OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề dự thảo thi HSG môn Hóa học 8 năm 2019-2020 Phòng GD&ĐT Thạch Hà

17/12/2019 604.63 KB 446 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191217/877662218277_20191217_105207.pdf?r=9735
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Đề dự thảo thi HSG môn Hóa học 8 năm 2019-2020 Phòng GD&ĐT Thạch Hà được HOC247 biên soạn và tổng hợp với nội dung chi tiết, có đáp án cụ thể rõ ràng sẽ giúp các em tự luyện tập, đối chiếu kết quả, tự đánh giá năng lực bản thân, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THẠCH HÀ

ĐỀ DỰ THẢO THI HSG HUYỆN

MÔN HÓA HỌC 8

NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng sau: NaCl → B1 → B2  → B3 → B4 → B5 → B6 → B7 → ( B2 + FeCl2 )

Thay các chất B1 , B2 , B3 , B4 , B5 , B6 , B7 bằng các chất vô cơ khác nhau để phù hợp với sự chuyển hóa sơ đồ trên và viết các phương trình phản ứng.

Câu 2:

a. Tại sao khi sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi,... lại gây ô nhiễm môi trường? Nêu biện pháp chống ô nhiễm và giải thích.

b. Cho các dung dịch: Fe2(SO4)3 , FeSO4 , Al2(SO4)3 , NaCl . Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất, hãy nhận biết các dung dịch trên ?  Viết phương trình phản ứng (nếu có).

Câu 3: Có hỗn hợp X gồm các chất: FeO, CuO, Cu, Fe, Ag. Hãy trình bày phương pháp thu hồi Ag tinh khiết từ hỗn hợp trên ? Viết các phương trình phản ứng.

Câu 4: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10g trong 250g dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%.

a. Viết phương trình hóa học

b. Tìm khối lượng của vật sau phản ứng.

Câu 5: Khi đưa 528g dung dịch KNO3 bão hòa ở 210C  lên 800C thì phải thêm vào bao nhiêu gam KNO3 để dung dịch vẫn bảo hòa? Biết độ tan của KNO3 ở 210C là 32g  và ở 800C là 170g

Câu 6: Hai học sinh, trong giờ thực hành làm 2 thí nghiệm:

Học sinh 1: Lấy dung dịch chứa 20g NaOH phản ứng với dung dịch chứa 18,25g HCl.

Học sinh 2: Lấy dung dịch chứa 7,49g Ca(OH)2 phản ứng với dung dịch chứa 3,65g HCl. Sau đó cả 2 học sinh đều cho quỳ tím vào dung dịch thu được. Hỏi dung dịch nào làm quỳ tím đổi màu? Giải thích.

Câu 7: Trộn 30g dung dịch BaCl2 20,8% với 20g dung dịch H2SO4 19,6% thu được a gam kết tủa A, dung dịch B. Tính a và nồng độ % các chất trong dung dịch B. Tính khối lượng dung dịch NaOH 5M (D=1,2g/ml) cần dung để trung hòa vừa đủ dung dịch B.

Câu 8: Hòa tan 7 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Al, Fe, Cu trong dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được 1,5 gam chất rắn và 4,48 lit H2 (đktc)

a. Tính khối lượng H2SO4 tham gia phản ứng.

b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG MÔN HÓA 8

Câu 1:

2NaCl   +    2H2O  → 2NaOH  +   Cl2  + H2               

                                        ( B1 )

2Fe   +   3Cl2  →   2 FeCl3           

                              ( B2 )

FeCl3      +    3AgNO3  →   Fe(NO3)3      +    3AgCl        

                                           ( B3 )                     

Fe(NO3)3   +   3 NaOH →   Fe(OH)3    +    3NaNO3    

                                              ( B4 )

2Fe(OH)3   →  Fe2O3    +   3H2O       

                         (B5 )                                    

Fe2O3          +     3H2   → 2 Fe     +    3H2O          

                                       ( B6 )          

3Fe  +    2O2 →  Fe3O4                   

                            ( B7 )

Fe3O4   +     8HCl   →  FeCl2     +    2FeCl3  +  4H2O       

                                                          ( B2 )

Câu 2:

a. Nguyên nhân gây ô nhiễm:

+ Khi đun, đốt than đã tác dụng với oxi, làm giảm lượng oxi trong không khí.

+ Sản phẩm của phản ứng cháy là khí CO2 , CO , SO2 , …gây độc.

+ Nhiệt lượng tỏa ra ở các phản ứng lớn.                          

- Cần chỉ ra được biện pháp tích cực nhất chống ô nhiễm môi trường là trồng và bảo vệ cây xanh sẽ làm tăng lượng khí oxi, giảm được lượng khí độc nhờ quá trình quang hợp và làm giảm sức nóng của môi trường.   

b. Trích mỗi dung dịch một ít ra làm mẫu thử

Cho dung dịch NaOH dư lần lượt vào các mẫu thử trên.                

- Mẫu thử tạo kết tủa màu nâu đỏ là Fe2(SO4)3

Fe2(SO4)3   +    6 NaOH   →  2 Fe(OH)3     +   3 Na2SO4    

- Mẫu thử tạo kết tủa trắng xanh sau đó hóa nâu đỏ trong không khí  là FeSO4

FeSO4   +    2 NaOH  →  Fe(OH)2    +    2NaNO3

4Fe(OH)2  +  O2  +  2H2O  →   4Fe(OH)3  ↓                   

- Mẫu thử tạo kết tủa trắng  sau đó tan là Al2(SO4)3

Al2(SO4)3    +    6 NaOH   →  2 Al(OH)3     +   3 Na2SO4   

Al(OH)3    +     NaOH →    NaAlO2   +   2 H2O               

- Mẫu thử không có hiện tượng gì là NaCl                  

Câu 3:

Oxi hóa hoàn toàn hỗn hợp X, lúc đó xảy ra phản ứng

3Fe  +  2O2  →  Fe3O4                                              

2Cu  +  O2  →  2CuO                                             

4FeO  +  O2 → 2Fe2O3                                         

Ngâm hỗn hợp sau khi oxi hóa ( CuO, Fe2O3, Fe3O4, Ag) trong dung dịch HC1 dư , lọc lấy chất rắn không tan là Ag.                                  

Fe3O4  +  8HCl →  FeC12  +  2FeCl3  + 4H2O       

Fe2O3  +  6HCl  →   2FeCl3  + 3H2O                                  

CuO  +  2HCl →  FeCl2  + H2O                            

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề dự thảo thi HSG môn Hóa học 8 năm 2019-2020 Phòng GD&ĐT Thạch Hà, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF