OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi chọn HSG môn Hóa học 8 có đáp án năm 2021 Trường THCS Đặng Chánh Kỷ

04/05/2021 1 MB 360 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210504/354870632874_20210504_163447.pdf?r=435
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bộ 5 đề thi chọn HSG môn Hóa học 8 có đáp án năm 2021 Trường THCS Đặng Chánh Kỷ dưới đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao. Chúc các em ôn bài thật tốt !

 

 
 

TRƯỜNG THCS ĐẶNG CHÁNH KỶ

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC 8

Thời gian 60 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1:  Cách cơ bản đề nhận biết kim loại chất rắn tan hay không tan là

A. Quỳ tím                                                                    B. Nước

C. Hóa chất                                                                  D. Cách nào cũng được

Câu 2:  Chỉ dung duy nhất một chất để phân biệt Cu và Ag

A. Nước                               B. Quỳ tính                      C.  AgCl2                        D. NaOH

Câu 3:  Thể tích nước cần thêm vào 1 lít dung dịch NaOH 1M để được dung dịch có nồng độ 0,1M là:

A. 8 lít                                  B. 9 lít                              C. 7 lít                             D. 6 lít

Câu 4:  Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4, người ta làm thế nào?

A. Tính số gam H2SO4 có trong 100 gam dung dịch

B. Tính số gam H2SO4 có trong 1 lít dung dịch

C. Tính số gam H2SO4 có trong 1000 gam dung dịch

D. Tính số mol H2SO4 có trong 10 lít dung dịch

Câu 5:  Để pha 100g dung dịch BaSO4 7% thì khối lượng nước cần lấy là

A. 93 gam                             B. 9 gam                          C. 90 gam                        D. 7 gam

Câu 6:  Cho 3 mẫu thử mất nhãn là Fe2O3,CuO, Al2O3. Để phân biệt mấy dung dịch trên, cần sử dụng mấy chất để phân biệt? là những chất nào

A. Nước, NaOH                                                           B.  NaOH,HCl

C.  CuCl2, NH                                                            D. Chất nào cũng được

Câu 7:  Đem pha loãng 40 ml dung dịch H2SO4 8M thành 160 ml. Nồng độ mol của dung dịch H2SO4 sau khi pha loãng là:

A. 0,5M                                B. 1M                              C. 1,5M                           D. 2M

Câu 8:  Cần thêm bao nhiêu gam Na2O vào 400 gam NaOH 10% để được dung dịch NaOH 25%

A. 75 gam                             B. 89 gam                        C. 80 gam                        D. 62 gam

Câu 9:  Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch NaCl 15%.

A. Hoà tan 15g NaCl vào 90g H2O                             B. Hoà tan 15g NaCl vào 100g H2O

C. Hoà tan 30g NaCl vào 170g H2O                           D. Hoà tan 15g NaCl vào 190g H2O

Câu 10:  Để tính nồng độ mol của dung dịch KOH, người ta làm thế nào?

A. Tính số gam KOH có trong 100g dung dịch

B. Tính số gam KOH có trong 1 lít dung dịch

C. Tính số gam KOH có trong 1000g dung dịch

D. Tính số mol KOH có trong 1 lít dung dịch

Câu 11:  Có 60g dung dịch NaOH 30%. Khối lượng NaOH cần cho thêm vào dung dịch trên để được dung dịch 44% là:

A. 18 gam                             B. 15 gam                        C. 23 gam                        D. 21 gam

Câu 12:  Trộn 500 ml dung dịch KOH 1M với a lít dung dịch KOH 2M để được dung dịch KOH 1,2M. Giá tri của a là:

A. 0,128 lít                           B. 0,129 lít                       C. 0,127 lít                      D. 0,125 lít

Câu 13:  Trộn 20 ml dung dịch  NaOH 4% cần phải thêm vào 50 gam dung dịch NaOH 2,5% và bao nhiêu gam dung dịch NaOH 5%?

