OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Cầu Giấy

28/02/2022 679.25 KB 471 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220228/340736921951_20220228_231053.pdf?r=8278
ADMICRO/
Banner-Video

Mời quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 9 tham khảo nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Cầu Giấy được biên soạn bởi HOC247 với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề chuẩn bị thật kĩ trước kì thi giữa HK2 sắp tới.

Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: LỊCH SỬ 9

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề số 1

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai chính sách đối ngoại của Mĩ có gì khác so với Liên Xô?

A. Thực hiện chiến lược toàn cầu.

B. Giúp đỡ các các nước thuộc địa giành độc lập.

C. Duy trì hoà bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.

D. Chỉ muốn làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không minh chứng cho luận điểm: Phong trào công nhân giai đoạn 1919 – 1925 phát triển lên một bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A.  Cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra với quy mô lớn.

B. Bước đầu chuyển sang đấu tranh tự giác.

C. Đấu tranh từ mục tiêu kinh tế đến mục tiêu chính trị.

D. Đặt dưới sự lãnh đạo của một tổ chức thống nhất.

Câu 3. Chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai thế hiện qua

A. Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật.

B.  Hiệp ước Vécxai - Oasinhtơn

C. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

D. Hiệp ước Vacsava.

Câu 4. Chế độ độc tài Ba – ti – xta thân Mĩ ở Cu Ba bị lật đổ vào

A. Năm 1949.

B. Năm 1959.

C. Năm 1969.

D. Năm 1979

Câu 5. Hiện nay, số nước thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là

A. 5 nước.

B. 8 nước.

C. 10 nước.

D. 11 nước.

Câu 6. Nội dung nào không đúng về chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Đề ra “Chiến lược toàn cầu”.

B. “Viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước.

C. Xác lập trật tự thế giới “đơn cực”.

D. Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

Câu 7. Từ những năm 80 của thế kỉ XX,  đường lối ngoại giao chủ đạo của Trung Quốc là

A. thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc.

B. bắt tay với Mĩ chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

C. mở rộng sự hợp tác với nhiều nước trên thế giới.

D. gây chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam.

Câu 8. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Môdămbích, Ănggôla và Ghi-nê Bít-xao đã đánh dấu sự tan rã của hệ thống thuộc địa của

A. Tây Ban Nha.

B.  Bồ Đào Nha.

C. Anh.

D.  Pháp.

Câu 9. Tham gia lãnh đạo công nhân xưởng đóng tàu Ba Son bãi công (8-1925) là:

A. Nguyễn Văn Cừ.

B. Trần Phú.

C. Nguyễn Ái Quốc.

D.  Tôn Đức Thắng.

Câu 10. So với cuộc khác thuộc địa lần thứ nhất, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai có điểm gì mới?

A. Tăng cường vốn đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế.

B. Qui mô khai thác lớn hơn, triệt để hơn, xã hội bị phân hóa sâu sắc.

C. Cướp đoạt toàn bộ ruộng đất của nông dân lập đồn điền trồng cao su.

D. Hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp nặng.

Câu 11. Thành tựu nào sau đây của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại thuộc lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc?

A. Cuộc cách mạng chất xám.

B. Thế hệ máy tính điện tử mới.

C. Bản đồ gen người.

D. Tàu hỏa tốc độ cao.

Câu 12. Điền thời gian thích hợp vào chỗ trống……..thể hiện đúng mốc liên kết kinh tế ở châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai

 Khởi đầu là sự ra đời của “Cộng đồng than, thép châu Âu” vào tháng…….(1) gồm 6 nước Pháp, Đức, Italia, Hà Lan và Lúc – xăm – bua. Sau đó tháng (2)…………cũng 6 nước trên thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu”, rồi “ Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC). Tháng (3)………….ba cộng đồng trên sáp nhập thành Cộng đồng châu Âu (EC). Sau mười năm chuẩn bị, tháng (4)………..tại hội nghị Ma – xtrich quyết định Cộng đồng châu Âu mạng tên gọi mới là Liên minh châu Âu (EU)

A.(1) 4/1951; (2) 3/1957; (3) 7/1967; (4) 12/1991.

