng, đủ khái niệm “Vận động”: là sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các SV - HT trong giới tự nhiên và đời sống xã hội (1.0 điểm).
- Chứng minh “Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất” thông qua ít nhất 2 ví dụ:
+ Ví dụ về sự vận động của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên (1.0 điểm).
+ Ví dụ về sự vận động của các sự vật, hiện tượng trong xã hội (1.0 điểm).
Câu 2 (3.0 điểm):
- Khái niệm: Lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp); quy mô (lớn, nhỏ); tốc độ vận động (nhanh, chậm); số lượng (ít, nhiều) … của sự vật, hiện tượng (1.0 điểm).
→ Lấy ví dụ (0.5 điểm).
- Khái niệm: Chất dùng để chỉ những thuộc tính vốn có, cơ bản của sự vật, hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó, phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác (1.0 điểm).
→ Lấy ví dụ (0.5 điểm).
Câu 3 (4.0 điểm):
- Học tập nội quy, nề nếp của nhà trường và việc thực hiện tốt nề nếp, nội quy của bản thân (1.0 điểm).
- Học tập các tri thức khoa học và vận dụng vào các hoạt động lao động và sản xuất (1.0 điểm).
- Ý nghĩa: giúp cho chất lượng học tập, lao động và rèn luyện của bản thân, tập thể lớp và nhà trường ngày càng tốt hơn (2.0 điểm).
2. Đề số 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1: Triết học nghiên cứu nội dung nào sau đây?
A. Nghiên cứu một bộ phận, một lĩnh vực riêng biệt nào đó của thế giới.
B. Nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.
C. Nghiên cứu mọi hiện tượng chung nhất của giới tự nhiên và xã hội.
D. Nghiên cứu mọi sự thay đổi của giới tự nhiên.
Câu 2: Câu nói "Có thực mới vực được đạo" thể hiện nội dung nào của Triết học?
A. Vật chất quyết định ý thức. B. Vật chất có trước ý thức.
C. Quan niệm của con người về thế giới. D. Cách thức đạt được mục đích đề ra.
Câu 3: Vì sao một học sinh chuyển từ cấp THCS lên cấp THPT lại được coi là một sự phát triển?
A. Vì có sự di chuyển địa điểm học ở 2 nơi khác nhau.
B. Vì có sự thay đổi về giáo viên dạy.
C. Vì số lượng môn học nhiều hơn.
D. Vì có sự thay đổi về mặt trí tuệ, nhận thức.
Câu 4: Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn là
A. một mối quan hệ. B. một phạm trù. C. một chỉnh thể. D. một phương pháp.
Câu 5: Năm nay, em Trần Văn An đang học lớp 10. Em học 13 môn học. Em yêu thích nhất môn Thể dục, do thường xuyên luyện tập nên hiện nay em đã cao 1m68 nặng 56 kg. Theo quan điểm Triết học, lượng của em An là gì?
A. Học lớp 10. B. Học 13 môn. C. Yêu thích môn thể dục. D. Cao 1m68, nặng 56kg.
Câu 6: Theo quan điểm Triết học, phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra như thế nào?
A. Do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng.
B. Do mong muốn chủ quan của con người.
C. Do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài sự vật hiện tượng.
D. Do sức mạnh vốn có của giới tự nhiên.
Câu 7: "Việc vận dụng tri thức vào thực tiễn có tác dụng bổ sung hoàn thiện nhận thức chưa đầy đủ", thể hiện
A. thực tiễn là mục đích của nhận thức. B. thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
C. thực tiễn là cơ sở của nhận thức. D. thực tiễn là động lực của nhận thức.
Câu 8: Câu tục ngữ nào sau đây không nói về vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức?
A. Cái khó ló cái khôn. B. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
C. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. D. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
........
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
3. Đề số 3
I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các phương án trả lời sau:
Câu 1: Câu nào sau đây nói về tình cảm gia đình?
A. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
B. Qua cầu rút ván.
C. Chị ngã em nâng.
D. Tôn sư trọng đạo.
Câu 2: Người thiếu nhân phẩm hoặc tự đánh mất nhân phẩm sẽ bị xã hội và những người xung quanh?
A. Đồng tình, ủng hộ.
B. Xử lí.
C. Bỏ rơi.
D. Coi thường, khinh rẻ.
Câu 3: ...trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do kết hôn theo luật định.
A. Tự nguyện.
B. Bình đẳng.
C. Tự chủ.
D. Tự quyết.
Câu 4: Cá nhân có hành vi nào sau đây được coi là tự ái?
A. Biết kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng.
B. Giận dỗi khi bạn bè góp ý.
C. Luôn học hỏi những điều tốt đẹp từ người khác.
D. Tiếp thu, lắng nghe khi có ai khuyên bảo mình.
Câu 5: Thế nào là cá nhân tự điều chỉnh hành vi của mình?
A. Tự điều chỉnh hành vi theo suy nghĩ của mình.
B. Tự diều chỉnh hành vi theo hành động của nhiều người.
C. Tự điều chỉnh hành vi theo lợi ích của bản thân.
D. Tự điều chỉnh hành vi theo các quy tắc, chuẩn mực chung của xã hội.
Câu 6: Nghĩa vụ là trách nhiệm của...đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.
A. Cá nhân. B. Nhà nước. C. Người giàu. D. Cán bộ.
Câu 7: Nhân phẩm là toàn bộ những...mà mỗi con người có được. Nói cách khác nhân phẩm là...làm người của mỗi người.
A. Tình cảm/đạo đức
B. Phẩm chất/giá trị
C. Tình cảm/giá trị
D. Phẩm chất/đạo đức
Câu 8: Hôn nhân...là hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính
A. Được luật pháp bảo vệ.
B. Giữa hai người khác giới.
C. Tự nguyện và tiến bộ.
D. Được luật pháp thừa nhận.
Câu 9: Đánh dầu (X) vào cột tương ứng: (1,0 điểm)
Nội dung |
Đúng |
Sai |
A. Xét về thực chất tự trọng với tự ái là một. |
||
B. Vợ chồng chỉ được pháp luật thừa nhận khi có tổ chức đám cưới với nhau. |
||
C. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con. |
||
D. Khi tự ái con người hay có những phản ứng thiếu sáng suốt. |
........
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
4. Đề số 4
Câu 1. (3 điểm)
a. Trình bày khái niệm và đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng.
b. Học sinh phải học tập như thế nào để phù hợp với quan điểm của phủ định biện chứng?
Câu 2. (3 điểm)
a. Trình bày khái niệm nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính trong quá trình nhận thức.
b. Trong 2 giai đoạn của quá trình nhận thức: nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính thì giai đoạn nào quan trọng hơn? Vì sao?
Câu 3. (4 điểm)
a. Thế nào là chất và lượng của sự vật hiện tượng? Cho ví dụ.
b. Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?
c. Cho hình chữ nhật chiều dài 80cm, chiều rộng 60cm, người ta có thể tăng hoặc giảm chiều rộng về hai phía để giải thích sự biến đổi của hình. Hỏi:
........
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
5. Đề số 5
I. Phần trắc nghiệm (7,5 điểm): Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học gồm có
A. Hai mặt
B. Hai vấn đề
C. Hai nội dung
D. Hai câu hỏi
Câu 2. Trong triết học duy vật biện chứng, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
A. Thống nhất hữu cơ với nhau
B. Tách rời nhau
C. Tồn tại bên cạnh nhau
D. Bài trừ nhau
Câu 3. “Sự biến đổi dần dần về lượng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại” đã chỉ ra:
A. Cách thức của sự phát triển
B. Khuynh hướng của sự phát triển
C. Nguồn gốc của sự phát triển
D. Xu hướng của sự phát triển
Câu 4. Theo nghĩa rộng, toàn bộ thế giới vật chất là
A. Giới tự nhiên
B. Xã hội nói chung
C. Xã hội loài người
D. Cả tự nhiên và tinh thần.
Câu 5. Con người chỉ có thể tồn tại
A. Trong môi trường tự nhiên
B. Ngoài môi trường tự nhiên
C. Bên cạnh giới tự nhiên
D. Không cần tự nhiên
Câu 6. Sự vận động của thế giới vật chất là
A. Do một thế lực thần bí quy định
B. Do thượng đế quy định
C. Qúa trình mang tính chủ quan
D.Qúa trình mang tính khách quan
Câu 7. Đối với các sự vật và hiện tượng, vận động được coi là
A. Thuộc tính vốn có
B. Là phương thức tồn tại
C. Cách thức phát triển
D. A và B
Câu 8. Sự tồn tại và phát triển của giới tự nhiên
A. Do thượng đế quy định
B. Tuân theo ý muốn chủ quan của con người
C. Không theo quy luật nào
D. Tuân theo những quy luật khách quan
Câu 9. Các mặt đối lập được coi là đấu tranh với nhau khi chúng
A. Tương tác với nhau
B. Đối đầu với nhau
C. Xung đột, tiêu diệt nhau
D. Tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau
Câu 10. Khi nói đến mặt đối lập của mâu thuẫn là nói đến những mặt đối lập đang cùng tồn tại trong
A. Hai sự vật, hiện tượng khác nhau
B. Hai sự vật, hiện tượng giống nhau
C. Nhiều sự vật, hiện tượng khác
D. Một sự vật, hiện tượng cụ thể
........
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi Học kì 1 môn GDKT&PL 10 KNTT năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Ngô Tất Tố. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Chúc các em học tập tốt!
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024523 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024172 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024247 - Xem thêm