A. 0,34M và 0,37M              B. 0,73M và 0,74M         C. 0,4M và 0,3M             D. 0,63M và 0,54M

Câu 14:  Khối lượng CuSOcần cho vào 246 gam nước để được dung dịch CuSO4 18% là:

A. 54 gam                             B. 46 gam                        C. 37 gam                        D. 61 gam

Câu 15:  Muốn pha 400ml dung dịch CuCl2 0,2M thì khối lượng CuCl2 cần lấy là

A. 10,8 gam                          B. 1,078 gam                   C. 5,04 gam                     D. 10 gam

Câu 16:  Độ tan của NaCl trong nước ở 20°C là 36 gam. Khi hòa tan 14 gam NaCl vào 40 gam nước thì thu được dung dịch loại nào?

A. Bão hòa                                                                    B. Chưa bão hòa

C. Quá bão hòa                                                             D. Không xác định được

Câu 17:  Độ tan của AgNO3 trong nước ở 20°C là 222 gam. Khối lượng AgNO3 có trong 161 gam dung dịch bão hòa ở 20°C là:

A. 114 gam                           B. 113 gam                      C. 112 gam                      D. 111 gam

Câu 18:  Nồng độ phần trăm của dung dịch là:

A. Số gam chất tan trong 100g dung môi                     B. Số gam chất tan trong 100g dung dịch

C. Số gam chất tan trong 1 lít dung dịch                     D. Số gam chất tan trong 1 lít dung môi

Câu 19:  Trộn 2 lít dung dịch HCl 4M vào 1 lít dung dịch HCl 0,5M. Nồng độ mol của dung dịch mới là:

A. 2,82 M                                                                     B. 2,81 M

C. 2,83 M                                                                     D. Tất cả đáp án đều sai

Câu 20:  Để pha thành 5 lít dung dịch axit HCl có nồng độ 0,5M cân phải lấy bao nhiêu lít dung dịch HCl có nồng độ 36% (D=1,19 g/ml)?

A. 0,21 lít                             B. 0,214 lít                       C. 0,295 lít                      D. 0,25 lít

Câu 21:  Hòa tan 20 gam đường vào 180 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch nước đường là:

A. 10%                                 B. 12%                             C. 15%                            D. 20%

Câu 22:  Khối lượng NaCl có trong 50 gam dung dịch NaCl 40% là:

A. 40 gam                             B. 30 gam                        C. 20 gam                        D. 45 gam

Câu 23:  Dung dịch HNO3 4,19M có khối lượng riêng D=1,137 g/ml thì có nồng độ phần trăm là:

A. 25,2%                              B. 24,5%                          C. 27,5%                         D. 28,1%

Câu 24:  Với một lượng chất tan xác định, khi tăng thể tích dung môi:

A.  C giảm; CM giảm           B.  C tăng; CM tăng        C.  C tăng; CM giảm       D.  C giảm; CM tăng

Câu 25:  Để tính nồng độ mol của dung dịch NaOH , người ta làm thế nào?

A. Tính số gam NaOH có trong 100 gam dung dịch

B. Tính số gam NaOH có trong 1 lít dung dịch

C. Tính số gam NaOH có trong 1000 gam dung dịch

D. Tính số mol NaOH có trong 1 lít dung dịch

Câu 26:  Hòa tan 124 gam N2O vào 876 ml nước, phản ứng tạo ra NaOH. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là:

A. 16%                                 B. 17%                             C. 18%                            D. 19%

Câu 27:  Pha thêm a gam nước vào b gam dung dịch H2SO4 50% theo tỉ lệ a: b là 3: 2 thì thu được dung dịch có nồng độ phần trăm là:

A. 10%                                 B. 15%                             C. 20%                            D. 25%

Câu 28:  Muốn pha 300 ml dung dịch NaCl 3M thì khối lượng NaCl cần lấy là:

A. 42,56 gam                        B. 54,65 gam                   C. 60,12 gam                   D. 60,18 gam

Câu 29:  Có 60 gam dung dịch NaOH 20%. Khối lượng NaOH cần cho thêm vào dung dịch trên để được dung dịch 25% là:

A. 4 gam                               B. 5 gam                          C. 6 gam                          D. 7 gam

Câu 30:  Muốn pha 100 ml dung dịch H2SO4 3M thì khối lượng H2SO4 cần lấy là:

A. 26,4 gam                          B. 27,5 gam                     C. 28,6 gam                     D. 29,4 gam

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

B

6

B

11

B

2

C

7

D

12

D

3

B

8

C

13

C

4

A

9

C

14

A

5

A

10

D

15

A

16

B

21

A

26

A

17

D

22

C

27

C

18

D

23

C

28

A

19

C

24

A

29

A

20

B

25

D

30

D

 

ĐỀ SỐ 2

Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm 

Câu 1. Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng?