B. (1) 3/1951; (2) 4/1957; (3) 8/1967; (4) 1/1993.

C. (1) 4/1951; (2) 3/1957; (3) 7/1967; (4) 1/1999.                

D. (1) 3/1951; (2) 4/1957; (3) 7/1967; (4) 12/1991.

Câu 13. Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại có tác động gì đến văn minh nhân loại?

A. Hoàn thiện triệt để nền văn minh công nghiệp.

B. Thúc đẩy sự phát triển văn minh công nghiệp

C. Đưa loài người bước sang văn minh hậu công nghiệp.

D. Đưa con người bước sang văn minh công nghiệp.

Câu 14. Nội dung nào sâu đây không phải đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam?

A. Bị ba tầng áp bức, bóc lột.                                              

B. Có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân.

C. Tăng nhanh về số lượng, chất lượng.

D. Là lực lượng động đảo nhất của cách mạng.

Câu 15. Các nước Đông Âu bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đặt ra yêu cầu gì cho mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước này?

A.  Có sự hợp tác cao hơn và đa dạng hơn.

B. Liên kết với nhau trong tổ chức Hiệp ước Vácsava.

C. Liên kết với nhau trong Hội đồng tương trợ kinh tế SEV.

D. Giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước Xã hội chủ nghĩa.

Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn tới sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là

A. Yêu cầu hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực

B. Nhu cầu hợp tác cùng phát triển

C. Ảnh hưởng của xu thế liên kết khu vực

D. Yêu cầu ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản vào khu vực

Câu 17. Để giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh, Hội nghị Ianta đã quyết định vấn đề gì?

A. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.

B. Tổ chức trật tự thế giới sau chiến tranh.

C. Phân chia các khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng trên thế giới.

D. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước bại trận.

Câu 18. Biểu hiện sự phát triển "thần kì" của kinh tế Nhật Bản là

A. trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.

B. đáp ứng được đầy đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho cả nước.

C. từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

D. từ một nước bại trận bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một siêu cường kinh tế.

Câu 19. Về thực tế, công cuộc cải tổ ở Liên Xô có nội dung cơ bản là

A. Cải tổ kinh tế triệt để, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế.

B. Cải tổ hệ thống chính trị.

C. Cải tổ xã hội.

D. Cải tổ kinh tế và xã hội.

Câu 20. Sự kiện nào sau đây được xem là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. 17 nước châu Phi giành độc lập.

B. Thắng lợi của nhân dân An-giê-ri.

C. Cuộc binh biến của sĩ quan yêu nước Ai Cập.

D. Chế độ phân biệt chủng tộc được xóa bỏ.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1. A

2. D

3. A

4. B

5. C

6. D

7. C

8. B

9. D

10. B

11. D

12. A

13. C

14. D

15. A

16. B

17. A

18. C

19. B

20. C

2. Đề số 2

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 9- TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY- ĐỀ 02

Câu 1. Sự kiện nào chứng tỏ “Tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam”?

A. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (1925).

B. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)

C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang dội ở Sa Điện - Quảng Châu (6-1924).

D. Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Véc-xai bản yêu sách (1919).

Câu 2. Ba nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Campuchia là thuộc địa của

A. Anh. 

B. Pháp.

C. Mĩ.

D. Nhật Bản.

Câu 3. Thành tựu cơ bản nào thể hiện sự cạnh tranh của Liên Xô với Mĩ và Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thế cân bằng về chinh phục vũ trụ.

B. Thế cân bằng về sức mạnh hạt nhân.

C. Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế.

D.  Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự, kinh tế.

Câu 4. Ba quốc gia nào ở Đông Nam Á đã chớp thời cơ Nhật đầu hàng đồng minh để tiến hành khởi nghĩa vũ trang và giành thắng lợi trong năm 1945?

A.  Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia.

B.  Inđônêxia, Campuchia, Lào.

C. Việt Nam, Lào, Campuchia.

D.  Lào, Việt Nam, Inđônêxia.   

Câu 5. Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là gì?

A. Từ chỗ là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, hầu hết các nước đã giành lại được độc lập.

B. Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, các nước đã giành lại được độc lập.

C. Từ chỗ là những nền kinh tế kém phát triển đã vươn lên đạt nhiều thành tựu rực rỡ.

D. Tất cả các nước trong khu vực đã tham gia tổ chức ASEAN.

Câu 6. Tại sao ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Đông Dương?

A. Cuộc khai thác lần một còn dang dở.

B. Nền kinh tế Pháp đang khủng hoảng.

C. Bù đắp thiệt hại của chiến tranh.

D. Phục vụ lợi ích của bộ phận cầm quyền.

Câu 7. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự nào do Mĩ cầm đầu nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu?

A. Vacsava.

B.  NATO.

C. APEC.

D. AU.

Câu 8. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra sớm nhất ở khu vực nào?

A. Nam Phi.

B. Bắc Phi.

C. Đông Phi.

D. Tây Phi.

Câu 9. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa ra đời vào thời gian nào?

A. 12-10-1945.

B. 1-10-1949.

C. 12-1978.

D. 8-8-1967.

Câu 10. Yếu tố nào không ảnh hưởng đến sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại?

A. Sự bùng nổ dân số.

B. Sản xuất vũ khí để chống lại chủ nghĩa khủng bố.

C. Ô nhiễm môi trường.

D. Sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên.

Câu 11. Nhân tố nào sau đây không tác động đến sự khủng hoảng trầm trọng của Liên Xô từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX?

A. cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973.

B.  sự chống phá của các thế lực thù địch.

C. sự cải tổ sai lầm của Liên Xô.

D. chậm bắt kịp bước phát triển của khoa học – công nghệ.

Câu 12. Những thành tựu Liên Xô đạt được trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX bao gồm

A. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.

B. Nhiều rô-bốt nhất thế giới, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.

C.  Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người đầu tiên lên mặt trăng.

D. Chế tạo bom nguyên tử, tàu sân bay lớn và nhiều nhất thế giới, du hành vũ trụ.

Câu 13. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế của các nước Mĩ Latinh mang đặc điểm gì nổi bật?

A. Kinh tế phát triển với tốc độ cao.

B. Trở thành trung tâm kinh tế tài chính mới nổi của thế giới.

C. Gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp.

D. Khủng hoảng trầm trọng.

Câu 14. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, để tương xứng với vị thế siêu cường 

A. khoa học kĩ thuật.

B. chính trị.

C. tài chính.

D.  công nghệ.

Câu 15. Đặc điểm nổi bật của cuộc Cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại là gì?

A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. Khoa học – kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

C. Tạo ra nguồn của cải vật chất khổng lồ. 

D. Diễn ra xu thế toàn cầu hóa

Câu 16. Năm 1969, quốc gia đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng là

A. Mĩ.

B. Liên Xô.

C. Trung Quốc.

D. Nhật Bản.

Câu 17. Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị I-an-ta (2/1945), nước nào ở châu Á vẫn được duy trì nền độc lập?

A. Việt Nam.

B. Thái Lan.

C. Triều Tiên. 

D. Mông Cổ.

Câu 18. Điểm vượt trội trong hoạt động của tiểu tư sản trí thức so với tư sản dân tộc ở nước ta trong những năm 1919 - 1925 là

A. hình thức đấu tranh đơn điệu, mang nặng tính cải lương, thỏa hiệp với chính quyền Pháp.

B. thành lập được chính đảng của giai cấp tiểu tư sản, có đường lối đấu tranh đúng đắn, khoa học.

C. hình thức đấu tranh phong phú, mục tiêu rõ ràng và kiên trì con đường bạo lực cách mạng.

D. ý thức chính trị khá rõ nét, hình thức đấu tranh phong phú, sôi nổi và thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

Câu 19. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ những năm 70 của thế kỉ XX có sự thay đổi như thế nào?

A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

B. Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.

C.  Tăng cường quan hệ với các nước Tây Âu.

D. Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới.

Câu 20. Vì sao trong các cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam, thực dân Pháp đều hạn chế phát triển công nghiệp nặng?

A.  Cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.

B. Biến Việt Nam thành thị trường trao đổi hàng hoá với Pháp.

C. Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự và chính trị của Pháp.

D. Vì Việt Nam không có nguyên liệu phát triển công nghiệp nặng.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1. A

2. B

3. D

4. D

5. B

6. C

7. B

8. B

9. B

10. B

11. C

12. A

13. C

14. B

15. A

16. A

17. D

18. D

19. B

20. A

3. Đề số 3

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 9- TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY- ĐỀ 03

Câu 1: (3,0 điểm) Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng CSVN?

Câu 2: (3,0 điểm) Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám? Nguyên nhân nào mang tính quyết định?

Câu 3: (4,0 điểm) Tại sao nói nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế ''ngàn cân treo sợi tóc"?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (3,0 điểm) Hãy trình bày nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng CSVN?

  • Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới. (0,5 điểm)
  • Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. (0,5 điểm)
  • Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam: Khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. (1,0 điểm)
  • Cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận khăn khít của cách mạng thế giới. (0,5 điểm)
  • Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định đến những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam. (0,5 điểm)

Câu 2 (3,0 điểm) Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám? Nguyên nhân nào mang tính quyết định?

Phân tích dựa trên các ý sau:

* Nguyên nhân chủ quan:

  • Dân tộc vốn có truyền thống yêu nước sâu sắc, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc. (0,5 điểm)
  • Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp lực lượng yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. (0,5 điểm)
  • Biết kết hợp tài tình đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đấu tranh du kích với khởi nghĩa từng phần, giữa nông thôn và thành thị. (0,5 điểm)
  • Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông dương đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn và sáng tạo. (0,5 điểm)

* Nguyên nhân khách quan: Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi: Chiến tranh thế giới thứ hai đang đến hồi kết thúc phát xít Đức Nhật bị Hồng quân liên Xô đánh bại. (0,5 điểm)

* Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân mang tính quyết định vì: Nhân dân sẵn sàng anh dũng đứng dậy đấu tranh. Đảng ta sáng suốt, tài tình nhận định đúng thời cơ. (0,5 điểm)

Câu 3 (4,0 điểm) Tại sao nói nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế ''ngàn cân treo sợi tóc"?

* Khó khăn: Sau khi ra đời, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng trước tình thế hết sức hiểm nghèo, như "ngàn cân treo sợi tóc": Phải đối phó với các mối đe dọa lớn: (0,5 điểm)

  • Ngoại xâm và nội phản: Từ vĩ tuyến 16 ra Bắc, quân Tưởng và bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng. Từ vĩ tuyến 16 vào nam, quân Anh mở đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược. Các lực lượng phản cách mạng ở miền Nam (Đại Việt, Tơ-rôtokit) bọn phản động trong các giáo phái... tăng cường chống phá cách mạng. (1,5 điểm)
  • Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu bị chiến tranh tàn phá, nạn đói cuối năm 1944 chưa được khắc phục, hạn hán kéo dài, sản xuất công nghiệp đình đốn, hàng hóa khang hiếm, giá cả tăng vọt, nạn đói mới tiếp tục đe doạ. (1,5 điểm)
  • Văn hóa - xã hội: Trên 90% số dân trong nước mù chữ, tệ nạn xã hội tràn lan...(0,25 điểm)
  • Tài chính: Ngân sách nhà nước trống rỗng. (0,25 điểm)

4. Đề số 4

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 9- TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY- ĐỀ 04

Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm) Khoanh vào chữ cái in hoa đầu ý có đáp án đúng.

1. Con đường cứu nước đúng đắn Nguyễn Ái Quốc tìm thấy cho dân tộc Việt Nam là:

A. Con đường cách mạng bạo lực.

B. Con đường cách mạng tư sản.

C. Con đường cách mạng vô sản.

D. Con đường cách mạng giải phóng dân tộc.

2. Việc làm nào thể hiện chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh là chính quyền của dân, do dân, vì dân?

A. Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.

B. Chia ruộng đất công cho nông dân, bắt địa chủ giảm tô, xóa nợ

C. Xóa bỏ các tập tục lạc hậu, khuyến khích nhân dân học chữ quốc ngữ.

D. Tất cả đều đúng.

3. Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam vào năm 1929 có hạn chế gì?

A. Phong trào cách mạng Việt Nam phát triển chậm lại.

B. Phong trào cách mạng Việt Nam có nguy cơ tụt lùi.

C. Nội bộ những người cộng sản Việt Nam chia rẽ, cản trở sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

D. Kẻ thù lợi dụng để đàn áp cách mạng.

4. Lệnh Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 được ban bố khi "Nhật nổ súng tấn công Pháp ở Lạng Sơn"

A. Đúng B. Sai.

Câu 2. (2,0 điểm) Nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho đúng.

Cột A

Nối

Cột B

1. Mục đích của việc kí Hiệp định Sơ bộ giữa ta với Pháp ngày 6-3-1946

1 →

A. Mượn tay Pháp, đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước, ta loại được một kẻ thù.

2. Sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947 Pháp tăng cường thực hiện chính sách này.

2 →

B. 7-1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin.

3. Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo Lê-nin và đứng về Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) sau sự kiện.

3 →

C. Dùng người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

4. Tổ chức cách mạng hoạt động rất tích cực, chi phối mạnh mẽ sự phát triển của phong trào công nhân trong nước là...

4 →

D. Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu

   

E. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm) Học sinh chọn đúng mỗi ý thì ghi 0,25 điểm.

1. C 2. D 3. C 4. B

Câu 2. (2,0 điểm) Hoc sinh nối đúng mỗi ý thì ghi 0,5 điểm.

1 → A 2 → C 3 → B 4 → E

Phần II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 3. Học sinh cần trình bày được các ý cơ bản sau đây:

  • Đảng cộng sản Việt Nam thành lập ngày 3-2-1930 tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc)

* Ý nghĩa lịch sử:

  • Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mac - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
  • Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng.
  • Từ đây cách mạng Việt Nam là bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
  • Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam

Câu 4. Học sinh cần trình bày được các ý cơ bản sau đây:

  • Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 diễn ra từ ngày 14/8 đến 18/8 năm 1945.

* Ý nghĩa:

  • Đối với dân tộc: CM tháng Tám là 1 sự kiện vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Nó đã phá tan 2 ách thống trị của Pháp - Nhật, lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nước ta độc lập, mở ra kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập tự do.
  • Đối với quốc tế: Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc, góp phần củng cố hòa bình trên thế giới.

Câu 5. Học sinh cần trình bày được các ý cơ bản sau đây:

* Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)

  • Diễn biến gồm 3 đợt: (Bắt đầu từ 13-3 đến hết ngày 7-5-1954)
    • Đợt 1. Quân ta tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
    • Đợt 2. Quân ta tấn công các cứ điểm ở phía đông phân khu Trung tâm.
    • Đợt 3. Quân ta tổng công kích các cứ điểm còn lại ở phân khu trung tâm và phân khu nam, chiều 7-5 tướng Đờ ca-xtơ-ri cùng toàn bộ ban tham mưu địch đầu hàng.
  • Kết quả: Ta tiêu diệt và bắt sống 16200 tên địch, thu và phá huỷ toàn bộ phương tiện chiến tra, bắn rơi 62 máy bay.

5. Đề số 5

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 9- TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY- ĐỀ 05

I, Trắc nghiệm (2 điểm): Hãy chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1 (0.5đ): Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ngày tháng năm nào?

A. 2/3/1930; B. 3/2/1930;                C. 24/2/1930;        D. 7/2/1930

Câu 2 (0.5đ): Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta do ai khởi thảo?

A. Nguyễn Ái Quốc; B. Nguyễn Văn Cừ; C. Trường Chinh;    D. Trần Phú

Câu 3 (0.5đ): Sự kiện nào sau đây là nguyên nhân chính để Đảng ta thay đổi chiến lược từ hòa Tưởng chống Pháp sang hòa Pháp đuổi Tưởng?

A. Quốc hội khóa I nhường cho bọn tay sai Tưởng một số ghế trong Quốc hội.

B. Hiệp ước Hoa – Pháp (28/2/1946).

C. Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp (6/3/1946).

D. Tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946)

Câu 4 (0.5đ): Tổng Bí thư­ đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là ai?

A. Hồ Tùng Mậu; B. Nguyễn Ái Quốc ; C. Lê Hồng Sơn;     D. Trần Phú

II, Tự luận (8 điểm):

Câu 5 (1.0đ): Những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian từ 1919-1930?

Câu 6 (4.0đ): Vì sao Chính phủ ta kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp? Nội dung Hiệp định Sơ bộ, Tạm ước? Tác dụng của việc kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946)?

Câu 7 (3.0đ): Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)? Là học sinh em có trách nhiệm nh­ư thế nào đối với nền độc lập của đất n­ước?

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. Trắc nghiệm (2 điểm):

Chọn câu đúng: Mỗi ý đúng được 0.5 điểm

1B; 2A; 3C; 4D

II. Tự luận (8 điểm):

Câu

Đáp án

Điểm

1

– Trực tiếp tổ chức và chủ trì Hội nghị thành lập ĐCS Việt Nam tại Hương Cảng – Trung Quốc từ 3/2->7/2/1930.

 

– Phê phán những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức cộng sản. Đặt ra yêu cầu cấp thiết phải hợp nhất các tổ chức cộng sản để đi đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

– Viết và thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt. Đó chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

0,5

 

 

0,25

 

 

0,25

2

– Lí do ta kí Hiệp định Sơ bộ: Tưởng và pháp kí Hiệp ước Hoa- Pháp (28/2/1946), chúng bắt tay nhau chống phá cách mạng nước ta, đặt nhân dân ta đứng trước 2 lựa chọn: hoặc cùng một lúc đánh cả Pháp lẫn Tưởng, hoặc hoà với một kẻ thù để đánh một kẻ thù. Ta đã chọn con đường hoà Pháp để dùng bàn tay của Pháp đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc.

 

– Nội dung Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946:

+ Pháp cộng nhận nước Việt Nam DCCH là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

+  Việt Nam cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay Tưởng.

 

+ Hai bên ngừng bắn ở nam Bộ.

– Nội dung Tạm ước Việt- Pháp 14/9/1946:

+ Tiếp tục nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá

– Tác dụng: Gạt được 20 vạn quân Tưởng và tay sai ra khỏi Miền Bắc. Có thời gian hòa hoãn, xây dựng, củng cố lực lượng.

 

 

 

 

1,0

 

 

 

0,5

 

 

0,5

0,5

 

0,5

1,0

3

– Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)

 

– Chủ quan:

+ Đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu HCT

+ Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, Mặt trận dân tộc thống nhất củng cố, mở rộng

+ Hậu phương rộng lớn, vững chắc

– Khách quan:

+ Liên minh ĐD đoàn kết chiến đấu.

+ Sự giúp đỡ to lớn Trung Quốc, Liên Xô và lực lượng dân chủ tiến bộ thế giới.

 

– Trách nhiệm của học sinh:

 

 

 

1,5

 

 

 

 

0,5

 

 

 

1,0

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Cầu Giấy. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF