OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Võ Thị Sáu

28/10/2022 1.02 MB 2399 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221028/86686396320_20221028_141448.pdf?r=9697
ADMICRO/
Banner-Video

Dưới đây là tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Võ Thị Sáu được HOC247 biên soạn và tổng hợp với cấu trúc đề và đáp án chi tiết, nhằm giúp các em dễ dàng đối chiếu kết quả và có kế hoạch ôn tập hợp lí. Chúc các em đạt được điểm cao trong kì thi giữa HK1 sắp tới!

 

 
 

TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: NGỮ VĂN 9

(Thời gian làm bài: 90 phút)

1. Đề thi số 1

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“ ….Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy . Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên,thế là đủ rồi”…..Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa hai hàng lệ. Rồi đó,tiệc tiễn vừa tàn áo chàng đành rứt. Ngước cảnh vật còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san…..”.

Câu 1: 

Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2: 

Tìm và chỉ ra cách dẫn trong đoạn trích và cho biết việc tìm ra cách dẫn dựa trên cơ sở nào?

Câu 3: 

Em hãy xác định nội dung của đoạn văn trên.

II. TẠO LẬP VĂN BẢN: 

Câu 1. 

Từ nội dung đoạn trích trên, viết một đoạn văn ngắn (7 - 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về thân phận của người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến.

Câu 2. 

Hãy giới thiệu về cây lúa và văn hóa Việt Nam.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1: 

a.

- Tên văn bản: “Chuyện người con gái Nam Xương”.

- Tác giả: Nguyễn Dữ.

b.Tự sự và biểu cảm.

Câu 2: 

Lời dẫn trực tiếp

Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên,thế là đủ rồi”

- Có dấu hai chấm và dấu ngoặc kép

Câu 3:

Nêu nội dung đoạn trích:

Nội dung: Hình ảnh Vũ Nương tiễn chồng đi tòng quân.Qua lời từ biệt Vũ Nương hiện lên là một người vợ hết lòng thương yêu chồng.

II. TẠO LẬP VĂN BẢN: 

Câu 1.

- Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn, trình bày sạch đẹp. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức.

- Trên cơ sở nội dung của đoạn trích và văn bản đã được học HS trình bày được các ý sau: - là người phụ nữ đẹp người đẹp nết, tư dung tốt đẹp.

- Thương chồng, chung thủy, đảm đan ,hết lòng vun đắp gia đình,là người con dâu hiếu thảo.

- Nhưng cuối cùng không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn có kết cục bi thảm.Tố cáo xã hội phong kiến bất công.

Câu 2. 

Mở bài:

Giới thiệu cây lúa trong đời sống con người nói chung, Người Việt Nam nói riêng.

Thân bài:

1/Nguồn gốc, đặc điểm của cây lúa nước.

2/ Lịch sử:

Theo lịch sử, lúa có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, Thời vua Hùng đã có nghề trồng lúa

3/ Gieo trồng và chăm sóc:

-Làm đất,gieo mạ, cấy và chăm sóc

- Thu hoach bảo quản từ hạt lúa đến hạt gạo

4/ Cây lúa đối với đời sống văn hóa Việt Nam

- Cây lúa giúp nuôi sống con người giúp xã hội phát triển

- Bánh trái thờ cúng tổ tiên làm từ gạo, sản phẩm của cây lúa

- Hình ảnh lúa trên trống đồng và các sản phẩm văn hóa từ xưa của nền văn minh lúa nước.

+ Hình ảnh lúa trên quốc huy Việt Nam, hình ảnh cây lúa trong ca dao, âm nhạc.

* Tương lai của cây lúa Việt Nam.Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.

Kết bài: Cảm nhận về sự gắn bó của cây lúa đối với đất nước con người Việt Nam.

2. Đề thi số 2

Phần I (7đ)

Cho đoạn văn sau:

“Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”

Câu 1 : Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Được viết bằng chữ gì? (1đ)

Câu 2 : Đoạn văn trên có dùng điển tích gì, nêu ý nghĩa của việc dùng các điển tích đó?(1đ)

Câu 3 : Nhân vật bày tỏ nỗi lòng trong đoạn văn trên là ai? Điều muốn bày tỏ là gì? (1đ)

Câu 4 : Bằng đoạn văn khoảng 10-12 câu, hãy phát biểu cảm nghĩ về nhân vật chính trong tác phẩm có đoạn trích trên. Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn em trình bày. (4đ)

Phần II (3đ)

Trong một bài thơ có đoạn:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!

Ngột làm sao chết uất thôi

Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu

Câu 1 : Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Viết trong hoàn cảnh nào? (1đ)

Câu 2 : Viết đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên? (Đoạn văn có sử dụng câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân-kết quả, xác định rõ câu ghép đó bằng cách gạch chân) (2đ)

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Phần I (7đ)

Câu 1 :

- Đoạn văn trên trích trong văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương (0,25đ)

- Thuộc tác phẩm: Truyền kì mạn lục (0,25đ)

- Tác giả: Nguyễn Dữ (0,25đ)

- Viết bằng chữ Hán (0,25đ)

Câu 2 :

- Dùng điển tích ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ (0,5đ)

- Ý nghĩa của việc dùng điển tích: Thể hiện sự trong sáng, thủy chung của Vũ Nương. (0,5đ)

Câu 3 :

- Nhân vật muốn bày tỏ nỗi niểm trong đoạn văn là Vũ Nương. (0,5đ)

- Muốn bày tỏ với trời đất để giải nỗi oan cho mình. (0,5đ)

Câu 4 :

- Viết đúng hình thức đoạn văn, số lượng không vượt quá hoặc ít quá 2 câu. (0,5đ)

- Nội dung (3,5đ)

+ Ngay từ đầu đã được giới thiệu “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”.

+ Là vợ đảm đang, biết giữ gìn khuôn phép, một lòng một dạ chung thủy với chồng (thể hiện trong những cư xử khéo léo để gia đình không lâm vào cảnh thất hòa, dù người chống có tính đa nghi; trong lời dặn dò ân tình, đằm thắm khi tiễn chồng đi lính; chung thủy chờ chồng “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”).

+ Là một người mẹ hiền, dâu thảo: vừa một mình nuôi dạy con thơ vừa làm tròn phận sự của một nàng dâu…

+ Nạn nhân của chế độ nam quyền, của cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa: cuộc hôn nhân của nàng không xuất phát từ tình yêu; phải đằng đẵng chờ chồng khi chồng đi chiến trận.

+ Bị chồng nghi ngờ lòng chung thủy chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ (chú ý các lời thoại của Vũ Nương: cố phân trần với chồng, biện bạch cho mình mà không được, đau khổ tuyệt vọng khi bị chồng mắng nhiếc, đánh đuổi đi, bị dồn vào bước đường cùng: phải tự vẫn ở bến Hoàng Giang để bảo toàn danh dự).

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. Đề thi số 3

I. ĐỌC – HIỂU

Đọc đoạn văn sau:

CHIẾC BÁT VỠ

Ở thành phố kia có một bác thợ rèn, bác có một người con trai duy nhất. Anh vừa đẹp trai vừa giỏi giang khiến bác rất tự hào.

Một ngày nọ, người con trai bị tai nạn xe hơi, tuy giữ được tính mạng nhưng lại bị mất cả hai chân. Tuyệt vọng, hàng ngày anh ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ.

Một lần, vì quá đau khổ, anh tìm cách tự tử bằng cách uống thuốc ngủ, nhưng may thay cha anh kịp thời phát hiện đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch.

Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền, nói:

- Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa!

Người cha già tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu người con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe.

Một tuần sau anh được đưa về nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh lấy làm lạ lẫm.

- Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?

- Ý của cha là...? – Anh ấp úng nói.

- Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con.

Thực hiện các yêu cầu:

1. Nhận biết

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

2. Thông hiểu

Tìm phương ngữ Nam tương ứng với từ “bát” trong câu văn “Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt”

3. Thông hiểu

“Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?

- Ưm…ý cha là? – Anh ấp úng nói”.

Trong đoạn hội thoại trên, người con đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?

4. Thông hiểu

Em rút ra được bài học gì từ câu nói: “Chính là chiếc bát sành hôm trước, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con”?

II. LÀM VĂN 

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9 tập 1 – NXBGDVN 2016)

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU

1.

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

2.

Phương pháp: căn cứ bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Cách giải:

- Phương ngữ Nam ứng với từ “bát” là từ “chén”.

3.

Phương pháp: Phương châm hội thoại

Cách giải:

- Cậu con trai vi phạm phương châm cách thức.

- Vì: cậu con trai nói ngập ngừng, ấp úng.

4.

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Gợi ý bài học rút ra từ câu nói của người cha:

- Sống phải luôn có khát vọng, không ngừng vươn lên.               

- Phải sống có bản lĩnh, nghị lực, ý chí kiến cường để không gục ngã trước khó khăn.

II. LÀM VĂN 

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

* Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: nhân vật Vũ Nương người con gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, người vợ hiền con thảo nhưng bị hàm oan phải tự tử để bảo vệ danh tiết.

* Thân bài

*Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương

a. Vẻ đẹp phẩm chất

* Mở đầu tác phẩm, tác giả đã có lời giới thiệu bao quát về Vũ Nương “Tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” tạo ấn tượng về một chân dung người phụ nữ tài sắc vẹn toàn.