A. Oxi là phi kim hoạt động rất mạnh, nhất là ở nhiệt độ cao.

B. Oxi tạo oxit axit với hầu hết các kim loại.

C. Oxi không có mùi và không có mùi

D. Oxi cần thiết cho sự sống

Câu 2. Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxi trong không khí?

A. Sự gỉ của các đồ vật bằng sắt

  1. Sự cháy của than, củi, bếp gaz.

C. Sự quang hợp của cây xanh

  1. Sự hô hấp của động vật

Câu 3. Dãy các chất nào sau đây toàn là oxit bazơ

A. CuO, K2O, NO2        

B. Na2O, CO, ZnO   

C. PbO,  NO2, P2O5  

D. MgO, CaO, PbO

Câu 4. Nguyên liệu để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm  là:

A. KMnO­4     

B. K2O    

C. H2O          

D. Không khí                

Câu 5. Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng phân hủy:

A. 2KClO3  →  2KCl  +   3O2                               

B. Fe2O3   +    H2     →    Fe   +  H2O                   

C. 2H2O   →   H2    + O2                       

D. FeCl2   +  Cl2     →     FeCl3

Câu 6. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây về thành phần thể tích của không khí:

A. 21% khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác ( CO2, CO, khí hiếm...)

B. 21% Các khí khác, 78% khí oxi, 1% khí oxi.

C. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác ( CO2, CO, khí hiếm...)

D. 21% khí oxi, 78% các khí khác, 1% khí nitơ.

Câu 7. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế ?

A. 4P  +  5O2    →    2P2O5     

B. 2Al  +  6HCl  →  2AlCl3   +   3H2

C. CaCO3  →  CaO + CO2                                         

D. C   +    O2  →  CO2

Câu 8. Tất cả các kim loại trong dãy nào sau đây tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường?

A. Fe, Zn, Li, Sn                                                           

B. Cu, Pb, Rb, Ag.

C. K, Na, Ca, Ba.                                                          

D. Al, Hg, Cs, Sr

Câu 9. Dãy chất nào sau đây toàn là axit

A. KOH, HCl, H2S, HNO3

B. H2S , Al(OH)3, NaOH, Zn(OH)2

C. ZnS, HBr, HNO3, HCl

D. H2CO3 , HNO3, HBr, H2SO3

Câu 10. Dãy chất nào sau đây toàn là bazơ

A. HBr, Mg(OH)2, KOH, HCl    

B. Ca(OH)2, Zn(OH)2  , Fe(OH)3, KOH

C. Fe(OH)3 , CaCO3,  HCL, ZnS          

D. Fe(OH)2,  KCl, NaOH, HBr

Câu 11. Dãy chất nào sau đây toàn là muối \

A.  NaHCO3, MgCO3 ,BaCO3                

B.  NaCl, HNO3  , BaSO4

C.  NaOH, ZnCl2 , FeCl2                        

D.  NaHCO3, MgCl2 , CuO

Câu 12. Hỗn hợp khí hidro và khí oxi là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp này nổ mạnh nhất ở tỉ lệ về thể tích là bao nhiêu:

A. VH2 : VO2 = 3 : 1                             

B. VH2 : V O2 = 2 : 2    

C. VH2 : V O2 = 1 : 2                           

D.  VH2 : V O2 = 2 : 1             

Phần 2. Tự luận

Câu 1. Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy của sắt, phôtpho, lưu huỳnh, nhôm trong khí oxi.

Câu 2. Dẫn 2,24 lít khí hidro (đktc) vào một ống có chứa 12 g CuO đã nung nóng tới nhiệt độ thích hợp. Khối lượng nước tạo thành là bao nhiêu?

Câu 3. Cho hợp chất Fe2O3.

a. Hợp chất Fe2O3 gồm mấy nguyên tố, đó là các nguyên tố nào?

b. Tính phần trăm về khối lượng của oxi.

Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 6.72 lít khí C2H2 trong bình chứ khí oxi. Tính thể tích khí oxi cần dùng.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần 1. Trắc nghiệm khách quan 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

C

D

A

A

C

B

C

D

B

A

D

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---  

ĐỀ SỐ 3

Câu 1:  Đốt cháy hỗn hợp bột Al và Mg cần 16,8 lít oxi (đktc). Biết lượng Al trong hỗn hợp là 13,5 gam. Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp là:

A. 96,2%                              B. 97,2%                          C. 86,3%                         D. 84,4%

Câu 2:  Đốt cháy 6g oxi và 7g photpho trong bình. Sau phản ứng chất nào còn dư?

A. Photpho                                                                   B. Oxi

C. Không xác định được                                              D. Cả hai chất

Câu 3:  Trong không khí Oxi chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích?

A. 21%                                 B. 79%                             C. 21%                            D. 0%

Câu 4:  Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên làm gì?

A. Chặt cây xây cầu cao tốc                                         B. Đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường

C. Trồng cây xanh                                                        D. Xây thêm nhiều khu công nghiệp

Câu 5:  Để đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít CH4 (đktc) thì thể tích không khí cần dùng là:

A. 33,6 lít                             B. 2,24 lít                         C. 6,72 lít                        D. 5,6 lít

Câu 6:  Điều kiện phát sinh phản ứng cháy là:

A. Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy

B. Phải đủ khí oxi cho sự cháy.

C. Cần phải có chất xúc tác cho phản ứng cháy

D. Cả A & B

Câu 7:  Không khí sạch là không khí:

A. Có nhiều khí oxi

B. Có ít khí cacbonic và các khí khác

C. Không có khói, bụi, các chất rắn hàm lượng nhỏ hơn 1%

D. Có nhiều khí nitơ

Câu 8:  Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là

A. Phát sáng                                                                 B. Cháy

C. Tỏa nhiệt                                                                  D. Sự oxi hóa xảy ra chậm

Câu 9:  Phương pháp nào để dập tắt lửa do xăng dầu?

A. Quạt                                                                         B. Phủ chăn bông hoặc vải dày

C. Dùng nước                                                               D. Dùng cồn

Câu 10:  Chọn đáp án đúng nhất

A. Phản ứng oxi hóa chính là phản ứng cháy

B. Sự oxi hóa chậm không tỏa nhiệt và phát sáng

C. Sự oxi hóa chậm tỏa nhiệt và không phát sáng

D. Cả 3 đáp án đều sai

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---  

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

A

6

D

11

D

2

A

7

C

12

D

3

A

8

C

13

B

4

C

9

C

14

D

5

A

10

C

15

C

16

A

21

B

26

C

17

C

22

A

27

C

18

D

23

C

28

A

19

B

24

C

29

A

20

B

25

C

30

C

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1:  Chọn định nghĩa phản ứng phân hủy đầy đủ nhất:

A. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra một chất mới.

B. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai chất mới.

C. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

D. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học có chất khí thoát ra

Câu 2:  Các chất dung để điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm là

A.  KClO3                            B.  KMnO4                     C.  CaCO3                      D. Cả A & B

Câu 3:  Trong phòng thí nghiệm khi đốt cháy oxi ở nhiệt độ cao được oxi sắt từ (Fe3O4). Số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để điều chế lượng khí oxi dùng cho phản ứng trên là:

A. 3,16g                               B. 9,48g                           C. 5,24g                           D. 6,32g

Câu 4:  Có những cách nào điều chế oxi trong công nghiệp

A. Dùng nghiên liệu là không khí                                B. Dùng nước làm nguyên liệu

C. Cách nào cũng được                                                D. A&B

Câu 5:  Phản ứng phân hủy là

A.  Ba + 2HCl → BaCl2 + H2                                     B.  Cu + H2S → CuS+ H2

C.  MgCO3 → MgO + CO2                                        D.  KMnO4 → MnO + O2 + K2O

Câu 6:  Nhiệt phân 12,25g KClO3 thấy có khí bay lên. Tính thể tích của khí ở đktc

A. 4,8 lít                               B. 3,36 lít                         C. 2,24 lít                        D. 3,2 lít

Câu 7:  2KClO3 →t∘ 2KCl + 3O2 . Tổng hệ số của chất tham gia và sản phẩm là

A. 2&5                                 B. 5&2                             C. 2&2                             D. 2&3

Câu 8:  Số sản phẩm tạo thành của phản ứng phân hủy là

A. 2                                  B. 3                                  C. 2 hay nhiều sản phẩm              D. 1

Câu 9:  Tính khối lượng KMnO4 biết nhiệt phân thấy 2,7552 lít khí bay lên

A. 38,678g                           B. 38,868g                       C. 37,689g                       D. 38,886g

Câu 10:  Chọn nhận xét đúng

A. Phản ứng phân hủy là một dạng của phản ứng hóa học

B. Phản ứng hóa hợp là phản ứng oxi hóa khử

C. Phản ứng phân hủy là phản ứng sinh ra duy nhất 2 chất mới

D. Cả A và C đều đúng

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---  

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

C

6

B

11

C

2

D

7

A

12

C

3

D

8

C

13

B

4

D

9

B

14

D

5

C

10

A

15

D

16

A

21

C

26

A

17

C

22

C

27

B

18

B

23

D

28

C

19

A

24

C

29

D

20

D

25

D

30

B

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1:  Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại M hóa trị (II) thành oxi phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. Kim loại M là kim loại nào dưới đây?

A. Zn                                    B. Mg                              C. Ca                               D. Ba

Câu 2:  Khi oxi hóa 2 gam một kim loại M thu được 2,54 gam oxit, trong đó M có hóa trị (IV). M là kim loại nào sau đây? (trong ngoặc là nguyên tử khối của kim loại)

A. Fe (56)                             B. Mn (55)                       C. Sn (118,5)                   D. Pb (207)

Câu 3:  Phản ứng nào là phản ứng hóa hợp

A.  Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2                                B.  CaO + H2O → Ca(OH)2

C.  CaCO→ CaO +CO                                          D.  Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Câu 4:  Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sự oxi hóa là sự tác dụng của đơn chất với oxi

B. Sự oxi hóa là sự tác dụng của hợp chất với oxi

C. Sự oxi hóa là sự tác dụng của đơn chất hoặc hợp chất với oxi

D. Sự oxi hóa là sự tác dụng của chất đó với oxi đơn chất hoặc với kim loại

Câu 5:  Những lĩnh vực quan trọng nhất chỉ khí oxi

A. Sự hô hấp                                                                 B. Sự đốt nhiên liệu

C. Dùng trong phản ứng hóa hợp                                 D. Cả A&B

Câu 6:  Chọn đáp án đúng

A. Trong thế kỉ 19, oxi thường đi trộn với nito oxit để làm chất giảm đau

B. Oxi được dung làm chất khử

C. Phản ứng hóa hợp là 1 chất sau khi có nhiệt độ tạo thành 2 chất

D. Cả 3 đáp án

Câu 7:  Sự oxi hóa chậm là:

A. Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt                                B. Sự oxi hóa mà không phát sáng

C. Sự oxi hóa tỏa nhiệt mà không phát sáng               D. Sự bốc cháy

Câu 8:  Cho phản ứng CaO + H2O → Ca(OH)2. Tính số mol của canxi hidroxit biết khối lương của CaO là 5,6 g

A. 0,01 mol                          B. 1 mol                           C. 0,1 mol                        D. 0,001 mol

Câu 9:  Lập phương trình hóa hợp của nhôm và lưu huỳnh

A.  Al + S → Al2S3                                                     B. 2Al + 3S → Al2S3

C. 2Al + S → Al2S                                                      D. 3Al + 4S → Al3S4

Câu 10:  Đâu không là phản ứng hóa hợp

A. 2Cu + O2 → 2CuO                                                B.  Fe + O2 → FeO

C.  Mg + S → MgS                                                    D.  FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---  

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

C

6

A

11

C

2

C

7

C

12

A

3

B

8

C

13

A

4

C

9

B

14

C

5

D

10

D

15

C

16

B

21

C

26

A

17

D

22

A

27

B

18

C

23

C

28

C

19

B

24

A

29

B

20

A

25

C

30

B

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi chọn HSG môn Hóa học 8 có đáp án năm 2021 Trường THCS Đặng Chánh Kỷ. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF