Với nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Nguyễn Hiền được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên HOC247 dưới đây sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng giải đề, chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 lớp 10 sắp tới. Hi vọng với tài liệu đề dưới đây sẽ giúp các em ôn tập kiến thức Ngữ văn 10 KNTT dễ dàng hơn. Chúc các em học tập tốt!
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIỀN |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 10 KNTT (Thời gian làm bài: 90 phút) |
1. Đề thi số 1
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.
Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm... Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.
Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.”
(Tuoitre.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?
Câu 3 (1 điểm): Trong đoạn văn, những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? Cách dùng từ ngữ như vậy có tác dụng gì?
Câu 4 (1 điểm): Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh"?
Câu 5 (2 điểm): Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào?
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Đọc bài thơ:
BÀI HỌC ĐẦU CỦA CON
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ...
(Đỗ Trung Quân)
Thực hiện yêu cầu: Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về tình yêu quê hương của tác giả.
-----------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
Phần 1: Đọc hiểu
Câu 1
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2
- Theo tác giả, người có bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt.
Câu 3
- Trong đoạn văn, từ ngữ “bản lĩnh”, “mục tiêu”, “phương pháp” được lặp lại nhiều lần.
- Việc lặp như vậy nhằm tạo ra mạch liên kết trong văn bản, giúp các câu trong đoạn văn cùng thống nhất một chủ đề.
Câu 4
- Tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh" vì khi một cá nhân có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm phương hại đến xã hội thì không ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh...
Câu 5
- HS nêu được những suy nghĩ của mìnhvề cách rèn luyện bản lĩnh sống.
- Gợi ý:
+ Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng
+ Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
+ Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực
+ Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Tình yêu quê hương của tác giả trong bài thơ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
- Tình yêu quê hương giản dị, mộc mạc, sâu lắng:
+ Quê hương là nơi gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ
+ Quê hương gắn liền với những tình cảm ruột rà
- Nghệ thuật: Điệp, câu hỏi tu từ, hình ảnh giàu sức gợi, nhịp điệu….
- Đánh giá:
+ Tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng, cao quý…
+ Vẻ đẹp nghệ thuật thơ Đỗ Trung Quân.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
-Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
2. Đề thi số 2
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
SỰ TRUNG THỰC CỦA TRI THỨC
Theo nghĩa truyền thống, kẻ sĩ là một người có học. Có học nên biết lẽ phải trái để “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cái dũng của họ không phải cái dũng chém tướng đoạt thành mà là hệ quả của cái trí, nhằm làm sáng tỏ đạo thánh hiền. Đó là một công việc khó khăn, thậm chí nguy hiểm.
Không phải lúc nào cũng có một Chu Văn An trước sự lộng hành của đám sủng thần, dám dâng thất trảm sớ và sau khi bị khước từ, kiên quyết từ quan về dạy học.
Không phải lúc nào cũng có anh em thái sử Bá thời Xuân Thu. Thôi Trữ sau khi giết vua Tề, ra lệnh cho thái sử Bá phải ghi vào sử: “Tề Trang Công bị bạo bệnh mà chết”. Bá ghi: “Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Thôi Trữ nổi giận, lôi Bá ra chém. Bá có ba người em. Hai người noi gương anh đều bị chém. Người em út vẫn điềm nhiên viết: “Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Trữ quát: “Ba anh ngươi đều đã bị chém, ngươi không sợ sao?” Người này nói: “Việc của quan thái sử là ghi lại sự thật, nếu xuyên tạc thà bị chết chém còn hơn”.
Nhưng không hiểu sao tôi vẫn không thích từ “kẻ sĩ” lắm. Có lẽ do màu sắc hơi “hoài cổ” của nó chăng? Đạo thánh hiền quả là cao quý và đáng trân trọng nhưng nó là một cái gì đã có. Kẻ sĩ thời nay chính là những trí thức do tính rộng mở của từ này. Nhất là vào thời đại nền kinh tế tri thức phát triển với sự bùng nổ của khoa học, đặc biệt ngành tin học. Người trí thức không những tôn trọng thánh hiền mà còn là kẻ dám mày mò vào cõi không biết, đấu tranh với những định kiến của hiện tại để phát hiện những sự thật cho tương lai.
Một nước đang phát triển như nước ta cần nhanh chóng đào tạo một đội ngũ trí thức đông đảo để khỏi tụt hậu. Muốn vậy chúng ta phải lập cho được một môi trường lành mạnh trên nền tảng sự trung thực trí thức. Ít lâu nay báo chí nói nhiều đến nạn bằng giả. Đó là một hiện tượng xã hội nghiêm trọng, cần phải loại bỏ. Nhưng theo tôi, nó không nghiêm trọng bằng hội chứng “bằng thật, người giả” vì hội chứng này có nguy cơ gây sự lẫn lộn trong hệ giá trị và làm ô nhiễm môi trường đạo đức một xã hội trung thực, trong đó thật/ giả phải được phân định rạch ròi và minh bạch. Chúng ta thường nói nhiều đến tài năng và trí thức. Nhưng tài năng và trí thức chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực.
(Trích từ Đối thoại với đời & thơ, Lê Đạt, NXB Trẻ, 2008, tr.14-15)
Câu 1 (1 điểm): Xác định loại văn bản và phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (1 điểm): Nêu nhận xét khái quát về mạch lạc và liên kết trong văn bản.
Câu 3 (1 điểm): Vì sao tài năng chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực?
Câu 4 (1 điểm): Anh/chị nêu hai biểu hiện cụ thể về phẩm chất trung thực cần có của người trí thức.
Câu 5 (1 điểm): Anh/chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Lạm dụng thuốc kháng sinh là một thói quen phổ biến của nhiều người hiện nay. Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này.
-----------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
Phần 1: Đọc hiểu
Câu 1
- Loại văn bản: văn bản nghị luận.
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
Câu 2
- Văn bản “Sự trung thực của tri thức” có cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu thuyết phục. Mở đầu, tác giả đưa ra khái niệm về "người có học" khẳng định đó là một công việc đầy khó khăn, nguy hiểm. Tiếp nối các đoạn, tác giả đưa ra các dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm, giúp các đoạn văn có mối liên kết mạch lạc, chặt chẽ.
Câu 3
- Tài năng chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực, vì xã hội trung thực mới tôn trọng/ tôn vinh thực lực, những giá trị thực.
Câu 4
- Gợi ý hai biểu hiện cụ thể về phẩm chất trung thực cần có của người trí thức:
+ Nói đúng sự thật.
+ Sẵn sàng tố cáo cái sai để bảo vệ lẽ phải.
Câu 5
- Gợi ý thông điệp:
+ Mỗi người (đặc biệt là trí thức) biết sống trung thực thì góp phần xây dựng xã hội văn minh.
+ Sống trung thực sẽ tạo được niềm tin, sự ngưỡng mộ.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
3. Đề thi số 3
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó [...].Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […]. Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”
(Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU)
Câu 1 (1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính và phương thức biểu đạt kết hợp trong văn bản.
Câu 2 (1 điểm): Phần được đánh dấu ngoặc vuông [...] được sử dụng trong đoạn văn có ý nghĩa gì?
Câu 3 (1 điểm): Người con đã bộc lộ tình cảm, thái độ như thế nào đối với người cha và công việc đưa thư của ông?
Câu 4 (2 điểm): Từ văn bản trên, anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hôm nay.
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Anh/chị hãy viết một bản báo cáo nghiên cứu về vấn đề: “Văn hóa, đời sống của người Ê-đê từ sử thi Đăm Săn đến đời thực”.
-----------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
ĐÁP ÁN
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu 1
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
- Phương thức biểu đạt kết hợp: tự sự.
Câu 2
- Phần đánh dấu ngoặc vuông [...] là phần trong lời trích dẫn nhưng được lược bỏ do nội dung ít quan trọng hơn hoặc không cần thiết trong đoạn đó.
Câu 3
- Tình cảm, thái độ của người con đối với người cha : kính yêu “con vô cùng kính yêu cha…”; với công việc đưa thư của ông: khâm phục, tự hào…“khâm phục biết bao nhiêu cái ông việc cha đã làm cho hàng vạn con người, lòng con tràn ngập niềm tự hào ..” kính trọng, tự hào.
Câu 4
- HS nêu được những suy nghĩ của mìnhvề tinh thần trách nhiệm sau khi đọc xong đoạn văn.
- Có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Hiểu và chỉ ra những biểu hiện của người có tinh thần trách nhiệm (Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực hoàn thành tốt chức trách và phận sự của mình với gia đình và xã hội)
+ Khẳng định tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống: là tiêu chí để đánh giá con người, quyết định đến sự thành – bại của cá nhân và sự phát triển bền vững của xã hội; có thể chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng của cuộc sống do một số người làm việc vô trách nhiệm gây ra.
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động: nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi hoàn cảnh, ở mọi nghành nghề, mọi cương vị.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
4. Đề thi số 4
Phần 1: Đọc hiểu (3,0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!
(Chân quê, Nguyễn Bính)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng.
Câu 3 (1,5 điểm): Câu thơ: “Van em em hãy giữ nguyên quê mùa” có gì đặc sắc?
Câu 4 (2,0 điểm): Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về những thay đổi của con người khi đứng trước những cám dỗ của cuộc sống.
II. LÀM VĂN (5,0 điểm):
Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay.
-----------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm):
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát.
Câu 2 (1,0 điểm):
- Biện pháp nghệ thuật: sử dụng nhiều câu hỏi tu từ, câu cảm thán, điệp cấu trúc “nào đâu… cái”.
- Tác dụng: bộc lộ cảm xúc của người con trai trước sự thay đổi của người yêu mình.
Câu 3 (1,5 điểm): Câu thơ: “Van em em hãy giữ nguyên quê mùa” có nét đặc sắc ở chỗ thành khẩn, không còn là lời cảm thán mà là lời van xin người yêu hãy giữ nguyên những nét chân chất của quê hương mình.
Câu 4 (2,0 điểm): Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:
- Cám dỗ: là những hào quang, bóng bẩy, xa hoa của cuộc sống mà nhiều người hướng đến.
- Tại sao con người lại dễ rơi vào cám dỗ: vì chưa đủ bản lĩnh giữ vững bản thân; ham muốn thể hiện bản thân mình hơn người.
- Những thay đổi của con người trước cám dỗ: thay đổi tính nết, thích chạy theo những thứ vật chất bên ngoài, ưa xa hoa,…
- Hệ quả: mất dần đi những mối quan hệ, bị người khác xa lánh, dễ rơi vào những con đường sai trái,…
- Giải pháp: giữ vững bản lĩnh mình trong mọi trường hợp, không tham lam, chạy theo vật chất,…
- Khái quát lại vấn đề.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
5. Đề thi số 5
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Chiếm hết chỗ
Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho lại còn mắng:
- Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy!
Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:
- Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy.
Người nhà giàu nói:
- Đã xuống địa ngục sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?
Người ăn mày đáp:
- Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!
(Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)
Câu 1 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của câu chuyện.
Câu 2 (1,0 điểm): Người nhà giàu có thái độ gì với người ăn xin?
Câu 3 (1,5 điểm): Bài học được rút qua câu chuyện là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về vấn đề phân chia giàu nghèo trong xã hội.
Câu 2 (5,0 điểm): Đóng vai Cám và kể lại câu chuyện Tấm Cám.
-----------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm):
Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính: tự sự.
Câu 2 (1,0 điểm): Thái độ của người nhà giàu: khinh bỉ, coi thường, xua đuổi người ăn xin và cho rằng họ chỉ thuộc về nơi địa ngục.
Câu 3 (1,5 điểm): Bài học được rút ra từ câu chuyện: không được coi thường người khác, sống có tấm lòng, biết chia sẻ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Nguyễn Hiền Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024520 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024171 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024246 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)