* Sau đó ông đi sâu miêu tả vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của nhân vật.

- Vũ Nương là người phụ nữ thuỷ chung, son sắt:

+ Trong cuộc sống vợ chồng, biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa” => một người vợ hiền thục, khôn khéo, nết na đúng mực.

+ Khi chồng đi lính: Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những lời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”.

=> Ước mong thật bình dị, lời lẽ dịu dàng, ân cần -> chứng tỏ nàng luôn coi trọng hạnh phúc gia đình mà xem thường mọi công danh phù phiếm.

+ Nàng cảm thông trước những nỗi vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.”.

+ Qua lời nói dịu dàng, nàng cũng bộc lộ nỗi khắc khoải nhớ chồng của mình: “Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”.

=> Trái tim ấy giàu lòng yêu thương, biết chịu đựng những thử thách, biết đợi chờ để yên lòng người đi xa, thật đáng trân trọng biết bao!

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

4. Đề thi số 4

I. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu của đề:

“Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:

- Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.

Đứa con ngây thơ nói:

- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói:

- Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được.

Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:

- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.”

(Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 1. (1.0 đ) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (1.0 đ)

a. Hành động của Trương Sinh (ở câu in đậm) đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?

b. Theo suy nghĩ của bé Đản, câu nói: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.” đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?

Câu 3. (1.0 đ)

a. Tìm trong đoạn trích từ đồng nghĩa với từ “qua đời”?

b. Từ “bế” trong đoạn trích được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Câu 4. (1.0 đ) Trình bày ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên?

Câu 5. (1.0 đ) Em có đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh trong đoạn trích không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

Viết bài văn thuyết minh về con vật nuôi em thích. (có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả). 

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Câu 1. (1.0 đ)

- Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương.

- Tác giả: Nguyễn Dữ.

Câu 2 (1.0 đ)

a. Không tuân thủ phương châmlịch sự.

b. Tuân thủ phương châm về chất.

Câu 3 (1.0 đ)

a. Từ đồng nghĩa với từ qua đờimất.

b. Từ bế dùng với nghĩagốc.

Câu 4 (1.0 đ)

- Trương Sinh nghe lời con trẻ, nghi Vũ Nương không chung thủy, la mắng nàng.

- Vũ Nương phân trần để cởi mối nghi oan.

Câu 5 (1.0 đ)

- Đồng ý hoặc không đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh và có cách giải thích hợp lý, thuyết phục.

- Đồng ý hoặc không đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh và có cách giải thích tương đối hợp lý.

- Không trả lời hoặc trả lời hoàn toàn sai.

* Giáo viên cần trân trọng suy nghĩ riêng của học sinh; linh hoạt cho điểm tùy theo mức độ cảm hiểu, lí giải của các em.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

5. Đề thi số 5

Phần I.

Tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là tám câu thơ hay nhất về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của đại thi hào Nguyễn Du.

Câu 1. Nhận biết

Em hãy chép thuộc 8 câu thơ cuối trong Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) của Nguyễn Du.

Câu 2. Nhận biết

Xác định các từ láy có trong đoạn thơ vừa chép.

Câu 3. Vận dụng cao

Hãy dùng câu văn trên làm câu chủ đề để triển khai thành một đoạn văn diễn dịch khoảng 12-15 câu, trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp.

Câu 4. Thông hiểu

Cũng trong Truyện Kiều Nguyễn Du có câu:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

Em hiểu hai câu thơ trên như thế nào?

Phần II: 

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“…Phan nói:

- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?

Nghe đến đấy, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

- Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày…”

(Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

Câu 1. Thông hiểu

Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Em hãy giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (5-7 dòng)

Câu 2. Thông hiểu

Giải nghĩa từ “tiên nhân” trong câu “Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?”

Câu 3. Nhận biết

Lời nói của Vũ Nương với Phan Lang là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp.

Câu 4. Vận dụng cao

Viết đoạn văn khoảng 10 câu tóm tắt tác phẩm từ đoạn kể về Phan Lang cho đến hết truyện.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

Phần I.

Câu 1.

Phương pháp: căn cứ bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

Cách giải:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.

Câu 2.

Phương pháp: căn cứ bài Từ láy

Cách giải:

- Từ láy được sử dụng trong doạn trích: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm.

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, bình luận

Cách giải:

Giới thiệu chung:

Tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là tám câu thơ hay nhất về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của đại thi hào Nguyễn Du.

Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình:

-  Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.

-  Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:

+ Tạo dựng sự tương phản: Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.

-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.

+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.

+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.

+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.

- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.

+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Võ Thị Sáu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF