OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bộ 4 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai có đáp án

21/04/2021 1.12 MB 132 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210421/201855945700_20210421_180329.pdf?r=8915
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Qua nội dung tài liệu Bộ 4 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai có đáp án giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS

NGUYỄN THỊ MINH KHAI

ĐỀ THI HK2

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Tập hợp những cá thể sinh vật là quần thể là:

A. Các cá thể cá chép sống ở hai hồ nước khác nhau.

B. Đàn cá rô phi đơn tính.

C. Một tổ ong.

D. Các cây trong rừng

Câu 2. Địa y là ví dụ về mối quan hệ nào sau đây?

A. Cạnh tranh. B. Cộng sinh.

C. Kí sinh. D. Hội sinh.

Câu 3. Có sự cân bằng trong quần xã là:

A. Do số lượng cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định

B. Do số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường.

C. Do sinh cảnh của quần xã luôn ổn định.

D. Do sự tác động qua lại giữa môi trường và quần xã.

Câu 4. Tài nguyên nào sau đây được xem là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu?

A. Nước B. Gió

C. Đất D. Dầu lửa.

Câu 5. Điểm cơ bản nhất thể hiện sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật là gì?

A. Cấu trúc phân tầng. B. Số loài

C. Thời gian hình thành. D. Độ đa dạng.

Câu 6. Nhân tố sinh thái nào sau đây có tác động lớn nhất đến đời sống thực vật?

A. Độ ẩm. B. Ánh sáng.

C. Nhiệt độ. D. Không khí.

Câu 7. Ưu điểm cơ bản của chọn lọc cá thể so với chọn lọc hàng loạt là:

A. Đơn giản dễ làm

B. Phối hợp chọn lọc kiểu hình với kiểm tra kiểu gen

C. Phù hợp với nhiều đối tượng

D. Đòi hỏi công phu chặt chẽ

Câu 8. Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu theo:

A. Theo lứa tuổi

B. Theo cá thể đực

C. Theo cá thể cái

D. Theo lứa tuổi và phụ thuộc vào sự tử vong giữa cá thể đực và cá thể cái

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1. Qua bài thực hành: vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương, theo em trách nhiệm của mỗi người dân trong chấp hành luật bảo vệ môi trường là gì?

Câu 2. Nêu một số biện pháp cần thực hiện để hạn chế ô nhiễm môi trường.

Câu 3. Quần thể sinh vật là gì? Hãy lấy hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau.

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

C

B

B

B

B

B

B

D

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

 

I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Lưới thức ăn là:

A. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung với nhau

B. Tập hợp các chuỗi thức ăn trong quần xã

C. Các chuỗi thức ăn có quan hệ mật thiết với nhau

D. Các chuỗi thức ăn không có mối quan hệ với nhau

Câu 2. Người ăn gỏi cá (thịt cá sống) dễ bị nhiễm bệnh:

A. Sốt rét B. Giun đũa

C. Chân voi D. Sán lá gan

Câu 3. Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật?

A. Các cây xanh trong một khu rừng

B. Các động vật cùng sống trên một đồng cỏ

C. Các cá thể chuột cùng sống trên một cánh đồng lúa

D. Cá sống trong một cái ao

Câu 4. Quần xã khác quần thể sinh vật ở điểm cơ bản sau:

A. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật

B. Gồm các sinh vật trong cùng một loài

C. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật sống trong các không gian và khoảng thời gian không xác định

D. Gồm các sinh vật khác loài sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định

Câu 5. Trong một hệ sinh thái, chất mùn là

A. Sinh vật phân giải B. Sinh vật tiêu thụ

C sinh vật sản xuất D. Sinh vật phân giải hoặc sản xuất

Câu 6. Trong các tập hợp sau, tập họp nào là quần thể sinh vật?

A. Các cá thể cá mè, cá rô phi, cá chép trong một ao

B. Đàn hươu sống trong cùng một khu rừng

C. Gà mẹ và đàn gà con

D. Các cây rau trong vườn nhà

Câu 7. Sinh vật tiêu thụ bao gồm:

A. Vi khuẩn, nấm, động vật ăn cỏ B. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt

C. Động vật ăn thịt và cây xanh D. Vi khuẩn và cây xanh

Câu 8. Trong một chuỗi thức ăn, loài chuột luôn là:

A. Sinh vật sản xuất

B. Sinh vật tiêu thụ

C. Sinh vật phân giải

D. Vừa là sinh vật tiêu thụ, vừa là sinh vật phân giải

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1. Người ta sử dụng các tác nhân vật lí nào gây đột biến ở thực vật? Loại nào chỉ dùng để xử lí các đối tượng có kích thước bé? Vì sao?

Câu 2. Kể tên một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.

Câu 3. Trình bày nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái môi trường do tác động của con người.

Câu 4. Tài nguyên tái sinh và không tái sinh khác nhau như thế nào? Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên?

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm: (4 diểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

A

D

C

D

C

B

B

B

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

I. Phần tư luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Hãy điển nội dung phù hợp vào bảng sau về quan hệ cùng loài và khác loài:

Quan hệ

Cùng loài

Khác loài

Hỗ trợ

   

Đối địch

   
 

Câu 2 (2 điểm)

Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã được thể hiện như thế nào?

II. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm)

Chọn phương án trả lời đủng hoặc đúng nhất:

1. Biện pháp phát triển dân số một cách hợp lí có hiệu quả như thế nào đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

A. Tăng nguồn nước

B. Giảm áp lực sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức

C. Tăng diện tích trồng trọt

D. Tăng nguồn tài nguyên khoáng sản

2. Biện pháp xây dựng kế hoạch phục hồi và khai thác tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp có hiệu quả nào sau đây?

A. Hạn chế mức độ khai thác, không khai thác quá mức làm cạn kiột tài nguyên rừng

B. Phục hồi các hệ sinh thái bị thoái hoá, chống xói mòn đất, tăng nguồn nước

C. Tăng cường công tác trồng rừng

D. Cả A, B và C

3. Trên trái đất có nhiều loại môi trường khác nhau. Các môi trường này khác nhau ở những đặc tính nào?

A. Đặc tính vật lí, đặc tính hoá học

B. Đặc tính hoá học, đặc tính sinh học

C. Đặc tính sinh học, đặc tính vật lí

D. Đặc tính vật lí, đặc tính hoá học và đặc tính sinh học

4. Rừng mưa nhiệt đới là

A. Một hệ sinh thái. B. Một quần xã.

C. Một loài. D. Một quần thể.

5. Hiện tượng tỉa cành trong tự nhiên là đặc điểm thích nghi của thực vật đối với nhân tố sinh thái nào sau đây?

A. Nhiệt độ B. Ánh sáng

C. Độ ẩm D. Không khí

Câu 2 (1,5 điểm)

Chọn từ, cụm từ phù hợp trong số những từ, cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ chấm trong câu sau:

Động vật biến nhiệt chịu ảnh hưởng….(1)…..của nhiệt độ môi trường. Ở sinh vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường càng cao thì chu kì sống của chúng …(2)….

Thực vật được chia thành nhiều nhóm khác nhau tuỳ theo khả năng thích nghi của chúng đối với….(3)…chiếu sáng.

A. Cường độ B. Thời gian

C. Càng dài D. Càng ngắn

E. Trực tiếp

Câu 3 (2 điểm)

Ghép nội dung ở cột 1 với cột 2 và điền kết quả ghép vào cột 3.

Cột 1

Cột 2

Cột 3

Quan hệ hội sinh

Quan hệ cộng sinh

Quan hệ cạnh tranh

Quan hệ vật ăn thịt con mồi

A. Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác

B. sinh vật khác loài cạnh tranh nhau về thức ăn

C. Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật

D. Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật

E. Sinh vật này sử dụng sinh vật khác làm thức ăn

1……..

2……..

3……..

4……..

 

ĐÁP ÁN

I. Phần tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Quan hệ

Cùng loài

Khác loài

Hỗ trợ

Quần tụ cá thể

Cách li cá thể

Hội sinh

Cộng sinh

Đối địch

Cạnh tranh thức ăn, chỗ ở

Cạnh tranh trong mùa sinh sản

Cạnh tranh

Kí sinh, nửa kí sinh

Sinh vật này ăn sinh vật khác

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

I. Phần tự tuận (5 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm) vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái rừng? Nêu biện pháp bảo vệ.

Câu 2 (2,5 điểm) hoàn thành bảng sau về hiệu quả của các biện pháp bảo vệ môi trường.

Biện pháp

Hiệu quả

1. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia...

 

2. Trồng rừng

 

3. Phòng cháy rừng

 

4.Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư

 
 

II. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:

1. Cây sống nơi khô hạn có cơ thể

A. Mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai.

B. Ít nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai.

C. Mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành tua cuốn.

D. Mọng nước, hoặc lá mỏng và thân cây tiêu giảm.

2. Sinh vật biến nhiệt gồm có

A. Các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát, chim.

B. Các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát, thú.

C. Các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.

D. Các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát, chim, thú.

3. Đặc điểm nào không thuộc về mật độ của quần thể?

A. Mật độ quần thể quyết định tỉ lệ giởi tính.

B. Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật.

C. Mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động bất thường của điều kiện sống như lụt lội, cháy rừng hoặc dịch bệnh..

D. Mật độ quần thể tăng khi nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào.

4. Việt nam đã và đang thực hiện pháp lệnh dân số nhằm mục đích

A. Đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

B. Đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình và toàn xã hội.

C. Đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, toàn xã hội.

D. Đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình.

5. Lưới thức ăn là

A. Tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó có một loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc những loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.

B. Tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó có một số loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc chỉ một loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.

C. Tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó có một loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc một loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.

D. Tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó có một số loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc những loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.

6. Cân bằng sinh học trong quần xã biểu hiện ở

A. Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ cao phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

B. Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ tối thiểu phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

C. Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

D. Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định gần phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

7. Một chuỗi thức ăn gồm

A. Nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.

B. Nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, mỗi mắt xích là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.

C. Nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước.

D. Nhiều loài sinh vật có quan hệ cạnh tranh về dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.

8. Về quan hệ dinh dưỡng, thứ tự nào sau đây là đúng?

A. Sinh vật phân giải → sinh vật tiêu thụ → sinh vật sản xuất.

B. Sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ → sinh vật phân giải.

C. Sinh vật sản xuất → sinh vật phân giải → sinh vật tiêu thụ.

D. Sinh vật tiêu thụ → sinh vật sản xuất → sinh vật phân giải.

9. Tác động gây hại đầu tiên đối với môi trường của con người ở thời kì nguyên thuỷ là

A. Dùng lửa để xua đuổi thú dữ.

C. Gây cháy rừng.

B. Hái lượm cây rừng.

D. Săn bắt động vật.

10. Tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là do

A. Hoạt động của con người gây ra.

B. Núi lửa phun nham thạch gây nhiều bụi bặm.

C. Thiên tai lũ lụt tạo điéu kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển.

Dịch bệnh gây chết nhiều người hay động vật.

 

ĐÁP ÁN

I. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm)

Bảo vệ hệ sinh thái rừng là bảo vệ môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Hệ sinh thái rừng được bảo vệ sẽ góp phần điều hoà khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái đất.

Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng: xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp; xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia...; trồng nhiều vùng rừng mới; phòng chống cháy rừng; vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư; phát triển dân số hợp lí; ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng; tăng cường công các tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng....

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE
OFF