OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 10 CTST năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Trương Định

08/03/2023 621.04 KB 139 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20230308/9393118125_20230308_225734.pdf?r=5895
ADMICRO/
Banner-Video

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 10 CTST năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Trương Định có đáp án trường THPT Hùng Vương. Đề thi bao gồm các câu hỏi tự luận trong chương trình Ngữ văn 10 CTST. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi giữa Học kì 2 sắp tới.

 

 
 

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN: NGỮ VĂN 10 CTST

NĂM HỌC: 2022-2023

(Thời gian làm bài: 90 phút)

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […] . Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.

(Trích Cha thân yêu của con, Theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10, tập 1, NXB Việt Nam, 2012, tr.28)

Câu 1: Đoạn trích trên viết theo phong cách ngôn ngữ chính nào?

Câu 2: Dựa vào đoạn trích hãy cho biết thái độ của người con đối với công việc của cha mình?

Câu 3: Cho biết hiệu quả nghệ thuật của hai biện pháp tu từ liệt kê và so sánh trong đoạn văn in đậm trên?

Câu 4: Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên?

II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ bàn về chủ đề: Sống có trách nhiệm.

Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của Thúy Kiều trong 18 câu thơ đầu trong đoạn “Trao duyên”:

Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim ,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sòng gió bất kỳ,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Chiếc thoa với bức tờ mây

Duyên này thì giữ, vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I. Đọc hiểu

1.

* Phương pháp: Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, khoa học, hành chính

* Cách giải:

- Phương cách ngôn ngữ sinh hoạt

2.

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông”.

 (Theo Tuốc – ghê - nhép)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Nêu nội dung của văn bản.

Câu 3: Nhân vật “tôi” đã cho và nhận điều gì ở ông lão ăn xin?

Câu 4: Anh/chị rút ra bài học gì từ câu chuyện trên?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lòng nhân ái của con người trong cuộc sống hiện nay.

---(Để xem tiếp những câu còn lại phần Làm văn của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

I. Đọc – hiểu (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi đôi mươi

Dù là khi tóc bạc

(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

Câu 1: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2: Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ và phân tích hiệu quả nghệ thuật?

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ?

Câu 4: Đoạn thơ gợi cho anh (chị) những tình cảm gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người? (Viết từ 10 đến 15 dòng).

II. Làm văn (6,0 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:

Bây giờ trâm gãy gương tan,

Kể làm sao xiết muôn và ái ân!

Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!

Phận sao phận bạc như vôi!

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng,

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

(Trao duyên, trích Truyện Kiều – Nguyễn Du, Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục, 2017)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I. Đọc hiểu

1.

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận, thuyết minh, hành chính – côn vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm

2.

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải

- Phép điệp ngữ: Ta làm, Dù là.

- Tác dụng:

+ Tăng sức biểu cảm, diễn đạt cho lời thơ

---(Để xem những đáp án còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích trên:

Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau

Đậm đà cái tích trầu cau

Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người

Sẽ đi qua cuộc đời tôi

Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi

Nhưng bao chuyện cổ trên đời

Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.

(Trích Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ, Thơ tình Việt Nam chọn lọc, NXB Văn học, 2014, tr36-37)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

Câu 2: Những chuyện cổ nào được gợi ra từ đoạn trích trên?

Câu 3: “Người thơm” được tác giả nhắc đến là ai trong các dòng thơ?

Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Câu 4: Anh/chị hiểu thế nào về nội dung của hai dòng thơ:

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về việc tìm hiểu văn hóa dân gian đối với lớp trẻ Việt Nam hiện nay.

---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:

Trận chiến chống dịch COVID – 19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã sớm kêu gọi nhân dân quyết liệt, đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể, cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh bằng cách làm tốt các hướng dẫn: Hạn chế tiếp xúc; giữ khoảng cách, đeo khẩu trang; rửa tay thường xuyên; vệ sinh nhà cửa; khai báo y tế. Từ đó, đã huy động được sức mạnh hưởng ứng, chung tay của mỗi người dân, mỗi cá nhân trong phòng, chống dịch. Mỗi người dân, các tầng lớp nhân dân, các giới tùy khả năng của mình, người có tiền góp tiền, người có hiện vật góp hiện vật, người có sức giúp sức, người có ý tưởng góp ý tưởng…Với truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã tự nguyện vận động, ủng hộ một số địa phương, cơ sở, cá nhân và những trường hợp phải cách li, điều trị. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, đồng bào ta ở nước ngoài, với tình cảm sâu sắc và trách nhiệm của mình, đã tích cực tham gia ủng hộ, chống dịch COVID-19…Trong khó khăn, thử thách, những phẩm chất tốt đẹp của người Việt càng tỏa sáng.

(Trích “Tạp chí”)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

Câu 2: Em hãy chỉ ra cách đẩy lùi dịch bệnh được trình bày trong văn bản?

Câu 3: Hãy tìm và chỉ ra 1 biện pháp tu từ có trong văn bản trên?

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 dòng) nêu suy nghĩ của bản thân về tinh thần đoàn kết trong phòng chống dịch  Covid – 19?

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 10 CTST năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Trương Định. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF