Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 10 KNTT năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Nguyễn Hiền. Đề thi bao gồm các câu hỏi tự luận trong chương trình Ngữ văn 10 KNTT. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi giữa Học kì 2 sắp tới.
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIỀN |
ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN: NGỮ VĂN 10 KNTT NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
CHÂN QUÊ
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng chũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Dẫn theo Nguyễn Bính - Thơ và đời, NXB Văn học)
Câu 1 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là gì?
Câu 2 (0,75 điểm). Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của hai biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong các câu thơ sau:
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng chũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (4,0 điểm):
Giao thừa ước nguyện cầu an
Ra về để lại bất an cho người.
Chổi tre khua tiếng ngậm ngùi
Mồ hôi nhỏ giọt, cho người du xuân.
Đó là những dòng chia sẻ chân tình, tâm huyết của thầy Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du nhân dịp sinh họat chuyên đề giáo dục học sinh về ý thức gìn giữ, bảo vệ môi trường.
Dựa vào ý thơ trên, anh/chị hãy viết văn bản ( khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng xả rác bừa bãi nơi công cộng của người Việt Nam hiện nay.
Câu 2 (6,0 điểm):
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:
Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.
Nàng rằng: phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi phường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”.
Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.
(Chí khí anh hùng - Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1.
Viết một bài văn khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ về hiện tượng xả rác bừa bãi nơi công cộng của người Việt Nam hiện nay.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định được đúng vấn đề cần nghị luận.
---(Để xem tiếp đáp án của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
(Trích“ Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)
Câu 1. Nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ. (1,0 điểm)
Câu 2. Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị g ìcủa “hạt gạo làng ta”? (1,0 điểm)
Câu 3. Chỉ và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ.” (1.0 điểm)
PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (2, 0 điểm). Viết một đoạn văn (khoảng 7 – 10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ cần có của mỗi người với những sản phẩm lao động giống như “hạt gạo” được nhắc đến trong đoạn thơ trên.
Câu 2 (5, 0 điểm):
Cảm nhận của anh (chị) về mười hai câu thơ đầu trong đoạn trích“Trao duyên” (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1.
- Hình ảnh đối lập: Cua ngoi lên bờ – Mẹ em xuống cấy
Câu 2.
- Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định hạt gạo là sự kết tinh của cả công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoacủa trời đất. Vì thế, nó mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.
---(Để xem những đáp án còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
“Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ…Mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng
Nhìn về quê mẹ xa xăm
Lòng ta- chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương…”
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa- Nguyễn Duy)
Thực hiện các yêu cầu :
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ ?
Câu 3: Theo anh/ chị điều mà nhân vật trữ tình gửi gắm trong câu thơ :
“Liệu mai sau các con còn nhớ chăng ” là gì?
---(Để xem tiếp câu hỏi phần Đọc hiểu và Làm văn của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
"Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.
(...) Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng".
(Trích bài viết của Trần Thanh Đạm. Sách giáo viên Ngữ văn 10 tập 2, trag 134)
Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3. Nêu ít nhất hai ví dụ cụ thể để làm rõ ý trong câu văn "Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng".
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 10 KNTT năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Nguyễn Hiền. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024523 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024172 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024247 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)