OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Lê Hồng Phong

30/03/2023 734.94 KB 92 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20230330/734412194655_20230330_184559.pdf?r=4175
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với hy vọng giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều nguồn tham khảo ôn tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi giữa HK2 sắp tới, HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi giữa Học kì 2 Địa lí 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Lê Hồng Phong. Mỗi đề thi đều có đáp sẽ giúp các em đối chiếu kết quả sau khi làm bài một cách dễ dàng. Chúc các em đạt được kết quả cao trong kỳ thi học kì 1 sắp tới.

 

 
 

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2022 –2023

MÔN ĐỊA LÍ 11

Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề

1. ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Bốn đảo lớn nhất của Nhật Bản theo thứ tự từ bắc xuống nam là

A. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.    

B. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.

C. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư.    

D. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

Câu 2. Cho bảng số liệu:

BẢNG 1: GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM

Đơn vị: tỉ USD

NĂM

1990

1995

2000

2001

2004

Xuất khẩu

287.6

443.1

479.2

403.5

565.7

Nhập khẩu

235.4

335.9

379.5

349.1

454.5

So với 1990 thì năm 2004 Nhật Bản xuất siêu hơn

A. 59 tỉ USD.              B.  278.1 tỉ USD.        C. 219 tỉ USD.            D. 2,1 tỉ USD.

Câu 3. Dựa vào bảng 1, yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm thì dạng biểu đồ thích hợp là

A. Cột.                        B. Đường.                   C. cột ghép.                 D. miền.

Câu 4. Nhận xét đúng về sản lượng khai thác cá của Nhật Bản trong thời kỳ 1985-2003 là

A. sản lượng cá liên tục giảm và giảm mạnh.

B. sản lượng cá giảm mạnh và có biến động.

C. sản lượng các tăng liên tục nhưng còn tăng chậm.

D. sản lượng cá tăng nhưng còn biến động.

Câu 5. Đảo Kiuxiu có kiểu khí hậu

A. cận nhiệt gió mùa. B. cận nhiệt hải dương.

C. cận nhiệt lục địa.                                        D. ôn đới gió mùa .

Câu 6. Củ cải đường chỉ được trồng ở vùng kinh tế/đảo

A. Hô-cai-đô.              B. Hôn-su.                   C. Xi-cô-cư.                D. Kiu-xiu.

Câu 7. Cây trồng chiếm diện tích lớn nhất ở Nhật Bản là

A. lúa gạo.                  B. lúa mì.                    C. Ngô.                        D. tơ tằm.

Câu 8. Các bạn hàng thương mại quan trọng nhất của Nhật Bản là

A. Hoa Kỳ, Canađa, Ấn Độ, Braxin, Đông Nam Á.

B. Hoa Kỳ, Ấn Độ, Braxin, EU, Canađa.

C. Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Đông Nam Á, Ôxtrâylia.

D. Hoa Kỳ, Trung Quốc, CHLB Nga, EU, Braxin.

Câu 9. Vùng kinh tế/đảo Hônsu KHÔNG có đặc điểm nổi bật là

A. diện tích rộng lớn nhất.                              B. dân số đông nhất.

C. diện tích rừng lớn nhất.                              D. kinh tế phát triển nhất.

Câu 10. Sản xuất các sản phẩm nổi bật trong ngành công nghiệp điện tử của Nhật bản KHÔNG phải là hãng

A. Sony.                      B. Toshiba.                 C. Toyota.                   D. Hitachi.

Câu 11. Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của nền công nghiệp Nhật Bản là

A. công nghiệp chế tạo máy.

B. công nghiệp sản xuất điện tử.

C. công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.

D. công nghiệp dệt, sợi vải các loại.

Câu 12. Ngành công nghiệp của Nhật Bản chiếm khoảng 41% sản lượng xuất khẩu của thế giới là

A. sản xuất Ô tô.                                             B. sản xuất Tàu biển.

C. Xe gắn máy.                                               D. Sản phẩm tin học.

Câu 13. Trong thời gian từ 1950 đến 1973, nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ thấp nhất vào giai đoạn

A. 1950 - 1954.           B. 1955 - 1959.           C. 1960 - 1964.           D. 1965 - 1969.

Câu 14. Năng xuất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động

A. luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.

B. làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.

C. thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.

D. làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.

Câu 15. Từ bảng số liệu sau

BẢNG 2. SỰ BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI NHẬT BẢN    

 

1950

1970

1997

2005

Dưới 15 tuổi (%)

35,4

23,9

15,3

13,9

Từ 15 đến 64 tuổi (%)

59,6

69,0

69,0

66,9

65 tuổi trở lên (%)

5,0

7,1

15,7

19,2

Số dân (triệu người)

83,0

104,0

126,0

127,7

Dân số từ 65 tuổi trở lên của Nhật bản năm 2005 là

A. 17,7 triệu người.                                        B. 85,4 triệu người.   

C. 24,5 triệu người.                                        D. 44,7 triệu người.

Câu 16. Dựa vào bảng 2 thì năm 2005 so với năm 1950 số người dưới 15 tuổi giảm

A. 11,6 triệu người.                                        B. 21,5 triệu người.   

C. 39,2 triệu người.                                        D. 27,7 triệu người.

Câu 17. Nhận xét KHÔNG chính xác vền đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là

A. địa hình chủ yếu là đồi núi.                       B. đồng bằng nhỏ, hẹp nằm ven biển.

C. sông ngòi ngắn và dốc.                              D. than đá có trữ lượng lớn.

Câu 18. Nhận xét ĐÚNG về tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Nhật Bản từ sau năm 1991 là:

A. Tăng trưởng ổn định và luôn ở mức cao.

B. Tăng trưởng cao nhưng còn biến động.

C. Tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn ở mức cao.

D. Tăng trưởng chậm lại, có biến động và ở mức thấp.

Câu 19. Trong các ngành dịch vụ của Nhật Bản, hai ngành có vai trò hết sức to lớn là

A. thương mại và du lịch.                               B. thương mại và tài chính.

C. tài chính và du lịch.                                   D. tài chính và giao thông vận tải.

Câu 20. Rừng bao phủ phần lớn diện tích là đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế/đảo

A. Hô-cai-đô.              B. Hôn-su.                   C. Xi-cô-cư.                D. Kiu-xiu.

Câu 21. Diện tích tự nhiên của Nhật Bản là

A. 338 nghìn km2.      B. 378 nghìn km2.       C. 387 nghìn km2.       D. 738 nghìn km2.

Câu 22. Đặc điểm KHÔNG ĐÚNG với ngành công nghiệp Nhật Bản là:

A. Giá trị công nghiệp đứng thứ hai thế giới.

B. Sản phẩm phần lớn phục vụ cho xuất khẩu.

C. Sản lượng tơ tằm đứng đầu thế giới.

D. Chiếm 90% số robot của toàn thế giới.

Câu 23. Rừng của Liên Bang Nga phân bố tập trung ở

A. phần lãnh thổ phía Tây.                             B. vùng núi U-ran.

C. phần lãnh thổ phía Đông.                           D. Đồng bằng Tây Xi bia.

Câu 24. Thương mại Nhật Bản đứng thứ tư thế giới sau các nước nào sau đây?

A. Pháp, Đức, Trung Quốc.                            B. Anh, Đức, Pháp.

C. Hoa Kì, Đức, Trung Quốc.                        D. Trung Quốc, Hoa Kì, Anh.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Trình bày đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp Nhật Bản. Tại sao diện tích đất trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?

Câu 2. Nhận xét và giải thích về đặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản.

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

A

B

A

A

A

A

C

C

C

B

B

 Câu

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

Đáp án

B

D

C

A

D

D

B

A

B

D

C

C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

a) Đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp Nhật Bản.

- Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản

- Tỉ trọng nông nghiệp trong GDP chỉ chiếm khoảng 1%

- Diện tích đất nông nghiệp ít, chỉ chiếm khoảng 14% lãnh thổ.

- Nền nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh.

b) Diện tích đất trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm là do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, đất nông nghiệp ít lại bị chuyển đổi thành đất chuyên dụng và đất ở.

Câu 2:

a) Đặc điểm

- Công nghiệp Nhật Bản phân bố không đồng đều

- Tập trung chủ yếu trên đảo Hôn-su và vùng ven biển

b) Giải thích

- Do điều kiện phát triển công nghiệp phân bố không đều

- Đảo Hôn-su có diện tích lớn nhất, kinh tế phát triển và dân cư tập trung đông đặc biệt lao động có kĩ thuật

- Phân bố ven biển vì đa phần lãnh thổ Nhật Bản là đồi núi, gần biển để thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liệu và xuất khẩu hàng hóa.

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN ĐỊA LÍ 11 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG - ĐỀ 02

Câu 1: Thuận lợi chủ yếu về tự nhiên đối với phát triển giao thông đường biển ở Nhật Bản là

A. nhiều đảo, khí hậu phân hóa đa dạng.                     

B. biển rộng, không đóng băng quanh năm.

C. đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh.                  

D. lãnh thổ rộng, trải dài qua nhiều vĩ độ.

Câu 2: Ranh giới tự nhiên để phân chia lãnh thổ châu Âu và châu Á trên đất nước Nga là

A. Sông Von-ga.                  B. Sông Lê-na.                 C. Sông Ê-nít-xây.           D. Dãy U-ran.

Câu 3: Khó khắn lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là

A. Nhiều đảo lớn, nhỏ nhưng nằm cách xa nhau.     

B. Nghèo khoáng sản.

C. Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh.                  

D. Khí hậu phân hóa rõ rệt từ bắc xuống nam.

Câu 4: Cuối năm 1991 trở đi, sau khi Liên Xô tan rã, LB Nga bước vào thời kì có:

A. hàng tiêu dùng phong phú.

B. tình hình chính trị, xã hội mất ổn định.

C. tốc độ tăng trưởng kinh tế dương.

D. sản lượng các ngành kinh tế tăng.

Câu 5: Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương vì

A. Ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm.

B. Tiện cho việc nhập nguyên liệu và trao đổi sản phẩm với các nước.

C. Tập trung nguồn khoáng sản dồi dào.

D. Thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền.

Câu 6: Hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng để phát triển vùng Đông Xi-bia giàu có là

A. các tuyến đường ô tô.

B. các tuyến đường hàng không.

C. hệ thống đường xe điện ngầm.

D. đường sắt xuyên Xi-bia và đường sắt BAM.

Câu 7: Cho biểu đồ:

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP của LB Nga qua các năm

(Nguồn: Tài liệu cập nhật SGK môn Địa lí mới nhất 24/6/2020)

Nhận xét đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của LB Nga giai đoạn 1990 - 2017 là:

A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất vào năm 2005.

B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm.

C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng tăng.

D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế sau năm 2000 đều dương.

Câu 8: Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là:

A. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt.

B. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt.

C. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt.

D. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt.

Câu 9: Kinh tế Nhật Bản có tốc độ phát triển nhanh chóng trong khoảng thời gian nào sau đây?

A. 1950 – 1972.                   B. 1973 – 1980.                C. 1980 – 1990.                D. 1991 đến nay.

Câu 10: Đảo nào sau đây của Nhật Bản nằm ở phía Nam?

A. Kiu-xiu.                           B. Hôn-su.                        C. Hô-cai-đô.                    D. Xi-cô-cư.

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng về dân cư Liên bang Nga?

A. Mật độ dân số cao. 

B. Chủ yếu tập trung ở các thành phố nhỏ, trung bình, thành phố vệ tinh.

C. Nhiều người Nga di cư ra nước ngoài.     

D. Gia tăng dân số âm.

Câu 12: Sản phẩm công nghiệp nào sau đây của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới?

A. Than đá.                          B. Dầu mỏ.                       C. Máy bay.                      D. Rô-bốt.

Câu 13: Ngành đóng vai trò xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga là

A. nông nghiệp.                   B. dịch vụ.                        C. năng lượng.                  D. công nghiệp.

Câu 14: Cây công nghiệp nào sau đây được trồng nhiều ở Liên bang Nga?

A. Hướng dương.                 B. Cà phê.                         C. Hồ tiêu.                        D. Cao su.

Câu 15: Ngành công nghiệp là ngành mũi nhọn của Nhật Bản đó là ngành

A. Công nghiệp chế tạo.                    

B. Công nghiệp sản xuất điện tử.

C. Công nghiệp công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.    

D. Công nghiệp dệt, vải các loại, sợi.

Câu 16: Thiên tai nào sau đây xảy ra thường xuyên và gây thiệt hại rất lớn cho Nhật Bản:

A. Động đất.                        B. Hạn hán.                      C. Bão cát.                        D. Triều cường.

Câu 17: Đặc điểm không đúng với đồng bằng Đông Âu của LB Nga?

A. Đất đai màu mỡ.

B. Địa hình tương đối cao, xen nhiều đồi thấp.

C. Nơi tập trung dân cư, các thành phố, các trung tâm công nghiệp.

D. Nông nghiệp chỉ tiến hành ở dải đất phía Nam.

Câu 18: Nguồn lao động của Nhật Bản hiện nay có thuận lợi nào sau đây đối với phát triển kinh tế?

A. Lao động đông, chất lượng cao.

B. Lao động trẻ, gia tăng nhanh.

C. Giàu kinh nghiệm, phân bố đều.

D. Lao động già, trình độ nâng cao.

Câu 19: Vùng kinh tế giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển nhưng nông nghiệp còn hạn chế của LB Nga là

A. vùng Viễn Đông.                                                      B. vùng Trung ương.  

C. vùng Trung tâm đất đen.                                          D. vùng Uran.

Câu 20: Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do

A. Có nhiều bão, sóng thần.                          

B. Có diện tích rộng nhất.

C. Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.

D. Nằm ở vùng vĩ độ cao nên có nhiệt độ cao.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

D

A

C

A

B

D

B

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

A

B

D

C

B

B

D

D

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

C

C

C

B

B

C

A

C

C

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN ĐỊA LÍ 11 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG - ĐỀ 03

Câu 1: Cây công nghiệp nào sau đây được trồng nhiều ở Liên bang Nga?

A. Cà phê.                            B. Hướng dương.             C. Hồ tiêu.                        D. Cao su.

Câu 2: Hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng để phát triển vùng Đông Xi-bia giàu có là

A. đường sắt xuyên Xi-bia và đường sắt BAM.

B. các tuyến đường ô tô.

C. hệ thống đường xe điện ngầm.

D. các tuyến đường hàng không.

Câu 3: Thuận lợi chủ yếu về tự nhiên đối với phát triển giao thông đường biển ở Nhật Bản là

A. lãnh thổ rộng, trải dài qua nhiều vĩ độ.

B. đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh.

C. biển rộng, không đóng băng quanh năm.

D. nhiều đảo, khí hậu phân hóa đa dạng.

Câu 4: Kinh tế Nhật Bản có tốc độ phát triển nhanh chóng trong khoảng thời gian nào sau đây?

A. 1980 – 1990.                   B. 1973 – 1980.                C. 1950 – 1972.                D. 1991 đến nay.

Câu 5: Ngành công nghiệp là ngành mũi nhọn của Nhật Bản đó là ngành

A. Công nghiệp công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.

B. Công nghiệp sản xuất điện tử.

C. Công nghiệp chế tạo.

D. Công nghiệp dệt, vải các loại, sợi.

Câu 6: Cho bảng số liệu:

SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ CỦA NHẬT BẢN NĂM 2019

Số dân(nghìn người)

Số dân thành thị (nghìn người)

126200

115600

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)

Theo bảng số liệu, tỉ lệ dân thành thị của Nhật Bản năm 2019 là

A. 81,6%.                                      B. 91,7%.                                  C. 91,6%.                                  D. 81,8%.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng về dân cư Liên bang Nga?

A. Mật độ dân số cao. 

B. Chủ yếu tập trung ở các thành phố nhỏ, trung bình, thành phố vệ tinh.

C. Nhiều người Nga di cư ra nước ngoài.

D. Gia tăng dân số âm.

Câu 8: Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là:

A. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt.

B. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt.

C. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt.

D. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt.

Câu 9: Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG DẦU MỎ, THAN CỦA LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM

Năm

1995

2017

Dầu mỏ (triệu tấn)

305

554,3

Than (triệu tấn)

270,8

412,5

(Nguồn: Tài liệu cập nhật SGK môn Địa lí mới nhất 24/6/2020)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng:

A. Sản lượng than và dầu mỏ của LB Nga đều tăng.

B. Sản lượng than năm 2017 ít hơn sản lượng dầu mỏ 141,8 triệu tấn.

C. Than tăng 141,7%, dầu tăng 181,7%.

D. Than tăng 41,7%, dầu tăng 81,7%.

Câu 10: Sản phẩm công nghiệp nào sau đây của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới?

A. Than đá.                          B. Dầu mỏ.                       C. Máy bay.                      D. Rô-bốt.

Câu 11: Thiên tai nào sau đây xảy ra thường xuyên và gây thiệt hại rất lớn cho Nhật Bản:

A. Động đất.                        B. Hạn hán.                     

C. Bão cát.                           D. Triều cường.

Câu 12: Ngành đóng vai trò xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga là

A. nông nghiệp.                   B. dịch vụ.

C. năng lượng.                     D. công nghiệp.

Câu 13: Cuối năm 1991 trở đi, sau khi Liên Xô tan rã, LB Nga bước vào thời kì có:

A. hàng tiêu dùng phong phú.

B. sản lượng các ngành kinh tế tăng.

C. tốc độ tăng trưởng kinh tế dương.

D. tình hình chính trị, xã hội mất ổn định.

Câu 14: Đảo nào sau đây của Nhật Bản nằm ở phía Nam?

A. Kiu-xiu.                           B. Xi-cô-cư.                     C. Hôn-su.                        D. Hô-cai-đô.

Câu 15: Ranh giới tự nhiên để phân chia lãnh thổ châu Âu và châu Á trên đất nước Nga là

A. Dãy U-ran.                      B. Sông Von-ga.               C. Sông Ê-nít-xây.           D. Sông Lê-na.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

B

A

B

D

B

A

A

C

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

C

D

C

C

B

A

D

A

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

C

C

D

D

A

A

B

C

C

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN ĐỊA LÍ 11 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG - ĐỀ 04

Câu 1: Thuận lợi chủ yếu về tự nhiên đối với phát triển giao thông đường biển ở Nhật Bản là

A. lãnh thổ rộng, trải dài qua nhiều vĩ độ.

B. nhiều đảo, khí hậu phân hóa đa dạng.

C. đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh.

D. biển rộng, không đóng băng quanh năm.

Câu 2: Cho bảng số liệu:

SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ CỦA NHẬT BẢN NĂM 2019

Số dân (nghìn người)

Số dân thành thị (nghìn người)

126200

115600

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)

Theo bảng số liệu, tỉ lệ dân thành thị của Nhật Bản năm 2019 là

A. 81,6%.                                      B. 91,7%.                                  C. 91,6%.                                  D. 81,8%.

Câu 3: Kinh tế Nhật Bản có tốc độ phát triển nhanh chóng trong khoảng thời gian nào sau đây?

A. 1980 – 1990.                   B. 1973 – 1980.                C. 1950 – 1972.                D. 1991 đến nay.

Câu 4: Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương vì

A. Tập trung nguồn khoáng sản dồi dào.

B. Tiện cho việc nhập nguyên liệu và trao đổi sản phẩm với các nước.

C. Thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền.

D. Ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm.

Câu 5: Sản phẩm công nghiệp nào sau đây của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới?

A. Máy bay.                         B. Than đá.                       C. Rô-bốt.                         D. Dầu mỏ.

Câu 6: Cây công nghiệp nào sau đây được trồng nhiều ở Liên bang Nga?

A. Hướng dương.                 B. Cao su.                         C. Hồ tiêu.                        D. Cà phê.

Câu 7: Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do

A. Có nhiều bão, sóng thần.

B. Nằm ở vùng vĩ độ cao nên có nhiệt độ cao.

C. Có diện tích rộng nhất.

D. Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.

Câu 8: Phần lớn lãnh thổ Liên bang Nga nằm ở khu vực nào sau đây?

A. Đông Nam Á.                  B. Đông Bắc Á.                C. Tây Bắc Á.                   D. Tây Nam Á.

Câu 9: Hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng để phát triển vùng Đông Xi-bia giàu có là

A. đường sắt xuyên Xi-bia và đường sắt BAM.

B. các tuyến đường hàng không.

C. hệ thống đường xe điện ngầm.

D. các tuyến đường ô tô.

Câu 10: Cho bảng số liệu:

XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2018

Quốc gia

Ai-cập

Ác-hen-ti-na

Liên bang Nga

Hoa Kì

Xuất khẩu(tỷ đô la Mỹ)

47,4

74,2

509,6

2510,3

Nhập khẩu(tỷ đô la Mỹ)

73,7

85,4

344,3

3148,5

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)

Dựa vào bảng số liệu, hãy cho biết quốc gia nào sau đây xuất siêu vào năm 2018?

A. Hoa Kì.                           B. Ác-hen-ti-na.               C. Liên bang Nga.                D. Ai Cập.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

D

A

C

C

A

C

D

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

D

C

C

B

C

B

C

B

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

A

B

A

A

D

D

A

C

C

---(Còn tiếp)---

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN ĐỊA LÍ 11 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG - ĐỀ 05

Câu 1: Ranh giới tự nhiên để phân chia lãnh thổ châu Âu và châu Á trên đất nước Nga là

A. Dãy U-ran.                      B. Sông Von-ga.

C. Sông Ê-nít-xây.              D. Sông Lê-na.

Câu 2: Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do

A. Có nhiều bão, sóng thần.

B. Nằm ở vùng vĩ độ cao nên có nhiệt độ cao.

C. Có diện tích rộng nhất.

D. Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.

Câu 3: Kinh tế Nhật Bản có tốc độ phát triển nhanh chóng trong khoảng thời gian nào sau đây?

A. 1991 đến nay.                  B. 1973 – 1980.

C. 1980 – 1990.                   D. 1950 – 1972.

Câu 4: Hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng để phát triển vùng Đông Xi-bia giàu có là

A. đường sắt xuyên Xi-bia và đường sắt BAM.

B. các tuyến đường hàng không.

C. hệ thống đường xe điện ngầm.

D. các tuyến đường ô tô.

Câu 5: Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương vì

A. Ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm.

B. Tiện cho việc nhập nguyên liệu và trao đổi sản phẩm với các nước.

C. Tập trung nguồn khoáng sản dồi dào.

D. Thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền.

Câu 6: Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG DẦU MỎ, THAN CỦA LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM

Năm

1995

2017

Dầu mỏ (triệu tấn)

305

554,3

Than (triệu tấn)

270,8

412,5

(Nguồn: Tài liệu cập nhật SGK môn Địa lí mới nhất 24/6/2020)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng:

A. Sản lượng than và dầu mỏ của LB Nga đều tăng.

B. Sản lượng than năm 2017 ít hơn sản lượng dầu mỏ 141,8 triệu tấn.

C. Than tăng 141,7%, dầu tăng 181,7%.

D. Than tăng 41,7%, dầu tăng 81,7%.

Câu 7: Cây công nghiệp nào sau đây được trồng nhiều ở Liên bang Nga?

A. Cà phê.                                                                     B. Hồ tiêu.

C. Cao su.                                                                      D. Hướng dương.

Câu 8: Vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất Liên bang Nga là vùng

A. Viễn Đông.                                                               B. Trung ương.

C. Trung tâm đất đen.                                                   D. Uran.

Câu 9: Thiên tai nào sau đây xảy ra thường xuyên và gây thiệt hại rất lớn cho Nhật Bản:

A. Triều cường.                                                             B. Động đất.

C. Bão cát.                                                                    D. Hạn hán.

Câu 10: Ngành công nghiệp mũi nhọn, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho LB Nga là

A. Công nghiệp quốc phòng.

B. Công nghiệp hàng không – vũ trụ.

C. Công nghiệp luyện kim.

D. Công nghiệp khai thác dầu khí.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

A

D

C

C

B

B

D

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

C

C

A

C

A

C

A

B

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

D

A

A

D

D

B

B

C

C

---(Còn tiếp)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Lê Hồng Phong. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE
OFF