OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Quang Trung

14/10/2021 1.14 MB 658 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211014/568414081706_20211014_105720.pdf?r=5158
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã tổng hợp Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 có đáp án, đề thi gồm tuyển tập các câu hỏi tự luận được chọn lọc từ đề thi của Trường THCS Quang Trung sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.

 

 
 

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Đọc kĩ các câu hỏi sau và khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.

Câu 1: Thế nào là phương châm về lượng trong hội thoại?

A. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

B. Khi giao tiếp, phải nói những điều mà mình tin là đúng hoặc có bằng chứng xác thực.

C. Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, không lạc sang đề tài khác.

D. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung. Nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

Câu 2: Thế nào là phương châm về chất trong hội thoại?

A. Khi giao tiếp, cần chú ý nói rành mạch, rõ ràng, tránh nói mơ hồ.

B. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

C. Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, không lạc sang đề tài khác.

D. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung. Nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

Câu 3: Những câu sau:

Mấy anh em mình đều là sinh viên, học sinh đi học.

Mình mua quyển sách này ở ngoài hiệu sách.

Chó là loài thú bốn chân.

Đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về lượng.

B. Phương châm về chất,

C. Phương châm quan hệ.

D. Phương châm cách thức.

Câu 4: Các câu tục ngữ sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?

1. Nói có sách, mách có chứng.

2. Ông nói gà, bà nói vịt.

3. Trông đánh xuôi, kèn thổi ngược.

4. Râu ông nọ chắp cằm bà kia.

A. Phương châm về lượng.

B. Phương châm về chất,

C. Phương châm quan hệ.

D. Phương châm cách thức.

Đọc kĩ đoạn văn sau và lựa chọn câu trả lời đúng.

Hai ông con theo bậc tam cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào nhà trong. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình:

-  Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?

Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng.

(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Sách Ngữ văn 9, Tập I, Trang 188)

Câu 5: Từ nào sau đây không phải từ láy?

A. Rừng rực                     

B. Hồi hộp

C. Lững thững                 

D. Thung lũng

Câu 6: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì dể miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích trên?

A. Nhân hóa, so sánh

B. Hoán dụ

C. Ẩn dụ

D. Điệp ngữ

Câu 7: Lời nói của ông hoạ sĩ được dẫn theo cách nào dưới đây?

A. Trực tiếp                   

B. Gián tiếp

Câu 8: Dấu ngoặc kép trong đoạn trích trên có tác dụng gì?

A. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí, bài báo.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo một nghĩa đặc biệt.

C. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

D. Đánh dấu phần chú thích, giải thích.

---(Để xem đầy đủ câu hỏi của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (2 điểm) 

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Câu tục ngữ trên khuyên ta điều gì? Nó liên quan đến phương châm hội thoại nào?

Câu 2: (3 điểm)

Phân tích cái hay của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau tre chẳng ở riêng

Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.

(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

Câu 3: (5 điểm)

Viết hai đoạn văn nghị luận (3-5 câu) sử dụng theo hai cách dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp từ ý kiến sau: “Nghề dạy văn thật đáng yêu, học văn thật là một niềm vui sướng lớn” (Tố Hữu, Trong buổi trò chuyện với các thầy cô giáo dạy văn ở Hà Nội, tháng 03-1963).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

-  Câu tục ngữ khuyên chúng ta cần cân nhắc khi nói, để tránh mếch lòng hoặc làm tổn thương người nghe. 

- Câu tục ngữ liên quan đến phương châm lịch sự trong hội thoại.

Câu 2: 

- Đoạn thơ trích trong bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy sử dụng nghệ thuật nhân hoá, điệp ngữ.

- Nhân hoá cây tre: “thân bọc lấy thân”, “tay ôm tay níu” quấn quýt nhau trong gió bão gợi lên tình yêu thương, đoàn kết giữa con người với con người trong cuộc sống.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (3 điểm) Phân tích hình tượng người anh hùng áo vải trong Hoàng Lê nhất thống chí.

Câu 2: (4 điểm) 

2.1. Chép những câu thơ tái hiện không khí lễ hội mùa xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều - Nguyễn Du).

2.2. Không khí lễ hội mùa xuân được tái hiện như thế nào trong đoạn thơ vừa chép trên.

Câu 3: (3 điểm) Cảm nhận của em về thái độ của Nguyễn Đình Chiểu qua đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (3 điểm)

Hình tượng người anh hùng áo vải trong Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14):

- Tài trí dũng cảm, mạnh mẽ và quyết đoán.

- Có nhân cách cao đẹp, vừa kiên quyết vừa bao dung, có khả năng nhìn xa trông rộng.

- Có tinh thần quyết chiến quyết thắng, tài dùng binh như thần, trực tiếp chỉ huy tướng sĩ quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược ra khỏi bờ cõi.

- Là vị anh hùng dân tộc vĩ đại, nhân vật lịch sử kiệt xuất, oai phong lẫm liệt, là linh hồn của chiến công vĩ đại được khắc hoạ trung thực trong hồi mười bốn của Hoàng Lê nhất thống chí.

Câu 2: (4 điểm)

2.1. (1 điểm)

-  Chép những câu thơ tái hiện không khí lễ hội mùa xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều - Nguyễn Du):

Thanh minh trong tiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

Ngổn ngang gò đống kéo lên,

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.

2.2. (3 điểm)

Không khí lễ hội mùa xuân được tái hiện trong đoạn thơ vừa chép trên:

-  Tảo mộ: là lễ đi viếng mộ, chăm sóc, sửa sang, làm mới những ngôi mộ của người thân trong gia đình, dòng họ.

- Đạp thanh: là hội du xuân trên chốn đồng quê.

⟶ Lời thơ gợi lên nét văn hóa Trung Quốc - nét văn hóa phương Đông.

-  Không khí đông vui náo nhiệt. Đông vui nhất là nam thanh nữ tú, tài tử giai nhân. Cách sử dụng từ ghép chính xác và đặc sắc:

+ Danh từ: Yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, ngựa xe, áo quần, gò đống, thoi vàng, tro tiền. Tất cả gợi lên cảnh lễ hội đông đúc. Lễ hội của tuổi trẻ, của cái đẹp tươi vui, đầm ấm, sáng trong.

+ Động từ: Sắm sửa, dập dìu - Cuộc sống hiện lên rộn ràng, náo nức, hân hoan.

+ Tính từ: Gần xa nô nức - Gợi lên tâm trạng náo nức, hân hoan, rạo rực, bồi hồi, hạnh phúc, sướng vui được lan tỏa khắp mọi nhà, mọi người.

- Qua đoạn thơ, Nguyễn Du đã làm sống lại những nét văn hóa xưa qua hình ảnh bao người sắm sửa lễ vật đi tảo mộ, sắm sửa quần áo đẹp để đi hội. Tâm trạng nô nức, tục đốt vàng mã, rắc vàng vó tưởng nhớ người thân. Một mùa xuân đầm ấm, vui tươi, rất rộn ràng và mê say, thức dậy trong ta khát vọng được sống.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (4 điểm) Nêu lí do dẫn đến bi kịch oan khuất mà Vũ Nương phải gánh chịu. Từ đó, em có suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Câu 2: (6 điểm) Ấn tượng của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong lòng người đọc.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1.

a. Lí do dẫn đến bi kịch oan khuất của Vũ Nương

- Nguyên nhân trực tiếp: do lời nói ngây thơ của bé Đản. 

- Nguyên nhân gián tiếp:

+ Do người chồng đa nghi, hay ghen. 

+ Do cách cư xử hồ đồ, nóng giận của Trương Sinh.

+ Do cuộc hôn nhân không bình đẳng.

+ Do những lễ giáo hà khắc đã ràng buộc người phụ nữ, Vũ Nương không có quyền được nói, không có quyền được tự bảo vệ mình. 

+ Do những trận chiến tranh phi nghĩa gây nên cảnh sinh ly và cũng góp phần dẫn đến cảnh tử biệt.

b. Suy nghĩ về người phụ nữ: 

- Họ mang trong mình những vẻ đẹp cả hình thức và tâm hồn: hiếu thảo, tiết hạnh, thủy chung, đảm đang,…

- Số phận bất hạnh:

+ Không được tự quyết định đời mình, bị lệ thuộc

+ Bị lễ giáo hà khắc chèn ép đến bước đường cùng

+ Chế độ nam quyền độc đoán, tước đoạt hạnh phúc của họ...

Câu 2.

a. Nguyễn Du đã tái dựng cảnh khách quan:

- Cảnh biển chiều hôm: thuyền, cánh buồm, hoa, sóng gió... hiện lên thật chân thực, sống động. Cảnh thiên nhiên làm nền cho nhân vật xuất hiện từ đường nét, màu sắc, ánh sáng, âm thanh...

- Cách dựng cảnh thiên nhiên trong đoạn trích có sức thuyết phục lớn trong việc bộc lộ tính cách và tâm trạng nhân vật Thúy Kiều: bơ vơ, lạc lõng, chơi vơi... Qua đó, Nguyễn Du đã khắc hoạ số phận bi thảm của nàng Kiều.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 Trường THCS Quang Trung. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF